Chương V Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hướng dẫn Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành: Công trình, trang bị, thiết bị, phương tiện và vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ bảo đảm an ninh hàng không
Số hiệu: | 13/2019/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Lê Đình Thọ |
Ngày ban hành: | 29/03/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2019 |
Ngày công báo: | 16/04/2019 | Số công báo: | Từ số 385 đến số 386 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp, sửa chữa công trình hàng không, kết cấu hạ tầng cảng hàng không khi lập dự án, khảo sát, thiết kế xây dựng phải tuân thủ các yêu cầu, tiêu chuẩn về an ninh hàng không được quy định tại Thông tư này.
2. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa công trình hàng không, kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay phải thẩm định các yêu cầu, tiêu chuẩn về an ninh hàng không bảo đảm tuân thủ quy định tại Thông tư này.
1. Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không của nhà ga, sân bay bao gồm:
a) Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không sân bay: hàng rào an ninh hàng không ngăn cách khu vực hạn chế và khu vực công cộng, đường tuần tra, hệ thống cảnh báo xâm nhập, hệ thống chiếu sáng, bốt gác, cổng, cửa, điểm kiểm tra an ninh hàng không, hệ thống đèn chiếu sáng vị trí đỗ của tàu bay ban đêm;
b) Cổng, cửa, điểm kiểm tra an ninh hàng không tại lối đi giữa khu vực hạn chế sử dụng riêng và khu vực hạn chế không sử dụng riêng; lối đi từ khu vực công cộng vào khu vực hạn chế;
c) Trung tâm khẩn nguy; vị trí đỗ biệt lập cho tàu bay; hầm xử lý bom mìn, vật phẩm nguy hiểm; khu vực tập kết hành khách, hành lý, hàng hóa trong trường hợp tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp;
d) Hệ thống ca-me-ra giám sát an ninh toàn bộ nhà ga, sân đỗ tàu bay, đường giao thông liền kề nhà ga và phòng giám sát điều khiển hệ thống ca-me-ra;
đ) Điểm (khu vực) kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa gồm cả phòng lục soát, kiểm tra trực quan tại nhà ga;
e) Phòng trực ban của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, Cảng vụ hàng không tại nhà ga; phòng quản lý hành khách bị từ chối nhập cảnh tại nhà ga quốc tế.
2. Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không nằm ngoài nhà ga, sân bay bao gồm:
a) Hệ thống đèn chiếu sáng vành đai; hệ thống ca-me-ra giám sát an ninh toàn bộ các khu vực hạn chế; hàng rào an ninh hàng không ngăn cách khu vực hạn chế với khu vực công cộng;
b) Bốt gác, cổng, cửa, điểm kiểm tra an ninh hàng không tại lối vào khu vực hạn chế từ khu vực công cộng.
3. Yêu cầu đối với công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không:
a) Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không phải được kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định của pháp luật và phải có đầy đủ hồ sơ, lý lịch; khi có hư hỏng phải khắc phục kịp thời;
b) Hàng rào an ninh hàng không giữa khu vực hạn chế với khu vực công cộng phải có khả năng ngăn chặn, cảnh báo việc xâm nhập qua hàng rào;
c) Số lượng cổng, cửa vào khu vực hạn chế từ khu vực công cộng phải hạn chế ở mức tối thiểu cần thiết;
d) Bảo đảm sự tách biệt giữa hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi đã được kiểm tra an ninh hàng không với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi chưa kiểm tra an ninh hàng không;
đ) Vị trí trung tâm khẩn nguy; vị trí đỗ biệt lập cho tàu bay; hầm xử lý bom mìn, vật phẩm nguy hiểm; khu vực tập kết hành khách, hành lý, hàng hóa trong trường hợp tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp phải thuận tiện cho việc xử lý các tình huống khẩn cấp và thực hiện kế hoạch khẩn nguy;
e) Bảo đảm tách biệt luồng hành khách đi, đến, nối chuyến và quá cảnh; luồng hành khách, hàng hóa quốc tế và nội địa;
g) Khu vực bố trí điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý phải có đủ diện tích để tránh gây ùn tắc và bảo đảm thuận lợi cho việc kiểm tra, soi chiếu hành khách, hành lý;
h) Khu vực cách ly phải được ngăn cách với khu vực công cộng bằng vật liệu bền vững; ngăn cách với khu vực hạn chế khác bằng vật liệu phù hợp;
