Qua hai câu đầu Nam quốc sơn hà, tác giả muốn khẳng định điều gì?

Trả lời câu 3 trang 8 sgk Ngữ văn 8 Tập 2 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách Ngữ văn 8.

1 1,245 28/08/2023


Giải Ngữ văn 8 (Chân trời sáng tạo) Nam quốc sơn hà

Câu 3(trang 8 sgk Ngữ văn 8 Tập 2)Qua hai câu đầu, tác giả muốn khẳng định điều gì? Từ đó, cho biết:

a. Tác dụng của cách dùng từ, ngắt nhịp trong câu: Nam quốc sơn hà Nam đế cư.

b. Tác dụng của việc nói đến “thiên thư” (sách trời) trong câu thơ thứ hai.

Trả lời:

a.

- Hai câu đầu giới thiệu vấn đề chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước. Tác giả dùng từ “Nam quốc”, “Nam để” để khẳng định sự chính danh của quốc gia, của bậc đế vương có chủ quyền trên lãnh thổ của mình. Bên cạnh đó, trong chế độ phong kiến xưa, “đế” là danh xưng cao nhất dành cho người đứng đầu một nước. Đối với triều đình phong kiến Trung Hoa, chỉ có vua của họ mới là “đế”, còn vua các nước nhỏ là “vương”, thấp hơn “đế” một bậc. Ở đây, tác giả bài thơ dùng từ “Nam đế” để nhấn mạnh vị thế dân tộc và sự ngang hàng của vua nước Nam với vua phương Bắc.

- Câu đầu có thể ngắt theo nhịp 4/3 hoặc 2/2/3. Cách ngắt nhịp trong câu theo nhịp 4/3 “Nam quốc sơn hà/ Nam đế cư” hoặc “Nam quốc/ sơn hà/ Nam để cư”: tỏ rõ hai vấn đề quan trọng nhất là “sông núi nước Nam”, và “vua nước Nam” đi liền với nhau ngay trong câu mở đầu của bài thơ. Đây là cách ngắt nhịp tiêu biểu của thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường, tạo âm điệu chậm rãi, trang nghiêm.

b.

Việc nói đến “thiên thư” (sách trời) trong câu thơ thứ hai cho thấy “tính pháp lí” của chủ quyền: chủ quyền đã được ghi rõ, quy định rõ bằng VB của “nhà trời”, không phải chuyện người thường muốn mà thay đổi được và cũng không thể thay đổi được bằng hành vi xâm lược.

1 1,245 28/08/2023