Soạn bài Đánh thức trầu - Chân trời sáng tạo

Soạn bài Đánh thức trầu ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp bạn soạn văn 6 dễ dàng.

1 2,082 04/01/2022


Soạn bài Đánh thức trầu (ngắn nhất)

A. Soạn bài Đánh thức trầu ngắn gọn:

Câu 1 (trang 120 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Cậu bé còn muốn trầu nhìn thấy mình được thể hiện qua các câu thơ: Trầu ơi hãy tỉnh lại/ Mở mắt xanh ra nào/Lá nào muốn cho tao/ Thì mày chìa ra nhé.

Câu 2 (trang 120 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Cách xưng hô gần gũi và lời đánh thức trầu nhẹ nhàng, thân mật, ba lần gọi dậy vì sợ trầu đã ngủ say, thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên và thân thiết của cậu bé với trầu giống như những người bạn đang nói chuyện cùng nhau.

Câu 3 (trang 120 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

- Mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, cậu bé cùng bà và mẹ mình, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá” vì hái trầu đêm dễ làm trầu lụi nên phải đánh thức trầu, nói rõ lí do, phải hái rất nhẹ nhàng và chỉ hái vài lá đủ dùng.

- Điều này đã cho thấy những người dân quê rất yêu quý thiên nhiên, họ cho rằng thiên nhiên cỏ cây cũng đáng được yêu thương và trân trọng như con người vậy.

Câu 4 (trang 120 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Trả lời:

Từ câu hát của người bà và của cậu bé, em nghĩ rằng con người không hẳn là chúa tể muôn loài mà con người và loài vật là những người bạn, tất cả vạn vật đều sống hòa hợp với nhau. Muôn loài, dù là cỏ cây, hoa lá, động vật cũng đều có suy nghĩ, cảm xúc và tình cảm của riêng nó. Con người nên đối xử tôn trọng, bình đẳng, thân thiết và hoà mình cùng với muôn loài.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Đánh thức trầu:

I. Tác giả

1. Cuộc đời

- Trần Đăng Khoa (sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

- Ông là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

- Hiện nay, ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên hiệp VHNT Hà Nội.

- Trần Đăng Khoa là một nhà thơ nổi tiếng được mệnh danh là "Thần đồng thơ trẻ". 

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

- Nhà thơ Trần Đăng Khoa bắt đầu sáng tác từ rất sớm, năm 8 tuổi ông đã có một số sáng tác được in trên báo. 

- Năm 10 tuổi, ông đã cho xuất bản tập thơ đầu tiên với nhan đề "Từ góc sân nhà em "(1968). 

- Ngoài ra, ông còn có nhiều tác phẩm nổi tiếng khác: Đi đánh thần Hạn, trường ca 4 chương, 1970, Thơ Trần Ðăng Khoa (tập 1), tuyển tập thơ, 1970, Trường ca Trừng phạt, trường ca, 1973…

b. Giải thưởng

- Ông ba lần được tặng giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), - Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2001).

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Sáng tác năm 1966, in trong tập Góc sân và khoảng trời, Trần Đăng Khoa, NXB Văn hóa dân tộc, 1999.

2. Thể loại: thơ 5 chữ

3. Giá trị nội dung:

- Bài thơ cho thấy tình cảm mến yêu gắn bó của cậu bé với cây trầu, vừa hồn nhiên vừa chân thành.

- Đồng thời qua đó thể hiện tình cảm và cách ứng xử của những con người thôn quê đối với cây cối trong vườn, gần gũi như đối với những người bạn thâm tình.

4. Giá trị nghệ thuật:

- Giọng thơ hồn nhiên, gần gũi với trẻ nhỏ

- Hình ảnh mộc mạc, dễ hiểu, gợi hình gợi cảm

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tri thức ngữ văn trang 111, 112 

Lao xao ngày hè

Thương nhớ bầy ong

Thực hành Tiếng Việt trang 121

Một năm ở Tiểu học

Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

Trình bày về một cảnh sinh hoạt

Ôn tập trang 130

Ôn tập cuối học kỳ I

 

 

1 2,082 04/01/2022