Cách xem hộ khẩu mình đang ở đâu? Sổ hộ khẩu hết hiệu lực khi nào?

Cách xem hộ khẩu mình đang ở đâu? Sổ hộ khẩu hết hiệu lực khi nào?

1. Cách xem hộ khẩu mình đang ở đâu?

1.1 Xem thông tin hộ khẩu qua ứng dụng VneID

Xem thông tin hộ khẩu qua ứng dụng VneID
Xem thông tin hộ khẩu qua ứng dụng VneID

Bước 1: Mở ứng dụng định danh điện tử VNeID của Bộ Công an đã được cài đặt mức độ 2 trên điện thoại và đăng nhập

Bước 2: Chọn “Ví giấy tờ”

Chọn “Ví giấy tờ”
Chọn “Ví giấy tờ”

Bước 3: Chọn “Thông tin cư trú” và nhập passcode

Chọn “Thông tin cư trú” và nhập passcode
Chọn “Thông tin cư trú” và nhập passcode

Bước 4: Xem thông tin cư trú

Thông tin cư trú của công dân bao gồm:

- Thông tin hành chính: Họ và tên, số định danh cá nhân, giới tính, ngày sinh, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch, quê quán.

- Thông tin cư trú: Nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại.

Ngoài ra, công dân còn có thể xem thông tin của các thành viên khác trong hộ gia đình (Họ và tên, số định danh cá nhân, ngày sinh, giới tính, quan hệ với chủ hộ) tại “Thành viên khác trong hộ gia đình.

1.2 Tra cứu thông tin hộ khẩu trên Cổng Dịch vụ công quốc gia

Bước 01: Truy cập Website https://baohiemxahoi.gov.vn và kéo xuống dưới chọn mục tra cứu trực tuyến.

Bước 02: Sau khi cửa sổ tra cứu online hiện ra, click vào Tra cứu mã BHXH bên góc phải màn hình.

click vào Tra cứu mã BHXH bên góc phải màn hình.
Click vào Tra cứu mã BHXH bên góc phải màn hình.

Bước 03:

Nhập đầy đủ các thông tin có trong mục này
Nhập đầy đủ các thông tin có trong mục này

Trường thông tin bắt buộc phải điền gồm: Tỉnh/thành phố, Họ và tên

Thông tin lựa chọn tra cứu, bạn có thể sử dụng 1 trong 2 cách sau:

- CCCD/CMND/Hộ chiếu và Ngày sinh

- Mã số BHXH

Lưu ý: Những mục có dấu * màu đỏ thì bắt buộc phải điền, không được bỏ trống.

Sau khi nhập xong đầy đủ thông tin, bấm chọn xác nhận “Tôi không phải là người máy” và thực hiện theo yêu cầu. Sau khi được xác nhận, bấm “Tra cứu”

Bước 04: Thông tin được trả về với kết quả gồm:

- Mã số bảo hiểm xã hội;

- Họ tên;

- Giới tính;

- Ngày sinh;

- Mã hộ gia đình, địa chỉ và trạng thái.

Lưu ý: Với cách tra cứu này được áp dụng cho những ai có số sổ BHXH và có nhu cầu tra cứu mã hộ.

2. Sổ hộ khẩu hết hiệu lực khi nào?

Từ ngày 01/01/2023, theo quy định của Luật Cư trú 2020 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2021), sổ hộ khẩu giấy đã chính thức hết hiệu lực sử dụng. Điều này có nghĩa là:

Các sổ hộ khẩu giấy trước đây đã không còn giá trị trong các giao dịch hành chính. Thay vào đó, thông tin cư trú của công dân sẽ được quản lý điện tử thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Khi thực hiện các thủ tục liên quan đến hộ khẩu, công dân chỉ cần xuất trình số căn cước công dân (CCCD) hoặc tra cứu thông tin cư trú qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc ứng dụng VNeID.

3. Sổ hộ khẩu không có số thì giải quyết như thế nào?

Trong quá trình đăng ký thường trú, nếu muốn điều chỉnh thông tin sổ hộ khẩu bị sai sót do lỗi của Cơ quan đăng ký, cá nhân có thể thực hiện cách xử lý trường hợp này như sau:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ.

Sổ hộ khẩu

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu theo mẫu HK02 được phát tại Cơ quan công an thực hiện thủ tục. Trong trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu tại thành phố, thị xã thuộc tỉnh, quận huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ phải có giấy xác nhận tại Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú trong phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Xuất trình CMND/CCCD.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương: Công an huyện/quận/thị xã

Đối với các tỉnh khác: Công an xã, thị trấn thuộc huyện, công an xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

Khi nhận hồ sơ, cán bộ sẽ đối chiếu với quy định của pháp luật về cư trú để xử lý. cụ thể như sau:

Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ viết giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.

Hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu, hoặc biểu mẫu chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận phải hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.

Hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận hồ sơ đó, và trả lời lại cho công dân bằng văn bản, ghi rõ lý do không tiếp nhận.

Thời gian tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Từ thứ 2 - thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ).

Bước 3: Trả kết quả

Trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu xử lý của công dân, cơ quan đăng ký sẽ trả sổ hộ khẩu theo đúng quy định. Cơ quan đăng ký sẽ có trách nhiệm cấp lại sổ có nội dung và số đã cấp trước đây trong hồ sơ gốc mà cơ quan đang lưu trữ

4. Sổ hộ khẩu là gì?

Khoản 3, Điều 38, Luật cư trú năm 2020 quy định, sổ hộ khẩu giấy chỉ có giá trị đến hết ngày 31/12/2022. Hiện nay, nếu làm các thủ tục liên quan đến xác nhận cư trú làm thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu thì sổ hộ khẩu sẽ bị thu hồi lại.

Do đó, đến cuối năm 2022, khi sổ hộ khẩu vẫn được sử dụng để kê khai, làm các thủ tục hành chính như: thay đổi nhân khẩu, mua bán, cho tặng hoặc thừa kế các tài sản có giá trị.

Theo quy định, số sổ hộ khẩu là một dãy gồm 9 chữ số tự nhiên, trong đó:

- 2 số đầu tiên là mã số của tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương)

- Dãy số được ghi ngay ở trang bìa, hoặc trang đầu tiên bên trong sổ hộ khẩu.

5. Chức năng mã số sổ hộ khẩu gia đình là gì?

Có thể nhận thấy rõ ràng rằng, khi tốc độ đô thị hoá và sự phát triển đất nước đi lên thì sổ hộ khẩu càng đóng vai trò quan trọng hơn. Đặc biệt là khi lượng người dân di cư đến các vùng công nghiệp, các thành phố, đô thị sầm uất. Thì công cụ tối ưu như sổ hộ khẩu sẽ giúp kiểm soát, quản lý trật tự xã hội lâu dài.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Hướng dẫn xem thông tin cư trú, hộ khẩu điện tử trên VNeID dễ dàng, nhanh chóng năm 2024?

04 bước tra cứu Sổ hộ khẩu điện tử nhanh chóng, chính xác nhất năm 2024

Chuyển khẩu về nhà chồng cần những giấy tờ gì? Chuyển khẩu về nhà chồng muộn có bị phạt không?