Soạn bài Hoa bìm - Chân trời sáng tạo

Soạn bài Hoa bìm ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp bạn soạn văn 6 dễ dàng.

1 2,300 04/01/2022


Soạn bài Hoa bìm (ngắn nhất)     

A. Soạn bài Hoa bìm ngắn gọn:

Hướng dẫn đọc:

Câu 1 (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Đặc điểm thể thơ lục bát được thể hiện qua bài thơ là:

- Bài thơ gồm các cặp câu lục bát

- Về cách gieo vần:

+ Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó: bìm-tìm, ngư-hờ, sai-vài, dim-chim, gầy-đầy, tơ-nhờ

+ Tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục kế theo: thơ-ngơ, gai-sai, chim-dim, mây-gầy

- Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn câu lục ngắt nhịp 2/2/2, câu bát ngắt nhịp 4/4

- Về thanh điệu: có sự phối hợp giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát: các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng.

Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Tác giả đã thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.

Câu 3 (trang 70 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Nét độc đáo của bài thơ:

+ Ngôn ngữ bình dị, giọng điệu nhẹ nhàng thể hiện nét gần gũi với cuộc sống chốn thôn quê. 

+ Hình ảnh gần gũi, thân quen của chốn thôn quê.

+ Biện pháp tu từ: điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con chuồn ớt lơ ngơ, có cây hồng trĩu cành sai, có con mắt lá lim dim, có con thuyền giấy…

=> Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Hoa bìm:

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Nguyễn Đức Mậu sinh năm 1948

- Quê quán: xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

- Ông nhập ngũ năm 1966, chiến đấu trong đội hình sư đoàn 312 ở chiến trường Lào. Sau chiến tranh ông làm biên tập viên, rồi đi học trường viết văn Nguyễn Du, khóa I, sau đó làm trưởng ban tại ban thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội, phó chủ tịch hội đồng Thơ - Hội nhà văn Việt Nam. 

- Ông là một nhà thơ, nhà văn quân đội.

- Từng giữ chức phó chủ tịch hội đồng Thơ - Hội nhà văn Việt Nam.

- Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông thường sử dụng các bút danh Nguyễn Đức Mậu, Hương Hải Hưng, Hà Nam Ninh.

- Hiện ông nghỉ hưu với quân hàm đại tá và sống cùng vợ con ở Hà Nội.

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm

- Thơ: Cây xanh đất lửa (1973), Áo trận (1973), Mưa trong rừng cháy (1976)…

- Truyện ngắn, phê bình và tiểu thuyết:  Con đường rừng không quên (Truyện ngắn, 1984), Ở phía rừng Lào (Truyện vừa, 1984),  Tướng và lính (Tiểu thuyết, 1990)

b. Giải thưởng

- Ông từng nhận được Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001; 

- Giải thưởng văn học Asean năm 2001.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ:

Thơ lục bát, NXB Quân đội nhân dân, 2007.

2. Thể loại: Thơ lục bát.

3. Bố cục:

- Đoạn 1 (2 câu thơ đầu): Giới thiệu về vẻ đẹp của giậu hoa bìm.

- Đoạn 2 (14 câu thơ tiếp): Những sự vật và kỉ niệm gắn bó với hoa bìm.

- Đoạn 3 (2 câu thơ cuối): Nỗi niềm của tác giả.

4. Giá trị nội dung:

- Bài thơ vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ lục bát dân tộc, gần gũi với ca dao dân ca, mang vẻ đẹp dân dã.

- Giọng điệu tâm tình, mượt mà, gần gũi với ca dao dân ca.

- Sử dụng kết hợp thành công các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tri thức ngữ văn trang 60, 61

Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương - Chân trời sáng tạo

Việt Nam quê hương ta

Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng

Thực hành Tiếng Việt trang 67

Làm một bài thơ lục bát

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát

Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát

Ôn tập trang 79, 80

1 2,300 04/01/2022