Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ĐẤT NỨT CON BỌ HUNG

Trả lời Câu 4 trang 47 SBT Ngữ văn 8 Tập 1 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 8.

1 482 06/11/2023


Giải SBT Ngữ văn 8 Bài 4: Sắc thái của tiếng cười

Câu 4 trang 47 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

ĐẤT NỨT CON BỌ HUNG

Từ bé Quỳnh đã nổi tiếng học giỏi và đối đáp nhanh. Trong làng có ông Tú Cát rất hợm hĩnh mình, đi đâu cũng khoe mình hay chữ. Quỳnh rất ghét những loại người như vậy. Một hôm Quỳnh đang đứng xem đàn lợn ăn cám trong chuồng, Tú Cát đi qua trông thấy, liền gọi Quỳnh lại và bảo:

- Ta nghe đồn mày thông minh và có tài đối đáp. Bây giờ ta ra cho mày một câu đối, nếu không đối được, ta sẽ đánh đòn.

Nói rồi, Tú Cát lên giọng, gật gù ngâm nga:

- Lợn cấn ăn cám tốn.

Tú Cát nghĩ rằng câu này rất khó đối, ví “cấn” và “tốn” là hai quẻ trong kinh Dịch nào ngờ. Quỳnh đối lại ngay: “Chó khôn chớ cắn càn.”

Vế này cũng có “khôn” và “càn” là tên hai quẻ trong kinh Dịch, đồng thời lại có ý xỏ Tú Cát là chó. Không ngờ bị chơi đau như vậy, Tú Cát tức lắm, hằm hằm bảo:

- Được! Ta ra thêm vế nữa, phải đối lại ngay – rồi đọc – Trời sinh ông Tú Cát.

Quỳnh đối luôn:

- Đất nứt con bọ hung.

Tú Cát tức đến sặc tiết nhưng không làm gì được, vì Quỳnh đối rất chỉnh, đành lùi thủi bỏ đi.

a. Nhân vật Quỳnh và ông Tú Cát thể hiện đặc điểm nào của nhân vật truyện cười? Chỉ ra thái độ, cách nhìn nhận của tác giả dân gian với hai nhân vật này.

b. Chỉ ra một số mâu thuẫn gây cười của truyện dựa vào gợi ý sau:

Cứ ngỡ là …..

Thực tế là ……

Quỳnh là đứa trẻ, dù thông minh nhưng không thể đối lại những câu đối khó.

Ông Tú Cát là người học rộng (đỗ.... tú tài)…

.....

c. Chỉ ra một số thủ pháp gây cười được sử dụng trong truyện (xây dựng tình huống, ngôn ngữ).

d. Qua truyện cười trên, thông điệp mà em tâm đắc nhất là gì?

Trả lời:

a. Nhân vật Trạng Quỳnh thuộc kiểu nhân vật thông minh, dùng trí tuệ để trêu chọc, lật tẩy các thói hư tật xấu trong xã hội. Nhân vật ông Tú Cát thuộc kiểu nhân vật đại diện cho một thói xấu của xã hội, là đối tượng mà tiếng cười nhắm đến. Thái độ của tác giả dân gian: tôn vinh, đồng tình với Trạng Quỳnh; phê phán, chê cười ông Tú Cát.

b. Một số mâu thuẫn gây cười của truyện:

Cứ ngỡ là......

Thực tế là........

Quỳnh là đứa trẻ, dù thông minh nhưng không thể đối lại những câu đối khó.

Quỳnh đối lại trôi chảy, lại có ý mỉa mai ông Tú Cát.

Ông Tú Cát là người học rộng (đỗ tú tài)…

Ông Tú Cát thua cậu bé Quỳnh trong màn đối đáo, nhận về sự ê chề, xấu hổ.

Những câu đối của Tú Cát tưởng như rất hoàn chỉnh và không thể đối lại được.

Những câu đối của Quỳnh đối lại rất chỉnh và còn có ý mỉa mai Tú Cát.

c. Một số thủ pháp gây cười được sử dụng:

- Xây dựng tình huống gây cười bằng cách khai thác các mâu thuẫn gây cười, cốt truyện có tính chất tăng tiến, gây bất ngờ, thể hiện rõ sự tôn vinh của nhân dân với trí tuệ của Trạng Quỳnh và thái độ cười chê với thói khoe khoang, hợm hĩnh của ông Tú Cát.

- Kết hợp khéo léo lời đối đáp của hai nhân vật, vận dụng phép chơi chữ đầy bất ngờ, thể hiện trí tuệ của nhân vật Quỳnh và tinh hoa văn hóa của người xưa.

d. Thông điệp của câu chuyện khiến em tâm đắc nhất: đừng nên khoe khoang, hợm hĩnh; cần bảo tồn, tôn vinh nghệ thuật đối đáp bởi đó là nét đẹp văn hóa của dân tộc; đừng trông mặt mà bắt hình dong;….

1 482 06/11/2023