06 lưu ý về phụ cấp lương mới nhất

06 lưu ý về phụ cấp lương mới nhất

1. Khái niệm và định nghĩa về phụ cấp lương

Khái niệm về phụ cấp lương hiện nay không được quy định cụ thể trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào. Tuy nhiên, tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể như sau:

“Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động

Nội dung chủ yếu phải có của hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

...

5. Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:

a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động; đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán;

b) Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:

b1) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;

b2) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

c) Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:

c1) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;

c2) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Đối với các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.

d) Hình thức trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động;

đ) Kỳ hạn trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động”

Theo đó, có thể hiểu phụ cấp lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả thêm cho người lao động để bù đắp cho những yếu tố như: điều kiện làm việc đặc biệt ( độc hại, nguy hiểm, ca đêm...), tính chất công việc phức tạp, khu vực làm việc có chi phí sinh hoạt cao... Nói cách khác, phụ cấp lương là một phần trong tổng thu nhập của người lao động, giúp đảm bảo công bằng và khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả hơn.

2. Các khoản phụ cấp lương hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều loại phụ cấp lương khác nhau, tùy thuộc vào từng ngành nghề, doanh nghiệp và thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Một số loại phụ cấp phổ biến bao gồm:

- Phụ cấp chức vụ, chức danh;

- Phụ cấp trách nhiệm;

- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- Phụ cấp thâm niên

- Phụ cấp khu vực;

- Phụ cấp lưu động;

- Phụ cấp thu hút;

- Các phụ cấp khác có tính chất tương tự (khoản phụ cấp để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ).

3. Mức phụ cấp lương hiện nay

Mức phụ cấp lương hiện nay
Mức phụ cấp lương hiện nay

Căn cứ vào điểm b khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH có quy định phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:

- Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;

- Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

4. Quy định về tiền lương, mức lương tối thiểu theo Bộ luật Lao động 2019

Bộ luật Lao động 2019 đã quy định rõ về tiền lương, trong đó có phần về phụ cấp lương. Theo đó, mức lương và phụ cấp lương phải được thỏa thuận trong hợp đồng lao động và đảm bảo tính công bằng, hợp lý. Bộ luật cũng quy định về mức lương tối thiểu, đây là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động.

4.1 Mức lương tối thiểu

- Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

- Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

- Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

4.2 Mức lương tối thiểu vùng:

Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

- Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

- Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

- Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

- Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

5. Cách tính lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức

Đối với cán bộ, công chức, viên chức, việc tính lương và phụ cấp được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Ngoài các loại phụ cấp thông thường, cán bộ, công chức, viên chức còn có thể được hưởng các loại phụ cấp khác như phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ...

6. Có bắt buộc trả phụ cấp lương cho người lao động không?

Bên cạnh vấn đề phụ cấp lương là gì, rất nhiều người lao động có thắc mắc về việc doanh nghiệp có bắt buộc phải trả khoản tiền này hay không. Theo Điều 21 của Bộ luật Lao động năm 2019, phụ cấp lương là điều khoản cần có trong hợp đồng lao động. Khoản tiền này được thiết kế để bù đắp các yếu tố như điều kiện lao động khó khăn, điều kiện sinh hoạt, tính phức tạp của công việc và mức độ thu hút lao động.

Tuy nhiên, việc trả phụ cấp không phải bắt buộc đối với tất cả nhân viên mà phụ thuộc vào điều kiện công việc của từng người. Khi được trả phụ cấp lương, người sử dụng lao động cần kiểm tra, đánh giá kỹ càng các yếu tố để đảm bảo rằng mức lương được thỏa thuận đã bao gồm các khoản phụ cấp và được quy định rõ ràng.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Tiền lương của người lao động có bao gồm phụ cấp lương hay không?

Mức phụ cấp nhà ở tối đa cho người lao động là bao nhiêu?

Hệ số phụ cấp của chức vụ lãnh đạo các cấp năm 2024