Soạn bài Viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc - Chân trời sáng tạo

Soạn bài Viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp bạn soạn văn 6 dễ dàng.

1 3,801 04/01/2022


Soạn bài Viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc (ngắn nhất)     

A. Soạn bài Viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc ngắn gọn :

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Phần đầu:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ: tên trường, lớp.

- Tên văn bản.

- Thông tin về cuộc họp: 

+ Thời gian, địa điểm.

+ Thành phần tham dự.

+ Chủ tọa, thư kí.

Phần chính:

- Nội dung theo diễn biến cuộc họp:

+ Các thông tin chi tiết, chính xác theo diễn biến của cuộc họp.

+ Vấn đề nêu lên để bàn bạc, biểu quyết; kết quả số phiếu biểu quyết.

+ Phân công nhóm, cá nhân phụ trách công việc cụ thể.

- Thảo luận về giải pháp như: bổ sung bài viết, đa dạng linh hoạt trong cách trình bày tập san,...

- Kết luận của chủ tọa.

Phần cuối:

- Thời điểm kết thúc cuộc họp.

- Chữ kí xác nhận của chủ tọa, thư kí.

Biên bản họp lớp (thống nhất kế hoạch làm tập san chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 đã đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về quy cách: Có quốc hiệu và tiêu ngữ; có tên văn bản; thông tin về thời gian, địa điểm ghi biên bản; thông tin về thành phần tham dự, người chủ trì, người ghi biên bản; thông tin về diễn biến thực tế của cuộc họp, cuộc thảo luận hay vụ việc; chữ kí của thư kí và chủ tọa.

Đề bài: Giả sử trong một cuộc thảo luận nhóm (hoặc một cuộc họp lớp), em được giao nhiệm vụ làm thư kí. Hãy viết biên bản cuộc thảo luận (hoặc cuộc họp) ấy.

Hướng dẫn quy trình viết

Bước 1: Chuẩn bị.

a) Tìm hiểu nội dung, mục đích cuộc thảo luận/ cuộc họp:

- Cuộc họp tiến hành ở đâu, vào thời gian nào?

- Thành phần tham dự là ai? Ai điều hành cuộc thảo luận/ cuộc họp?

- Các nội dung sẽ bàn luận là gì?

- Dự kiến biên bản sẽ có các phần, các mục như thế nào?

b) Chuẩn bị viết biên bản: người viết biên bản có thể ghi trước các mục, các phần cơ bản của một biên bản.

Bước 2: Viết biên bản.

- Lắng nghe các ý kiến trong cuộc thảo luận và ghi lại trung thực các ý kiến ấy theo trình tự thời gian.

- Viết biên bản một cuộc thảo luận/ cuộc họp là ghi lại tại chỗ những gì đang diễn ra ngay trong thời điểm ấy. Trong trường hợp này em đang thực hiện một bài tập thực hành nên biên bản có thể được viết sau cuộc thảo luận/ cuộc họp, dựa trên những tư liệu được lưu giữ, hoặc những gì mà em nhớ lại, về cuộc thảo luận/ cuộc họp này.

Nội dung, diễn biến của cuộc thảo luận/ cuộc họp thuộc phần chính của biên bản, cho nên cần chú ý ghi kĩ những ý dưới đây:

- Chủ tọa phát biểu về mục đích, nội dung chính cuộc thảo luận/ cuộc họp.

- Các thành viên tham dự phát biểu, trao đổi ý kiến.

- Chủ tọa phát biểu tổng kết.

Bài làm tham khảo

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Yên Lập, ngày 17 tháng 11 năm 2021

Biên bản

Tổng kết đợt thi đua học tốt, tham gia phong trào thể thao, văn nghệ

chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)

I.  Thành phần dự họp

- Cô giáo chủ nhiệm

- Các bạn trong lớp (tổng số 46 có mặt 45, vắng 01 có lí do (bạn Nguyễn Văn Nam)

- Đại biểu: Thầy Hiệu phó và cô giáo Tổng phụ trách đoàn đội

Chủ trì cuộc họp: Cô giáo chủ nhiệm

Thư kí: Nguyễn Hà An, lớp phó phụ trách học tập.

II.  Nội dung

1-  Cô chủ nhiệm nêu lý do cuộc họp, giới thiệu đại biểu và hướng dẫn lớp cách thức tiến hành tổng kết thi đua.

2-  Lớp trưởng đọc tổng kết đợt thi đua của lớp và đưa ra tiêu chí bình xét cá nhân, tập thể xuất sắc đề nghị nhà trường khen thưởng.

