Sách bài tập Tin học 10 Bài 21 (Kết nối tri thức): Câu lệnh lặp While

Với giải sách bài tập Tin học 10 Bài 21: Câu lệnh lặp While sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Tin học 10 Bài 21.

1 3,393 02/12/2022


Giải sách bài tập Tin học lớp 10 Bài 21: Câu lệnh lặp While

Câu 21.1 trang 43 SBT Tin học 10: Em hãy cho biết đoạn chương trình sau sẽ in những gì ra màn hình? Khi nào màn hình kết thúc?

a)

i = 1

while i < 5:

print(1/(i + 2), end = " ")

i = i + 1

b)

i = 5

while i < 5 :

print(1/(i + 2), end = " ")

i = i + 1

Trả lời:

 a) Lần lượt in ra trên cùng một dòng các giá trị bằng (gần đúng) của 1/3, 1/4, 1/5, 1/6. Chương trình dừng khi giá trị = 5.

Sách bài tập Tin học 10 Bài 21 (Kết nối tri thức): Câu lệnh lặp While (ảnh 1)

b) Chương trình không in gì mà kết thúc luôn, do điều kiện thực hiện vòng lặp (i < 5) không được thoả mãn.

Câu 21.2 trang 44 SBT Tin học 10: Đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì? Khi nào vòng lặp kết thúc?

x = 1

while x > 0:

x = int(input("Thu nhập của hộ tiếp theo: "))

Trả lời:

Đoạn chương trình đã cho thực hiện việc nhập dữ liệu thu nhập của hộ gia đình từ bàn phím. Khi giá trị được nhập vào nhỏ hơn hoặc bằng 0 thì quá trình nhập dữ liệu kết thúc.

Câu 21.3 trang 44 SBT Tin học 10: Em hãy cho biết kết quả thực hiện hai đoạn chương trình sau:

a)

s = 0

for i in range(1, 11):

s = s + i

print(s)

b)

s = 0

i = 1

while i < 11:

s = s + i

i = i + 1

print(s)

Trả lời:

Cả hai đoạn chương trình đều tính và in ra tổng các số tự nhiên từ 1 đến 10.

a)

Sách bài tập Tin học 10 Bài 21 (Kết nối tri thức): Câu lệnh lặp While (ảnh 1)

b)

Sách bài tập Tin học 10 Bài 21 (Kết nối tri thức): Câu lệnh lặp While (ảnh 1)

Câu 21.4 trang 44 SBT Tin học 10: Em hãy sử dụng câu lệnh lặp while để thay thế câu lệnh for trong đoạn chương trình sau:

s = 0

for i in range(5,11):

s = s + i*i

print(s)

Trả lời:

Đoạn chương trình thực hiện việc tính tổng bình phương các số tự nhiên từ 5 đến 10. Em có thể dùng câu lệnh while để thay thế câu lệnh for như sau:

s = 0

i = 5

while i < 11:

s = s + i*i

i = i + 1

print(s)

Sách bài tập Tin học 10 Bài 21 (Kết nối tri thức): Câu lệnh lặp While (ảnh 1)

Câu 21.5 trang 44 SBT Tin học 10: Em hãy quan sát kĩ cách thay thế câu lệnh for bằng câu lệnh while trong các câu 21.3 và 21.4 để thay thế câu lệnh for dạng tổng quát dưới đây bằng nhóm câu lệnh có sử dụng câu lệnh while tương ứng:

for <biến> in range(gia_tri1, gia_tri2):

<khối lệnh>

Trả lời:

Em có thể thay câu lệnh for đã cho bằng nhóm các câu lệnh có sử dụng while tương ứng như sau:

<biến> = gia_tri1

while <biến> < gia_tri2:

<khối lệnh>

<biến> = <biến> + 1

Câu 21.6 trang 45 SBT Tin học 10: Em hãy cho biết đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì:

s = 0

i = 0

while s < 2:

i = i + 1

s = s + 1/i

print("Giá trị i cần tìm = ", i)

Trả lời:

Đoạn chương trình thực hiện việc in ra số tự nhiên i nhỏ nhất sao cho tổng:

s=1+12+13+...+1i2

Sách bài tập Tin học 10 Bài 21 (Kết nối tri thức): Câu lệnh lặp While (ảnh 1)

Câu 21.7 trang 45 SBT Tin học 10: Viết chương trình đếm xem trong dãy 100 số tự nhiên đầu tiên có bao nhiêu số thoả mãn điều kiện hoặc chia hết cho 5 hoặc chia cho 3 dư 1.

