Chương VII: Kiểm soát chất lượng an ninh hàng không
Số hiệu: | 13/2019/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Lê Đình Thọ |
Ngày ban hành: | 29/03/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2019 |
Ngày công báo: | 16/04/2019 | Số công báo: | Từ số 385 đến số 386 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cục Hàng không Việt Nam thực hiện kiểm tra, khảo sát, đánh giá, thử nghiệm công khai, bí mật, điều tra tại tất cả các cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không, hãng hàng không và các phương tiện, trang bị, thiết bị hoạt động hàng không dân dụng trong cả nước. Cảng vụ hàng không thực hiện kiểm tra, thử nghiệm công khai, bí mật, điều tra tại các cảng hàng không, hãng hàng không, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không và các phương tiện, trang bị, thiết bị hoạt động hàng không dân dụng trong phạm vi quản lý. Người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm công khai, bí mật, điều tra nội bộ tại cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý của mình. Các doanh nghiệp có chương trình, quy chế an ninh hàng không thực hiện kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm công khai, bí mật, điều tra nội bộ và đánh giá theo quy định.
2. Hoạt động kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng không được thực hiện theo kế hoạch hoạt động kiểm soát chất lượng hàng năm hoặc đột xuất. Không thực hiện thử nghiệm đối với tàu bay đang bay hoặc chuyến bay chuyên cơ.
3. Kế hoạch hoạt động kiểm soát chất lượng an ninh hàng không hàng năm bao gồm các hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá được xây dựng căn cứ vào đánh giá rủi ro an ninh hàng không, nguồn lực của cơ quan, đơn vị và phải bảo đảm tính thống nhất không chồng chéo trong toàn ngành, tính bí mật đối với hoạt động thử nghiệm bí mật. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:
a) Hàng năm trước ngày 15 tháng 10, Cảng vụ hàng không xây dựng kế hoạch kiểm soát chất lượng an ninh hàng không năm sau, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam;
b) Hàng năm trước ngày 30 tháng 10, Cục Hàng không Việt Nam ban hành kế hoạch kiểm soát chất lượng an ninh hàng không năm sau của Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không, gửi các đơn vị và doanh nghiệp có chương trình, quy chế an ninh hàng không;
c) Hàng năm trước ngày 30 tháng 11, căn cứ kế hoạch kiểm soát chất lượng an ninh hàng không của Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không và doanh nghiệp có chương trình, quy chế an ninh hàng không xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm soát chất lượng an ninh hàng không nội bộ, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không để giám sát.
4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá và hoạt động khảo sát, điều tra đột xuất do người có thẩm quyền quyết định khi xét thấy cần thiết.
5. Cục Hàng không Việt Nam ban hành sổ tay kiểm soát chất lượng an ninh hàng không để triển khai thực hiện hiệu quả, thống nhất trong toàn ngành.
6. Cơ quan, đơn vị quản lý người có hành vi vi phạm, quản lý thiết bị không đảm bảo tiêu chuẩn an ninh hàng không chịu trách nhiệm đình chỉ hoạt động của người vi phạm, thiết bị không bảo đảm tiêu chuẩn theo yêu cầu của trưởng đoàn kiểm tra, thử nghiệm, khảo sát, điều tra.
1. Yêu cầu đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá, thử nghiệm, khảo sát, điều tra của Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không:
a) Có quyết định thành lập đoàn của người có thẩm quyền. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá, thử nghiệm, khảo sát, điều tra phải được người ra quyết định thành lập đoàn phê duyệt;
b) Trưởng đoàn chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, thử nghiệm, khảo sát, điều tra và báo cáo kết quả thực hiện với người ra quyết định thành lập đoàn chậm nhất 10 ngày làm việc tính từ ngày kết thúc các hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, khảo sát, điều tra;
2. Yêu cầu đối với hoạt động kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, điều tra, đánh giá của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không và các doanh nghiệp khác có chương trình, quy chế an ninh hàng không:
a) Phải có kế hoạch kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, điều tra, đánh giá được người đứng đầu tổ chức bảo đảm an ninh hàng không phê duyệt;
b) Hoạt động đánh giá của các hãng hàng không Việt Nam tại các cảng hàng không nước ngoài do hãng hàng không chịu chi phí phải có sự tham gia của Cục Hàng không Việt Nam. Hoạt động đánh giá tại Việt Nam của nhà chức trách, hãng hàng không nước ngoài phải được Cục Hàng không Việt Nam cho phép, sau khi kết thúc đánh giá phải gửi kết quả về Cục Hàng không Việt Nam.
3. Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không và các doanh nghiệp có chương trình, quy chế an ninh gửi báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm soát chất lượng an ninh hàng không về Cục Hàng không Việt Nam trước ngày 10 tháng 12 hàng năm.
4. Hồ sơ, tài liệu hoạt động kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng không phải được quản lý, lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
1. Thử nghiệm bí mật phải bảo đảm bí mật nội dung, thời gian, địa điểm, kế hoạch, phương án và toàn bộ quá trình thử nghiệm, chỉ thành viên trong đoàn mới được phổ biến. Thử nghiệm công khai phải thông báo trước nội dung, thời gian, địa điểm thử nghiệm cho đơn vị là đối tượng chịu sự thử nghiệm. Căn cứ kế hoạch thử nghiệm được phê duyệt, trưởng đoàn thử nghiệm xây dựng phương án thực hiện cho từng thử nghiệm cụ thể.
2. Phải bảo đảm an ninh, an toàn cho người, tài sản, các hoạt động của người thử nghiệm và đối tượng chịu sự thử nghiệm trong quá trình thử nghiệm. Khi thử nghiệm bí mật bị phát hiện, người thử nghiệm phải xuất trình ngay quyết định thử nghiệm cùng với thẻ giám sát viên an ninh hàng không hoặc giấy tờ về nhân thân có ảnh của người thử nghiệm cho đối tượng chịu sự thử nghiệm biết, đối tượng chịu sự thử nghiệm phải hợp tác và bảo đảm an ninh, an toàn cho người, phương tiện, đồ vật thử nghiệm.
3. Ngay sau cuộc thử nghiệm kết thúc, người thử nghiệm phải tiến hành lập biên bản ghi nhận kết quả cuộc thử nghiệm và yêu cầu đối tượng chịu sự thử nghiệm ký vào biên bản. Kết thúc cuộc thử nghiệm, trưởng đoàn thử nghiệm phải tổ chức họp với các thành phần liên quan tại đơn vị chịu sự thử nghiệm để rút kinh nghiệm, giảng bình và thông báo sơ bộ về kết quả của cuộc thử nghiệm với người đứng đầu hoặc đại diện được ủy quyền của đơn vị chịu sự thử nghiệm.
4. Thử nghiệm bí mật được phép sử dụng người trong lực lượng công an, quân đội hoặc hành khách có nhân thân tốt và đủ độ tin cậy để bảo đảm yếu tố bí mật và hiệu quả của hoạt động thử nghiệm.
1. Trong khi kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, đánh giá, điều tra xét thấy những sơ hở, thiếu sót cần phải khắc phục ngay nếu không sẽ gây mất an ninh, an toàn, trưởng đoàn lập biên bản yêu cầu phải khắc phục ngay hoặc chuyển giao cho người có thẩm quyền đình chỉ hoạt động để bảo đảm an ninh, an toàn.
2. Đơn vị được kiểm tra, khảo sát, thử nghiệm, đánh giá, điều tra, sau khi nhận được kết luận, trong đó bao gồm các kiến nghị khắc phục sơ hở, thiếu sót phải xây dựng kế hoạch khắc phục gửi đơn vị chủ trì thực hiện hoạt động kiểm soát chất lượng; trường hợp có những kết luận, kiến nghị chưa chính xác thì có văn bản phản hồi gửi đến tổ chức thực hiện đánh giá và Cục Hàng không Việt Nam.
