Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 34 - Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 34 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp bạn soạn văn 6 dễ dàng.

1 4135 lượt xem


Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 34 (ngắn nhất)     

A. Soạn bài Thực hành tiếng Việt ngắn gọn:

Câu 1 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

a.

- Từ "trong" ở câu thơ thứ nhất mang nghĩa là trong veo, trong vắt có thể nhìn thấy vật ở khác.

- Từ "trong" ở câu thơ thứ hai nghĩa là ở trong một tập thể, một cộng đồng.

b) Nghĩa của các từ "trong" ở hai câu thơ trên không liên quan đến nhau.

c) Từ "trong” ở hai câu thơ trên là từ đồng âm.

Câu 2 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

a.

Cánh trong “cánh buồm” nghĩa là: bộ phận của con thuyền giúp nó có thể di chuyển được trên mặt nước nhờ sức gió.

Cánh trong “cánh chim” là: bộ phận để bay của chim, dơi, côn trùng, có hình tấm, rộng bản, thành đôi đối xứng nhau ở hai bên thân mình và có thể mở ra khép vào

Cánh trong “cánh cửa” là:  bộ phận hình tấm có thể khép vào mở ra được, ở một số vật

Cánh trong “cánh tay” là: bộ phận của cơ thể người, từ vai đến cổ tay ở hai bên thân mình; thường coi là biểu tượng của hoạt động đấu tranh của con người

b. Từ "cánh" trong các ví dụ trên là từ đa nghĩa vì nó đều là một bộ phận của cái gì đó.

Câu 3 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Hai từ chỉ bộ phân cơ thể người:

- Mũi: mũi thuyền, mũi dao, mũi giáo,...

+ Nghĩa gốc: Mũi là phần đầu tiên của bộ phận hô hấp, nhô ra nằm giữa khuôn mặt, dùng để ngửi

- Tai: tai chén, tai ấm, tai tiếng.

+ Nghĩa gốc: cơ quan ở hai bên đầu người hoặc động vật, dùng để nghe

+ Nghĩa chuyển: bộ phận ở một số vật, có hình dáng chìa ra giống như cái tai (tai chén, tai ấm); điều không may bất ngờ xảy tới, gây tổn thất lớn (tai tiếng).

Câu 4 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời

a. Câu đố này đố về con bò.

b. Điểm thú vị trong câu trên là đã sự dụng từ đa nghĩa "chín" ý chỉ chín ở đây là đã được nấu chín.

Câu 5 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Ví dụ 1:

Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng,
Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.

- Ví dụ 2: Con ngựa đá con ngựa đá.

- Ví dụ 3: Con ruồi đậu mâm xôi đậu.

Câu 6 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

a. Biện pháp tu từ được sử dụng là liệt kê và điệp từ. (Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó…/ Sẽ có cây, có cửa, có nhà)

b. Tác dụng của biện pháp tu từ:

- Làm cho bài thơ có nhịp điệu, tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho lời thơ.

- Nhấn mạnh tình cảm yêu mến thiên nhiên, quê hương và tình cảm cha con của nhân vật .

Câu 7 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

a. Từ láy được sử dụng trong bài thơ Những cánh buồm : lênh khênh, rả rích, phơi phới, trầm ngâm.

b. Tác dụng của từ láy:

- Làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm, giàu giá trị biểu đạt hơn.

- Làm cho các chi tiết, sự vật hiện lên sống động, cụ thể hơn.

Viết ngắn: Trong bài thơ Những cánh buồm, câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi” thể hiện mong ước của người con. Em hãy tưởng tượng mình là người con trong bài thơ này, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trong đó có sử dụng từ đa nghĩa để chia sẻ với mọi người về những “bến bờ” mà “cánh buồm trắng” của em sẽ đến.

Bài làm tham khảo

Trong cuộc đời mỗi người chắc hẳn ai cũng có những ước mơ, hi vọng ngay thơ hồn nhiên của tuổi trẻ. Tôi cũng vậy tôi luôn có những khao khát được khám phá thế giới rộng lớn, và chính cha cha đã là người gợi mở cho tôi những chân trời mới. Cha đã từng nói với tôi về trời cao, biển rộng, về những khát khao lớn lao của cuộc đời. Và tôi đã từng xin cha một chiếc “buồm trắng” để đi đến những chân trời, những bến bờ trong lời kể của cha. Lúc này, đó chính là ước mơ của tôi – ước mơ được chinh phục thiên nhiên, chinh phục những tầm cao mới. Tôi muốn được khám phá những cây, những cửa, những nhà trên khắp mọi miền đất nước yêu thương này. Cha từng nói với tôi về những mơ ước thuở bé thơ mà người chưa thực hiện được. Tôi hi vọng rằng tôi sẽ làm được điều đó thay cha, và làm điều đó vì bản thân mình. Mong rằng mai này đây tôi có thể vươn đến những tầm cao, chinh phục những điều đẹp đẽ của cuộc đời để thỏa mãn ước mơ và đem lại hạnh phúc cho cha, để người có thể mỉm cười tự hào về tôi.

Chú thích:

Từ đa nghĩa là từ được in đậm.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thực hành tiếng Việt:

* Từ đa nghĩa và từ đồng âm

- Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện trước, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

- Ví dụ: từ “đi” trong hai ví dụ sau là từ đa nghĩa:

+ Hai cha con bước đi trên cát. 

+ Xe đi, chậm rì.

- “Đi,” là nghĩa gốc chỉ hành động của người hay động vật tự di chuyển bằng những động tác liên tiếp của chân. “Đi,” là nghĩa chuyển chỉ hoạt động di chuyển của phương tiện vận tải trên một bề mặt.

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì với nhau.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tri thức ngữ văn trang 26, 27

Những cánh buồm

Mây và sóng

Chị sẽ gọi em bằng tên

Con là ...

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất

Ôn tập trang 39

1 4135 lượt xem