Chương I Thông tư 133/2016/TT-BTC: Quy định chung
Số hiệu: | 133/2016/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Văn Hiếu |
Ngày ban hành: | 26/08/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 12/10/2016 | Số công báo: | Từ số 1099 đến số 1100 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm: nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
1. Quy định chung về kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa
2. Tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa
3. Báo cáo tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này hướng dẫn nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước.
1. Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
2. Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ... đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.
1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2015 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư này thì phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.
2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ căn cứ vào nguyên tắc kế toán, nội dung và kết cấu của các tài khoản kế toán quy định tại Thông tư này để phản ánh và hạch toán các giao dịch kinh tế phát sinh phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị.
3. Trường hợp trong năm tài chính doanh nghiệp có những thay đổi dẫn đến không còn thuộc đối tượng áp dụng theo quy định tại Điều 2 Thông tư này thì được áp dụng Thông tư này cho đến hết năm tài chính hiện tại và phải áp dụng Chế độ kế toán phù hợp với quy định của pháp luật kể từ năm tài chính kế tiếp.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện Chế độ kế toán ban hành theo Thông tư này và các Chuẩn mực kế toán Việt Nam có liên quan, ngoại trừ các Chuẩn mực kế toán Việt Nam sau:
STT |
Số hiệu và tên chuẩn mực |
1 |
CM số 11 - Hợp nhất kinh doanh |
2 |
CM số 19 - Hợp đồng bảo hiểm |
3 |
CM số 22 - Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự |
4 |
CM số 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con |
5 |
CM số 27 - Báo cáo tài chính giữa niên độ |
6 |
CM số 28 - Báo cáo bộ phận |
7 |
CM số 30 - Lãi trên cổ phiếu |
“Đơn vị tiền tệ trong kế toán” là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Thông tư này thì được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.
1. Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
2. Đơn vị tiền tệ trong kế toán là đơn vị tiền tệ:
a) Được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để niêm yết giá bán và được thanh toán; và
b) Được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công, nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất, kinh doanh khác, thông thường chính là đơn vị tiền tệ dùng để thanh toán cho các chi phí đó.
3. Các yếu tố sau đây cũng được xem xét và cung cấp bằng chứng về đơn vị tiền tệ trong kế toán của đơn vị:
a) Đơn vị tiền tệ sử dụng để huy động các nguồn lực tài chính (như phát hành cổ phiếu, trái phiếu);
b) Đơn vị tiền tệ thường xuyên thu được từ các hoạt động kinh doanh và được tích trữ lại.
4. Đơn vị tiền tệ trong kế toán phản ánh các giao dịch, sự kiện, điều kiện liên quan đến hoạt động của đơn vị. Sau khi xác định được đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đơn vị không được thay đổi trừ khi có sự thay đổi trọng yếu trong các giao dịch, sự kiện và điều kiện đó.
1. Doanh nghiệp sử dụng đồng tiền khác với Đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì Báo cáo tài chính mang tính pháp lý để công bố ra công chúng và nộp cho các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam là Báo cáo tài chính được trình bày bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính thì Báo cáo tài chính nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước và công bố ra công chúng phải được kiểm toán.
2. Việc chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 78 Thông tư này.
3. Khi chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam, doanh nghiệp phải trình bày rõ trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính những ảnh hưởng (nếu có) đối với Báo cáo tài chính do việc chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam.
Khi có sự thay đổi lớn về hoạt động quản lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ kế toán được sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn thỏa mãn các tiêu chuẩn tại khoản 2, 3 Điều 6 Thông tư này thì doanh nghiệp được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới.
Doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày thay đổi đơn vị tiền tệ.
1. Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán và phân cấp hạch toán ở các đơn vị hạch toán phụ thuộc phù hợp với đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý của mình và không trái với quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp quyết định việc kế toán tại đơn vị hạch toán phụ thuộc có tổ chức bộ máy kế toán riêng đối với:
a) Việc ghi nhận khoản vốn kinh doanh được doanh nghiệp cấp: Doanh nghiệp quyết định đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận là nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu;
b) Đối với các giao dịch mua, bán, điều chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nội bộ, việc ghi nhận doanh thu, giá vốn tại từng đơn vị hạch toán phụ thuộc do doanh nghiệp quyết định, không phụ thuộc vào hình thức của chứng từ kế toán (hóa đơn hay chứng từ luân chuyển nội bộ).
Trường hợp sự luân chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các khâu trong nội bộ về bản chất tạo ra giá trị gia tăng trong sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thì doanh nghiệp nên ghi nhận doanh thu, giá vốn tại các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
c) Việc phân cấp kế toán tại đơn vị hạch toán phụ thuộc: Tùy thuộc mô hình tổ chức kế toán tập trung hay phân tán, doanh nghiệp có thể giao đơn vị hạch toán phụ thuộc phản ánh đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hoặc chỉ phản ánh đến doanh thu, chi phí.
1. Đối với hệ thống tài khoản kế toán
a) Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
b) Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tài khoản cấp 2, tài khoản cấp 3 tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mà không phải đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận.
2. Đối với Báo cáo tài chính
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa căn cứ biểu mẫu và nội dung của các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này để chi tiết các chỉ tiêu (có sẵn) của hệ thống Báo cáo tài chính phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng đơn vị.
b) Trường hợp doanh nghiệp cần bổ sung mới hoặc sửa đổi biểu mẫu, tên và nội dung các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
3. Đối với chứng từ và sổ kế toán
a) Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh nghiệp được tự thiết kế mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu và phải đảm bảo cung cấp những thông tin theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán.
b) Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán (kể cả các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký) đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc). Doanh nghiệp phải tuân thủ quy định của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán. Doanh nghiệp được tự thiết kế biểu mẫu sổ, thẻ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhưng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát.
GENERAL PROVISIONS
This Circular provides instructions on bookkeeping, preparation of financial statements of small and medium enterprises (SME) and does not apply to determination of enterprises’ tax liability.
1. This Circular apply to SME, including extra-small enterprises, in every field and every economic sector defined by law on assistance for SME, except for state-owned enterprises, enterprises over 50% charter capital of which are held by the State, public companies defined by securities laws, cooperatives and cooperative associations defied by the Law on Cooperatives.
2. SME in special fields such as electricity, petroleum, insurance, securities, etc. whose special accounting policies are promulgated or approved by the Ministry of Finance.
1. SME may apply the accounting policies specified in Circular No. 200/2014/TT-BTC dated December 22, 2014 of the Ministry of Finance and amendments thereto as long as their supervisory tax authorities are informed and such accounting policies are applied consistently throughout the fiscal year. A SME that wishes to turn back to applying the accounting policies specified this Circular must do it in the beginning of the fiscal year and inform its supervisory tax authority.
2. SME shall, pursuant to accounting rules and contents of the balance sheet specified in this Circular, record their transactions in a way that is appropriate for their operation and management requirements.
3. In the cases where an enterprise undergoes changes in a fiscal year and is no longer regulated by this Circular, it may apply this Circular until the end of the current fiscal year and apply an appropriate accounting policy from the succeeding fiscal year.
Article 4. Application of accounting standards
SME shall apply the accounting policy specified in this Circular and relevant Vietnam’s accounting standards, except:
No |
Code and name |
1 |
Standard 11 - Amalgamation |
2 |
Standard 19 – Insurance policies |
3 |
Standard 22 – Supplementary contents of financial statements of banks and similar financial institutions |
4 |
Standard 25 – Consolidated financial statement and accounting of investments in subsidiaries |
5 |
Standard 27 – Mid-term financial statement |
6 |
Standard 28 – Partial statement |
7 |
Standard 30 – Interest on shares |
Article 5. Accounting currency
The accounting currency is Vietnamese Dong (national symbol: “đ”; international symbol: “VND”) shall be used to prepare the accounting books and financial statements of enterprises. In the cases where most of an accounting unit’s revenues and expenses are foreign currencies and the standards specified in Article 6 of this Circular are met, one of the foreign currencies may be used as accounting currency.