i) Sử dụng nguyên vật liệu phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa những tổn thất, thiệt hại đối với người, thiết bị của nhà ga, sân bay khi xảy ra cháy, nổ;
k) Đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, các cảng hàng không, sân bay đã xây dựng nhưng chưa có công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không phải đáp ứng đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Yêu cầu, tiêu chuẩn về hàng rào an ninh hàng không, cổng, cửa, rào chắn, hệ thống chiếu sáng, hệ thống ca-me-ra giám sát, bốt gác, đường tuần tra tại cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không được quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không bao gồm:
a) Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay; thiết bị, dụng cụ chuyên dụng phát hiện chất nổ, vũ khí, vật phẩm nguy hiểm;
b) Phương tiện sử dụng cho tuần tra; thiết bị ghi âm, ghi hình, quan sát, nhận dạng, phát hiện giấy tờ, tài liệu giả chuyên dụng; thiết bị sử dụng cho việc cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không;
c) Phương tiện, thiết bị thông tin liên lạc phục vụ chỉ huy, điều hành, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; mũ, áo giáp và các trang bị, công cụ chuyên dụng cho đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; hầm, thiết bị phục vụ xử lý bom, mìn, vật phẩm nguy hiểm;
d) Dụng cụ, thiết bị sử dụng cho thử nghiệm, đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không; vũ khí, công cụ hỗ trợ.
2. Yêu cầu đối với thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không:
a) Thiết bị, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;
b) Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay phải có bộ mẫu thử phù hợp với tính năng kỹ thuật và hướng dẫn của nhà sản xuất;
c) Hệ thống thiết bị sử dụng cho việc cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong toàn ngành;
d) Thiết bị, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có đầy đủ hồ sơ, lý lịch; hệ thống máy soi tia X phải được cấp phép an toàn bức xạ của cơ quan có thẩm quyền;
đ) Khi đầu tư mới thiết bị an ninh hàng không, phải đảm bảo thiết bị đáp ứng công nghệ tiên tiến trên thế giới.
3. Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn cụ thể về yêu cầu, danh mục trang thiết bị, phương tiện, công cụ, dụng cụ bảo đảm an ninh hàng không.
1. Khai thác, quản lý, bảo trì thiết bị, phương tiện bảo đảm an ninh hàng không phải tuân thủ theo quy định của nhà sản xuất và đơn vị khai thác, sử dụng thiết bị, phương tiện; phải có sổ sách theo dõi các hỏng hóc và việc sửa chữa, bảo trì thiết bị, phương tiện.
2. Dữ liệu hình ảnh từ máy soi tia X, ca-me-ra giám sát an ninh phải được lưu giữ tối thiểu 45 ngày.
3. Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay phải được kiểm tra bằng bộ mẫu thử phù hợp với tính năng kỹ thuật và hướng dẫn của nhà sản xuất.
a) Đối với máy soi tia X: yêu cầu kiểm tra, các bước tiến hành kiểm tra, ghi chép kết quả kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Đối với cổng từ: yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra, ghi chép kết quả kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Đối với thiết bị phát hiện kim loại cầm tay: yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra, ghi chép kết quả kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Máy soi tia X, cổng từ, thiết bị phát hiện kim loại cầm tay, thiết bị phát hiện chất nổ, ca-me-ra giám sát an ninh, hệ thống cảnh báo xâm nhập phải định kỳ bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất để bảo đảm các thiết bị hoạt động ổn định. Thiết bị an ninh hàng không khi kiểm tra không đạt tiêu chuẩn phải ngừng khai thác sử dụng. Sổ kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa đột xuất phải được ghi chép rõ ràng, chính xác và phải có các thông tin sau:
a) Tên thiết bị, vị trí, người, thời gian lắp đặt;
b) Ngày, tháng, năm tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng; nội dung, kết quả kiểm tra, bảo dưỡng; tên nhân viên kỹ thuật tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng.
5. Định kỳ tháng 12 hàng năm, các cơ quan, đơn vị quản lý khai thác thiết bị an ninh báo cáo về Cục Hàng không Việt Nam tổng hợp tình hình công tác quản lý thiết bị an ninh hàng không; phân loại về số lượng, chất lượng, thiết bị; cập nhật thiết bị bổ sung mới, hỏng, tiêu hủy.
6. Đơn vị quản lý khai thác thiết bị an ninh hàng không chịu trách nhiệm ban hành quy trình quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị an ninh hàng không.
1. Những đối tượng dưới đây được trang bị, sử dụng vũ khí quân dụng khi làm nhiệm vụ:
a) Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không khi đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp xảy ra tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay;
b) Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không khi làm nhiệm vụ trong thời gian thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3;
c) Cán bộ cấp tổ, đội của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không;
d) Nhân viên an ninh cơ động, nhân viên kiểm soát an ninh làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác ban đêm;
đ) Nhân viên an ninh trên không khi thực hiện nhiệm vụ được trang bị súng và đạn phù hợp sử dụng trên tàu bay.
2. Đối tượng được trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ:
a) Đối tượng nêu tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều này được trang bị, sử dụng mũ chống đạn, áo chống đạn; lá chắn, găng tay điện; lựu đạn hơi cay; súng bắn hơi cay, súng bắn đạn nhựa, cao su; các loại phương tiện xịt hơi cay, gây mê; dùi cui điện, dùi cui cao su, khóa số tám;
b) Cán bộ cấp tổ, đội, nhân viên an ninh kiểm soát khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, canh gác tại khu vực đường cất hạ cánh, đường lăn, cổng, cửa vào, ra tiếp giáp sân bay, khu vực hạn chế, khu vực công cộng (nhà ga, bãi đỗ xe) được trang bị, sử dụng súng bắn hơi cay, súng bắn đạn nhựa, cao su; dùi cui điện, dùi cui cao su, khóa số tám;
c) Cán bộ cấp tổ, đội, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ tăng cường đảm bảo an ninh cho chuyến bay, cưỡng chế, áp giải hành khách gây rối, hành khách bị từ chối nhập cảnh được trang bị, sử dụng súng bắn hơi cay, súng bắn đạn nhựa, cao su; dùi cui điện, dùi cui cao su, khóa số tám;
d) Trưởng ca trực khi thực hiện nhiệm vụ tại điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa được trang bị, sử dụng súng bắn hơi cay; dùi cui điện, dùi cui cao su;
đ) Cán bộ cấp tổ, đội, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, áp tải hàng hóa ngoài phạm vi cảng hàng không, sân bay được trang bị, sử dụng dùi cui điện, dùi cui cao su.
3. Bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ:
a) Cán bộ cấp tổ, đội, nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ khi làm nhiệm vụ phải nghiêm chỉnh chấp hành chế độ kiểm tra, bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị. Khi hoàn thành nhiệm vụ hoặc kết thúc ca trực phải bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người có trách nhiệm để quản lý hoặc bàn giao cho người trực ca sau. Việc bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ phải đảm bảo chặt chẽ và cập nhật vào sổ, có chữ ký của người nhận và người giao;
b) Đối với vũ khí, công cụ hỗ trợ sử dụng thường xuyên, đơn vị được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ phải có tủ đựng vũ khí, công cụ hỗ trợ riêng biệt, duy trì chế độ bảo dưỡng hàng ngày và tổ chức kiểm tra chất lượng bảo quản vào cuối tuần;
c) Đối với vũ khí, công cụ hỗ trợ không sử dụng thường xuyên phải bố trí người chuyên trách bảo quản, phải có kho, tủ riêng để bảo quản. Kho bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật an toàn phòng, chống cháy, nổ, có nội quy ra, vào kho; vũ khí, công cụ hỗ trợ bảo quản trong kho phải được bôi dầu, mỡ thường xuyên; phải sắp xếp hợp lý, để riêng từng chủng loại, nhãn hiệu. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị phải thực hiện việc kiểm tra kỹ thuật, tiến hành bảo dưỡng theo đúng định kỳ và quy trình bảo dưỡng của nhà sản xuất;
d) Người được giao chuyên trách bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ phải có phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm; đã qua lớp đào tạo, huấn luyện cơ bản về bảo quản, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ; chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra, bảo quản và có sổ sách theo dõi việc bảo quản vũ khí, công cụ hỗ trợ.
