Sách bài tập Tin học 11 Bài 9 (Kết nối tri thức): Giao tiếp an toàn trên internet

Với giải sách bài tập Tin học 11 Bài 9: Giao tiếp an toàn trên internet sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Tin học 11 Bài 9.

1 501 17/12/2023


Giải SBT Tin học 11 Bài 9: Giao tiếp an toàn trên internet

Câu 9.1 trang 23 SBT Tin học 11: Hãy chọn những phương án nói về hạn chế của mạng xã hội.

A. Dễ tiếp cận những thông tin sai lệch, thông tin xấu, hình ảnh bạo lực.

B. Có nguy cơ bị lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân.

C. Lãng phí thời gian, ảnh hưởng tới sức khoẻ, khả năng sáng tạo, xao nhãng học tập và mục tiêu thực của cá nhân.

D. Kết nối mọi người, mọi lúc, mọi nơi.

Lời giải:

Đáp án đúng là:

A. Dễ tiếp cận những thông tin sai lệch, thông tin xấu, hình ảnh bạo lực.

B. Có nguy cơ bị lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân.

C. Lãng phí thời gian, ảnh hưởng tới sức khoẻ, khả năng sáng tạo, xao nhãng học tập và mục tiêu thực của cá nhân.

Câu 9.2 trang 23 SBT Tin học 11: Những hành vi, hành động nào sau đây bị nghiêm cấm trong môi trường mạng?

A. Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng.

B. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

C. Nghiên cứu, phân tích thông tin an ninh mạng.

D. Tuyên truyền cách phòng chống tội phạm trong môi trường mạng.

Lời giải:

Đáp án đúng là:

B. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Câu 9.3 trang 23 SBT Tin học 11: Với tình huống dưới đây em sẽ vận dụng quy tắc ứng xử trong môi trường số như thế nào để nhận biết và phòng tránh lừa đảo trên không gian mạng? “Các đối tượng giả mạo cơ quan công an, viện kiểm sát, toà án gửi thư điện tử cho người bị hại thông báo có liên quan đến một vụ án hoặc bị xử phạt nguội vi phạm giao thông và yêu cầu chuyển tiền để phục vụ điều tra, xử lí, bảo đảm”.

Lời giải:

Đây là tình huống lừa đảo dưới dạng báo thông tin xấu. Em hãy vận dụng ba nguyên tắc đã học: hãy chậm lại; kiểm tra ngay; dừng lại, không gửi.

Với tình huống dưới đây em sẽ vận dụng quy tắc ứng xử trong môi trường số

Câu 9.4 trang 23 SBT Tin học 11: Trong cuộc thi Hội khoẻ phù đổng cấp tỉnh, bạn A chụp hình ảnh của đội thi đấu trường mình và đăng lên mạng xã hội với mục đích chia sẻ niềm vui và niềm tự hào về các bạn và ngôi trường của mình. Hành động trên là đúng hay sai? Vì sao?

Lời giải:

Hành động của bạn A không sai, không vi phạm luật an ninh mạng vì bạn A đăng ảnh tập thể với mục đích tích cực, chia sẻ niềm vui và tự hào về các bạn và ngôi trường của mình.

Câu 9.5 trang 24 SBT Tin học 11: Những trường hợp nào sau đây được phép đăng ảnh lên mạng xã hội mà không cần xin phép?

A. Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng.

B. Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có mặt trong ảnh.

C. Hình ảnh của một diễn viên nổi tiếng kèm với lời lẽ chê bai.

D. Hình ảnh của bạn học cùng lớp.

Lời giải:

Đáp án đúng là:

A. Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng.

Câu 9.6 trang 24 SBT Tin học 11: Cô giáo và bài kiểm tra môn Toán cho Ban ban cho khi nay Nam không và bạn Lan nên đã dùng Facebook cá nhân của mình với HAI Tới nay bạn Lan. Theo em, hành động của Nam tung hay sai? Nam thanh ng gi? Ban Lan nên làm gia bảo vệ mình?

Lời giải:

Hành động của bạn Nam là sai. Nam đang vi phạm luật an ninh mạng, có hành vi nói xấu, chế giễu, bắt nạt bạn trên mạng. Để bảo vệ mình, Lan nói với Nam về hành vi của bạn, chia sẻ với người lớn là bố mẹ hoặc thầy cô giáo trong trường (hoặc có thể gọi tới tổng đài 111 để được hỗ trợ).

Câu 9.7 trang 24 SBT Tin học 11: Việc chia sẻ, đăng tại các thông tin sai sự thật gây mạng nam t1 phải là hành vi vi phạm pháp luật không

A. Là hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý hành chính hoặc hay t vào hậu quả của hành vi

B. Không vi phạm, mạng xã hội là nơi tự do ngôn luận nên thích nói gì thì nói.

Lời giải:

Đáp án đúng là:

A. Là hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý hành chính hoặc hay t vào hậu quả của hành vi

Câu 9.8 trang 24 SBT Tin học 11: Sống ảo là thể hiện mình trên mạng khác so với những gì ở ngoài đời thật. Theo em những rủi ro khi các bạn trẻ “sống ảo” trên mạng xã hội là gì?

A. Có thể làm cho người khác buồn phiền vì không được như mình.

B. Không có rủi ro nào khi “sáng bó, vì 90 chỉ là ở trên mạng xã hội thôi.

C. Có thể bị lừa đảo, bắt cóc, đánh cắp thông tin hay khiến chúng ta bị xe tông cuộc sống thực tế.

D. Có thể làm cho người khác buồn phiên, bị kia đảo, bắt các đánh cắp nác tin hay bị xa rời cuộc sống thực tế và có thể dẫn đến một số hậu quả không lường trước được.

Lời giải:

Đáp án đúng là:

D. Có thể làm cho người khác buồn phiên, bị kia đảo, bắt các đánh cắp nác tin hay bị xa rời cuộc sống thực tế và có thể dẫn đến một số hậu quả không lường trước được.

Câu 9.9 trang 24 SBT Tin học 11: Em hãy chia sẻ một số tình hướng kia đảo trên mạng mà em biết

Lời giải:

Gợi ý một số tình huống:

Nhận được tin nhắn trúng thưởng lớn qua Messenger.

Nhận được tin nhắn cần xác nhận tài khoản thư điện tử qua đường liên kết lạ. Nhận được thông báo tài khoản thư điện tử sẽ bị khoá, cần phải xác nhận lại thông tin cá nhân.

Nhận được thông báo máy tính bị virus, cần phải xử lí bằng cách mở đường liên kết được cung cấp sẵn.

Câu 9.10 trang 24 SBT Tin học 11: Bạn Linh ở trường Trung học phổ thông Nội Trú của Tịnh Không của mạng xã hội Facebook kết bạn với Minh ở TP.HCM. Sau một thời gian tới chuyện trên mạng, Linh mới Minh đến nhà chơi. Hôm sau Linh tiên bạn ra xe mà không biết rằng Minh đã “cầm theo số tiền 50 triệu đồng của người thân. Đến khi bố của Lính phát hiện mất tiền, Lính mới đi TP.HCM tim Nih Minh đã thừa nhận tiêu xài hết 15 triệu đồng, trả lại 35 triệu, Linh đưa Micha công an trình báo.

Trong tình huống trên bạn Lính có phải là nạn nhân của Kia Bảo trên mạng không? Tại sao? Nếu là Lính, em sẽ làm gì khi phát hiện ra sự việc, em có làm giống Linh không?

Lời giải:

Trong trường hợp trên, bạn Linh là nạn nhân của lừa đảo trên mạng. Kẻ xấu đã lợi dùng lòng tin của Linh để tiếp cận gia đình Linh, tìm cơ hội để trộm cắp tài sản. Nếu là Linh, em không nên tự ý đi tìm Minh để giải quyết vấn đề vì tiềm ẩn rất nhiều tình huống xấu, em nên nói chuyện với người thân sau đó trình báo công an.

Câu 9.11 trang 24 SBT Tin học 11: Anh Tuấn nhận được tin nhắn vay tiền từ tài khoản Facebook của người thân với lí do người này gặp tai nạn cần tiền để giải quyết sự việc. Nghĩ là người nhà, đang cần gấp nên anh Tuấn không nghi ngờ gì và chuyển 20 triệu đồng tới số tài khoản được gửi cho. Sau đó, anh Tuấn liên lạc vào tài khoản Facebook nói trên thì bị chặn. Thấy khả nghi, anh Tuấn đến nhà tìm thi mới biết mình bị lừa vì người thân của anh chưa bao giờ liên lạc hay vay tiền. Trong tình huống trên, anh Tuấn đã không vận dụng nguyên tắc nào để kẻ xấu lợi dụng lừa đảo chiếm đoạt tài sản của mình?

Lời giải:

Trong trường hợp của anh Tuấn, anh đã không áp dụng nguyên tắc “Hãy chậm lại” và cảnh giác với những tin nhắn từ trên mạng và không áp dụng nguyên tắc “Kiểm tra ngay” bằng cách gọi trực tiếp cho người thân dưới mọi hình thức để xác minh thông tin. Vì không có nghi ngờ nào nên anh Tuấn bị lừa chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo.

Xem thêm lời giải sách bài tập Tin học lớp 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 10: Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin phục vụ quản lí

Bài 11: Cơ sở dữ liệu

Bài 12: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu

Bài 13: Cơ sở dữ liệu quan hệ

Bài 14: SQL - Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc

1 501 17/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: