- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Hàng hóa (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Phụ cấp (13)
- Ly hôn (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Thường trú (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
Điều kiện, thủ tục đăng ký kết hôn với người trong ngành Công an mới nhất
1. Điều kiện đăng ký kết hôn với người trong ngành Công an
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Tuy nhiên để kết hôn với các chiến sĩ công an, quân nhân thì ngoài điều kiện chung khi kết hôn, cần có thêm các quy định đặc thù của ngành.
Thứ nhất, điều kiện chung đăng ký kết hôn
Về điều kiện kết hôn thông thường, Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Ngoài ra, căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các trường hợp cấm kết hôn gồm có:
“a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”.
Như vậy, pháp luật chỉ công nhận quyền kết hôn của nam, nữ khi thỏa mãn các điều kiện như trên. Ngoài ra, do ngành công an có đặc thù riêng, phải tuân thủ những nguyên tắc hoạt động theo Luật Công an nhân dân 2014 nên khi kết hôn với người trong ngành Công an còn phải tuân theo những điều kiện kết hôn cụ thể khác.
Thứ hai, điều kiện kết hôn với người trong ngành Công an
Theo Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân như sau:
Phải đáp ứng ba tiêu chuẩn sau đây:
- Về dân tộc thì dân tộc Kinh là đạt tiêu chuẩn.
- Về tôn giáo: Những người trong ngành an ninh, cảnh sát thì không được lấy người theo đạo Thiên Chúa Giáo.
- Về kê khai lý lịch và thành phần gia đình nội ngoại 3 đời. Nếu trong gia đình bạn có một hoặc nhiều đảng viên thì thẩm tra 2 đời (Tùy thuộc vào người đi thẩm tra).
Các trường hợp không được lấy chồng (vợ) Công an:
1. Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền
2. Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.
3. Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành...
4. Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
5. Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch tại Việt Nam).
Bên cạnh đó, còn một số các quy định khác tùy thuộc vào từng địa phương. Nội dung cụ thể của việc xét lý lịch cần hỏi rõ tại công an quận (huyện) nơi bạn sinh sống, bao gồm một số tiêu chuẩn như:
1. Không có cha, mẹ, cô, bác, anh em ruột vi phạm luật pháp nghiêm trọng như phản quốc, làm việc cho địch,..;
2. Không theo đạo, trừ Phật Giáo;
3. Phẩm chất tốt, không vi phạm pháp luật để có tiền án, tiền sự;
Do đó, để biết chắc chắn điều kiện đăng ký kết hôn với người trong ngành Công an, chiến sĩ Công an có thể hỏi trực tiếp Thủ trưởng cơ quan nơi công tác hoặc Công an quận (huyện) nơi đăng ký kết hôn.
2. Thủ tục đăng ký kết hôn với người trong ngành Công an
2.1. Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đăng ký kết hôn với công an về cơ bản vẫn tuân thủ theo quy định chung của Luật hộ tịch 2014 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Hai bên nam nữ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Thành phần hồ sơ |
Ghi chú |
1. Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu (đối với hình thức trực tiếp); Mẫu hộ tịch điện tử tương tác đăng ký kết hôn (đối với hình thức trực tuyến). |
Bản chính |
2. Giấy xác nhận về việc đủ điều kiện kết hôn. |
Bản chính |
3. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp (trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn không đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn làm thủ tục đăng ký kết hôn). |
Bản chính |
4. Giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú (trường hợp cơ quan đăng ký hộ tịch không thể khai thác được thông tin về nơi cư trú của công dân). |
Bản chính |
5. Hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký kết hôn. |
Bản sao |
2.2. Trình tự, thủ tục để kết hôn với người trong ngành Công an
Bước |
Nội dung |
Diễn giải |
Bước 1 |
Chuẩn bị hồ sơ
|
Thủ tục xin Giấy xác nhận về việc đủ điều kiện kết hôn như sau: + Chiến sĩ công an chủ động làm đơn tìm hiểu để kết hôn trong thời gian từ 03 đến 06 tháng tùy theo mức độ tình cảm của hai người; - Chiến sĩ công an làm đơn xin kết hôn gồm 02 đơn: 1 đơn gửi Thủ trưởng đơn vị; 1 đơn gửi Phòng Tổ chức cán bộ; - Người dự định kết hôn với chiến sĩ công an làm đơn để kê khai lý lịch trong phạm vi 03 đời của mình. Quá trình hoạt động của ba đời trước và sau năm 1975, tôn giáo… bao gồm: cha mẹ; anh chị em ruột; ông bà nội ngoại. - Phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tiến hành thẩm tra lý lịch, xác minh người mà chiến sĩ công an dự định kết hôn và tất cả những người thân trong gia đình tại nơi sinh sống và nơi làm việc (thời gian tiến hành thẩm tra, xác minh lý lịch nói trên khoảng từ 02 đến 04 tháng). - Sau khi thẩm định lý lịch, Phòng Tổ chức cán bộ ra quyết định có cho phép kết hôn hay không. - Nếu đồng ý cho chiến sĩ công an đó kết hôn với người chiến sĩ đó dự định cưới, Phòng tổ chức cán bộ gửi quyết định về đơn vị nơi chiến sĩ ấy công tác. |
Bước 2 |
Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã có thẩm quyền. |
|
Bước 3 |
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ gửi Phiếu hẹn, trả kết quả cho người có yêu cầu và chuyển hồ sơ cho Công chức tư pháp – hộ tịch. |
|
Bước 4 |
Công chức tư pháp – hộ tịch thẩm tra hồ sơ và ghi vào Sổ đăng ký kết hôn. |
|
Bước 5 |
Hai bên nam, nữ cùng ký vào Sổ đăng ký kết hôn, Giấy chứng nhận kết hôn và nhận bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại UBND xã. |
|
3. Các câu hỏi thường gặp
3.1. Anh chị có án tích thì có được kết hôn với Công an không?
Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình thì “những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba”.
Như vậy, khi kết hôn với người trong ngành Công an thì bạn cần tuân thủ về việc thẩm tra lý lịch 3 đời tính từ đời ông bà của bạn, cha mẹ bạn và bạn. Việc thẩm tra lý lịch này còn phụ thuộc vào phòng tổ chức cán bộ sẽ thẩm tra, xác minh người sẽ dự định cưới và tất cả những người thân trong gia đình tại nơi sinh sống và nơi làm việc.
Trong trường hợp người đăng ký kết hôn là cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thông báo cho Thủ trưởng đơn vị của người đó biết. Theo đó, Thủ trưởng đơn vị chiến sĩ Công an sẽ tiến hành việc kiểm tra lý lịch tư pháp của cá nhân và thân nhân của người có ý định đăng ký kết hôn với công an dựa trên các quy chuẩn, cụ thể:
- Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền;
- Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;
- Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành...;
- Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa;
- Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch).
Như vậy, trong trường hợp này, người kết hôn với chiến sĩ Công an vẫn có thể tiến hành việc kết hôn, bởi lẽ, điều kiện chỉ đặt ra đối với trường hợp bố, mẹ hoặc bản thân có tiền án hay đang chấp hành hình phạt tù, mà không hề ghi nhận điêu kiện này với anh, chị, em ruột của người có ý định kết hôn với người làm việc trong lực lượng vũ trang.
3.2. Ông nội làm tay sai cho Pháp thì cháu gái có được kết hôn với Công an không?
Căn cứ vào Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thì những trường hợp sau sẽ không được kết hôn với công an:
- Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975;
- Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật;
- Có gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa (Trung Quốc);
- Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả khi đã nhập quốc tịch tại Việt Nam).
- Gia đình hoặc bản thân theo Đạo Thiên Chúa, Cơ Đốc, Tin Lành, Đạo Hồi.
Như vậy, ông nội làm tay sai cho Pháp thì cháu gái không được kết hôn với Công an.
3.3. Bố đã được xóa án tích con gái có được kết hôn với Công an không?
Căn cứ quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự về Xóa án tích thì “người được xoá án tích coi như chưa bị kết án”.
Căn cứ vào Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thì những trường hợp sau sẽ không được kết hôn với công an:
- Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975;
- Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật;
- Có gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa (Trung Quốc);
- Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả khi đã nhập quốc tịch tại Việt Nam).
- Gia đình hoặc bản thân theo Đạo Thiên Chúa, Cơ Đốc, Tin Lành, Đạo Hồi.
Như vậy, sau khi xóa án tích bố bạn sẽ xem như chưa từng có tiền án và bạn hoàn toàn đủ điều kiện kết hôn với người trong ngành Công an.
Tuy nhiên việc hai bạn có đến được với nhau hay không phụ thuộc vào kết luận của Phòng Tổ chức cán bộ, cán bộ phòng sẽ thẩm tra, xác minh người mà chiến sĩ công an sẽ dự định cưới và tất cả những người thân trong gia đình tại nơi sinh sống và nơi làm việc (tức là bạn và gia đình bạn) để xác minh có đủ điều kiện theo quy định ngành hay không.
Như vậy, việc bố bạn đã bị kết án và đã được xóa án tích sẽ không ảnh hưởng đến việc bạn có đủ điều kiện kết hôn với công an hay không. Mà phụ thuộc vào kết luận của Phòng Tổ chức cán bộ được quy định như trên.
3.4. Ly hôn rồi có kết hôn với Công an được không?
Pháp luật hiện hành không có quy định nào cấm người đã ly hôn không được kết hôn với người trong ngành Công an. Do đó, để kết hôn với Công an, bạn chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện chung và điều kiện riêng để kết hôn là được.
Thứ nhất, điều kiện chung đăng ký kết hôn
Về điều kiện kết hôn thông thường, Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Ngoài ra, căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các trường hợp cấm kết hôn gồm có:
“a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”.
Thứ hai, điều kiện kết hôn với người trong ngành Công an
Theo Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân như sau:
Phải đáp ứng ba tiêu chuẩn sau đây:
- Về dân tộc thì dân tộc Kinh là đạt tiêu chuẩn.
- Về tôn giáo: Những người trong ngành an ninh, cảnh sát thì không được lấy người theo đạo Thiên Chúa Giáo.
- Về kê khai lý lịch và thành phần gia đình nội ngoại 3 đời. Nếu trong gia đình bạn có một hoặc nhiều đảng viên thì thẩm tra 2 đời (Tùy thuộc vào người đi thẩm tra).
Các trường hợp không được lấy chồng (vợ) Công an:
1. Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền
2. Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.
3. Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành...
4. Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
5. Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch tại Việt Nam).
Bên cạnh đó, còn một số các quy định khác tùy thuộc vào từng địa phương. Nội dung cụ thể của việc xét lý lịch cần hỏi rõ tại công an quận (huyện) nơi bạn sinh sống.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Thủ tục đăng ký kết hôn mới nhất
Chưa ký Giấy đăng ký kết hôn mà ký tờ khai đăng ký kết hôn có là vợ chồng?
Họ 4 đời có được lấy nhau không?
Anh chị em kế, anh em nuôi, anh em họ, anh em cùng cha khác mẹ có được lấy nhau không?