SBT Ngữ Văn 8 Nói và nghe (trang 51 SBT Ngữ Văn 8) - Chân trời sáng tạo

Với giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Nói và nghe (trang 51 SBT Ngữ Văn 8) sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8.

1 260 30/11/2023


Giải SBT Ngữ Văn 8 Nói và nghe (trang 51 SBT Ngữ Văn 8) - Chân trời sáng tạo

Câu 1 trang 51 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Em hãy tóm tắt quy trình thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Quy trình thảo luận

Thao tác cần làm

Lưu ý

Bước 1: Chuẩn bị

Bước 2: Thảo luận

Trả lời:

Quy trình thảo luận

Thao tác cần làm

Lưu ý

Bước 1: Chuẩn bị

- Một nhóm nhở thảo luận nên gồm sáu thành viên. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công công việc, theo dõi tiến độ, chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận. Thư kí ghi chép ý chép của các thành viên trong buổi thảo luận.

- Để thống nhất nhất mục tiêu, thời gian của buổi thảo luận, cả nhóm cần trả lời câu hỏi: Mục đích của buổi thảo luận này là gì? Buổi thảo luận dự kiến diễn ra trong bao lâu? Nhóm sẽ dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ý kiến khi thảo luận?

- Để việc thảo luận được hiệu quả, mỗi thành viên cần tự tả lời các câu hỏi: Trong buổi thảo luận nhóm, người nghe của em là ai? Với đối tượng người nghe đó, em chọn cách nói nào để thuyết phục?

- Nhóm trưởng thông báo cho các thành viên vấn đề cần thảo luận. Mỗi thành viên về nhà tìm hiểu tư liệu, đưa ra ý kiến, lí lẽ, bằng chứng về vấn đề, dự kiến các ý kiến trái chiều và cách thức phản hồi.

Các ý kiến của em về ý nghĩa của hoạt động xã hội với cộng đồng và bản thân, lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến

Bước 2: Thảo luận

- Nhóm trưởng dẫn dắt để các thành viên trình bày. Thư kí ghi chép, tổng hợp các ý kiến. Cần đảm bảo mỗi thành viên đều trình bày dựa trên phần chuẩn bị ở nhà.

- Sau khi ghi nhận ý kiến của từng thành viên, cả nhóm cần tập trung phản hồi các ý kiến trọng tâm, các ý kiến trái chiều được nhiều thành viên quan tâm. Các thành viên tranh luận, trả lời các câu hỏi cũng như bảo vệ ý kiến trước sự phản bác của người khác.

- Từ các ý kiến của từng thành viên, cả nhóm thống nhất những ý kiến tiêu biểu, lựa chọn những lí lẽ, bằng chứng xác đáng, thuyết phục. Kết quả thảo luận nhóm có thể được trình bày dưới dạng đoạn văn, sơ đồ tư duy, infographic,…

- Những điều em và nhóm đã làm tốt, chưa tốt.

- Giải pháp khắc phục những điều chưa tốt.

Câu 2 trang 51 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Thực hiện đề bài sau:

Tình huống: Trong buổi sinh hoạt đầu tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức diễn đàn thảo luận về vấn đề “Hiện tượng bắt nạt trên mạng và những lưu ý sử dụng mạng an toàn”.

Nhiệm vụ: Em hãy lập nhóm, thảo luận về vấn đề trên và trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

Yêu cầu:

- Phân tích một số khía cạnh của vấn đề, chẳng hạn: hiện tượng bắt nạt trên mạng là gì? Hiện tượng này có xảy ra tại trường, lớp mà em đang theo học không? Nguyên nhân và tác hại của hiện tượng này?

- Nêu ít nhất một giải pháp khả thi để hạn chế hiện tượng bắt nạt trên mạng.

Trả lời:

Bài nói tham khảo

Xin chào thầy cô và các bạn. Em tên là...... Hôm nay, em sẽ đại diện nhóm 5 trình bày về vấn đề “Hiện tượng bắt nạt trên mạng và những lưu ý sử dụng mạng an toàn”. Thời đại công nghệ số ngày càng phát triển, việc sử dụng mạng xã hội để kết nối với bạn, người thân và các người bạn mới trên toàn thế giới là điều vô cùng dễ dàng đối với mỗi người. Không thể phủ nhận về như những ảnh hưởng tích cực của sự công nghệ đối với nhân loại. Nhưng cũng vẫn phải công nhận rằng vì sự phát triển nhanh chóng và vượt bậc của công nghệ, của các nền tảng mạng xã hội mà đã tạo nên một hiện tượng có ảnh hưởng xấu tới mỗi người vô cùng nghiệm trọng. Hiện tượng ấy mang tên "bạo lực mạng".

