Sưu tầm một câu chuyện về tấm gương anh hùng lực lượng vũ trang trong bảo vệ
Trả lời Vận dụng 2 trang 10 GDQP 11 sách Kết nối tri thức ngắn nhất mà vẫn đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục quốc phòng 11.
Giải GDQP 11 Bài 1: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Vận dụng 2 trang 10 GDQP 11: Sưu tầm một câu chuyện về tấm gương anh hùng lực lượng vũ trang trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Câu chuyện về trận hải chiến bảo vệ quần đảo Trường Sa năm 1988
Mỗi năm, cứ đến ngày 14/3, cả nước lại tổ chức tưởng niệm những người lính đã hy sinh xương máu của mình trong trận hải chiến bảo vệ đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) năm 1988.
Tại khu vực đá Gạc Ma, sáng ngày 14/3, từ tàu HQ-604 (của Việt Nam) đang thả neo tại Gạc Ma làm nhiệm vụ xây dựng, Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, phát hiện thấy bốn chiếc tàu lớn của Trung Quốc đang tiến lại gần. Tổ 3 người gồm thiếu uý Trần Văn Phương và hai chiến sĩ Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Văn Lanh được cử lên đá bảo vệ lá cờ Việt Nam đang tung bay trên đá Gạc Ma. Phía Trung Quốc cử hai xuồng chở tám lính có vũ khí lao thẳng về phía đá. Chỉ huy Trần Đức Thông ra lệnh cho các thủy thủ từ tàu 604 tiến về bảo vệ để hình thành tuyến phòng thủ, không cho đối phương tiến lên. Khoảng 6h sáng, Hải quân Trung Quốc thả ba thuyền nhôm và bốn mươi quân đổ bộ lên đá giật cờ Việt Nam. Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bị lê đâm và bắn bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương bị bắn tử thương. Lúc 7 giờ 30 phút, Trung Quốc dùng hai chiến hạm bắn pháo 100 mm vào tàu 604, làm tàu bị hỏng nặng. Hải quân Trung Quốc cho quân xông về phía tàu Việt Nam. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ chỉ huy đánh trả quyết liệt, buộc đối phương phải nhảy xuống biển bơi trở về tàu. Hải quân Việt Nam vừa chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ. Trung Quốc tiếp tục nã pháo, tàu 604 của Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Vũ Phi Trừ - thuyền trưởng, Trần Đức Thông - lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, cùng một số thủy thủ trên tàu đã hy sinh cùng tàu 604 ở khu vực đá Gạc Ma.
Tại đá Cô Lin, 6h, tàu HQ-505 của Việt Nam đã cắm hai lá cờ trên đá. Khi thấy tàu 604 của Việt Nam bị chìm, thuyền trưởng tàu HQ-505, Vũ Huy Lễ ra lệnh nhổ neo cho tàu ủi bãi. Phát hiện tàu HQ-505 đang lên bãi, 2 tàu của Trung Quốc quay sang tiến công tàu 505. Khi tàu HQ-505 trườn lên được hai phần ba thân tàu lên đá thì bốc cháy.
8h15, thủy thủ tàu HQ-505 vừa triển khai lực lượng dập lửa cứu tàu, bảo vệ đá, và đưa xuồng đến cứu thủy thủ tàu 604 bị chìm ở phía bãi Gạc Ma ngay gần đó. Hành động dũng cảm ủi bãi của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và đồng đội đã giữ được đá Cô Lin.
Tại đá Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14 tháng 3, Hải quân Trung Quốc bắn mãnh liệt vào tàu HQ-605 của Hải quân Việt Nam. Tàu 605 bị bốc cháy và chìm lúc 6 giờ ngày 15 tháng 3. Thượng uý Nguyễn Văn Chương và trung uý Nguyễn Sĩ Minh tổ chức đưa thương binh và chiến sĩ về tàu 505 (sau khi bị bắn cháy nằm trên đá Cô Lin). Thi hài các chiến sĩ Trần Văn Phương, Nguyễn Văn Tư, cùng các thương binh nặng được đặt trên xuồng. Số người còn sức một tay bám thành xuồng một tay làm mái chèo đưa xuồng về đến đá Cô Lin.
Khoảng một tháng sau trận hải chiến tại Gạc Ma, Hải quân Việt Nam đưa ba mươi lăm công binh và bảy thủy binh cùng vật liệu xây dựng bí mật đổ bộ trong đêm lên đá Len Đao xây nhà đánh dấu chủ quyền. Lặp lại kịch bản Gạc Ma, trong ngày Trung Quốc đưa bảy tàu chiến và nhiều xuồng nhỏ bao vây uy hiếp số quân Việt Nam trên đá. Tuy nhiên lần này Việt Nam cho bảy máy bay chiến đấu từ đất liền bay ra phía đá hỗ trợ nên số tàu chiến của Trung Quốc tản ra, đụng độ không nổ ra, phía Việt Nam giữ được đá và hoàn thành việc xây dựng nhà trên đá. Như vậy là Quân Đội nhân dân Việt Nam đã bảo vệ thành công Cô Lin và Len Đao trước âm mưu xâm chiếm lãnh thổ bằng vũ lực của Trung Quốc.
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 8 GDQP 11: Đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo nào
Câu hỏi trang 9 GDQP 11: Em hãy vẽ sơ đồ vùng biển Việt Nam.
Luyện tập 3 trang 10 GDQP 11: Nêu khái niệm đường cơ sở, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2: Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh
Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế
Bài 4: Một số vấn đề về vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
Bài 5: Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân
Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức - hay nhất
- Văn mẫu lớp 11 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức
- Giải SBT Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 11 – Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 11 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 11 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 11 Global success
- Giải sgk Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Kết nối tri thức