Article 6. Selection of accounting currency
1. An enterprise whose revenues and expenses are primarily in foreign currencies may decide on an accounting currency pursuant to the Law on Accounting and take legal responsibility for such selection. The supervisory tax authority of such enterprise must be informed of this decision.
2. An accounting currency:
a) is primarily used in the unit’s goods sale and/or service provision; greatly affects the prices for goods and/or services; is usually the currency of selling prices and payments therefor; and
b) is primarily used in the unit’s purchases of goods and/or services; greatly affects the costs of labour, materials and other operating expenses; is usually the currency of payments for such costs.
3. The following factors are also taken into account and used as evidence for the unit’s accounting currency:
a) The currencies for raising financial resources (such as issuance of shares, bonds);
b) The currencies obtained from business operations and accrued.
4. The accounting currency reflects the transactions, events and conditions related to the unit’s operation. Once determined, the accounting unit must not be changed unless in the case of vital change to such transactions, events and conditions.
Article 7. Conversion of financial statements into VND
1. In the cases where an enterprise uses a currency other than VND as its accounting currency, the currency in the financial statement that is published and submitted to Vietnamese competent authorities must be VND. If the enterprise has to have its financial statement audited, the financial statement submitted to the regulatory body and published must undergo audit.
2. The conversion of financial statement currencies into VND is specified in Article 78 of this Circular.
3. When converting the currency of a financial statement into VND, the enterprise must specify the impacts (if any) to the financial statement because of such conversion in the notes to the financial statement.
Article 8. Change of accounting currency
In case of major changes to the management and business operation that render the current accounting currency unable to meet the standards specified in Clause 2 and Clause 3 of Article 6 hereof, the enterprise may change its accounting currency. The accounting currency may only be changed at the beginning of a new accounting period.
The enterprise must inform its supervisory tax authority of the change of its accounting currency within 30 working days from the day on which such change is made.
Article 9. Rights and responsibility of enterprises to the bookkeeping of its affiliated units.
1. The enterprise shall organize the accounting apparatus of its affiliated units without legal status (hereinafter referred to as affiliated units) in a way that is appropriate for its operation and conformable with law.
2. The enterprise shall decide whether an affiliated unit keeps separate accounts of the following:
a) Regarding capital provided by the enterprise: the enterprise shall decide whether it is recorded as a liability or equity;
b) Regarding purchases, sales, internal circulation of products, goods and/or services, the enterprise shall decide the recording of revenues, costs at each affiliated unit, regardless of the form of accounting documents (internally circulated vouchers or invoices)
In the cases where the internal circulation of goods/services creates value added to the products, goods and/or services, the enterprise should record the revenues and costs at its affiliated units.
c) Depending on the accounting model, the enterprise may authorize its affiliated units to record undistributed after-tax profit or only record revenues and expenses.
Article 10. Registration of changes to accounting policy
1. Regarding the balance sheet:
a) In the cases where an enterprise wishes to add a sub-account or change the name, symbol, contents, transaction accounting method of a sub-account, it must obtain a written approval by the Ministry of Finance.
b) An enterprise may add sub-accounts account to accounts without sub-accounts specified in the Enterprise Account System in Appendix 1 enclosed herewith without approval by the Ministry of Finance.
2. Regarding financial statements:
a) An SME shall prepare its financial statement using the template in Appendix 2 enclosed herewith in a way that is appropriate for its business operation.
b) Addition or change to any item of the financial statement is subject to written approval by the Ministry of Finance.
3. Regarding accounting books and accounting documents:
a) Each enterprise may design its own accounting documents that are suitable for its operation as long as primary content and compulsory information specified by technical defects and its instructional documents are sufficient.
b) All accounting book templates (including logs and ledgers) are instructional (not mandatory). Enterprises shall comply with the Law on Accounting and instructional documents thereof. Enterprises may design their own accounting books and tags as long as information is sufficient, clear and easy to inspect.