Soạn bài Tri thức ngữ văn (trang 45) Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Tri thức ngữ văn trang 45 Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

1 856 28/08/2023


Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 45

1. Văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim

- Văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim thuộc kiểu văn bản thông tin, trong đó người viết cung cấp các thông tin về một cuốn sách hoặc bộ phim, đồng thời trình bày cảm nhận, đánh giá của người viết nhằm giới thiệu, khuyến khích mọi người đọc cuốn sách hoặc xem bộ phim đó.

- Cấu trúc văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim thường gồm các phần sau:

+ Phần 1: nêu một số thông tin về: tên cuốn sách, tác giả hoặc tên bộ phim, đạo diễn, diễn viên, người quay phim... trình bày ấn tượng hoặc nêu nhận xét khái quát của người viết đối với cuốn sách/ bộ phim.

+ Phần 2: tóm tắt ngắn gọn nội dung cuốn sách bộ phim và trình bày nhận xét, đánh giả của người viết về giá trị của cuốn sách bộ phim.

+ Phần 3: khẳng định giá trị của cuốn sách bộ phim và đề xuất/ khuyến khích mọi người nên đọc xem.

- Văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim có thể có sa-pô (sapo), đoạn nằm ngay dưới nhan đề văn bản, nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung bài viết và thu hút sự chú ý của người đọc. Loại văn bản này thường sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (hình ảnh từ cuốn sách bộ phim được giới thiệu) để truyền tải thông tin sinh động, hiệu quả.

2. Thành phần biệt lập trong câu: đặc điểm và chức năng

Thành phần biệt lập là thành phần phụ có tính độc lập với nòng cốt câu, không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Thành phần biệt lập gồm các loại sau:

a. Thành phần phụ chủ: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu, thường được tách biệt bằng dấu gạch ngang, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu hai chấm.

Ví dụ:

Bên dưới con thúc (và đây là cảnh tượng đáng kinh ngạc hơn cả), là một mở những đường ống thuỷ tinh kếch xù từ đâu đó tít trên trần rủ xuống vực vào lòng sông

(Bô-a Đan, Xưởng Sô-cô-la).

Phần in đậm trong ví dụ trên là thành phần phụ chú, được dùng để bổ sung thông tin cho khung cánh “bên dưới con thảo”,

b. Thành phần gọi – đáp: được dùng để gọi đáp, tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp,

Ví dụ:

Hai bà cháu chợt nhận ra cô Gió, bà tươi tỉnh hẳn lên:

– Đào ơi, có gió rồi, con nghỉ tay đi. Ôi, có Gió thật là tốt quá! Bà các tỉnh cả người.

(Xuân Quỳnh, Cô Gái mất rằn)

Trong ví dụ trên, “Đảo ơi" được dùng để hồi gọi, nhằm bắt đầu cuộc thoại.

c. Thành phần cảm thán, được dùng để diễn tả cảm xúc của người nói.

Ví dụ

Ôi, cô Gió thật là tốt quá!

(Xuân Quỳnh, Có Gió mất tên)

Trong câu trên, "ôi” biểu lộ cảm xúc (sự xúc động mạnh mẽ) của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

d. Thành phần tình thái: được dùng để diễn là thái độ, cách đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

Ví dụ:

Tàu Nam-It-lots dường như đứng yên một chỗ, vì xung quanh chẳng thấy một điểm nào động đậy.

(Giuyn Véc-nơ, Hai vạn dặm dưới biển)

Trong ví dụ trên, “dường như" biểu thị ý phỏng đoán một cách dè dặt, dựa trên những gì người nói trực tiếp cảm nhận.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:

Chuyến du hành về tuổi thơ

Mẹ vắng nhà - Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh

Tình yêu sách

Thực hành tiếng Việt trang 53

Tốt-Tô-Chan (totto – chan) bên cửa sổ: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương

1 856 28/08/2023