- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Nghĩa vụ quân sự (99)
- Cư trú (92)
- Thuế thu nhập cá nhân (46)
- Doanh nghiệp (41)
- Hợp đồng (31)
- Bảo hiểm xã hội (24)
- Hình sự (23)
- Tiền lương (23)
- Đất đai (23)
- Hành chính (22)
- Pháp luật (20)
- Dân sự (17)
- Lao động (15)
- Thuế (15)
- Nhà ở (14)
- Hôn nhân gia đình (14)
- Trách nhiệm hình sự (13)
- Bảo hiểm y tế (13)
- Xử phạt hành chính (13)
- Mã số thuế (11)
- Bộ máy nhà nước (11)
- Bằng lái xe (11)
- Tạm trú (10)
- Kết hôn (10)
- Văn hóa xã hội (9)
- Xây dựng (9)
- Khai sinh (9)
- Hộ chiếu (9)
- Thuế giá trị gia tăng (8)
- Công ty TNHH (8)
- Trợ cấp - phụ cấp (8)
- Nộp thuế (8)
- Quyết toán thuế TNCN (8)
- Nợ (7)
- Chung cư (7)
- Ly hôn (7)
- Hợp đồng lao động (7)
- Thủ tục tố tụng (7)
- Thương mại (7)
- Vốn (7)
- Phương tiện giao thông (6)
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (6)
- Tội phạm (6)
- Đầu tư (6)
- Đóng thuế TNCN (6)
- Bảo hiểm (6)
- Tính thuế TNCN (6)
- Đăng ký thuế (6)
- Đăng ký kết hôn (6)
- Giáo dục (5)
- Công ty cổ phần (5)
- Nợ xấu (5)
- Viên chức (5)
- Bồi thường thiệt hại (5)
- Căn cước công dân (5)
- Lý lịch (5)
- Kinh doanh (5)
- Thừa kế (5)
- Bộ máy hành chính (5)
- Sử dụng đất (5)
05 quy định nổi bật mới nhất về tăng lương hưu năm 2025
1. Điều kiện hưởng lương hưu năm 2025
1.1. Đối với người lao động
Theo Khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, người lao động là đối tượng thuộc các Điểm a, b, c, d, g, h và i Khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 sẽ được hưởng lương hưu nếu thỏa mãn các điều kiện sau đây:
- Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
- Tuổi hưởng lương hưu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
-
- 61 tuổi với nam và 56 tuổi 04 tháng với nữ trong điều kiện lao động bình thường;
- Đủ tuổi theo quy định tại Khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
- 51 tuổi với nam và 46 tuổi 04 tháng với nữ đối với người lao động có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
- Bất cứ độ tuổi nào đối với người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
1.2. Đối với trường hợp người lao động làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân
Căn cứ Khoản 2 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân quy định tại Điểm đ và e Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có điều kiện hưởng lương hưu bao gồm:
- Nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, và
- Tuổi hưởng lương hưu thuộc một trong các trường hợp sau:
- 56 tuổi với nam và 51 tuổi 04 tháng với nữ; trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, Luật Công an nhân dân 2018, Luật Cơ yếu 2011, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 có quy định khác;
- Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
- Bất cứ độ tuổi nào đối với người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
1.3. Đối với người lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách cấp xã
Theo Khoản 3 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, người lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có điều kiện hưởng lương hưu là:
- Tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;
- Tuổi hưởng lương hưu: Đủ tuổi nghỉ hưu vào năm 2024 trong điều kiện lao động bình thường là 61 tuổi với nam và 56 tuổi 04 tháng với nữ.
2. Cách tính mức lương hưu sau khi tăng năm 2025
Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, mức hưởng lương hưu hằng tháng vào năm 2025 của người lao động quy định như sau:
Mức hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động |
= |
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng |
X |
Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội |
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 được xác định như sau:
- Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
- Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau: nếu nghỉ vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
- Bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, được xác định theo quy định của Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể:
- Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này, hoặc động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
-
-
- Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
- Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
- Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
-
3. Năm 2025 nghỉ hưu đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?
Theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019), điều kiện số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu như sau:
- Số năm đóng bảo hiểm xã hội là ít nhất đủ 20 năm kể cả nam và nữ.
- Trường hợp đối vơi đối với lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.
4. Mức lương hưu tối đa năm 2025 là bao nhiêu? Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng tỉ lệ tối đa lương hưu 2025?
Theo Khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với số thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 15 năm đối với nữ và 20 năm đối với nam, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%, cụ thể:
“2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%”.
Như vậy mức lương hưu tối đa người lao động được hưởng là 75% bình quân lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Căn cứ các quy định trên, người lao động muốn hưởng mức lương hưu tối đa là 75% bình quân lương tháng đóng BHXH thì lao động nam cần đóng đủ 35 năm BHXH, lao động nữ cần đóng đủ 30 năm BHXH.
5. Lộ trình tăng lương hưu 2024-2025 của người lao động
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 75/2024/NĐ-CP, từ 01/07/2024 người lao động được tăng lương hưu như sau:
- Tăng lương hưu 15% trên mức lương hưu tháng 6.2024.
- Sau khi tăng 15% sẽ tiếp tục tăng thêm đối với người lao động nghỉ hưu trước năm 1995 quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP có mức lương hưu dưới 3.500.000 đồng như sau:
- Tăng lên 3.500.000 đồng/tháng: đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.
- Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng: đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng.
Căn cứ theo Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, thời điểm tăng lương hưu năm 2025 từ ngày 01/07/2025, cụ thể lương hưu được điều chỉnh như sau:
- Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
- Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
Thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh cụ thể được Chính phủ quy định.
6. Các câu hỏi thường gặp
6.1. Mức hưởng lương hưu tối đa là bao nhiêu?
Mức hưởng lương hưu tối đa là 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, với điều kiện là lao động nam đóng từ đủ 34 năm BHXH, lao động nữ đóng từ đủ 30 năm bảo hiểm xã hội.
6.2. Người đóng BHXH 15 năm về hưu được hưởng lương không?
Theo quy định hiện nay, người đóng BHXH 15 năm về hưu được hưởng lương hưu với điều kiện lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
6.3. Năm 2025 đóng bảo hiểm bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?
Theo Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, từ 01/07/2025, người lao động đóng BHXH từ 15 năm được hưởng lương hưu.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Cách rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần đúng quy định pháp luật
- Đóng bảo hiểm xã hội được 23 năm thì lương hưu mỗi tháng được bao nhiêu?
- Các khoản trích theo lương năm 2024 của người lao động như thế nào?
- Điều kiện hưởng BHXH rút 1 lần
- Đóng bảo hiểm xã hội được 23 năm thì lương hưu mỗi tháng được bao nhiêu?