Vậy có thể hiểu bạo lực mạng là gì? Bạo lực mạng được định nghĩa là khi ai đó gửi cho bạn những tin nhắn gây tổn thương hoặc quấy rối bạn thông qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Whatsapp, ... Điều khiến cyber bullying - bạo lực mạng trở nên khác biệt với bắt nạt trực diện là đôi khi bạn sẽ không biết ai đang gửi tin nhắn "khủng bố" bởi người dùng có thể tự ẩn danh trên mạng. Vấn đề là bạo lực mạng để lại những hậu quả không kém so với bắt nạt trực diện. Mức độ quá phổ biến của bạo lực mạng khiến người ta nghi ngờ hành vi này là một "bệnh lý". Hành vi bắt nạt xuất phát từ nhiều lý do. Đôi khi, lý do chỉ là kẻ bắt nạt cần một nạn nhân, một ai đó có vẻ yếu đuối về mặt cảm xúc hoặc thể chất. Hành vi bắt nạt khiến bản thân kẻ bắt nạt cảm thấy mình quan trọng hơn, được biết đến nhiều hơn. Đa số kẻ bắt nạt trông có vẻ lớn hơn hoặc mạnh hơn nạn nhân, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Đôi khi kẻ bắt nạt hành hạ người khác bởi vì đó chính là cách họ đã được đối xử. Nói cách khác, những kẻ bắt nạt có thể nghĩ rằng hành vi của họ là bình thường bởi vì xuất phát điểm của họ là môi trường tràn ngập sự tức giận, đánh đập, chửi rủa,… Khoa học cũng chỉ ra những lý do cụ thể khiến nhiều người trở thành nạn nhân hoặc kẻ bắt nạt trên mạng xã hội. Có thể kể đến ví dụ nhiều là hành vi "trả đũa", muốn thể hiện quyền lực của bản thân, muốn mua vui hoặc là do sự thiếu hiểu biết của các cá nhân và cuối cùng là do một "nhân cách khác" trên mạng của kẻ có hành vi bạo lực mạng. Có thể thấy các phương tiện truyền thông xã hội giúp chúng ta giao tiếp nhanh chóng và dễ dàng với gia đình, bạn bè và người quen, cũng như chia sẻ kinh nghiệm và cho người khác biết ý kiến và niềm tin của chúng ta. Nhưng thật không may, mạng Internet cũng được sử dụng rộng rãi bởi những kẻ xấu. Chúng đe dọa, bắt nạt thậm chí là ngược đãi về mặt tinh thần đối với mọi người thông qua điện thoại, máy tính...

Bạo lực mạng rất nguy hiểm, những kẻ xấu thường nhắm vào phụ nữ và trẻ để "ra tay", theo thống kê của Liên hợp quốc, 73% phụ nữ đã từng tiếp xúc hoặc trải qua một số hình thức bạo lực trực tuyến. Nó có tầm ảnh hưởng vô cùng xấu đối với những nạn nhận của bạo lực mạng. Các tác động có thể kéo dài một thời gian dài và ảnh hưởng theo nhiều phương diện khác nhau. Về mặt tinh thần, có thể sẽ cảm thấy khó chịu, nhục nhã, ngu ngốc, thậm chí tức giận. Còn về mặt tình cảm thì sẽ cảm thấy xấu hổ hoặc mất hứng thú với những điều bạn yêu thích. Tiếp đến là về mặt thể chất, bản thân sẽ cảm thấy mệt mỏi,mất ngủ hoặc gặp các triệu chứng như đau bụng và đau đầu. Cảm giác bị người khác cười nhạo hoặc quấy rối có thể khiến mọi người không thể lên tiếng hoặc cố gắng giải quyết vấn đề. Trong những trường hợp nghiêm trọng, đe dọa trực tuyến thậm chí có thể dẫn đến việc mọi người tự kết liễu mạng sống của mình.

Vậy cần đề ra giải pháp gì để phòng tránh hiện tưởng này? Câu trả lời sẽ là nếu bạn cho rằng mình đang bị bắt nạt, bước đầu tiên là tìm kiếm sự giúp đỡ từ người mà bạn tin tưởng như cha mẹ, một thành viên thân thiết trong gia đình hoặc một người lớn đáng tin cậy khác. Nếu trong trường học thì ta có thể liên hệ với một cố vấn, huấn luyện viên thể thao hoặc giáo viên yêu thích của mình. Hoặc nếu không cảm thấy thoải mái khi nói chuyện với người quen thì hãy tìm kiếm đường dây trợ giúp ở quốc gia tại Việt Nam là tổng đài 111 để nói chuyện với một cố vấn chuyên nghiệp. Đó là một số biện pháp để giải quyết hiện tượng bạo lực mạng. Nhưng hơn cả là vẫn phải do ý thức của mỗi cá nhân, cần nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề để không làm ra các hành vi như vậy.

Tóm lại, hiện tượng bạo lực mạng có thể coi là một vấn nạn trong xã hội ngày này. Cần phải ngăn ngừa và giải quyết triệt để để tránh xảy ra các hậu quả khôn lường. Hãy chung tay đẩy lùi những hành vi được coi là "bạo lực mạng" để không còn ai phải chịu nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần do vấn nạn này gây ra nữa!

Trên đây là toàn bộ phần tìm hiểu và trình bày của nhóm 5 chúng em. Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Chúng em cũng rất mong nhận được những góp ý của mọi người để bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn

Xem thêm lời giải bài tập SBT Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

I. Đọc (trang 46, 47 SBT Ngữ Văn 8)

II. Tiếng Việt (trang 49, 50 SBT Ngữ Văn 8)

III. Viết (trang 50 SBT Ngữ Văn 8)

1 260 30/11/2023