Chương I Thông tư 15/2022/TT-BTC: Quy định chung
Số hiệu: | 15/2022/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Võ Thành Hưng |
Ngày ban hành: | 04/03/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2022 |
Ngày công báo: | 07/06/2022 | Số công báo: | Từ số 393 đến số 394 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Tài chính nhà nước, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/08/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung chi cho Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng DTTS
Ngày 04/3/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 15/2022/TT-BTC về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Theo đó, hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình MTQG Phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi như:
- Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực;
- Chi thông tin, tuyên truyền; phổ biến giáo dục pháp luật;
- Chi xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn; sổ tay nghiệp vụ và các loại sổ, sách khác phục vụ hoạt động của các dự án,…
- Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn các dự án thuộc Chương trình;
- Chi dịch và hiệu đính tài liệu phục vụ hoạt động chuyên môn của từng Dự án;
- Chi thuê chuyên gia trong nước và tổ chức tư vấn độc lập phục vụ hoạt động chuyên môn của từng dự án,…
- Chi điều tra, khảo sát, thống kê nội dung chuyên môn của từng dự án,…
- Chi tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước; kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, hội nghị, hội thảo, các hoạt động mang tính chất nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động chuyên môn của từng dự án,…
- Chi gửi thông báo kết quả; vận chuyển hàng hóa, trang thiết bị, vật tư phục vụ hoạt động chuyên môn của từng dự án,…
- Thuê người dẫn đường kiêm phiên dịch tiếng dân tộc,…
Xem chi tiết tại Thông tư 15/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/5/2022.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Thông tư này quy định việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg;
b) Thông tư này không áp dụng đối với các khoản tài trợ, viện trợ thuộc ngân sách nhà nước đã có hướng dẫn riêng của cấp có thẩm quyền về chế độ chi tiêu tài chính;
Trường hợp nhà tài trợ hoặc đại diện có thẩm quyền của nhà tài trợ không có yêu cầu ràng buộc về nội dung, mức chi từ nguồn tài trợ, viện trợ thì áp dụng theo nội dung, mức chi quy định tại Thông tư này.
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng và thụ hưởng nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình.
1. Ngân sách trung ương
a) Bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các Bộ, cơ quan trung ương để thực hiện nhiệm vụ được giao của Chương trình;
b) Bổ sung có mục tiêu cho các địa phương để triển khai các dự án, tiểu dự án và nội dung thành phần của Chương trình theo quy định tại Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg.
2. Ngân sách địa phương
Các địa phương chủ động bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để cùng với kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình theo quy định tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg và Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg.
1. Việc lập, phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về đầu tư công; cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (sau đây viết tắt là “CTMTQG”) và các quy định tại Thông tư này. Các cơ quan, đơn vị được phân bổ và giao dự toán kinh phí thực hiện Chương trình chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán theo đúng chế độ quy định.
2. Hằng năm, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương được giao dự toán chi Chương trình có trách nhiệm thực hiện quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành; đồng thời, gửi thông báo quyết toán về cơ quan quản lý Chương trình để tổng hợp, báo cáo quyết toán Chương trình hàng năm, trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội.
3. Việc mua sắm vật tư, hàng hóa, dịch vụ; duy tu, bảo dưỡng thực hiện theo quy định của pháp luật về mua sắm, đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công và pháp luật có liên quan. Riêng đối với vật tư, hàng hóa, dịch vụ do người dân hoặc các đơn vị quân đội, đoàn kinh tế quốc phòng hoạt động sản xuất xây dựng kinh tế trên địa bàn trực tiếp làm ra hoặc cung cấp: trường hợp không có chức năng cung cấp hóa đơn, biên lai thì chứng từ thanh toán là giấy biên nhận mua bán với các hộ dân, đơn vị theo giá cả phù hợp với mặt bằng chung của thị trường trên địa bàn và giá công bố, thẩm định của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
4. Đối với các hoạt động, nhiệm vụ cơ quan, đơn vị được giao dự toán ký hợp đồng với các cơ quan, đơn vị khác thực hiện, tài liệu làm căn cứ thanh, quyết toán được lưu tại cơ quan, đơn vị được giao dự toán gồm: Hợp đồng, biên bản nghiệm thu công việc, biên bản thanh lý hợp đồng, văn bản đề nghị thanh toán kinh phí của cơ quan, đơn vị thực hiện hợp đồng ký kết, ủy nhiệm chi hoặc phiếu chi và các tài liệu có liên quan khác. Các hóa đơn, chứng từ chi tiêu cụ thể do cơ quan trực tiếp thực hiện hợp đồng lưu giữ.
Cơ quan, đơn vị thực hiện hợp đồng có trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình đã ký kết, trực tiếp sử dụng kinh phí theo đúng quy định của pháp luật.
5. Đối với các dự án có nội dung hỗ trợ hộ gia đình, việc hỗ trợ đối với hộ gia đình thực hiện thông qua người đại diện của gia đình là chủ hộ hoặc người đại diện cho hộ gia đình (là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, được ủy quyền bằng văn bản thay mặt gia đình nhận hỗ trợ). Cơ quan được giao nhiệm vụ hỗ trợ thực hiện lập bảng kê hỗ trợ hộ gia đình, trong đó ghi rõ họ và tên, địa chỉ người đại diện hộ gia đình được hỗ trợ; số tiền hỗ trợ hoặc tên, số lượng, thông số kỹ thuật, ký hiệu, nhãn mác, đơn vị sản xuất của loại sản phẩm hiện vật được hỗ trợ; chữ ký (dấu tay điểm chỉ) của người đại diện hộ gia đình được hỗ trợ hoặc xác nhận của tổ chức dịch vụ chi trả (trong trường hợp thanh toán qua tổ chức dịch vụ chi trả) làm chứng từ thanh toán, quyết toán.
1. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực
a) Nội dung chi, mức chi đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực (bao gồm cả đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố ở phường, thị trấn; người không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp) thực hiện theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 03 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (sau đây viết tắt là Thông tư số 36/2018/TT-BTC). Riêng chi xây dựng, biên soạn tài liệu trong một số trường hợp đặc thù thực hiện như sau:
- Xây dựng, biên soạn tài liệu phục vụ các lớp đào tạo bồi dưỡng, tập huấn có thời gian dưới 05 ngày:
+ Tiền công viết tài liệu: 70.000 đồng/trang chuẩn (trang A4, thể thức, kỹ thuật trình bày theo quy định hiện hành đối với văn bản hành chính);
+ Tiền công sửa chữa, biên tập tổng thể: 40.000 đồng/trang chuẩn;
+ Tiền công thẩm định và nhận xét: 30.000 đồng/trang chuẩn;
Trường hợp xây dựng, biên soạn tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số, mức chi cao hơn 30% so với các mức chi nêu trên;
- Chi số hóa tài liệu trong trường hợp đào tạo, bồi dưỡng từ xa: Thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư số 83/2021/TT-BTC ngày 04 tháng 10 năm 2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông, Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 73/2019/NĐ-CP); các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông;
- Xây dựng tài liệu phục vụ hướng dẫn dạy xoá mù chữ: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư này;
- Xây dựng chương trình, giáo trình, số hóa bài giảng đào tạo các cấp trình độ đào tạo thuộc phạm vi Tiểu Dự án 3 Dự án 5 thực hiện theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 Thông tư này;
b) Nguồn kinh phí bố trí trong dự toán thực hiện Chương trình của cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực (bao gồm cả chi hỗ trợ tiền ăn, chi phí đi lại, tiền thuê chỗ nghỉ cho học viên, cán bộ, công chức, viên chức, người không trong danh sách trả lương của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, làng, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố được cử đi học; chi phí phát sinh khi tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng dưới hình thức đào tạo từ xa và các khoản chi khác có liên quan).
2. Chi thông tin, tuyên truyền; phổ biến giáo dục pháp luật
a) Chi sản xuất, biên tập các chương trình, tọa đàm, phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí dưới hình thức bản in, bản điện tử và các phương tiện truyền thông khác); chi phí truyền dẫn, phát sóng các sản phẩm phát thanh, truyền hình trên các nền tảng khác nhau; chi mua, sản xuất, nhân bản, phát hành, sửa chữa các sản phẩm truyền thông, thông tin khác (tờ rơi, áp-phích, pa-nô, khẩu hiệu, đoạn băng hình (video clip)...) để tăng cường nội dung thông tin, tuyên truyền: Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ truyền thông căn cứ nhiệm vụ được giao và dự toán kinh phí, chịu trách nhiệm lựa chọn hình thức, nội dung tuyên truyền, chương trình truyền thông đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao và theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ;
b) Chi tiền công biên tập các nội dung truyền thông tại cộng đồng: 100.000 đồng/tin, bài dưới 350 từ; 150.000 đồng/tin, bài từ 350 từ đến dưới 600 từ; 200.000 đồng/bài từ 600 từ trở lên; tiền công phát thanh viên: 60.000 đồng/người/buổi;
c) Chi trả nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; thù lao cho người tham gia có liên quan phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền: Mức chi theo quy định tại Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2014 của Chính phủ quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản; Nghị định số 21/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác;
d) Chi tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu, các lớp giáo dục truyền thông, tư vấn, nói chuyện chuyên đề
- Chi thù lao báo cáo viên: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư số 36/2018/TT-BTC;
Tùy theo tình hình thực tế và trong phạm vi dự toán được giao, thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu, các lớp giáo dục truyền thông, tư vấn, nói chuyện chuyên đề quyết định hỗ trợ phụ cấp tiền ăn, tiền phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghỉ cho báo cáo viên. Mức chi theo quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 5 Thông tư số 36/2018/TT-BTC.
- Chi thuê địa điểm, bàn ghế, thiết bị âm thanh, máy chiếu, máy tính và các trang thiết bị cần thiết khác (nếu có): Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này;
- Chi nước uống cho người tham dự: Mức chi theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị (sau đây viết tắt là Thông tư số 40/2017/TT-BTC);
- Chi tài liệu, văn phòng phẩm, chi khác phục vụ hoạt động tọa đàm, giao lưu, các lớp giáo dục truyền thông, tư vấn, nói chuyện chuyên đề: Mức chi theo thực tế phát sinh; do thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quyết định trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao;
- Chi in kỷ yếu, lưu trữ thành tài liệu phục vụ Chương trình: Mức chi theo thực tế phát sinh, do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ quyết định trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
đ) Chi tư vấn, hướng dẫn tại cộng đồng
- Hỗ trợ chi phí đi lại theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC;
- Chi tiền công tư vấn: 15.000 đồng/người được tư vấn/lần tư vấn, tối đa 300.000 đồng/người tư vấn/tháng;
e) Chi tổ chức mít tinh, tháng hành động, chiến dịch truyền thông, chiến dịch truyền thông lồng ghép:
- Hỗ trợ những người tổ chức, giám sát thực hiện chiến dịch, vận động và tư vấn (ngoài chế độ công tác phí hiện hành): 50.000 đồng/người/buổi;
- Tiền công cho người trực tiếp tham gia chiến dịch: 50.000 đồng/người/buổi. Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ quyết định số lượng người tham gia chiến dịch tuyên truyền, truyền thông trong phạm vi dự toán được giao;
- Tiền công phát thanh viên: 60.000 đồng/người/buổi;
- Hỗ trợ chi phí xăng xe: 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm tổ chức;
- Chi thuê phương tiện, trang trí, ảnh tư liệu, thuê hội trường, phông, bạt, bàn, ghế, thiết bị âm thanh, máy chiếu, máy vi tính và các chi phí hợp lý khác. Mức chi theo hợp đồng và chứng từ chi tiêu hợp pháp, trong phạm vi dự toán được duyệt.
g) Chi tổ chức các cuộc thi phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến; tổ chức ngày hội, giao lưu, liên hoan, trình diễn, tái hiện, thực nghiệm phục vụ hoạt động chuyên môn của các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần bao gồm:
- Chi đăng báo và thông tin trên các phương tiện truyền thông: Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ quyết định các nội dung chi phù hợp. Mức chi theo hợp đồng và chứng từ chi tiêu hợp pháp, trong phạm vi dự toán được giao;
- Chi thuê phương tiện đi lại, hội trường, trang thiết bị; thuê dẫn chương trình; chi biên soạn đề thi, đáp án, thù lao cho ban giám khảo, ban tổ chức; chi giải thưởng cho cá nhân, tập thể; thuê văn nghệ, diễn viên; hỗ trợ tiền ăn, thuê phòng nghỉ cho thành viên ban tổ chức, thành viên hội đồng, thí sinh; nghệ nhân, diễn viên: áp dụng quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP); Thông tư số 40/2017/TT-BTC và thực tế phát sinh trên cơ sở các hóa đơn, chứng từ hợp pháp;
- Chi thù lao cho các hoạt động tập luyện, biểu diễn của nghệ nhân, diễn viên tham gia cuộc thi, ngày hội, giao lưu, liên hoan, trình diễn, tái hiện, thực nghiệm: thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 46/2016/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch hướng dẫn chế độ quản lý đặc thù đối với Đội Tuyên truyền lưu động cấp tỉnh và cấp huyện (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch 46/2016/TTLT-BTC-BVHTTDL);
- Chi khác phục vụ cuộc thi, ngày hội, giao lưu, liên hoan, trình diễn, tái hiện, thực nghiệm theo các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và thực tế phát sinh trên cơ sở các hóa đơn, chứng từ hợp pháp; trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao;
h) Chi phổ biến, giáo dục pháp luật. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP.
3. Chi xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn; sổ tay nghiệp vụ và các loại sổ, sách khác phục vụ hoạt động của các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần: mức chi theo thực tế phát sinh, hợp đồng, hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tự biên soạn cẩm nang, sổ tay hướng dẫn; sổ tay nghiệp vụ và các loại sổ, sách khác thì được hỗ trợ theo mức chi xây dựng, biên soạn tài liệu phục vụ các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn có thời gian dưới 05 ngày quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn các dự án thuộc Chương trình:
a) Chi các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin: thực hiện theo quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; Thông tư số 03/2020/TT-BTTTT ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước; Thông tư liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của liên Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
b) Chi tạo lập thông tin điện tử: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP; các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin, truyền thông và các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.
5. Chi dịch và hiệu đính tài liệu phục vụ hoạt động chuyên môn của từng Dự án:
a) Chi dịch nói từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và ngược lại: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 71/2018/TT-BTC ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước (sau đây viết tắt là Thông tư số 71/2018/TT-BTC);
b) Chi phiên dịch (dịch nói) từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc thiểu số và ngược lại: Mức tiền công áp dụng bằng mức chi thuê người dẫn đường kiêm phiên dịch tiếng dân tộc quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia (sau đây viết tắt là Thông tư số 109/2016/TT-BTC);
c) Chi thuê dịch và hiệu đính tài liệu: Mức chi theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật (sau đây viết tắt là Thông tư số 338/2016/TT-BTC);
Trường hợp các cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ của các cơ quan, đơn vị để tham gia công tác dịch và hiệu đính tài liệu thì được thanh toán tối đa bằng 50% mức chi thuê ngoài quy định tại điểm a, b và điểm c khoản này.
6. Chi thuê chuyên gia trong nước và tổ chức tư vấn độc lập phục vụ hoạt động chuyên môn của từng dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần: Căn cứ vào mức độ cần thiết triển khai hoạt động và dự toán ngân sách được giao, thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện hoạt động quyết định việc thuê chuyên gia trong nước hoặc tổ chức tư vấn độc lập. Mức chi thuê chuyên gia trong nước thực hiện theo quy định tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn nhà nước (sau đây viết tắt là Thông tư số 02/2015/TT-BLĐTBXH). Trường hợp thuê tổ chức tư vấn độc lập thực hiện theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu.
7. Chi điều tra, khảo sát, thống kê nội dung chuyên môn của từng dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần. Nội dung và mức chi theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư số 109/2016/TT-BTC.
8. Chi tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước; kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, hội nghị, hội thảo, các hoạt động mang tính chất nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động chuyên môn của từng dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần. Nội dung và mức chi tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, hội nghị thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC; Thông tư số 71/2018/TT-BTC và Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 06 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí. Nội dung và mức chi hội thảo trong nước, chi các hoạt động mang tính chất nghiên cứu khoa học thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 04 năm 2015 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN).
9. Chi gửi thông báo kết quả; vận chuyển hàng hóa, trang thiết bị, vật tư phục vụ hoạt động chuyên môn của từng dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần:
a) Trường hợp gửi thông báo kết quả, vận chuyển bằng các phương tiện công cộng: Mức hỗ trợ theo giá vé phương tiện vận tải công cộng tại địa phương;
b) Trường hợp gửi thông báo kết quả; vận chuyển bằng dịch vụ bưu chính: Mức hỗ trợ theo giá dịch vụ bưu chính hiện hành;
c) Trường hợp thuê phương tiện vận chuyển (nếu cần thiết): thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định việc thuê phương tiện vận chuyển. Mức chi theo hợp đồng thuê phương tiện;
d) Trường hợp tự túc phương tiện, tự di chuyển bằng đường bộ: Mức hỗ trợ tối đa bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm thực hiện hoạt động;
đ) Trường hợp vận chuyển nhiều hàng hóa, trang thiết bị, vật tư trên cùng một phương tiện thì mức thanh toán tối đa không quá mức quy định nêu trên.
10. Thuê người dẫn đường kiêm phiên dịch tiếng dân tộc, người dẫn đường không kiêm phiên dịch tiếng dân tộc: Mức chi theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực