1. Cách tra cứu trên công thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia

Bước 1: Truy cập vào trang thông tin Cơ sở dữ liệu Quốc gia

Đăng nhập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia

Bước 2: Chọn tài khoản cổng dịch vụ công quốc gia

chọn tài khoản dịch vụ công Quốc gia

Bước 3: Đăng nhập bằng tài khoản Cổng dịch vụ Công quốc gia của bạn.

Các thông tin đăng nhập bao gồm:

  • Tên đăng nhập: Chính là số CCCD/CMND của bạn
  • Mật khẩu bạn đã dùng để đăng ký tài khoản cổng dịch vụ công Quốc gia.
  • Mã xác thực.

đăng nhập tài khoản cổng dịch vụ công quốc gia

Sau đó hệ thống sẽ gửi mã OTP về số điện thoại, bạn nhập mã OTP đó vào để có thể tiếp tục việc đăng nhập.

Lưu ý quan trọng: Ở bước này, khi đã nhập mã OTP xong có thể bạn sẽ thấy cổng dịch vụ công báo lỗi vẫn cần đăng nhập mặc dù ĐÃ THỰC HIỆN ĐĂNG NHẬP RỒI hoặc các lỗi như lỗi xác thực, lỗi kết nối…

cổng dịch vụ công báo chưa đăng nhập

Giải pháp:

Sau khi nhập OTP xong, bạn hãy truy cập lại vào đường link là thấy đã đăng nhập thành công như hình minh họa dưới.

Nếu vẫn chưa được, bạn hãy ấn lại vào Đăng nhập, sau đó nhấn vào Tài khoản Cổng dịch vụ công Quốc gia là sẽ đăng nhập được.

Cơ sở dữ liệu hiện tên báo đã đăng nhập được

Bước 4: Tra cứu thông tin công dân

Chọn thông tin công dân trên màn hình. Sau đó, hệ thống sẽ yêu cầu nhập các thông tin bắt buộc gồm:

  • Họ tên.
  • Số CCCD/CMND.
  • Ngày sinh công dân.

chọn thông tin công dân

Nhập các thông tin yêu cầu và nhấn tìm kiếm

Bước 5: Hệ thống hiển thị quả tra cứu thông tin công dân

Tại phần “Thông tin công dân”, bạn có thể dễ dàng tìm thấy những thông tin chi tiết của bản thân như tình trạng hôn nhân, nhóm máu, nơi đăng ký khai sinh, nơi đăng ký thường trú, quê quán …

dữ liệu thông tin cá nhân

Tại mục “Thông tin gia đình” và “Thông tin chủ hộ“, bạn có thể chọn xem chi tiết để biết được những thông tin khác.

chi tiết thông tin công dân

2. Tra cứu thông tin công dân bằng mã QR trên CCCD gắn chíp

Đối với những công dân đã được cấp CCCD gắn chíp thì có thể dễ dàng sử dụng diện thoại thông minh để tra cứu thông tin cá nhân thông qua mã QR được in trên CCCD. Cách thực hiện như sau:

Sử dụng chức năng quét QR trên điện thoại: Máy ảnh hoặc các ứng dụng có chức năng quét QR

Tra cứu thông tin cá nhân bằng cách quét QR

Sau đó, phần thông tin cá nhân sẽ được hiển thị trên điện thoại gồm:

  • Số CCCD (cũng chính là số định danh cá nhân VNeID);
  • Số CMND cũ;
  • Tên;
  • Ngày tháng năm sinh;
  • Giới tính;
  • Địa chỉ thường trú;
  • Ngày cấp Căn cước công dân.

3. Các hình thức xác nhận cư trú từ ngày 01/01/2024 bao gồm những hình thức nào?

Tại Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 66/2023/TT-BCA như sau:

Xác nhận thông tin về cư trú

1. Công dân có thể yêu cầu cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú bằng hình thức yêu cầu trực tiếp tại trụ sở cơ quan đăng ký cư trú hoặc yêu cầu qua cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thông tin về nơi cư trú hiện tại, các nơi cư trú trước đây, thời gian sinh sống tại từng nơi cư trú, hình thức đăng ký cư trú và các thông tin về cư trú khác đang có trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị sử dụng 01 năm kể từ ngày cấp. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị sử dụng kể từ thời điểm thay đổi, điều chỉnh.

3. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú theo yêu cầu của công dân. Trường hợp thông tin cần xác nhận về cư trú đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì thời hạn giải quyết không quá 1/2 ngày làm việc. Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận không có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.

Như vậy, theo quy định trên, công dân có thể yêu cầu cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú bằng hình thức sau:

  • Yêu cầu trực tiếp tại trụ sở cơ quan đăng ký cư trú.
  • Yêu cầu qua cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID hoặc dịch vụ công trực tuyến khác theo quy định của pháp luật.
Nhập hộ khẩu muộn cho con có bị phạt không?

Các hình thức xác nhận cư trú từ ngày 01/01/2024 bao gồm những hình thức nào?

4. Việc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú được quy định ra sao?

Tại Điều 26 Luật Cư trú 2020 quy định về việc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú như sau:

* Việc điều chỉnh thông tin về cư trú của công dân được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  • Thay đổi chủ hộ.
  • Thay đổi thông tin về hộ tịch so với thông tin đã được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
  • Thay đổi địa chỉ nơi cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú do có sự điều chỉnh về địa giới đơn vị hành chính, tên đơn vị hành chính, tên đường, phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cách đánh số nhà.

* Hồ sơ điều chỉnh thông tin về cư trú quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú 2020 bao gồm:

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc điều chỉnh thông tin.
Việc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú được quy định ra sao?
Việc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú được quy định ra sao?

* Thủ tục điều chỉnh thông tin về cư trú được thực hiện như sau:

  • Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú 2020, thành viên hộ gia đình nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Cư trú 2020 đến cơ quan đăng ký cư trú. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh thông tin về chủ hộ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho thành viên hộ gia đình về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối điều chỉnh thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú 2020, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền thay đổi thông tin về hộ tịch, người có thông tin được điều chỉnh nộp hồ sơ đăng ký điều chỉnh thông tin có liên quan trong Cơ sở dữ liệu về cư trú quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Cư trú 2020 đến cơ quan đăng ký cư trú.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh thông tin về hộ tịch trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối điều chỉnh thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú 2020, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm điều chỉnh, cập nhật việc thay đổi thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

5. Một số lưu ý khi tra cứu sổ hộ khẩu điện tử

Khi thực hiện tra cứu sổ hộ khẩu điện tử, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Đây là cách tra cứu số sổ hộ khẩu qua trang web của BHXH, nên bạn chỉ thực hiện được khi đã tham gia BHXH.
  • Phải điền đầy đủ các thông tin bắt buộc để hệ thống không bị báo lỗi. Ngoài ra, số điện thoại đăng ký phải trùng với số đăng ký mua BHXH.
  • Sau khi tra cứu số sổ hộ khẩu, kết quả sẽ hiển thị một số thông tin khác nếu bạn có nhu cầu: Ngày tháng năm sinh, số CMND,...

6. Các câu hỏi thường gặp

6.1. Tôi thấy thông tin cá nhân trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia chưa đúng thì phải làm thế nào?

Với trường hợp này, bạn cần phải trình báo lên Công an phường nơi đăng ký thường trú để được hướng dẫn chỉnh sửa lại thông tin cá nhân trên hệ thống. Tùy vào loại thông tin cần điều chỉnh mà sẽ cần loại giấy tờ và thời gian hoàn thành khác nhau.

6.2. Tôi không nhận được mã OTP khi đăng nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia thì phải làm thế nào?

Các câu hỏi liên quan
Các câu hỏi liên quan

6.2 Chức năng mã số sổ hộ khẩu gia đình là gì?

Vì hệ thống Cơ sở dữ liệu Quốc gia hàng ngày có rất nhiều người đăng nhập để tra cứu thông tin cá nhân nên có những lúc bị quá tải và không gửi mã OTP về. Lúc này, bạn hãy đợi một lúc rồi thử yêu cầu gửi mã OTP lại.

6.3. Tôi có thể tra cứu thông tin của người khác trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia Bộ Công an này được hay không?

Hiện tại, cổng thông tin Cơ sở dữ liệu Quốc gia của Bộ Công an chỉ cho phép tra cứu thông tin của chính bạn khi sử dụng tài khoản của bạn để đăng nhập, chưa hỗ trợ tra cứu thông tin người khác vì lý do bảo mật an toàn thông tin cá nhân.

6.4. Tôi tra cứu nhưng hệ thống báo chưa có thông tin trên cổng thông tin quốc gia

Bạn hãy kiểm tra lại xem những thông tin bắt buộc đã nhập đúng hay chưa. Nếu đã nhập đúng thông tin mà hệ thống vẫn báo như vậy thì bạn hãy ra Cơ quan công an phường nơi thường trú để yêu cầu được cập nhật lại thông tin.