Kết quả thi đua của lớp:

Về học tập:

- Ưu điểm:

+ Cả lớp đạt nhiều hoa điểm 10, tích cực giơ tay phát biểu xây dựng bài

+ Có bạn Hoàn Ngọc An đạt giải khuyến khích kì thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh cấp tỉnh.

- Nhược điểm:

+ Một số bạn còn chưa tích cực trong học tập.

Về hoạt động:

- Ưu điểm:

+ Lớp tích cực làm báo tường và chuẩn bị tiết mục văn nghệ

+ Cả lớp đã có tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong các hoạt động tập thể.

3-  Các bạn trong lớp phát biểu ý kiến góp ý, giới thiệu những cá nhân, tổ, nhóm xuất sắc (lược ghi những ý chính).

4-  Đại biểu phát biểu ý kiến (lược ghi ý chính).

5-  Cô giáo chủ nhiệm đánh giá tổng quát những thành tích và những tồn tài cần khắc phục trong đợt thi đua (lược ghi ý chính). Hướng dẫn lớp cách thức biểu quyết bầu cá nhân và tập thể xuất sắc (bằng hình thức giơ tay).

6-  Sau khi lớp biểu quyết, lớp trưởng thông báo lại danh sách những cá nhân, tổ, nhóm xuất sắc của lớp được đề nghị nhà trường khen thưởng và nêu vắn tắt nhiệm vụ của lớp trong thời gian còn lại của học kì 1.

7-  Thư kí thông qua biên bản trước lớp

Cuộc họp kết thúc vào hồi 11h30 ngày 17 tháng 11 năm 2021

                      Chủ tọa                                                       Thư kí

Bước 3: Chỉnh sửa và đọc lại biên bản cho các thành viên dự họp nghe.

a) Kiểm tra lại biên bản dựa theo những gợi ý sau:

Bảng kiểm biên bản

Yêu cầu đối với biên bản

Đạt/ Chưa đạt

Biên bản đủ ba phần: phần đầu, phần chính, phần cuối.

 

Phần đầu trình bày rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.

 

Phần chính ghi lần lượt các ý kiến phát biểu của từng người theo đúng trình tự diễn ra.

 

Phần cuối ghi rõ thời gian kết thúc cuộc họp, họ tên, chữ kí của thư kí và chủ tọa.

 

Ngôn ngữ của biên bản chính xác, ngắn gọn, không làm cho người đọc hiểu lầm ý người nói.

 

b) Đọc lại và điều chỉnh:

Trong cuộc thảo luận hoặc cuộc họp, thư kí đọc lại biên bản cho mọi thành viên tham dự nghe và điều chỉnh những chỗ ghi chép chưa rõ, chưa sát, chưa đúng với ý kiến người phát biểu (nếu có) trước khi cuộc thảo luận kết thúc. Đối với bài tập thực hành biên bản, em tự chỉnh sửa hoặc đọc cho một vài bạn nghe để nhận được sự góp ý.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc:

Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách ngắn gọn, trung thực, chính xác, đầy đủ những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra.

Có nhiều loại biên bản: Biên bản ghi lại một sự kiện, biên bản ghi lại cuộc họp, biên bản hội nghị,... biên bản ghi lại một hành vi cụ thể (như hành vi vi phạm pháp luật, biên bản bàn giao tài sản, bàn giao ca trực,...).

Yêu cầu đối với kiểu văn bản:

a) Về hình thức, bố cục cần có:

- Quốc hiệu và tiêu ngữ.

- Tên văn bản (biên bản về việc gì).

- Thời gian, địa điểm ghi biên bản.

- Thành phần tham dự, người chủ trì, người ghi biên bản.

- Diễn biến sự kiện thực tế (phần nội dung cơ bản, ghi đầy đủ ý kiến phát biểu các bên, lập luận các bên, ý kiến của chủ tọa,...).

- Phần kết thúc (ghi thời gian cụ thể, chữ kí của thư kí và chủ tạo).

b) Về nội dung, thông tin cần đảm bảo:

- Số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể.

- Ghi chép trung thực, đầy đủ không suy diễn chủ quan.

- Nội dung ghi chép phải có trọng tâm, trọng điểm.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tri thức ngữ văn trang 5, 6, 7

Gió lạnh đầu mùa

Tuổi thơ tôi

Con gái của mẹ

Thực hành Tiếng Việt trang 17

Chiếc lá cuối cùng

Tóm tắt nội dung trình bày của người khác trang 24

Ôn tập trang 25

1 3,801 04/01/2022