3. Thời gian, nội dung tổ chức khắc phục sơ hở, thiếu sót qua hoạt động kiểm soát chất lượng của Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không
a) Trong 15 ngày làm việc tính từ ngày kết thúc các hoạt động kiểm tra, thử nghiệm, khảo sát, điều tra, người ra quyết định thành lập đoàn phải có văn bản kết luận, trong đó nêu rõ những sơ hở, thiếu sót và yêu cầu, khuyến cáo khắc phục, nếu có;
b) Trong 10 ngày làm việc tính từ ngày nhận được kết luận kiểm tra, thử nghiệm, khảo sát, điều tra, đơn vị chịu sự kiểm tra, thử nghiệm, khảo sát, điều tra phải gửi kế hoạch khắc phục sơ hở, thiếu sót trong đó nêu cụ thể biện pháp khắc phục, cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm khắc phục và thời gian hoàn thành việc khắc phục;
c) Trong 05 ngày làm việc tính từ ngày nhận được kế hoạch khắc phục, người ra quyết định thành lập đoàn phải có văn bản phản hồi về kế hoạch khắc phục sơ hở, thiếu sót gửi đơn vị, trong đó nêu rõ việc chấp thuận hay không chấp thuận với từng nội dung.
4. Thời gian, nội dung tổ chức khắc phục sơ hở, thiếu sót qua hoạt động kiểm soát chất lượng của đơn vị có chương trình, quy chế an ninh hàng không
a) Trong 10 ngày làm việc tính từ ngày kết thúc kiểm tra, khảo sát, điều tra, thử nghiệm nội bộ, đánh giá phải ban hành kết luận và kế hoạch khắc phục sơ hở, thiếu sót sau kiểm tra, khảo sát, điều tra, trong đó nêu cụ thể biện pháp khắc phục, cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm khắc phục và thời gian hoàn thành việc khắc phục, nếu có;
b) Trong 15 ngày, kết luận kiểm tra, khảo sát, điều tra, thử nghiệm và kế hoạch khắc phục sơ hở, thiếu sót phải gửi Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không quản lý. Đối với kết luận của hoạt động đánh giá phải được gửi đến các đơn vị chịu sự đánh giá, Cảng vụ hàng không quản lý và Cục Hàng không Việt Nam.
5. Bộ phận kiểm soát chất lượng an ninh hàng không của cơ quan thực hiện hoạt động kiểm soát chất lượng có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đánh giá thực tế việc thực hiện kế hoạch khắc phục, báo cáo kết quả cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị.
6. Trường hợp không khắc phục đúng theo kế hoạch đã được chấp thuận, bộ phận kiểm soát chất lượng của cơ quan thực hiện hoạt động kiểm soát chất lượng xem xét kiến nghị áp dụng hình thức xử lý để bảo đảm việc khắc phục.
1. Giám sát viên an ninh hàng không là người thuộc Cảng vụ hàng không và Cục Hàng không Việt Nam thực hiện các hoạt động kiểm soát chất lượng và các hoạt động giám sát an ninh hàng không được Cục Hàng không Việt Nam bổ nhiệm và cấp thẻ giám sát viên an ninh hàng không. Mẫu thẻ giám sát viên an ninh hàng không theo quy định tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư này. Yêu cầu về bổ nhiệm giám sát viên an ninh hàng không như sau:
a) Giám sát viên an ninh hàng không được bổ nhiệm theo lĩnh vực hoặc địa bàn hoặc đơn vị được giao giám sát;
b) Quyết định bổ nhiệm phải được thông báo đến đối tượng giám sát;
c) Trong quyết định bổ nhiệm phải ghi rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của giám sát viên theo nguyên tắc giám sát viên chỉ được sử dụng quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều này để thực hiện trách nhiệm đối với lĩnh vực chuyên môn hoặc địa bàn hoặc đơn vị được giao giám sát;
d) Nhiệm kỳ của giám sát viên an ninh hàng không không quá 03 năm.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của giám sát viên an ninh hàng không:
a) Thực hiện hoạt động kiểm soát chất lượng an ninh hàng không theo quy định của thông tư này, khi thực hiện nhiệm vụ độc lập, không được phép thử nghiệm bí mật;
b) Được phép tiếp cận, lên tàu bay, vào bất cứ khu vực hạn chế nào tại cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không, công trình, trang thiết bị, phương tiện;
c) Được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp giấy tờ, tài liệu hoặc đồ vật có liên quan; thu giữ giấy phép, thẻ kiểm soát an ninh hàng không có liên quan của nhân viên vi phạm; đình chỉ hoạt động của trang thiết bị, phương tiện vi phạm gây uy hiếp an ninh hàng không;
d) Yêu cầu người có trách nhiệm thực hiện ngay các biện pháp khắc phục có thể; lập biên bản vi phạm, chuyển cho người có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;