Trả lời:

Chương trình có thể viết như sau:

dem = 0

i = 1

while i < 101:

if (i%5 == 0) or (i%3 == 1):

dem = dem + 1

i = i + 1

print("Số các số cần tìm = ", dem)

Sách bài tập Tin học 10 Bài 21 (Kết nối tri thức): Câu lệnh lặp While (ảnh 1)

Ghi chú: Có thể dùng câu lệnh for để giải bài toán trên như sau:

dem = 0

for i in range(1, 101):

if (i%5 == 0) or (i%3 == 1):

dem = dem + 1

print("Số các số cần tìm = ", dem)

Câu 21.8 trang 45 SBT Tin học 10: Sử dụng câu lệnh while để giải bài toán "Gà và Chó" (Câu 20.9).

Trả lời:

Chương trình có thể viết như sau:

print("GIẢI BÀI TOÁN GÀ VÀ CHÓ")

print("Vừa gà vừa chó");

print("Bó lại cho tròn");

print("Ba mươi sáu (36) con");

print("Một trăm(100) chân chẵn");

print("Hỏi có mấy gà, mấy chó?");

k = 1

while k < 37:

if((k * 2 + (36 - k) * 4) == 100):

print("Số gà là: ", k)

print("Số chó là: ", 36-k)

k = k + 1

Sách bài tập Tin học 10 Bài 21 (Kết nối tri thức): Câu lệnh lặp While (ảnh 1)

Lưu ý: Hoàn toàn tương tự, có thể thay thế các câu lệnh for trong các bài Gà và Chó tổng quát cũng như "Trăm trâu, trăm cỏ" ở Bài 20.

Câu 21.9 trang 45 SBT Tin học 10: Em hãy viết chương trình tính tổng của các chữ số của một số tự nhiên n được nhập từ bàn phím.

Trả lời:

Chương trình có thể viết như sau:

# Tổng các chữ số của số n

n = int(input("Nhập số nguyên dương n = "))

tong = 0

luu = n

while n > 0:

tong = tong + n % 10

n = n // 10

print("Tổng các chữ số của ", luu , " là ", tong)

Câu 21.10 trang 45 SBT Tin học 10: Em hãy viết chương trình in các số tự nhiên từ 1 tới 100 thành 1 bảng có 10 hàng, mỗi hàng có 10 số theo trình tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.

Trả lời:

Chương trình có thể viết như sau:

# Bảng số 100

i = 0

while i <10:

j = 1

while j < 11:

print(i*10+j, end = " ")

j = j + 1

print("")

i = i + 1

Sách bài tập Tin học 10 Bài 21 (Kết nối tri thức): Câu lệnh lặp While (ảnh 1)

Câu 21.11 trang 45 SBT Tin học 10: Để có số liệu đánh giá về các hộ nghèo của một địa phương, người ta đã tiến hành một khảo sát xã hội học. Em hãy viết chương trình để hỗ trợ cho nhóm tổ chức khảo sát: Xác định mức thu nhập bình quân của tất cả các hộ gia đình được khảo sát (số hộ được khảo sát là một số lớn hơn 0); Xác định số các hộ gia đình có thu nhập dưới 20 triệu cùng thu nhập bình quân của các hộ đó. Yêu cầu: Số liệu về thu nhập của các hộ gia đình được lần lượt nhập vào từ bàn phím cho tới khi nào nhập vào số 0.

Trả lời:

Chương trình có thể viết như sau:

so_ho_gd = 0

So_ho_ngheo = 0

so_ho_khagia = 0

tongthunhap_ngheo = 0

tongthunhap = 0

thunhap = 1                #Có thể gán 1 số bất kì > 0 để thực hiện vòng lặp

while thunhap > 0 :

thunhap = float(input("Thu nhập của hệ tiếp theo (đơn vị tính triệu đồng): "))

if thunhap > 0: #Xem lưu ý ở dưới.

tongthunhap = tongthunhap + thunhap

so_ho_gd = so_ho_gd + 1

if thunhap < 20:

tongthunhap_ngheo = tongthunhap_ngheo + thunhap

so_ho_ngheo = so_ho_ngheo + 1

print("Số các hộ gia đình được khảo sát = ", so_ho_gd, "Thu nhập bình quân 1 hộ = ", tongthunhap/so_ho_gd)

if so_ho_ngheo > 0:

print("Số các hộ gia đình nghèo được khảo sát = ", so_ho_ngheo, "Thu nhập bình quân 1 hộ = ", tongthunhap_ngheo/so_ho_ngheo)

else:

print("Không có các hộ gia đình nghèo")

Lưu ý: Cần có câu lệnh kiểm tra để tránh trường hợp giá trị nhập vào cho biến thunhap ≤ 0 (dấu hiệu kết thúc nhập dữ liệu) nhưng vẫn tính thêm một hộ gia đình được khảo sát.

Câu 21.12 trang 45 SBT Tin học 10: Em hãy tìm trong chương trình giải Câu 21.11 một số khối lệnh tương ứng với các cấu trúc lập trình cơ bản mà em đã được học.

Trả lời:

Sách bài tập Tin học 10 Bài 21 (Kết nối tri thức): Câu lệnh lặp While (ảnh 1)

Sách bài tập Tin học 10 Bài 21 (Kết nối tri thức): Câu lệnh lặp While (ảnh 1)

Câu 21.13 trang 45 SBT Tin học 10: Số Palindrom là số mà nếu viết các chữ số của số đó theo trình tự ngược lại ta thu được số có giá trị bằng chính số ban đầu. Ví dụ 121, 13455431 là các số Palindrom. Em hãy viết chương trình xác định một số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím có phải là số Palindrom hay không.

Trả lời:

Chương trình có thể viết như sau:

# Xác định palindrom

so_bandau = int(input("Nhập số tự nhiên bất kì: "))

so_nghichdao = 0

k = so_bandau

while k > 0:

so_nghichdao = so_nghichdao*10 + k % 10       # Từng bước tạo số nghịch đảo

k = k // 10

if so_nghichdao == so_bandau:

print("Số đã cho ", so_bandau, "là palindrom")

else:

print("Số đã cho ", so_bandau, "không phải là palindrom")

Câu 21.14 trang 45 SBT Tin học 10: Số hoàn hảo là số tự nhiên có giá trị bằng tổng các ước thực sự của nó (các ước nhỏ hơn chính nó). Ví dụ một vài số hoàn hảo:

6: 1 + 2 + 3 = 6

28: 1 + 2 + 4 + 7 + 14 = 28

496: 1 + 2 + 4 + 8 + 16 + 31 + 62 + 124 + 248 = 496

8128: 1 + 2 + 4 + 8 + 16 + 32 + 64 + 127 + 254 + 508 + 1016 + 2032 + 4064 = 8128

Em hãy viết chương trình xác định số hoàn hảo đầu tiên lớn hơn số tự nhiên n được nhập vào từ bàn phím.

Trả lời:

Chương trình có thể viết như sau:

# Số hoàn hảo > n cho trước

n = int(input("Nhập giá trị của n: "))

so_hoanhao = n + 1

tim_ra = False

while tim_ra == False:

tong_uocso = 0

for i in range(1, so_hoanhao):

if so_hoanhao%i==0:    # i là ước số

tong_uocso = tong_uocso+i

if tong_uocso == so_hoanhao :

tim_ra = True

print("Số hoàn hảo đầu tiên lớn hơn ", n, " là ", so_hoanhao)

else:

so_hoanhao = so_hoanhao + 1

Xem thêm lời giải sách bài tập Tin học lớp 10 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết nhất:

Bài 22: Kiểu dữ liệu danh sách

Bài 23: Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách

Bài 24: Xâu kí tự

Bài 25: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự

Bài 26: Hàm trong Python

1 3,393 02/12/2022


Xem thêm các chương trình khác: