Sách bài tập Tin học 11 Bài 1 (Kết nối tri thức): Hệ điều hành
Với giải sách bài tập Tin học 11 Bài 1: Hệ điều hành sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Tin học 11 Bài 1.
Giải SBT Tin học 11 Bài 1: Hệ điều hành
Lời giải:
Khi khởi động máy tính, các phần mềm được ghi trong ROM sẽ chạy để kiểm tra phần cứng, sau đó tìm nạp hệ điều hành và khởi động hệ điều hành.
Sau đó, máy tính mới sẵn sàng làm việc với các chương trình ứng dụng.
Câu 1.2 trang 6 SBT Tin học 11: Loại công việc nào sau đây không phải là chức năng của hệ điều hành?
C. Điều phối các thiết bị của máy tính để thực hiện các chương trình ứng dụng.
D. Duyệt web.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B và D. Diệt virus và duyệt web không phải là chức năng của hệ điều hành. Chúng là các phần mềm ứng dụng.
Câu 1.3 trang 6 SBT Tin học 11: Công việc nào sau đây không phải là chức năng của hệ điều hành?
A. Cung cấp môi trường để người sử dụng chạy các chương trình ứng dụng.
C. Sao chép, xoá và chuyển các tệp dữ liệu.
D. Quản lí các thiết bị của máy tính.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B. Soạn thảo văn bản không phải là chức năng của hệ điều hành.
Câu 1.4 trang 6 SBT Tin học 11: Phát biểu nào sau đây đúng?
B. Bất cứ một thiết bị nào điều khiển bằng chương trình đều có hệ điều hành.
D. Đối với các chương trình ứng dụng, người sử dụng có thể khởi động hoặc dừng trong khi máy tính đang hoạt động. Hệ điều hành cũng là một chương trình, người sử dụng cũng có thể dừng khi máy tính đang hoạt động.
Lời giải:
Phương án đúng là: A. Hệ điều hành là phần mềm quản lí máy tính để thực hiện một cách có hiệu quả các phần mềm ứng dụng.
Phương án B sai vì không phải thiết bị điều khiển bằng chương trình nào cũng cần hệ điều hành.
Phương án C sai vì không chỉ máy tính cá nhân và thiết bị di động mới dùng hệ điều hành. Các thiết bị làm được nhiều việc với sự điều khiển của con người cũng dùng hệ điều hành, ví dụ ti vi thông minh.
Phương án D sai vì hệ điều hành là môi trường để chạy các ứng dụng nên nó luôn hoạt động để đảm bảo sẵn sàng chạy các chương trình khác. Vì thế, người ta thiết kế các hệ điều hành chạy liên tục, chỉ dừng khi tắt máy tính.
Hệ điều hành máy tính cá nhân là thân thiện, dễ dùng đối với người dùng. Các thiết bị di động thực chất cũng là máy tính cá nhân nhưng rất nhỏ gọn và di chuyển thường xuyên nên thường có khả năng kết nối mạng và sử dụng nhiều phương thức giao tiếp tiện lợi dựa trên các cảm biến.
Lời giải:
Trong hệ điều hành Windows, các chức năng liên quan đến giao tiếp của người dùng gồm những công việc sau:
Tổ chức lưu trữ thông tin (tệp và thư mục), thông qua công cụ File Explorer. Cấu hình máy và kết nối thông qua các phương tiện quản trị Control Panel hay Settings.
Thực hiện các ứng dụng bằng cách kích hoạt các biểu tượng của các ứng dụng.
Lời giải:
Nhiều ti vi thông minh có hệ điều hành, ví dụ Tizen của Samsung, WEB OS của LG, Android của Sony,... Các hệ điều hành này đều cho phép kết nối được với Internet và kết nối với các thiết bị khác qua bluetooth. Việc giao tiếp với người sử dụng thông qua điều khiển từ xa (remote control).
Các loại ti vi thông minh trên cho phép cài đặt các ứng dụng trực tuyến như Youtube, FPT Play, Netflix và nhiều ứng dụng khác. Để chạy một ứng dụng người dùng phải mở cửa sổ ứng dụng rồi dùng điều khiển từ xa chọn ứng dụng trên cửa sổ. Người sử dụng có thể chọn các kiểu kết nối qua các cổng kết nối, có thể thiết lập các chế độ làm việc của ti vi thông qua việc hiển thị các bảng chọn và dùng điều khiển từ xa. Hình 1.1 là cửa sổ ứng dụng của ti vi Sony với hệ điều hành Android.
