Chương V Thông tư 31/2016/TT-BTNMT: Phương án bảo vệ môi trường
Số hiệu: | 31/2016/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Võ Tuấn Nhân |
Ngày ban hành: | 14/10/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2016 |
Ngày công báo: | 29/11/2016 | Số công báo: | Từ số 1213 đến số 1214 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 31/2016/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung; bảo vệ môi trường làng nghề và bảo vệ môi trường tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ban hành ngày 14/10/2016.
1. Bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung
2. Bảo vệ môi trường làng nghề theo Thông tư số 31/TT-BTNMT
3. Bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối tượng phải lập phương án bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, cơ sở đang hoạt động có loại hình, quy mô tương đương đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP;
b) Làng nghề.
2. Đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này lập phương án bảo vệ môi trường cho các hạng mục, công trình đã hoàn thành và vận hành chính thức theo tiến độ thực tế; trường hợp đã có hệ thống quản lý môi trường, trong đó đã tích hợp nội dung của phương án bảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư này và đã được xác nhận theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP thì không phải lập phương án bảo vệ môi trường.
3. Đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này đã có đề án bảo vệ môi trường chi tiết được xác nhận thì phải lập phương án bảo vệ môi trường sau khi được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc hoàn thành toàn bộ các công trình bảo vệ môi trường theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
4. Phương án bảo vệ môi trường là một trong các căn cứ để đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, các biện pháp bảo vệ môi trường và là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã có làng nghề lập hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, phê duyệt.
2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề:
a) 01 văn bản đề nghị phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 04 bản phương án bảo vệ môi trường làng nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) 01 bản sao quy hoạch phát triển làng nghề tại địa phương do Ủy ban nhân cấp tỉnh phê duyệt (nếu có).
3. Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi lấy ý kiến tham vấn Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình xem xét, phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề.
4. Sau khi có ý kiến của các cơ quan quy định tại Khoản 3 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét, phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề.
5. Thời hạn xem xét, phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề; trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Quyết định phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Ký, đóng dấu và gửi phương án bảo vệ môi trường làng nghề:
a) Sau khi phương án bảo vệ môi trường làng nghề được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và đóng dấu xác nhận vào trang bìa của phương án bảo vệ môi trường làng nghề;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi 01 bản Quyết định phê duyệt kèm theo phương án bảo vệ môi trường làng nghề đã phê duyệt cho Ủy ban nhân dân cấp xã; gửi 01 bản phương án bảo vệ môi trường làng nghề đã phê duyệt cho Sở Tài nguyên và Môi trường; gửi bản phương án bảo vệ môi trường làng nghề đã phê duyệt cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở có trách nhiệm cập nhật phương án bảo vệ môi trường bảo đảm phù hợp với tình hình, tiến độ triển khai hoạt động; lưu giữ đầy đủ các chứng từ, hóa đơn, nhật ký vận hành, sổ ghi chép và các giấy tờ liên quan theo hướng dẫn tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thực hiện kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong phương án bảo vệ môi trường:
a) Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở phải xây dựng và bảo đảm năng lực để thực hiện việc phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
b) Khi xảy ra sự cố môi trường, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở có trách nhiệm thông báo kịp thời cho các tổ chức liên quan theo nội dung nêu trong kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; báo động và huy động nguồn nhân lực, trang thiết bị để ứng phó theo mức độ sự cố môi trường; thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi xảy ra sự cố môi trường, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở phải báo cáo Ủy ban nhân dân các cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường về kết quả ứng phó, khắc phục sự cố môi trường;
d) Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp, ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, chủ cơ sở gây ra sự cố môi trường phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các quy định của pháp luật có liên quan.
Article 21. Entities requiring, and time of, preparation of environmental protection plan
1. Entities requiring preparation of environmental protection plan include:
a) Active industrial clusters, concentrations of businesses and service providers or establishments of which form and size is equivalent to those that require preparation of environmental impact statement as defined in the Appendix II to the Decree No. 18/2015/ND-CP;
b) Trade villages.
2. Entities referred to in Point a Clause 1 of this Article shall be obliged to set up the environmental protection plan for construction works or projects which have been completed and officially brought into operation according to the actual progress. In case the environmental management system into which contents of the environmental protection plan are integrated according to regulations laid down in this Circular has been made available for use and certified as stated in Article 25 of the Decree No. 19/2015/ND-CP, formulation of the environmental protection plan is not needed.
3. Any entity, referred to in Point a Clause 1 of this Article, obtaining certification of its detailed feasibility study on the environmental protection project, must prepare the environmental protection plan after a competent regulatory authority’s inspection of completion of all environmental protection works as stated in Point c Clause 1 Article 9 of the Circular No. 26/2015/TT-BTNMT of the Minister of Natural Resources and Environment dated May 28, 2015 allowing for the detailed and simplified environmental protection scheme.
4. The environmental protection scheme shall be considered as one of the bases for implementation of laws on environmental protection and environmental protection measures by entities specified in Clause 1 of this Article, and the basis for a competent regulatory authority’s inspection and examination of such implementation.
Article 22. Contents of environmental protection plan
1. Entities, referred to in Point a Clause 1 Article 21 of this Circular, shall prepare the environmental protection plan by using the sample given in the Appendix 7 hereto which must be then deposited at establishment’s offices.
2. Trade villages shall prepare the environmental protection plan by using the sample given in the Appendix 2 hereto.
Article 23. Approval of the environmental protection plan for trade villages
1. The People’s Committee of the commune where trade villages are located shall prepare application for approval of the environmental protection plan for these trade villages for submission to the district-level People’s Committee for its consideration and approval thereof.
2. A set of documents submitted to apply for approval of the environmental protection plan for trade villages shall include the followings:
a) 01 written request for approval of the environmental protection plan for trade villages by using the sample given in the Appendix 8 hereto;
b) 04 copies of the environmental protection plan for trade villages by using the sample given in the Appendix 2 hereto;
c) 01 duplicate copy of the proposal to develop trade villages within its jurisdiction, approved by the provincial-level People’s Committee (where applicable).
3. Upon receipt of all required documents referred to in Clause 2 of this Article, the district-level People’s Committee shall consult with the Department of Natural Resources, and the Department of Agriculture and Rural Development during the process of considering and approving that plan.
4. Upon receipt of opinions from regulatory authorities, referred to in Clause 3 of this Article, the district-level People’s Committee shall be responsible for considering and approving that plan.
5. The time limit for consideration and approval of the plan shall not exceed 20 business days of receipt of all abovementioned documents. In case of rejection, the district-level People's Committee shall give a written notification in which reasons for such rejection must be clearly stated.
The decision to approve the environmental protection plan for trade villages shall be made by using the sample given in the Appendix 9 hereto.
6. Sign, stamp and send the environmental protection plan for trade villages:
a) after the plan has been approved, and the district-level People’s Committee has put its signature and stamp on the cover page of the plan;
b) The district-level People’s Committee shall send 01 copy of the approved decision to approve the environmental protection plan for trade villages to the communal-level People’s Committee, and 01 copy thereof to the Department of Natural Resources and Environment, as well as the Department of Agriculture and Rural Development.
Article 24. Responsibilities for implementation of the environmental protection plan
1. Investors in construction and business operation of infrastructure facilities of industrial clusters, management boards of concentrations of businesses and service providers, and owners of establishments, shall be responsible for ensuring that their environmental protection plan is updated with operational status and progress; keeping all necessary documents, invoices, operational logbooks, record books and other equivalents under the instructions given in the Appendix 7 hereto.
2. Preventing and responding to environmental incidents as specified in the environmental protection plan shall be provided for as follows:
a) Investors in construction and business operation of infrastructure facilities of industrial clusters, management boards of concentrations of businesses and service providers, and owners of establishments, must establish and ensure sufficient capacity to carry out prevention of and response to environmental incidents during production, business and service activities;
b) In the event that any environmental incidents occur, these investors, management boards and owners shall be responsible for promptly notifying organizational entities concerned by using contents specified in the plan to prevent and respond to environmental emergencies or incidents; give alarm and muster workforce and equipment depending on the degree of environmental incidents or emergencies; implement pollution mitigation and environmental remediation measures upon the request of environmental protection authorities ;
c) Within a maximum period of 30 days after any environmental emergency or incident occurs, these investors, management boards and owners must send the People's Committee at all levels and the Department of Natural Resources and Environment the review report on environmental emergency or incident mitigation and response;
d) These investors, management boards and owners of those that cause environmental incidents or emergencies shall be liable for damages as specified in the Law on Environmental Protection and other relevant regulations.