4. Người được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải có chứng chỉ hoặc chứng nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền cấp.
5. Định kỳ tháng 12 hàng năm, các cơ quan, đơn vị được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ phải báo cáo bằng về Cục Hàng không Việt Nam tổng hợp tình hình công tác quản lý vũ khí và công cụ hỗ trợ và đào tạo, huấn luyện về bảo quản, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ; phân loại về số lượng, chất lượng vũ khí, công cụ hỗ trợ; thời hạn giấy phép sử dụng; vũ khí, công cụ hỗ trợ bổ sung mới, hỏng, tiêu hủy.
6. Đối tượng được trang bị sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải chấp hành các quy định chuyên ngành về quản lý, sử dụng, bảo quản, kiểm tra, bảo dưỡng vũ khí, công cụ hỗ trợ. Cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ chịu trách nhiệm ban hành quy định quản lý, sử dụng, bảo quản, kiểm tra, bảo dưỡng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong chương trình, quy chế an ninh hàng không.
Article 100. Security requirements for design and construction of airports, aerodromes and aviation works
1. The investors who construct, renovate, upgrade and repair aviation works and airport infrastructure shall, upon project formulation, survey and construction design, comply with the aviation security requirements and standards specified in this Circular.
2. The authorities having the power to appraise and approve the technical design, construction drawing and estimate of construction, renovation, upgrading or repair of aviation works and airport or aerodrome infrastructure shall appraise aviation security requirements and standards to ensure their compliance with the regulations in this Circular.
Article 101. Works in service of aviation security assurance
1. Works in service of aviation security assurance at terminals and aerodromes include:
a) Works in service of airport security assurance at aerodromes: aviation security fences separating restricted areas from public areas, patrol roads, intrusion alarm systems, lighting systems, guard booths, gates, doors, aviation security checkpoints, apron lighting systems;
b) Gates, doors and aviation security checkpoints at the entrance between exclusive use restricted areas and non-exclusive use restricted areas; entrance from publics areas to restricted areas;
c) Emergency centers; separate aircraft parking locations; bomb, mine and dangerous items disposal trenches; assembly areas for passengers, baggage and cargo in case the aircraft is subjected to unlawful interference;
d) Systems of CCTV cameras that allow monitoring of entire terminals, aprons, roads adjacent to terminals and camera system control and monitoring rooms;
dd) Aviation security checkpoints (check areas) for passengers, baggage and cargo, including manual check and search rooms at terminals;
e) Duty rooms designated for aviation security control forces and airports authorities at terminals; rooms designated for passengers denied entry at international terminals.
2. Works in service of aviation security assurance outside terminals and aerodromes include:
a) Peripheral lighting systems; systems of CCTV cameras that allow monitoring of entire restricted areas; aviation security fences separating restricted areas from public areas;
b) Guard booths, gates, doors, aviation security checkpoints at entrance to restricted areas from public areas.
3. Works in service of aviation security assurance shall comply with the following requirements:
a) Works in service of aviation security assurance shall be inspected and maintained according to standards, regulations and law, have sufficient documents and records, and promptly repaired when broken;
b) Aviation security fences between restricted areas and public areas shall have the ability to prevent and give warnings about unauthorized access;
c) The number of doors and gates to restricted areas from public areas shall be reduced to the necessary level;
d) Screened passengers, baggage, cargo and mail shall be separated from unscreened passengers, baggage, cargo and mail;
dd) The location of the emergency center; separate aircraft parking location; bomb, mine and dangerous items disposal trench; assembly area for passengers, baggage and cargo in case the aircraft is subjected to unlawful interference shall facilitate emergency response and implementation of contingency plans;
e) The works shall ensure the separation between departure passengers, arrival passengers and transit passengers; flow of domestic and international passengers and cargo;
g) The area designated for a passenger and cargo checkpoint shall be wide enough to avoid congestion and facilitate passenger and baggage check and screening;
h) The sterile area shall be separated from the public area using durable materials; and from the restricted area using appropriate materials;
i) Appropriate materials shall be used to minimize loss of lives and damage to equipment of terminals and aerodromes in the event of fire or explosion;
k) By December 31, 2021, airports or aerodromes that have been constructed but have not yet had any works in service of aviation security assurance shall comply all regulations set out in Clause 1 of this Article.
4. Requirements and standards applied to aviation security fences, gates, doors, barriers, lighting systems, CCTV camera systems, guard booths and patrol roads at airports, aerodromes and aviation service providers are specified in the Appendix XII hereof.
Article 102. Equipment and vehicles in service of aviation security assurance
1. Equipment and vehicles in service of aviation security assurance (hereinafter referred to as "aviation security equipment and vehicles") include:
a) X-ray machines, door-frame metal detectors, hand-held metal detectors, explosive, weapon and dangerous article detection devices;
b) Vehicles used for patrol; voice and video recorders, specialized equipment used for observation and detection of forged documents; equipment used for issuance of aviation security control badges and permits;
c) Vehicles and communications equipment used for serving command and control and responding to acts of unlawful interference; helmets, armor and specialized tools used for responding to acts of unlawful interference; bomb, mine and dangerous items disposal trenches;
d) Tools and equipment used for aviation testing and training; weapons and support tools.
2. Aviation security equipment and vehicles shall comply with the following requirements:
a) Vehicles and equipment specified in Clause 1 of this Article shall comply with standards and regulations;
b) X-ray machines, door-frame metal detectors and hand-held metal detectors must have the combined test piece in accordance with specifications and instructions of the manufacturer;
c) Equipment for issuance of aviation security control badges and permits shall be used in a uniform manner;
d) Equipment and vehicles specified in Clause 1 of this Article must have sufficient documents and records; X-ray machines shall be issued with the radiation safety permit by the competent authority.
dd) Upon purchasing new aviation security equipment, it is required to ensure the new equipment applies the world’s most advanced technology.
3. The CAAV shall elaborate requirements for and list of aviation security equipment, vehicles and tools.
Article 103. Regulations on operation and maintenance of aviation security equipment and vehicles
1. Operation, management and maintenance of aviation security equipment and vehicles shall comply with regulations of the manufacturer and unit operating and using equipment and vehicles. A logbook should be in place to record damage to and repair and maintenance of equipment and vehicles.
2. Image data from X-ray machines and CCTV cameras shall be stored for at least 45 days.
3. X-ray machines, door-frame metal detectors and hand-held metal detectors shall be tested using a combined test piece in accordance with specifications and instructions of the manufacturer.
a) Regarding X-ray machines, test requirements and procedures and log sheet are specified in the Appendix XVIII hereof;
b) Regarding door-frame metal detectors, test requirements and procedures and log sheet are specified in the Appendix XIX hereof;
c) Regarding hand-held metal detectors, test requirements and procedures and log sheet are specified in the Appendix XX hereof.
4. X-ray machines, door-frame metal detectors, hand-held metal detectors, explosive detection devices, CCTV cameras and intrusion alarm systems shall be periodically maintained in accordance with the manufacturer’s regulations to ensure their smooth operation. Aviation security equipment that fails the test shall be discontinued. Logbooks of periodic test and maintenance and unexpected repair shall be written in a clear and accurate manner and contain the following information:
a) Name of the equipment, location and time of installation, person in charge of installation;
b) Date of test and maintenance; test and maintenance contents and results; names of technicians.
5. In December, authorities and units managing and operating aviation security equipment shall submit a consolidated report on management of aviation security equipment; classification by quantity, quality and type of equipment; update of new, damaged or destroyed equipment to the CAAV.
6. Every unit managing and operating aviation security equipment shall introduce procedures for management, operation, testing and maintenance of aviation security equipment.
Article 104. Management, equipment and use of weapons or support tools
1. The following persons shall be equipped with military weapons upon performing their tasks:
a) Aviation security control staff upon responding to acts of unlawful interference occurring at the airport or aerodrome or on board the aircraft;
b) Aviation security control staff upon performing tasks while level 1, level 2 and level 3 strengthened aviation security assurance measures are being taken;
c) Team members of the aviation security control force;
d) Mobile security staff and aviation security control staff who carries out patrols and standing guard at night;
dd) In-flight security staff equipped with appropriate weapons and ammunition upon performing tasks on board the aircraft.
2. The following persons shall be equipped with support tools:
a) The persons specified in Points a, b, c and dd Clause 1 of this Article shall be equipped with bulletproof helmets and bulletproof vests; shields, electric gloves; tear gas grenades; tear gas guns, rubber bullet guns and plastic bullet guns; devices used for spraying tear gas and anesthetics; stun batons, rubber batons, figure-8 handcuffs;
b) Upon carrying out patrols and standing guard in areas surrounding runways and taxiways, doors and gates adjacent to the aerodromes, restricted areas and public areas (terminals, parking lots), team members and aviation security control staff shall be equipped with tear gas guns, plastic bullet guns and rubber bullet guns; stun batons, rubber batons, figure-8 handcuffs;
c) Upon performing the tasks of strengthening security of flights, coercing and escorting disruptive passengers and passengers denied entry, team members and aviation security control staff shall be equipped with tear gas guns, plastic bullet guns and rubber bullet guns; stun batons, rubber batons, figure-8 handcuffs;
d) Upon performing tasks at a passenger, baggage and cargo checkpoint, the chief of the shift shall be equipped with tear gas guns; stun batons, rubber batons;
dd) Upon performing the tasks of checking, monitoring and escorting cargo outside an airport/aerodrome, team members and aviation security control staff shall be equipped with stun batons and rubber batons.
3. Weapons and support tools shall be stored as follows:
a) Upon performing their tasks, team members and aviation security control staff shall be equipped with weapons and support tools shall strictly comply with regulations on inspection and storage of weapons and support tools. When their tasks are completed or the shift is over, they shall transfer weapons and support tools to the person responsible for management thereof or the person doing the next shift. The transfer of weapons and support tools shall made properly and updated on a logbook, which bears signatures of the transferor and transferee;
b) Regarding frequently used weapons and support tools, the unit equipped with weapons and support tools shall have a separate cabinet to keep them, carry out routine maintenance and check storage conditions at the end of the week;
c) Regarding infrequently used weapons and support tools, it is required to deploy a person in charge of storage and have a separate storage cabinet or warehouse. The weapon and support tool warehouse shall comply with fire safety requirements and make regulations on access to warehouse; weapons and support tools stored in the warehouse shall be regularly lubricated, properly and separately arranged according to each model. On an annual basis, authorities and units shall carry out technical inspection and maintenance on a periodic basis and in accordance with maintenance procedures established by the manufacturer;
d) The person assigned to store weapons and support tools must have good credentials and morals and be responsible; has joined a basic training course on storage and use of weapons and support tools; must strictly comply with inspection and storage regulations and prepare a logbook that records storage of weapons and support tools.
4. The person equipped with weapons and support tools must have a certificate of management and use of weapons, explosives and support tools issued by the competent authority.
5. In December, authorities and units equipped with weapons and support tools shall submit a consolidated report on management of weapons and support tools, and training in storage and use of weapons and support tools; classification by quantity and quality of weapons and support tools; effective period of permit for use thereof; new, damaged or destroyed weapons and support tools to the CAAV.
6. Persons equipped with weapons and support tools shall comply with regulations on management, use, storage, inspection and maintenance of weapons and support tools. Authorities and units managing and using weapons and support tools shall specify regulations on management, use, storage, inspection and maintenance of weapons and support tools in ASPs and ASRs.