Một vài tính năng của các hệ điều hành hiện đại (bắt đầu có từ thế hệ thứ ba) gồm:
– Đa chương trình là chế độ cho phép nhiều chương trình được nạp vào bộ nhớ đồng thời và được xử lí theo một thứ tự ưu tiên nhất định. Khi một chương trình ngừng làm việc, máy tính sẽ tự động chuyển sang chương trình có độ ưu tiên thấp hơn tiếp theo. Cách tổ chức này giúp tăng mức độ sẵn sàng của công việc, giúp giảm thời gian chờ của máy so với cách cứ chạy xong một chương trình mới được nạp một chương trình mới. Nếu có một chương trình chạy rất lâu thì tất cả các chương trình có độ ưu tiên thấp hơn đều phải chờ. Vì vậy, chế độ này không phù hợp để tất cả các chương trình đều có thể tiến triển.
– Phân chia thời gian: Thời gian làm việc của máy tính được chia nhỏ, mỗi khoảng dành cho một chương trình, quá trình này được tiến hành luân phiên đối với tất cả các chương trình.
– Đa nhiệm là một kiểu làm việc trong chế độ phân chia thời gian. Các chương trình được xử lí luận phiên trong các khoảng thời gian kế tiếp nhau. Điều này cho phép tận dụng được công suất xử lí của máy tính khi có những chương trình chỉ khai thác máy với công suất thấp. Ví dụ: Nếu chỉ soạn thảo văn bản thì thời gian CPU dùng rất ít, chủ yếu thời gian soạn thảo để người dùng gõ bàn phím. Trong thời gian đó, máy tính có thể vừa chạy chương trình nghe nhạc, vừa tải dữ liệu từ Internet về trong các khoảng thời gian xen kẽ mà người dùng hoàn toàn không nhận thấy bất cứ chương trình nào bị trễ. Chế độ đa nhiệm tận dụng được công suất của CPU nhưng khác với chế độ đa chương trình bình thường ở chỗ các tiến trình đều tiến triển.
– Đa người dùng cho phép nhiều người có thể chạy đồng thời trên cùng một máy tính. Chế độ đa người dùng phải là đa nhiệm, nhưng đa nhiệm không phải khi nào cũng là đa người dùng. Các hệ điều hành như Windows XP, Windows 7, Windows 10, Windows 11 đều là đa nhiệm nhưng chỉ cho một người dùng. Trong khi đó Windows NT dùng cho các máy chủ cho phép nhiều người từ máy tính của mình kết nối đến có thể chạy các ứng dụng trên cùng máy chủ. – Bộ nhớ ảo là cơ chế sử dụng một vùng đệm trong bộ nhớ trong để giao tiếp với tệp. Bộ nhớ trong được chia thành các trang. Mỗi khi nạp tập vào làm việc, nếu tập lớn thì chỉ một phần tập được đưa vào vùng đệm. Khi dùng đến phần tập còn ở đĩa chưa nạp vào bộ nhớ trong thì hệ điều hành tự động hoán chuyển vùng làm việc từ bộ nhớ ngoài vào bộ nhớ trong, phần bộ nhớ trong không làm việc nếu có thay đổi dữ liệu sẽ được cập nhật và ghi vào tập ở bộ nhớ ngoài. Như vậy, vùng đệm giống như một cửa sổ làm việc với tệp. Cơ chế này cho phép làm việc đồng thời với nhiều chương trình hay tập dữ liệu có độ lớn, có thể lớn hơn cả bộ nhớ trong, vì nó không bắt buộc các tập phải nạp toàn bộ. Điều này rất có ích khi cần phải khai thác đồng thời hàng chục thậm chí hàng trăm tập cho nhiều ứng dụng.
Xem thêm lời giải sách bài tập Tin học lớp 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2: Thực hành sử dụng hệ điều hành
Bài 3: Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức - hay nhất
- Văn mẫu lớp 11 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức
- Giải SBT Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 11 – Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 11 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 11 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 11 Global success
- Giải sgk Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Kết nối tri thức