Theo em, vì sao khi nghe chúng ta nên ghi chép? Chúng ta cần ghi chép những gì và ghi chép

Trả lời Câu 2 trang 14 SBT Ngữ văn 8 Tập 1 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 8.

1 196 06/11/2023


Giải SBT Ngữ văn 8 Bài 1: Những gương mặt thân yêu

Câu 2 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Theo em, vì sao khi nghe chúng ta nên ghi chép? Chúng ta cần ghi chép những gì và ghi chép như thế nào?

Trả lời:

– Những lí do cần ghi chú trong khi nghe:

+Lưu giữ những nội dung chính của bài thuyết trình đã nghe được. +Tạo động lực để người nghe chú ý theo dõi để nắm bắt những nội dung chính của bài thuyết trình.

+ Chủ động ghi chú lại những nội dung người nghe cảm thấy quan trọng hứng thú cần tìm hiểu hoặc trao đổi thêm về bài thuyết trình.

+Thể hiện được bằng chứng cho thấy người nghe hiểu và nắm bắt được nội dung của bài thuyết trình.

– Những nội dung cần ghi chép:

+ Nội dung chính của bài thuyết trinh, bố cục của bài thuyết trình. +Những bằng chứng quan trọng (ví dụ: số liệu, hình ảnh, sơ đồ...).

+ Nội dung mà người nghe cảm thấy quan trọng tâm đắc/ hứng thú muốn tìm hiểu thêm chưa hiểu rõ, chưa đồng ý và muốn trao đổi thêm với người trình bày.

+ Nội dung diễn giải cách hiểu của người nghe với những vấn đề mà người thuyết trình trình bày.

+ Nội dung thu hoạch thêm được từ bài thuyết trình so với những gì đã biết trước về chủ đề của bài thuyết trình.

+ Những câu hỏi đặt ra xoay quanh nội dung bài thuyết trình.

– Cách ghi chú hiệu quả:

+ Dùng ngôn ngữ của bản thân để ghi chép, tuy nhiên cần tránh thay đổi nội dung của bài thuyết trình.

+ Ghi tóm tắt nội dung chính bằng từ cụm từ đồng thời sử dụng các kí hiệu như: dấu sao (*), dấu gạch ngang (-), dấu cộng (+) hoặc bút màu để đánh dấu ý chính, ý phụ.

+ Có thể viết tắt, dùng hình ảnh có tinh biểu tượng để ghi chép tóm tắt thông tin sao cho bắt kịp tốc độ trình bày của người thuyết trình.

+ Nên chừa khoảng trống sau mỗi nội dung ghi chép để có thể bổ sung thông tin (nếu cần).

+ Dùng sơ đồ để biểu thị mối quan hệ ý nghĩa giữa các nội dung nghe và ghi chép được.

+ Cần ghi chép chính xác một số nội dung như: công thức, định nghĩa, sự kiện cụ thể (năm, tên người, tên địa danh, sự kiện chính,...).

+ Kết hợp nghe và quan sát những cử chỉ, điệu bộ, tốc độ nhanh/ chậm, cao độ của giọng người nói và những nội dung được lặp đi lặp lại, nhấn mạnh của người trình bày để kịp thời ghi chú những thông tin quan trọng sao cho hiệu quả.

+ Có thể ghi chép theo phương pháp cornell, phương pháp ghi chép theo dàn ý, phương pháp vẽ sơ đồ tóm tắt...

1 196 06/11/2023