Soạn bài Bàn về nhân vật Thánh Gióng – Chân trời sáng tạo

Soạn bài Bàn về nhân vật Thánh Gióng ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp bạn soạn văn 6 dễ dàng.

1 5266 lượt xem


Soạn bài Bàn về nhân vật Thánh Gióng (ngắn nhất)

A. Soạn bài Bàn về nhân vật Thánh Gióng ngắn gọn:

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Thánh Gióng là một nhân vật trong truyền thuyết, em ấn tượng với nhân vật này vì sự ra đời kì lạ và những hành động kì lạ, trên hết là tinh thần bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm của Gióng. Ban đầu cậu nuôi mãi không lớn nhưng sau giặc Ân xâm lược, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi xông pha ra trận đánh giặc. Sau khi chiến thắng, Thánh Gióng đã bay về trời và để lại câu chuyện truyền thuyết cho tới tận bây giờ.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu hỏi (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Điều đã làm nên sự phi thường của nhân vật Thánh Gióng:

- Sự ra đời khác thường (mẹ mang thai đến 12 tháng, Gióng lên ba vẫn không biết nói cười).

- Tiếng nói đầu tiên là tiếng nói xin đi đánh giặc, cho thấy ý thức và trách nhiệm của một công dân trước vận mệnh dân tộc.

- Thánh Gióng dẹp tan giặc Ân, trả lại mũ áo và bay về trời.

=> Qua sự phi thường của nhân vật Thánh Gióng, tác giả dân gian đồng thời gửi gắm tinh thần ý thức đánh giặc, cứu nước của dân tộc ta.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 45 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Tác giả đã nêu ra ý kiến của mình về nhân vật Thánh Gióng được xây dựng rất đặc sắc, vừa là một anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng, vừa là một con người trần thế với những vẻ đẹp giản dị, gần gũi.

Câu 2 (trang 45 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Ý kiến về nhân vật Thánh Gióng

Lí lẽ

Bằng chứng

Ý kiến 1: Thánh Gióng là một người anh hùng phi thường

- Sự phi thường của nhân vật Gióng thể hiện qua những chỉ tiết về sự thụ thai thần kì của bà mẹ Gióng.

Mẹ Gióng bắt đầu mang thai Gióng sau khi bà ướm thử bàn chân mình vào vết chân lạ, bà mang thai Gióng mười hai tháng mới sinh...

Ý kiến 2: Nhân vật Thánh Gióng thể hiện sức mạnh của nhân dân trong công cuộc giữ nước.

Lực lượng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của dân ta tiềm ẩn trong nhân dân, tương tự như chú bé làng Gióng nằm im không nói, không cười.

- Khi có giặc thủ tiếng gọi áy đã tập hợp, thức tỉnh tất cả các lực lượng tiếm ẩn ấy của dân tộc và làm nên Thánh Gióng.

Câu 3 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Câu thể hiện lí lẽ là: Quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng giặc ngoại xâm của Gióng đều gắn với những người dân bình dị.

- Câu thể hiện bằng chứng là:

+ Dù có siêu nhiên kì ảo đến đâu, Gióng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ” (dù là mấy tháng), vẫn phải “uống nước, ăn cơm với cà” (dù là mấy nong), vẫn phải mặc quần áo bằng vải của dân làng Phù Đổng (dù là cỡ rộng đến đâu).

+ Và ngay cả ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, của Gióng cũng là do vua Hùng tập hợp những người thợ rèn tài giỏi ở trong nước đúc nên.

Câu 4 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

     Văn bản đã thể hiện góc nhìn của tác giả về nhân vật Thánh Gióng. Đây là một tác phẩm văn học dân gian lớn viết về đề tài giữ nước, chống giặc ngoại xâm. Tác phẩm đã xây dựng được hình tượng người anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng và vẻ đẹp bình dị. Thánh gióng hội tụ những đặc điểm phi thường, thể hiện lí tưởng của nhân dân qua sự kiện ra đời, lớn lên và đi đánh giặc. Thánh Gióng đồng thời mang vẻ đẹp của con người trần thế qua thời đại, lai lịch, nguồn gốc xuất thân. Gióng chính là đại diện của những anh hùng, đồng thời thể hiện sức mạnh của nhân dân, lòng nồng nàn yêu nước trong công cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc Việt Nam ta.

Câu 5 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Em đồng ý với ý liến của tác giả, vì ở mỗi góc nhìn khác nhau người đọc có thể cảm nhận, xem xét nhân vật dưới một góc độ khác nhau và hiểu về văn bản một cách sâu sắc hơn. Chính vì vậy, khi tìm hiểu văn bản, chúng ta cần tìm hiểu đồng thời theo nhiều cách để hiểu sâu về văn bản.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Bàn về nhân vật Thánh Gióng:

1. Xuất xứ

Trích từ Bình giảng truyện dân gian, NXB Giáo dục, 2003.

2. Bố cục: 3 đoạn

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến "vẻ đẹp giản dị, gần gũi"): Giới thiệu về tác phẩm và nhân vật Thánh Gióng.

- Đoạn 2 (Tiếp … đến “làm nên Thánh Gióng”): Phân tích, bình luận, chứng minh vẻ đẹp của nhân vật.

- Đoạn 3 (Đoạn còn lại): Khẳng định giá trị của nhân vật Thánh Gióng.

3. Thể loại: Văn bản nghị luận.

4. Phương thức biểu đạt: nghị luận.

5. Tóm tắt:

Thánh Gióng là đề tài lớn đầu tiên về truyền thống đánh giặc, giữ nước. Hình ảnh Gióng hiện lên vừa phi thường, lí tưởng vừa giản dị gần gũi. Phi thường ở xuất thân hết sức đặc biệt, đầy kì lạ, mang sức mạnh lý tưởng của người anh hùng dân tộc. Gần gũi giản dị ở chỗ, Gióng có lai lịch, nguồn gốc rõ ràng. Dù là anh hùng Gióng vẫn phải “nằm trong bụng mẹ” vẫn phải ăn cơm nhân dân nấu, mặc áo nhân dân may, sử dụng ngựa sắt, doi sắt do những những người thợ rèn giỏi nhất làm ra. Có thể nói Thánh Gióng là một biểu tượng văn hóa đẹp đẽ thể hiện sức mạnh và những mơ ước muôn đời của nhân dân ta về người anh hùng. 

6. Giá trị nội dung

Bằng lập luận chặt chẽ, thuyết phục, tác giả đã bàn luận thấu đáo về ý nghĩa và vẻ đẹp của nhân vật Thánh Gióng trong nền văn chương của nước nhà.

7. Giá trị nghệ thuật

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục.

- Lời văn giàu hình ảnh.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

1 5266 lượt xem