Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống – Chân trời sáng tạo

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo giúp bạn soạn văn 6 dễ dàng.

1 1,146 04/01/2022


Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống (ngắn nhất)

A. Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống ngắn gọn:

Bước 1: Xác định đề tài, thời gian và không gian nói.

Đề tài của bài nói đã được em chuẩn bị được phần Viết. Mục đích của bài nói là để thuyết phục người nghe về vấn đề mà em trình bày. Do đó, cần cân nhắc đến không gian và thời gian nói bằng cách trả lời những câu hỏi sau: Em dự định sẽ nói ở đâu và trong thời gian bao lâu? Em sẽ dành bao nhiêu thời gian cho phần trao đổi với người nghe?

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.

- Tìm hình ảnh, đoạn phim ngắn, sơ đồ, bảng biểu để tăng tính thuyết phục cho bài nói. 

- Dự kiến các ý kiến phản biện và chuẩn bị phần phản hồi.

- Việc tóm tắt hệ thống ý dưới dạng dàn ý hoặc sơ đồ (Trên giấy hoặc trên các phần mềm trình chiếu) sẽ giúp em làm chủ được nội dung trình bày, cũng như giúp người nghe dễ dàng theo dõi bài nói.

Bước 3: Luyện tập và trình bày.

Em có thể luyện nói một mình bằng cách đứng trước gương hoặc nói và tự ghi âm để nghe lại, hoặc luyện tập với bạn.

- Khi luyện tập, em chú ý:

+ Lựa chọn từ ngữ trong phù hợp với văn nói; Sử dụng từ nối: mặt khác, hơn nữa, bên cạnh đó, thứ nhất, thứ hai, đầu tiên, tiếp đó,... để phần trình bày mạch lạc, rõ ràng; Sử dụng một số cấu trúc về nhấn mạnh ý tưởng: phủ định của phủ định, cấu trúc điệp,...

+ Chuẩn bị phần mở đầu và phần kết hấp dẫn: Đưa ra một hình ảnh, có tính ẩn dụ; kể một câu chuyện ngắn gọn, hấp dẫn; chiếu một đoạn phim ngắn hoặc đưa ra một sự vật để khơi gợi trí tò mò, đặt ra một vấn đề thực tế mà người nghe quan tâm trích dẫn một danh ngôn, lời phát biểu,...

- Khi trình bày, em nên:

+ Dựa vào phần tóm tắt ý đã chuẩn bị từ trước.

+ Trình bày từ khái quát đến cụ thể: Tóm tắt hệ thống ý của bài nói trước, sau đó đi vào cụ thể từng phần.

+ Kết nối các tư liệu trực quan (hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ, bảng biểu,...) với bài nói.

+ Chú ý tương tác với khán giả bằng cách đến gần khán giả, giao tiếp bằng mắt.

Bài nói tham khảo

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi là... học sinh lớp .... Tôi muốn hỏi tất cả mọi người ở đây rằng. Những ai đã từng là nạn nhân của bạo lực học đường?. Những ai đã từng chứng kiến nạn bạo lực học đường trong chính ngôi trường mình theo học?. Vâng con số không hề nhỏ, vậy các bạn đã hiểu thế nào là bạo lực học đường và ý kiến của các bạn về vấn đề nhức nhối này như thế nào ạ?. Vâng, ngày hôm nay tôi ở dây để muốn chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ và ý kiến của cá nhân mình vấn đề nghiêm trọng này trong xã hội.

Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Bạo lực học đường là vấn nạn của giáo dục, mặc dù đã tìm phương hướng khắc phục tuy nhiên chỉ làm thuyên giảm chứ chưa giải quyết được triệt để.

Bạo lực học được biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong trường học. Bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh. Mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong lớp cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Học sinh ngang bướng, cãi lời, thầy cô dùng hình thức đòn roi để trừng trị. Đó đều là những biểu hiện của vấn nạn học đường trong thời gian qua, nhưng chưa được xử lý triệt để. Đánh nhau, gây sự với nhau ngay trên trường học, bên ngoài trường, hoặc thậm chí kéo nhau đến những nơi vắng vẻ để “xử lý” nhau theo “luật giang hồ”.

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là do chính học sinh. Khi các em có ý thức về cái tôi cá nhân quá lớn, muốn thể hiện mình, muốn cho mọi người thấy mình đã lớn và có thể hành xử theo suy nghĩ của bản thân. Hơn hết đó còn do sự giáo dục của các bậc phụ huynh cũng giống như của nhà trường chưa được nghiêm minh, chưa đủ sức răn dạy học sinh. Khi các em đã xử lý nhau bằng hình thức bạo lực, chắc chắn sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến thể xác và cả tinh thần.

Theo khảo sát của nền giáo dục thì bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng mạnh. Ở trường X vừa rồi, có vụ một nhóm học sinh nữ ngang nhiên chặn một bạn nữ và giật tóc, đánh, đám túi bụi và mặt bạn kia chỉ vì lý do “giật” mất người yêu của một bạn trong nhóm. Lý do ngớ ngẩn và hành động ngớ ngẩn đã để lại hậu quả xấu cho cả hai bên. Các em đã bị nhà trường xử lý nghiêm khắc, không được tái phạm nhưng nhân phẩm của chính các em đang tự hủy hoại với suy nghĩ và hành động của mình.

Tại Hải Phòng, ở một trường THPT, có một nhóm bạn nam còn cầm dao, côn, gậy gộc để chặn đường đánh hai bạn học sinh của trường khác cũng vì lý do sang “tán” gái trường này. Các em học sinh đã để cho hành vi bạo lực xâm nhập vào một môi trường đáng nhẽ ra chỉ nói chuyện nhẹ nhàng và nghiêm khắc với nhau.

Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở học sinh mà ngay cả với giáo viên vẫn còn tình trạng đó. Nhiều giáo viên khi học sinh nghịch ngợm, không nghe lời thì giáo viên đã đánh đập để xử lý. Nhân cách của một người giáo viên không bao giờ cho phép như vậy nhưng họ lại hành xử như một tên côn đồ.

Bạo lực học đường ảnh hưởng đến môi trường học tập của các em học sinh, ảnh hưởng thành tích học tập, sự nỗ lực cố gắng và cả tương lai phía trước. Nếu đánh nhau, lỡ như xảy ra hậu quả gì ngoài ý muốn thi chính các em phải ăn năn, hối hận cả đời cũng không hết.

Để ngăn chặn nạn bạo lực học đường cần xuất phát từ việc giáo dục, giảng dạy, hướng dẫn cho các em có một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về bạo lực trong nhà trường là như thế nào. Làm thế nào để các em hiểu và tránh xa bạo lực, xây dựng môi trường trong lành hơn.

Bạo lực học đường có khi còn liên quan đến pháp luật khi những hành vi vượt qua sự giải quyết của nhà trường mà lại cần đến sự can thiệp của pháp luật thì chính các bạn đang đẩy tương lai của mình vào ngõ cụt.

Như vậy bạo lực học đường diễn biến rất phức tạp, tuy nhiên nếu tìm cách hạn chế thì có thể làm thuyên giảm vấn nạn này. Trên đây là những ý kiến và suy nghĩ của cá nhân tôi rất mong nhận được những góp ý của thầy cô và các bạn.

Bước 4: Trao đổi và đánh giá.

Khi trao đổi với người nghe, em nên:

- Có thái độ cầu thị, nghiêm túc lắng nghe và ghi chép ý kiến của khán giả.

- Lựa chọn một số câu hỏi, ý kiến phản biện mà em cho là quan trọng để phản hồi trong khuôn khổ thời gian cho phép.

- Sau buổi trình bày, có thể tiếp tục trao đổi với khán giả những ý kiến chưa được làm rõ (có thể thông qua một số phương tiện như thư điện tử, tin nhắn, mạng xã hội,...).

Nội dung kiểm tra

Đạt/

Chưa đạt

Bài trình bày có đủ các phần giới thiệu, nội dung và kết thúc.

 

Mở đầu và kết thúc ấn tượng, thu hút.

 

Thể hiện được ý kiến, lý lẽ, bằng chứng để thuyết phục người nghe.

 

Người trình bày nói rõ ràng, rành mạch và đúng thời gian quy định.

 

Người trình bày tự tin, nhìn vào người nghe khi nói, sử dụng giọng điệu và nhiệm vụ hợp lý.

 

Người trình bày ghi nhận và phản hồi thỏa đáng những câu hỏi, lý lẽ phản biện của khán giả.

 

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống:

Khi làm bài Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống cần chuẩn bị những nội dung sau:

Bước 1: Xác định đề tài thời gian và không gian nói

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói

Bước 3: Luyện tập và trình bày bài nói

Bước 4: Trao đổi và đánh giá

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

1 1,146 04/01/2022