SBT Ngữ Văn 8 Tiếng Việt (trang 72 SBT Ngữ Văn 8) - Chân trời sáng tạo

Với giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Tiếng Việt (trang 72 SBT Ngữ Văn 8) sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8.

1 199 30/11/2023


Giải SBT Ngữ Văn 8 Tiếng Việt (trang 72 SBT Ngữ Văn 8) - Chân trời sáng tạo

Câu 1 trang 72 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nhận xét về sắc thái nghĩa của từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau:

a. Chẳng phải quan mà chẳng phải dân,

Ngơ ngơ ngẩn ngẩn hóa ra đần.

(Trần Tế Xương, Tự trào I)

b. Ví đây đổi phận làm trai được,

Thì sự anh hùng há bấy nhiên!

(Hồ Xuân Hương, Đề đền Sầm Nghi Đống)

c. Râu hùm, hàm én, mày ngài,

Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.

Đường đường một đấng anh hào,

Còn quyền hơn sức, lược thao gồm tài.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

d. Nguyên người quanh quất đâu xa,

Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.

Nền phú hậu, bậc tài danh,

Văn chương nết đất, thông minh tính trời

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

đ. Thằng bán tơ kia giở giói ra,

Làm cho bận đến cụ Viên già.

(Nguyễn Khuyến, Kiều bán mình)

Trả lời:

a. Sắc thái nghĩa của từ ngữ ngơ ngơ ngẩn ngẩn: Từ ngữ này vốn dùng trong khẩu ngữ với nghĩa là “ngu ngơ, khờ khạo”. Về mặt mức độ, từ ngữ này có ý nhấn mạnh hơn so với từ “ngơ ngẩn”. Trong ngữ cảnh bài thơ Tự trào I, từ ngữ này được dùng để thể hiện cảm xúc tự trào (tự châm biếm, tự chế giễu mình) của Trần Tế Xương.

b. Sắc thái nghĩa của từ đây: Theo từ điển, đây là từ “người nói dùng để tự xưng với người đối thoại một cách thân mật hoặc trịch thượng, sỗ sàng”. Trong ngữ cảnh bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống, từ này được dùng để thể hiện thái độ xem thường Sầm Nghi Đống của Hồ Xuân Hương.

Câu c và d: Mặc dù có chung ý nghĩa cơ bản (đều dùng để chỉ người) nhưng về sắc thái nghĩa thì hai từ này có khác biệt:

Đấng: Từ dùng để suy tôn cá nhân nào đó đến mức cao nhất do có công lao, sự nghiệp lớn hoặc có những phẩm chất vượt trội (đấng anh hùng, đẳng sinh thành,...).

Bậc: Từ dùng để chỉ người thuộc hàng đáng tôn kính (bậc anh hùng, bậc cha mẹ, bậc tiền bối,...).

Như vậy, cả hai từ này đều mang sắc thái tích cực, chỉ khác nhau về mức độ. Đặt trong ngữ cảnh của Truyện Kiều, những từ đấng, bậc được dùng để thể hiện tình cảm trân trọng, đề cao, yêu mến của Nguyễn Du dành cho các nhân vật Từ Hải và Kim Trọng.

đ. Sắc thái nghĩa của từ giở giói:

- Theo từ điển, từ này có có hai nghĩa: (1) bày vẽ thêm chuyện, gây phiền phức, lôi thôi (khẩu ngữ); (2) giở trò này, trò kia (nói khái quát).

- Đặt trong ngữ cảnh của bài thơ trào phúng Kiều bản mình, từ giờ giỏi được dùng với nghĩa “giở trò này, trò kia” mang ý châm biếm, đả kích “thằng bản tơ”.

Câu 2 trang 72 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Có thể thay từ “lôi” bằng từ “đưa” trong câu thơ sau không? Vì sao?

Tôi nghe kẻ cướp nó lèn ông,

Nó lại lôi ông tới giữa đồng.

(Nguyễn Khuyến, Hỏi thăm quan tuần mất cướp)

Trả lời:

Không thể thay thế từ lôi bằng từ đưa vì từ lôi mới bộc lộ được thái độ châm chọc, giễu cợt của Nguyễn Khuyến dành cho tuần quan bị cướp mất. Từ lôi trong ngữ cảnh này mang sắc thái tiêu cực, còn từ đưa mang sắc thái trung hòa.

Câu 3 trang 72 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Cho câu thơ sau:

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.

(Trần Tế Xương, Vịnh khoa thi Hương)

Theo em, có thể thay từ “ngoảnh” bằng từ “ngẩng” không? Vì sao?

Trả lời:

Theo từ điển, ngoảnh nghĩa là “quay mặt về một phía nào đó”; còn ngẩng có nghĩa là “hướng đầu, hướng mặt lên phía trên”. Do đó, không thể thay thế từ ngoảng bằng từ ngẩng vì không tương đồng về nghĩa.

Xem thêm lời giải bài tập SBT Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

I. Đọc (trang 70, 71 SBT Ngữ Văn 8)

III. Viết (trang 73 SBT Ngữ Văn 8)

IV. Nói và nghe (trang 73 SBT Ngữ Văn 8)

1 199 30/11/2023