Sách bài tập Tin học 10 Bài 29 (Kết nối tri thức): Nhận biết lỗi chương trình

Với giải sách bài tập Tin học 10 Bài 29: Nhận biết lỗi chương trình sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Tin học 10 Bài 29.

1 566 lượt xem


Giải sách bài tập Tin học lớp 10 Bài 29: Nhận biết lỗi chương trình

Câu 29.1 trang 59 SBT Tin học 10: Xác định loại lỗi của câu lệnh sau:

>>> A = list(12)

A. Lỗi cú pháp.

B. Lỗi ngoại lệ. 

C. Lỗi khác.

D. Không có lỗi.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu lệnh trên mắc lỗi ngoại lệ. 

Câu 29.2 trang 60 SBT Tin học 10: Lệnh sau có lỗi không? Nếu có thì lỗi thuộc loại nào?

123ab = {1,2,3]

print(123ab) 

A. Lỗi cú pháp.

B. Lỗi ngoại lệ. 

C. Lỗi khác.

D. Không có lỗi.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Vì biến không bắt đầu bằng chữ số.

Câu 29.3 trang 60 SBT Tin học 10: Lỗi ngoại lệ trong Python là lỗi gì?

A. Lỗi khi viết một câu lệnh sai cú pháp của ngôn ngữ lập trình. 

B. Lỗi khi truy cập một biến chưa được khai báo. 

C. Lỗi khi không thể thực hiện một lệnh nào đó của chương trình

D. Lỗi khi chương trình biên dịch sang tệp exe.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Lỗi ngoại lệ là lỗi khi không thể thực hiện một lệnh nào đó của chương trình.

Câu 29.4 trang 60 SBT Tin học 10: Chương trình sau có lỗi không? Nếu có thì lỗi thuộc loại nào?

A = [1,2,3]

for i in range(4):

print(A[i])

Trả lời:

Có lỗi. Đó là lỗi ngoại lệ.

Câu 29.5 trang 60 SBT Tin học 10: Chương trình sau có lỗi không? Nếu có thì lỗi thuộc loại nào?

n = 10

for i in range(n):

Print(i, end = " ")

Trả lời:

Có lỗi. Đó là lỗi ngoại lệ.

Câu 29.6 trang 60 SBT Tin học 10: Đoạn chương trình sau có lỗi không? Nếu có thì lỗi thuộc loại nào?

n = input("Nhập số tự nhiên n: ")

k = int(input("Nhập số lần cần nhân lên: "))

print("Kết quả là:", n*k)

Trả lời:

Có lỗi, lỗi này thuộc loại ngữ nghĩa, không thuộc lỗi ngoại lệ hay lỗi cú pháp.

Câu 29.7 trang 60 SBT Tin học 10: Trong lời gọi hàm, nếu các đối số được truyền vào hàm bị thiếu thì lỗi ngoại lệ phát sinh thuộc loại nào dưới đây?

A. Syntax Error.

B. NameError. 

C. TypeError

D. Không phát sinh lỗi ngoại lệ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Trong lời gọi hàm, nếu các đối số được truyền vào hàm bị thiếu thì lỗi ngoại lệ phát sinh thuộc loại TypeError.

Câu 29.8 trang 60 SBT Tin học 10: Các lệnh sau sẽ phát sinh lỗi ngoại lệ nào?

>>> s = "abc"

>>> s[10] 

A. SyntaxError.

B. NameError. 

C. TypeError

D. IndexError.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Sách bài tập Tin học 10 Bài 29 (Kết nối tri thức): Nhận biết lỗi chương trình (ảnh 1)

Câu 29.9 trang 60 SBT Tin học 10: Giả sử chương trình có lệnh nhập dữ liệu sau:

n = int(input("Nhập số nguyên n: "))

Khi chúng ta nhập 1.5 thì chương trình có lỗi ngoại lệ không? Đó là lỗi ngoại lệ nào? 

A. SyntaxError.

B. ValueError. 

C. TypeError

D. IndexError.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

ValueError: Lỗi liên quan đến giá trị đối tượng.

Sách bài tập Tin học 10 Bài 29 (Kết nối tri thức): Nhận biết lỗi chương trình (ảnh 1)

Câu 29.10 trang 61 SBT Tin học 10: Bài toán yêu cầu sắp xếp dãy số ban đầu thành dãy tăng dần. Giả sử dãy số ban đầu là [3, 1, 8, 10, 5]. Kết quả thu được dãy [1, 3, 8, 5, 10]. Chương trình có lỗi không? Nếu có thể thì lỗi đó thuộc loại gì? 

Trả lời:

Có lỗi. Đây là lỗi loại 3, tức là lỗi ngữ nghĩa bên trong chương trình, không phải lỗi ngoại lệ.

Câu 29.11 trang 61 SBT Tin học 10: Các lệnh sau khi thực hiện có thể sinh lỗi không? Nếu có thì lỗi có thể là gì?

1. n = int(input("Nhập số nguyên n: "))

2. if prime(n):

3.       print(n, "là số nguyên tố")

4. else:

5.       print(n,"là hợp số")

Trả lời:

- Lệnh 1 có thể phát sinh lỗi ValueError khi người dùng nhập dữ liệu chưa chính xác.

- Lệnh 3 có thể phát sinh lỗi NameError khi hàm prime() chưa được định nghĩa.

- Kết quả của chương trình có thể sai nếu hàm prime() không được viết chính xác. Khi đó chương trình có lỗi lôgic bên trong.

Xem thêm lời giải sách bài tập Tin học lớp 10 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết nhất:

Bài 30: Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình

Bài 31: Thực hành: Viết chương trình đơn giản

Bài 32: Ôn tập lập trình Python

Bài 33: Nghề thiết kế đồ họa máy tính

Bài 34: Nghề phát triển phần mềm

1 566 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: