Chương V Thông tư 133/2016/TT-BTC: Sổ kế toán và hình thức kế toán
Số hiệu: | 133/2016/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Văn Hiếu |
Ngày ban hành: | 26/08/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 12/10/2016 | Số công báo: | Từ số 1099 đến số 1100 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm: nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
1. Quy định chung về kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa
2. Tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa
3. Báo cáo tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán. Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
2. Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu. Trường hợp không tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán, doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ kế toán theo hướng dẫn tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình.
3. Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp được tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình trên cơ sở đảm bảo thông tin về các giao dịch phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.
Sổ kế toán phải được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ. Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm về những điều ghi trong sổ và việc giữ sổ trong suốt thời gian dùng sổ. Khi có sự thay đổi nhân viên giữ và ghi sổ, kế toán trưởng phải tổ chức việc bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên cũ và nhân viên mới. Biên bản bàn giao phải được kế toán trưởng ký xác nhận.
1. Mở sổ
Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng của doanh nghiệp có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán. Sổ kế toán có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời. Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ. Trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau:
- Đối với sổ kế toán dạng quyển: Trang đầu sổ phải ghi rõ tên doanh nghiệp, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán và kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác. Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán.
- Đối với sổ tờ rời: Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên doanh nghiệp, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ. Các tờ rời trước khi dùng phải được giám đốc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ đăng ký sử dụng sổ tờ rời. Các sổ tờ rời phải được sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải đảm bảo sự an toàn, dễ tìm.
2. Ghi sổ: Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.
3. Khóa sổ: Cuối kỳ kế toán phải khóa sổ kế toán trước khi lập Báo cáo tài chính. Ngoài ra phải khóa sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Đối với người ghi sổ thuộc các đơn vị dịch vụ kế toán phải ký và ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người ghi sổ kế toán là cá nhân hành nghề ghi rõ số chứng chỉ hành nghề.
5. Khi phát hiện sổ kế toán của kỳ báo cáo có sai sót thì phải sửa chữa bằng phương pháp phù hợp với quy định của Luật Kế toán.
6. Trường hợp phát hiện sai sót trong các kỳ trước, doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố.
ACCOUNTING BOOKS AND ACCOUNTING METHODS
1. Accounting books are used to record and systemize the enterprise’s transactions in chronological order. Each small or medium enterprise only has one accounting book system for an accounting period. Small and medium enterprises shall comply with regulations of the Law on Accounting on accounting books, its instructional documents and amendments.
2. Enterprises may design their own accounting books as long as information about transactions are clear, sufficient, easy to verify and compare. Enterprises that do not design their own accounting books may apply the templates in Appendix 4 enclosed herewith.
3. Enterprises may decide their own accounting methods as long as information about transactions are promptly and fully recorded, easy to verify and compare.
Article 89. Responsibilities of accounting book keepers
Accounting books must be strictly managed; The persons responsible for keeping and making accounting books must be identified. The keeper is responsible for the contents of the accounting book given to him/her throughout its use period. When an accounting book keeper is replaced, the chief accountant shall arrange the handover of responsibility. The handover record must bear the chief accountant’s signature.
Article 90. Opening, making and adjusting accounting books
1. Opening accounting books
The accounting book shall be opened at the beginning of the annual accounting period or when the enterprise is established (for new enterprises). The legal representative and chief accountant of the enterprise shall sign the accounting books. Accounting books may be bound into books or stored separately. Completed pages shall be bound into books for retention. The following procedures must be completed before using an accounting book:
- For books: Write the enterprise’s name, book name, opening date, fiscal year, names and signatures of the keeper, chief accountant and legal representative, closing date or handover date on the first page. The book must be numbered and fan-stamped thoroughly.
- For separate pages: The enterprise’s name, ordinal number, month, name of the keeper must be written on the first page. Each page must bear the signature and seal of the Director or authorized person before use. The pages must be arranged by account in a manner that ensures safety and accessibility.
2. Recording: accounting books shall be made according to verified accounting documents. Data on accounting books must be supported by legitimate and rational accounting documents.
3. Closing: Accounting books shall be closed at the end of the accounting period before the financial statement is prepared. Accounting books shall also be closed in case of stocktaking and other cases prescribed by law.
4. Accounting book keepers that are employees of accounting firms must specify their practising certificate number, name and workplace.
5. Errors in accounting books shall be adjusted in accordance with the Law on Accounting.
6. Errors in previous periods shall be retroactively adjusted.