Chương III Thông tư 31/2016/TT-BTNMT: Bảo vệ môi trường làng nghề
Số hiệu: | 31/2016/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Võ Tuấn Nhân |
Ngày ban hành: | 14/10/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2016 |
Ngày công báo: | 29/11/2016 | Số công báo: | Từ số 1213 đến số 1214 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 31/2016/TT-BTNMT về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung; bảo vệ môi trường làng nghề và bảo vệ môi trường tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ban hành ngày 14/10/2016.
1. Bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung
2. Bảo vệ môi trường làng nghề theo Thông tư số 31/TT-BTNMT
3. Bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Có phương án bảo vệ môi trường làng nghề theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
2. Các cơ sở hoạt động trong làng nghề phải:
a) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc có báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 17 Thông tư này (trừ đối tượng quy định tại mục 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9, 10, 11 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, sau đây viết tắt là Nghị định số 18/2015/NĐ-CP) hoặc hồ sơ, thủ tục tương đương;
b) Thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý nước thải (trong trường hợp không xử lý tập trung), khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng; phân loại chất thải rắn, chuyển cho đơn vị thu gom theo đúng quy định.
3. Có hạ tầng về bảo vệ môi trường làng nghề, bao gồm:
a) Hệ thống thu gom nước thải, nước mưa bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của làng nghề, không để xảy ra hiện tượng tắc nghẽn, tù đọng nước thải và ngập úng;
b) Hệ thống xử lý nước thải tập trung (nếu có) bảo đảm công suất xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường tương ứng đối với tổng lượng nước thải phát sinh từ làng nghề trước khi thải ra nguồn tiếp nhận;
c) Điểm tập kết chất thải rắn hợp vệ sinh; khu xử lý chất thải rắn bảo đảm quy định về quản lý chất thải rắn hoặc phương án vận chuyển chất thải rắn đến khu xử lý chất thải rắn nằm ngoài địa bàn.
4. Có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường với các điều kiện sau:
a) Có quyết định thành lập và quy chế hoạt động do Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành;
b) Được trang bị phương tiện và bảo hộ lao động đầy đủ.
5. Làng nghề phải đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này để được xem xét, công nhận làng nghề.
6. Đối với làng nghề đã được công nhận làng nghề trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng chưa đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và Khoản 4 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện việc khắc phục.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đánh giá, phân loại các làng nghề trên địa bàn theo mức độ ô nhiễm môi trường theo tiêu chí đánh giá, phân loại tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Việc đánh giá, phân loại làng nghề theo mức độ ô nhiễm môi trường được thực hiện định kỳ 02 năm/lần.
3. Danh mục làng nghề được đánh giá, phân loại theo mức độ ô nhiễm môi trường phải công bố trên phương tiện thông tin, truyền thông tại địa phương.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã điều chỉnh, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ môi trường làng nghề để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề.
2. Cơ sở không thuộc danh mục ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề phải tuân thủ các quy định đối với cơ sở tại Chương IV Thông tư này hoặc phải hoàn thành một trong các biện pháp sau: di dời vào khu, cụm công nghiệp, khu chăn nuôi tập trung bên ngoài khu dân cư; chuyển đổi ngành nghề sản xuất; chấm dứt hoạt động sản xuất.
3. Không cho phép thành lập mới các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, được quy định cụ thể tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo nội dung của phương án bảo vệ môi trường làng nghề đã được phê duyệt;
b) Trường hợp xảy ra sự cố môi trường, yêu cầu cơ sở để xảy ra sự cố ngừng hoạt động, thực hiện các biện pháp hạn chế phạm vi, mức độ ảnh hưởng, triển khai các hoạt động khắc phục; thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường theo phương án bảo vệ môi trường làng nghề đã được phê duyệt;
c) Tiếp nhận, xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất của làng nghề theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề thực hiện các nội dung sau:
1. Quản lý, vận hành, duy tu, cải tạo các công trình thuộc hạ tầng bảo vệ môi trường làng nghề theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Niêm yết các quy định và theo dõi, đôn đốc việc giữ vệ sinh nơi công cộng.
3. Tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ môi trường làng nghề; hương ước, quy ước có nội dung bảo vệ môi trường; tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho môi trường.
4. Tham gia kiểm tra việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở trong làng nghề theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp xã.
5. Kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã khi phát hiện dấu hiệu về ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường hoặc các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong làng nghề.
6. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã về hiện trạng hoạt động, tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo phân công 01 lần/năm trước ngày 15 tháng 10 hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu. Mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Chủ cơ sở trong làng nghề thuộc danh mục ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 19/2015/NĐ-CP có trách nhiệm:
a) Lập báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường theo mẫu tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP và gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để kiểm tra, theo dõi;
b) Tổ chức thực hiện các nội dung về bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường hoặc hồ sơ, thủ tục tương đương.
2. Cơ sở trong làng nghề không thuộc danh mục ngành nghề được khuyến khích phát triển tại làng nghề theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 19/2015/NĐ-CP phải tuân thủ các quy định tại Chương IV Thông tư này và các quy định về bảo vệ môi trường có liên quan.
ENVIRONMENTAL PROTECTION FOR TRADE VILLAGES
Article 12. Environmental protection requirements for trade villages
1. A trade village must have its own environmental protection plan prepared by using the sample given in the Appendix 2 hereto and approved by the district-level People’s Committee.
2. Establishments operating within trade villages shall be obliged to:
a) obtain a state regulatory authority’s approval of their environmental impact statements or confirmation of their environmental protection plans, or submit their reports on environmental protection solutions as prescribed by Article 17 hereof (except for those referred to in sections 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9, 10, 11 of Appendix IV to the Government’s Decree No. 18/2015/ND-CP dated February 14, 2015 on environmental protection scheme, strategic environment assessment, environmental impact assessment and environmental protection plan, hereinafter referred to as Decree No. 18/2015/ND-CP), or equivalent dossiers;
b) Implement methods for collection and treatment of wastewater (in the absence of the centralized treatment method) and emissions in conformity with relevant technical regulations; sort solid wastes and transfer them to licensed collection establishments in accordance with laws and regulations.
3. A trade village must construct environmental protection infrastructure, including the following facilities:
a) Wastewater or stormwater collection system ensuring that it has sufficient capacity to meet water drainage demands in the trade village and prevents any wastewater blockage, stagnation and inundation;
b) The centralized wastewater treatment system (if any) having sufficient capacity to guarantee that total volume of outflow of effluent before being discharged into the receiving source must be treated in conformity with relevant environmental technical regulations;
c) The solid waste consolidation point that conforms to hygiene standards, and the solid waste treatment area that meets regulations on solid waste management, or agrees with the plan to transport solid wastes to the solid waste management area located away from the trade village.
4. The trade village must establish an environmental protection self-management organization meeting the following requirements:
a) Have the establishment decision and operational rules adopted by the communal-level People's Committee;
b) Be well-equipped and provided with a full amount of personal protective equipment.
5. The trade village must meet environmental protection requirements referred to in Clause 1, 2, 3 and 4 of this Article to qualify for trade village accreditation.
6. In the event that there is any trade village recognized as accredited trade village before the entry into force of this Circular but failing to meet environmental protection requirements set out in Clause 1, 2, 3 and 4 of this Article, the provincial-level People’s Committee shall direct its subordinate competent authorities to conduct improvements thereto.
Article 13. Evaluation and classification of trade villages by levels of environmental pollution
1. The provincial-level People’s Committee shall take on the burden of evaluating and classifying trade villages within its jurisdiction by levels of environmental pollution according to criteria for evaluation and classification stipulated in the Appendix 3 hereto.
2. Evaluation and classification of trade villages by levels of environmental pollution shall be performed on a biannual basis.
3. The list of trade villages evaluated and classified by levels of environmental pollution must be disseminated through local communication means or media.
Article 14. Measures for administration of trade villages causing environmental pollution and those causing serious environmental pollution
1. The communal-level People’s Committee shall adapt, submit to the district-level People’s Committee for its approval of, and conduct implementation of, the environmental protection plan of a trade village to reduce environmental pollution caused by that trade village.
2. Any establishment that does not belong in the list of trades and industries eligible for incentive policies within a trade village shall be required to observe regulations applicable to it as laid down in Chapter IV hereof, or must be completely relocated to an industrial zone or cluster, or animal farming concentrations outside of the residential area; change their existing trades to others; terminate their production.
3. Forming new establishments that pose high risks of causing environmental pollution shall be prohibited and subject to specific regulations laid down in the Appendix 4 hereto.
Article 15. Responsibilities for making arrangements for implementation of plans for environmental protection for trade villages
1. Responsibilities of the communal-level People’s Committee:
a) Fulfill environmental protection requirements set out in contents of the approved plan for environmental protection of a trade village;
b) In case of environmental emergencies or incidents caused by any establishment, impose suspension of its operations, implement measures to limit the extent and degree of impact, and make mitigation efforts; instantly notify the district- and provincial-level People’s Committee and relevant authorities.
2. Responsibilities of the district-level People’s Committee:
a) Allocate the funds in the authorized budget for implementation of environmental protection tasks in trade villages within its jurisdiction as stipulated by laws and regulations;
b) Expedite, guide and examine compliance with environmental protection requirements set out in the approved plan for environmental protection in a trade village;
c) Receive and handle environmental protection recommendations from environment-related institutional or individual entities throughout trade villages’ operations in accordance with laws and regulations.
Article 16. Responsibilities of environmental protection self-management organization of a trade village
The communal-level People’s Committee shall guide the environmental protection self-management organization to perform the following tasks:
1. Manage, operate, overhaul and improve environmental protection infrastructure facilities of the trade village as assigned by the communal-level People’s Committee.
2. Post up regulations, oversee and promote compliance with hygiene requirements in public places.
3. Participate in formulation and undertake implementation of the plan for environmental protection in the trade village, village conventions and regulations on environmental protection activities; make communicative and propaganda efforts in dissuading the public from eliminating unsound customs and habits which are unhygienic and harm environment.
4. Get involved in inspecting compliance of establishments operating within the trade village with environmental protection regulations as assigned by the communal-level People’s Committee.
5. Promptly report to the communal-level People’s Committee if it has discovered any indicator of environmental pollution, environmental incidents or violation against laws and regulations on environmental protection for trade villages.
6. Submit an annual review report to the communal-level People’s Committee on its general operations, collection, transportation and treatment of wastes under its delegated authority before the 15th day of October, or an ad-hoc report upon request. The sample report is provided in the Appendix 5 hereto.
Article 17. Responsibilities of establishments operating within a trade village
1. Owners of establishments operating within the trade village that belong in the list of trades and industries qualifying for incentive policies, as defined in the Appendix I to the Decree No. 19/2015/ND-CP, shall assume the following responsibilities:
a) Prepare an evaluation report on environmental protection according to the sample report given in the Appendix 6 hereto as stipulated by Clause 1 Article 16 of the Decree No. 19/2015/ND-CP, and submit it to the communal-level People’s Committee for its inspection and supervision;
b) Perform environmental protection tasks according to the environmental protection plan, or prepare a report on environmental protection approaches or equivalent dossiers, procedures.
2. Establishments operating within the trade village that belong in the list of trades and industries qualifying for incentive policies, as defined in the Appendix I to the Decree No. 19/2015/ND-CP, must comply with provisions of the Chapter IV hereof and relevant environmental protection regulations.