đ) Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chất lượng độc lập, nếu phát hiện thiếu sót, sai phạm trong công tác bảo đảm an ninh hàng không, giám sát viên an ninh hàng không được quyền trực tiếp khuyến cáo đơn vị, người vi phạm nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm và yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan có hành động khắc phục hậu quả, giảm thiểu rủi ro an ninh hàng không; sau khi đưa ra khuyến cáo phải báo cáo với cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý mình; giám sát viên an ninh hàng không có quyền đưa ra và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các đánh giá, kết luận, khuyến cáo khi thực hiện nhiệm vụ độc lập;
e) Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chất lượng theo đoàn, giám sát viên an ninh hàng không phải tuân thủ sự phân công nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền, các đề xuất về đánh giá, kết luận, khuyến cáo phải gửi đến trưởng đoàn kiểm soát chất lượng để tổng hợp chung; trưởng đoàn kiểm soát chất lượng chịu trách nhiệm cao nhất trong đoàn công tác về kết quả thực hiện nhiệm vụ của đoàn; trong trường hợp kết luận của trưởng đoàn khác với ý kiến của giám sát viên an ninh hàng không, giám sát viên an ninh hàng không có quyền bảo lưu ý kiến trong hồ sơ báo cáo cấp thành lập đoàn công tác.
3. Giám sát viên an ninh nội bộ là người của doanh nghiệp, đơn vị có chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không do doanh nghiệp thực hiện việc bổ nhiệm, cấp thẻ và quy định về quyền hạn và trách nhiệm cho giám sát viên an ninh nội bộ. Mẫu thẻ giám sát viên an ninh nội bộ phải được thông báo cho Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không liên quan.
4. Thành viên Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia được cấp thẻ; phương tiện của cơ quan, đơn vị phục vụ trực tiếp thành viên Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia được cấp giấy phép có quyền hạn, nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh hàng không quốc gia tại các cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không;
b) Tiếp cận và vào các khu vực hạn chế, phương tiện, thiết bị, tàu bay thuộc phạm vi giám sát an ninh hàng không theo quy định trong chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không; ra, vào Trung tâm chỉ huy khẩn nguy, khu vực hiện trường các vụ can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng;
c) Sử dụng thẻ, giấy phép đúng mục đích, nhiệm vụ có liên quan đến công tác bảo đảm an ninh hàng không; xuất trình thẻ còn hiệu lực khi thực hiện nhiệm vụ tại các khu vực hạn chế thuộc ngành hàng không dân dụng;
d) Phương tiện có giấy phép Ủy ban An ninh hàng không quốc gia ra, vào khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay được miễn các khoản thu khi thực hiện nhiệm vụ.
5. Giám sát viên an ninh hàng không, giám sát viên an ninh nội bộ, người được cấp thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia khi thực hiện nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm về những việc làm của mình; sử dụng thẻ đúng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
6. Tiêu chuẩn của giám sát viên an ninh hàng không:
a) Có kiến thức, kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực được bổ nhiệm;
b) Có thời gian làm việc trong lĩnh vực an ninh hàng không tối thiểu 03 năm hoặc tối thiểu 02 năm đối với trường hợp đã công tác trong lực lượng công an, quân đội;
c) Đã hoàn thành khóa học nghiệp vụ giám sát viên an ninh hàng không và được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận theo quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện an ninh hàng không.
7. Tiêu chuẩn giám sát viên an ninh nội bộ:
a) Có thời gian làm việc trong lĩnh vực an ninh hàng không tối thiểu 02 năm hoặc tối thiểu 01 năm đối với trường hợp đã công tác trong lực lượng công an, quân đội;
b) Đã hoàn thành khóa học nghiệp vụ giám sát viên an ninh hàng không và được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận theo quy định về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện an ninh hàng không.
8. Giám sát viên an ninh hàng không, giám sát viên an ninh nội bộ được đào tạo, huấn luyện theo quy định về đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
1. Cục Hàng không Việt Nam thiết lập, hướng dẫn hệ thống báo cáo, thống kê về công tác bảo đảm an ninh hàng không đối với các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không theo quy định của pháp luật.
2. Các tổ chức sau đây có trách nhiệm báo cáo về Cục Hàng không Việt Nam theo quy định tại khoản 1, Điều này:
a) Cảng vụ hàng không;
b) Các hãng hàng không;
c) Người khai thác cảng hàng không, sân bay;
d) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; sửa chữa bảo dưỡng tàu bay, thiết bị tàu bay;
đ) Đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không;
e) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không.
3. Khi xảy ra các vụ việc vi phạm an ninh hàng không nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an ninh, an toàn hàng không hoặc có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội các tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này phải báo cáo về Cục Hàng không Việt Nam như sau: báo cáo ban đầu ngay khi vụ việc xảy ra bằng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác và báo cáo bằng văn bản trong vòng 24 giờ theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư này. Định kỳ hàng tháng các tổ chức quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều này phải báo cáo về Cục Hàng không Việt Nam các vụ việc vi phạm an ninh hàng không đã được ghi nhận trong hệ thống quản lý an ninh hàng không.
4. Đối với vụ việc khẩn nguy, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp, đơn vị thực hiện báo cáo như quy định tại Điều 89 Thông tư này.
5. Việc báo cáo được thực hiện thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu an ninh hàng không, qua điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác hoặc bằng dịch vụ bưu chính.
1. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu an ninh hàng không thống nhất trong toàn ngành hàng không dân dụng. Cơ sở dữ liệu an ninh hàng không phải được bảo vệ, tránh truy cập trái phép; chỉ những tổ chức, cá nhân được Cục Hàng không Việt Nam cho phép mới được truy cập và khai thác. Cơ sở dữ liệu về an ninh hàng không gồm:
a) Các hành vi can thiệp bất hợp pháp và các vụ việc vi phạm an ninh hàng không;
b) Đối tượng phải kiểm tra trực quan hàng không bắt buộc, bị từ chối vận chuyển vì lý do an ninh, cấm vận chuyển bằng đường hàng không;
c) Các sơ hở, thiếu sót qua hoạt động giám sát và các cuộc thanh tra, kiểm tra, thử nghiệm, khảo sát, đánh giá, điều tra an ninh hàng không;
d) Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;
đ) Hệ thống kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị, vũ khí, công cụ hỗ trợ;
e) Hệ thống tổ chức, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không.
2. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức quản trị cơ sở dữ liệu an ninh hàng không; Cảng vụ hàng không, các doanh nghiệp có chương trình, quy chế an ninh hàng không phải thường xuyên thống kê, cập nhật các nội dung nêu tại khoản 1 của Điều này vào cơ sở dữ liệu.
3. Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn về việc thống kê, báo cáo, cập nhật, khai thác, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu an ninh hàng không.
Article 106. General regulations on aviation security inspection, survey, test, assessment and investigation
1. The CAAV shall carry out inspections, surveys, assessments and public or confidential tests, and investigations at all airports, aerodromes, aviation service providers and airlines and of vehicles and equipment involved in civil aviation nationwide. Airports authorities shall carry out inspections, public or confidential tests, and investigations at airports, airlines and aviation service providers and of vehicles and equipment involved in civil aviation under their management. Airport/aerodrome operators shall carry out inspections, surveys, public or confidential tests, and internal investigations at airports and aerodromes under their management. Enterprises having ASPs and ASRs shall carry out inspections, surveys, public or confidential tests, internal investigations, and assessments as prescribed.
2. The aviation security inspections, surveys, tests, assessments and investigations shall be carried out according to the annual or unexpected quality control plan. Tests shall not be conducted on aircrafts in flight or VVIP flights.
3. An annual aviation security quality control plan shall include the inspection, test and assessment, be prepared according to the assessment of aviation security risks, resources of authorities and units and ensure uniformity and consistency among aviation-related authorities and units, and confidentiality of confidential tests. The plan shall be prepared as follows:
a) By October 15, the airports authority shall prepare an aviation security quality control plan for the next year and submit it to the CAAV;
b) By October 30, the CAAV shall promulgate aviation security quality control plans for the next year of the CAAV and airports authority, and send them to units and enterprises having ASPs and ASRs;
c) By November 30, according to the aviation security quality control plans of the CAAV and airports authority, airport/aerodrome operators, airlines and enterprises having ASPs and ASRs shall prepare and promulgate internal aviation security quality control plans and notify the CAAV and airports authority.
4. The inspection, test and assessment, and unexpected survey and investigation shall be decided by a competent person if deemed necessary.
5. The CAAV shall issue an aviation security control quality manual to ensure uniform and effective implementation among aviation-related authorities and units.
6. Any authority or unit that manages persons committing violations or equipment that fails to satisfy aviation security standards shall suspend such persons and equipment at the request of the head of the inspection, test, survey and investigation team.
Article 107. Requirements for aviation security inspection, survey, test, assessment and investigation
1. Requirements for aviation security inspection, survey, test, assessment and investigation by the CAAV and airports authorities:
a) There must a decision on team establishment issued by the competent person. The inspection, survey, test, assessment or investigation plan shall be approved by the person issuing the decision on team establishment;
b) The head shall prepare an inspection, survey, test, assessment or investigation plan and submit a report on implementation thereof to the person issuing the decision on team establishment within 10 working days from the end of the inspection, survey, test, assessment or investigation;
2. Requirements for inspection, survey, test, assessment and investigation by the airport/aerodrome operators, airlines and other enterprises having ASPs and ASRs:
a) There must be an inspection, survey, test, assessment or investigation plan approved by the head of the organization in charge of aviation security assurance;
b) The assessment by Vietnamese airlines at foreign airports shall be paid for by the airlines and the CAAV and require CAAV's involvement. The assessment in Vietnam by foreign airlines and aviation authorities shall be permitted by the CAAV and assessment results shall be sent to the CAAV.
3. Every airports authority, airport/aerodrome operator, airline and enterprise having ASPs and ASRs shall submit a report on aviation security quality control to the CAAV by December 10.
4. Documents about aviation security inspection, survey, test, assessment and investigation shall be managed and archived as prescribed by the law on archives.
Article 108. Aviation security tests
1. In the case of a confidential test, the contents, date, place, plan and process of the test shall be kept confidential and disclosed to team members only. In the case of a public test, contents, date and place of the test shall be notified in advance to the unit which is the subject required to undergo the test (hereinafter referred to as “the tested subject”). According to the approved test plan, the head of the test team shall prepare a plan for conducting each test.
2. Security and safety of people, property and activities of the tester and tested subject shall be ensured during the process of conducting the test. When the confidential test is discovered, the tester shall immediately present the test decision together with his/her aviation security inspector card or identity document to which his/her photo is attached to the tested subject. The tested subject shall facilitate the cooperation and ensure security and safety of people, vehicles and items during the test.
3. After the test is done, the tester shall immediately prepare a test report and request the tested subject to sign it. Also, the head of the test team shall hold a meeting with persons concerned at the unit required to undergo the test to draw on experience, make comments and notify preliminary test results to the head or authorized representative of the unit.
4. The confidential test is allowed to employ persons of the police or the army or passengers that have good backgrounds and are reliable enough to ensure confidentiality and effectiveness of the test.
Article 109. Corrective actions against deficiencies found through inspection, survey, test, assessment and investigation
1. During the inspection, survey, test, assessment or investigation, if it is considered that deficiencies need remedying immediately otherwise they will threaten security and safety, the head of the inspection, survey, test, assessment or investigation team shall request immediate remedial actions or transfer them to a competent authority for the suspension to be imposed to ensure security and safety.
2. After receiving a conclusion, which includes recommended corrective actions against deficiencies, the unit undergoing the inspection, survey, test, assessment or investigation shall prepare a corrective action plan and submit it to the unit in charge of quality control. If there is any inaccurate conclusion or recommendation, the unit undergoing the assessment shall send a written response to the organization carrying out the assessment and the CAAV.
3. Time limit and contents of corrective actions against deficiencies found through the quality control by the CAAV and airports authorities
a) Within 15 working days from the end of the inspection, survey, test, assessment or investigation, the person issuing the decision on team establishment shall give a written conclusion, specifying deficiencies and recommended corrective actions, if any;
b) Within 10 working days from the receipt of the conclusion on inspection, survey, test, assessment or investigation, the unit undergoing the inspection, survey, test, assessment or investigation shall submit a corrective action plan, specifying corrective actions, individuals and organizations responsible for corrective actions and time limit for completing corrective actions;
c) Within 05 working days from the end of the corrective action plan, inspection, survey, test, assessment or investigation, the person issuing the decision on team establishment shall give a written response to the unit, specifying his/her approval or disapproval of each content;
4. Time limit and contents of corrective actions against deficiencies found through the quality control by units having ASPs and ASRs
a) Within 10 working days from the end of the inspection, survey, internal test, assessment or investigation, it is required to issue a conclusion and plan on actions against deficiencies detected through inspection, survey or investigation, specifying corrective actions, individuals and organizations responsible for corrective actions and time limit for completing corrective actions, if any;
b) Within 15 days, the inspection, survey, investigation or test conclusion and corrective action plan shall be submitted to the CAAV and supervisory airports authority. The assessment conclusion shall be sent to the unit undergoing assessment, supervisory airports authority and CAAV.
5. The aviation security quality control department of the authority in charge of quality control shall carry out supervision and site inspection of the implementation of the corrective action plan and notify result thereof to the head of the authority/unit.
6. In case of failure to correct deficiencies according to the approved plan, the aviation security quality control department of the authority in charge of quality control shall recommend appropriate measures to facilitate corrective actions.
Article 110. Regulations on aviation security inspectors, internal security inspectors and holders of cards and permits issued by the National Civil Aviation Security Committee
1. An aviation security inspector is the person who is employed by an airports authority and CAAV to control aviation security quality and carry out aviation security inspections, appointed by the CAAV and issued with the aviation security inspector card. The design of the aviation security inspector card is provided in the Appendix XXI hereof. The appointment of an aviation security inspector card shall satisfy the following requirements:
a) The aviation security inspector shall be appointed according to the specialized field or area or unit where he/she is assigned to carry out inspection;
b) The appointment decision shall be notified to the inspected subject;
c) The appointment decision shall define tasks, rights and responsibilities of inspectors according to the principle: the inspector is only allowed to exercise the rights specified in Clause 2 of this Article to perform his/her duties regarding his/her specialized field or area or unit where he/she is assigned to carry out inspection;
d) An aviation security inspector shall serve a term of office of no more than 03 years.
2. Tasks and rights of an aviation security inspector:
a) The aviation security inspector shall control aviation security quality as prescribed in this Circular and shall not conduct any confidential test upon performing his/her tasks independently;
b) The aviation security inspector is entitled to access, board aircrafts, enter any restricted areas at airports, aerodromes, aviation service providers, works, equipment and vehicles;
c) The aviation security inspector is entitled to request organizations and individuals to provide documents or relevant items; confiscate aviation security control badges and permits of staff committing violations; suspend violating equipment and vehicles threatening aviation security;
d) The aviation security inspector shall request responsible persons to take possible remedial actions; make a violation record and transfer it to a competent person as prescribed by law;
dd) Upon performing the task of quality control independently, if any deficiency or mistake is found during aviation security assurance, the aviation security inspector is entitled to directly issue a warning to the violating unit or person in order to prevent the violation and request relevant authorities or units to take remedial actions to reduce risks to aviation security; after issuing the warning, notify his/her supervisory authority/unit; the aviation security inspector is entitled to issue and shall take full responsibility for assessments, conclusions and warnings upon performing his/her tasks independently;
e) Upon performing the task of quality control in a team, the aviation security inspector shall take on the assignment given by the competent authority, the proposed assessments, conclusions and warnings shall be sent to the head of the quality control team; the head of the quality control team shall take ultimate responsibility for the team’s performance; if the conclusion given by the head of the team is different from comments of the aviation security inspector, the aviation security inspector is entitled to have his/her comments recorded.
3. An internal security inspector is employed by an enterprise or unit having ASP and ASR, appointed and issued with a card by the enterprise, which defines his/her rights and responsibilities. The design of the internal security inspector shall be notified to the CAAV and relevant airports authority.
4. Rights and tasks of the National Civil Aviation Security Committee’s members that are issued with cards, and vehicles of authorities and units that directly serve such members:
a) Inspect, supervise and assess aviation service providers' compliance with regulations on national aviation security assurance;
b) Access and enter restricted areas, vehicles, equipment and aircrafts subject to aviation security inspection in accordance with regulations of Vietnam civil aviation security program and aviation security quality control program; enter and leave emergency operations center and scenes where acts of unlawful interference with civil aviation occur;
c) Use cards and permits to serve right purposes and perform tasks related to aviation security assurance; present effective cards when performing tasks within restricted areas in civil aviation sector;
d) Vehicles issued with permits by the National Civil Aviation Security Committee shall be exempted from fees when entering and leaving airport/aerodrome public areas to perform tasks.
5. Aviation security inspectors, internal security inspectors and holders of cards issued by the National Civil Aviation Security Committee shall, upon performing their tasks, take responsibility for their activities and use cards as prescribed by law.
6. Standards to be satisfied by an aviation security inspector:
a) He/she must have profound knowledge and experience in the assigned field;
b) He/she has at least 03 years’ experience of working in the aviation security field or at least 02 years if he/she has worked for the police or the army;
c) He/she has completed a training course offered to aviation security inspector and been issued with a certificate in accordance with regulations on aviation security training.
7. Standards to be satisfied by an internal security inspector:
a) He/she has at least 02 years’ experience of working in the aviation security field or at least 01 year if he/she has worked for the police or the army;
b) He/she has completed a training course offered to aviation security inspector and been issued with a certificate in accordance with regulations on aviation security training.
8. Aviation security inspectors and internal security inspectors shall be trained in accordance with aviation training regulations of the Minister of Transport.
Article 111. Aviation security reporting and statistics
1. The CAAV shall establish and provide guidance on operation of the aviation security reporting and statistic system for aviation-related authorities and units as prescribed by law.
2. The following organizations shall submit reports to the CAAV as prescribed in Clause 1 of this Article:
a) Airports authorities;
b) Airlines;
c) Airport/aerodrome operators;
d) ATS providers; aircraft and aircraft equipment maintenance and repair enterprises;
dd) Aviation security assurance service providers;
e) Aviation service providers.
3. When serious violations or violations that potentially threaten aviation security and safety or adversely affect social order and safety occur, the organizations specified in Clause 2 of this Article shall report such violations to the CAAV as follows: immediately report them by telephone, by fax or other media and report them in writing within 24 hours using the form in the Appendix XXIV hereof. The organizations specified in Points a, b, c, d and dd Clause 2 of this Article shall submit monthly reports on aviation security violations recorded in the aviation security management system to the CAAV.
4. Emergency cases and responses to acts of unlawful interference shall be reported as prescribed in Article 89 of this Circular.
5. Reports shall be made through the aviation security database system, by phone or other media or by post.
Article 112. Organizing establishment of aviation security database
1. The CAAV shall carry out carry out statistical production and establish aviation security database uniformly among civil aviation-related authorities and units. Aviation security database shall be protected from unauthorized access; only organizations and individuals that are permitted by the CAAV are entitled to access and operate it. Aviation security database includes:
a) Acts of unlawful interference and cases of aviation security violations.
b) Subjects required to undergo compulsory manual checks, denied transport for security reasons or prohibited from air transport;
c) Deficiencies found through aviation security inspection and aviation security inspections, tests, surveys, assessments and investigation;
d) Aviation security control badges and permits;
dd) Infrastructure, equipment, weapons, support tools;
e) Aviation security control organizations and forces, aviation security control staff permits.
2. The CAAV shall organize the management of aviation security database; airports authorities and enterprises having ASPs and ASRs shall regularly consolidate and update the contents specified in Clause 1 of this Article to the database.
3. The CAAV provide guidelines for statistical production, reporting, update, operation, management and use of aviation security database.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực