Chương III Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hướng dẫn Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành: Xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp
Số hiệu: | 13/2019/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Lê Đình Thọ |
Ngày ban hành: | 29/03/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2019 |
Ngày công báo: | 16/04/2019 | Số công báo: | Từ số 385 đến số 386 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Mọi vụ việc vi phạm an ninh hàng không phải được xử lý kịp thời, nhanh chóng, không để vi phạm lan rộng và hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả xảy ra.
Việc xử lý phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm do hành vi vi phạm gây ra và tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Việc lên tàu bay của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không để trấn áp, cưỡng chế, áp giải đối tượng vi phạm được thực hiện theo yêu cầu của người chỉ huy tàu bay hoặc Cảng vụ hàng không trừ trường hợp đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
2. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bố trí nơi xử lý, giải quyết vụ việc vi phạm; bảo đảm việc xử lý vi phạm nhanh chóng, an toàn, thuận tiện và hạn chế đến mức tối thiểu việc gây ách tắc làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của cảng hàng không, sân bay và chuyến bay.
3. Cảng vụ hàng không chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hoạt động tại cảng hàng không, sân bay để thống nhất những vấn đề cụ thể trong phối hợp xử lý vi phạm về an ninh hàng không, trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay và giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không phối hợp với công an, chính quyền địa phương trong xử lý vi phạm về an ninh hàng không xảy ra tại khu vực nằm ngoài cảng hàng không, sân bay trong phạm vi quản lý của doanh nghiệp.
4. Cảng vụ hàng không, các đơn vị, doanh nghiệp có lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải tổ chức trực ban 24 giờ trong ngày và trong cả tuần, công bố số máy điện thoại trực để tiếp nhận thông tin và xử lý kịp thời vụ việc vi phạm an ninh hàng không, trật tự công cộng.
5. Hồ sơ, thủ tục, biên bản, quyết định xử lý vi phạm phải được lập và lưu giữ theo quy định của pháp luật.
1. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không chịu trách nhiệm xử lý ban đầu các vụ việc vi phạm an ninh hàng không, trật tự công cộng xảy ra tại cảng hàng không, sân bay thuộc quyền quản lý. Quy trình xử lý như sau:
a) Ngăn chặn hành vi vi phạm; tạm giữ đối tượng vi phạm;
b) Kiểm tra, lục soát, thu giữ tang vật, chứng cứ;
c) Đưa người, tang vật vi phạm về nơi quy định để giải quyết, xử lý vi phạm;
d) Thông báo ngay vụ việc cho Cảng vụ hàng không, cơ quan công an (nếu vụ việc có dấu hiệu hình sự) và các cơ quan, đơn vị liên quan tại cảng hàng không, sân bay;
đ) Bảo vệ hiện trường nếu xét thấy cần thiết;
e) Lập hồ sơ ban đầu (biên bản vi phạm theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư này) và bàn giao hồ sơ, bằng chứng, tang vật, người vi phạm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của Cảng vụ hàng không.
2. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm soát an ninh hàng không trong quá trình xử lý các vụ việc vi phạm an ninh hàng không.
3. Đối với tàu bay đang khai thác, tàu bay đang bay quy trình xử lý vi phạm thực hiện theo khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 của Thông tư này. Nhân viên an ninh trên không hoạt động bí mật, không tham gia xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không.
4. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không làm nhiệm vụ tại cơ sở nằm ngoài cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm xử lý ban đầu đối với vụ việc vi phạm an ninh hàng không xảy ra tại cơ sở do mình quản lý; quy trình xử lý theo quy định tại các điểm a, b, c và đ của khoản 1 Điều này; lập hồ sơ ban đầu (biên bản vi phạm theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư này), bàn giao hồ sơ, bằng chứng, tang vật, người vi phạm cho cơ quan chức năng tại địa phương và phối hợp xử lý tiếp theo đối với các vụ việc vi phạm an ninh hàng không.
5. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm cử người trực tiếp đến ngay địa điểm đang giải quyết vi phạm ngay sau khi nhận được thông báo theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này để giám sát việc xử lý ban đầu, đánh giá tính chất, mức độ vi phạm, thẩm quyền giải quyết vụ việc và quyết định việc xử lý tiếp theo như sau:
a) Trường hợp vi phạm xét thấy chưa tới mức xử phạt hành chính thì tiếp nhận vụ việc và có văn bản yêu cầu cơ quan có người vi phạm xem xét, xử lý kỷ luật đối với người vi phạm và thông báo kết quả xử lý cho Cảng vụ hàng không;
b) Trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt hành chính của Cảng vụ hàng không, Thanh tra hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Thanh tra Bộ Giao thông vận tải thì Cảng vụ hàng không nhận bàn giao và tiến hành các công việc cần thiết theo quy định của pháp luật để xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc chuyển giao cho người, cơ quan có thẩm quyền;
c) Trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt hành chính của cơ quan công an, vi phạm có dấu hiệu hình sự thì yêu cầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bàn giao cho cơ quan công an. Cảng vụ hàng không tiếp tục theo dõi, phối hợp với cơ quan công an trong quá trình xử lý để đảm bảo việc xử lý đạt hiệu quả;
d) Trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt hành chính của cơ quan hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thì yêu cầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý; Cảng vụ hàng không tiếp tục theo dõi, phối hợp với cơ quan thụ lý vụ việc trong quá trình xử lý để đảm bảo việc xử lý đạt hiệu quả;
đ) Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì Giám đốc Cảng vụ hàng không phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật.
6. Khi bàn giao vụ việc cho Cảng vụ hàng không, công an, hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không lập biên bản bàn giao theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư này và phối hợp thực hiện các biện pháp dẫn giải, giữ người, phương tiện, tang vật vi phạm khi được yêu cầu.
7. Cảng vụ hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh nghiệp bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không khác phải trang bị cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của đơn vị mình máy ghi hình, máy ghi âm, máy ảnh, ống nhòm và các thiết bị hỗ trợ phù hợp khác để ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm và ghi nhận, thu thập lại toàn bộ diễn biến của vụ việc vi phạm một cách chính xác, đầy đủ, phục vụ cho việc xử lý được nhanh chóng, đúng người, đúng tính chất, mức độ vi phạm và đúng quy định của pháp luật hiện hành.
8. Cảng vụ hàng không, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh nghiệp bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và các doanh nghiệp khác hoạt động tại cảng hàng không, sân bay phải trang bị máy điện thoại có chức năng hiển thị, lưu số gọi đến, gọi đi và ghi âm với thời gian tối thiểu 03 giờ đồng hồ cho các số điện thoại trực ban, trực khẩn nguy, đường dây nóng, giải đáp thông tin cho hành khách. Các đơn vị phải sử dụng dịch vụ thông báo nhanh số máy gọi đi, gọi đến các số máy điện thoại của đơn vị để kịp thời tra cứu khi nhận được thông tin đe dọa qua điện thoại; thiết lập hòm thư tiếp nhận các thông tin về các vụ việc vi phạm, các hành vi can thiệp bất hợp pháp.
1. Vụ việc vi phạm an ninh hàng không phải được rút kinh nghiệm, giảng bình để khắc phục những sơ hở, thiếu sót:
a) Căn cứ tính chất, mức độ của từng vụ việc vi phạm xảy ra tại cảng hàng không, sân bay, Cảng vụ hàng không quyết định giao cho cơ quan, đơn vị thích hợp chủ trì tổ chức rút kinh nghiệm, giảng bình cấp cơ sở hoặc Cảng vụ hàng không chủ trì tổ chức rút kinh nghiệm, giảng bình cấp Cảng vụ hàng không hoặc đề nghị Cục Hàng không Việt Nam chủ trì tổ chức rút kinh nghiệm, giảng bình;
b) Đơn vị chủ quản cơ sở nằm ngoài cảng hàng không chủ trì tổ chức rút kinh nghiệm, giảng bình đối với vụ việc vi phạm xảy ra tại cơ sở của mình;
c) Cục Hàng không Việt Nam chủ trì tổ chức rút kinh nghiệm, giảng bình cấp Cục đối với vụ việc vi phạm nghiêm trọng, phức tạp hoặc theo yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia.
2. Thời gian tổ chức rút kinh nghiệm, giảng bình phải được tiến hành sớm nhất có thể, chậm nhất không quá 05 ngày làm việc đối với cấp cơ sở, 07 ngày làm việc đối với cấp Cảng vụ và 10 ngày làm việc đối với cấp Cục kể từ ngày xảy ra vi phạm hoặc nhận được báo cáo về vụ việc vi phạm.
3. Nội dung rút kinh nghiệm, giảng bình tối thiểu phải bao gồm:
a) Biện pháp, quy trình xử lý của đơn vị, cá nhân liên quan trong quá trình xử lý vụ việc vi phạm: đúng, sai, nguyên nhân;
b) Công tác phối hợp xử lý vụ việc vi phạm của đơn vị, cá nhân liên quan: đúng, sai, nguyên nhân;
c) Những bất cập trong các quy định của pháp luật, chương trình, quy chế an ninh hàng không và các văn bản có liên quan cần phải được bổ sung, sửa đổi;
d) Những sơ hở, thiếu sót của từng đơn vị, cá nhân liên quan, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
1. Việc đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng thực hiện theo các quy định của pháp luật và tuân thủ phương án khẩn nguy đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng do cấp có thẩm quyền ban hành.
2. Khi nhận được thông tin về một hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu liên quan có trách nhiệm phân tích, đánh giá sơ bộ về tính chất của thông tin để xem xét triển khai phương án khẩn nguy thích hợp; báo cáo ngay thông tin, kết quả đánh giá và kiến nghị biện pháp đối phó đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Huy động lực lượng, phương tiện của đơn vị mình tổ chức đối phó ban đầu theo quy định; trường hợp cần thiết, Cục Hàng không Việt Nam trực tiếp chỉ đạo các lực lượng hàng không thực hiện phương án khẩn nguy ban đầu.
3. Mọi biện pháp đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng phải ưu tiên bảo đảm an toàn cho tàu bay và tính mạng con người. Đối với tàu bay đang bay bị can thiệp bất hợp pháp, cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan ưu tiên trợ giúp tối đa để bảo đảm an toàn cho tàu bay trong vùng trời của Việt Nam, vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
4. Sau khi kết thúc việc đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cảng hàng không, sân bay, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm nhanh chóng thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo đưa cảng hàng không, sân bay trở lại hoạt động bình thường; bố trí cho hành khách tiếp tục hành trình trong thời gian sớm nhất có thể.
1. Kế hoạch khẩn nguy đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp của cảng hàng không, sân bay do người khai thác cảng hàng không, sân bay xây dựng trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt phải phù hợp với Phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành và Phương án khẩn nguy của Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không cấp tỉnh, thành phố, huyện đảo.
2. Doanh nghiệp chủ quản cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay xây dựng kế hoạch khẩn nguy của cơ sở bảo đảm hoạt động bay; doanh nghiệp chủ quản cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu phải xây dựng kế hoạch ứng phó không lưu trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt và tổ chức thực hiện. Kế hoạch khẩn nguy, kế hoạch ứng phó không lưu phải phù hợp với phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành và phương án khẩn nguy của Ban chỉ huy khẩn nguy hàng không cấp tỉnh, thành phố, huyện đảo.
3. Kế hoạch khẩn nguy, kế hoạch ứng phó không lưu đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp được quản lý theo chế độ mật.
4. Cục Hàng không Việt Nam hướng dẫn xây dựng và thực hiện các kế hoạch khẩn nguy, kế hoạch ứng phó không lưu.
Việc cung cấp thông tin, phát ngôn và họp báo liên quan đến hành vi can thiệp bất hợp pháp và công tác đối phó thực hiện theo Phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, đơn vị chủ quản của khu vực hạn chế ngoài cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm báo cáo ban đầu bằng văn bản về Cục Hàng không Việt Nam trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp; báo cáo 02 lần trên 01 ngày trong thời gian đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp; báo cáo sơ bộ trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm kết thúc việc đối phó.
2. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Giao thông vận tải bằng văn bản trong trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm nhận được báo cáo của đơn vị về công tác đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp.
1. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thông báo những thông tin về tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp hạ cánh trong lãnh thổ Việt Nam cho nhà chức trách hàng không của quốc gia liên quan trong thời gian sớm nhất có thể.
Thông tin bao gồm: loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, đường bay, số lượng hành khách, tổ bay trên chuyến bay và những yêu cầu đề nghị các quốc gia liên quan trợ giúp. Thông báo được gửi tới:
a) Quốc gia nơi tàu bay đăng ký;
b) Quốc gia của nhà khai thác tàu bay;
c) Quốc gia có các công dân bị chết, bị thương hoặc bị giữ do hành vi can thiệp bất hợp pháp;
d) Quốc gia có công dân là hành khách trên tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp;
đ) ICAO.
2. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm báo cáo ICAO về các hành vi can thiệp bất hợp pháp như sau:
a) Báo cáo sơ bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng 30 ngày kể từ ngày vụ việc xảy ra;
b) Báo cáo chính thức theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIII ban hành kèm theo Thông tư này trong vòng 60 ngày kể từ ngày vụ việc xảy ra.
1. Cục Hàng không Việt Nam chủ trì phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan trong và ngoài ngành hàng không tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp cấp ngành tối thiểu 03 năm một lần tại 01 cảng hàng không hoặc 01 cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu.
2. Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp chủ quản cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, doanh nghiệp chủ quản cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức diễn tập cấp cơ sở tại mỗi cảng hàng không, mỗi cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu tối thiểu 02 năm 01 lần.
3. Cơ quan, tổ chức nước ngoài có thể được mời tham quan diễn tập đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng.
4. Cục Hàng không Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải về kế hoạch tổ chức diễn tập cấp ngành.
Section 1. ACTIONS AGAINST AVIATION SECURITY VIOLATIONS
Article 83. Rules for taking actions against violations
1. Actions against all aviation security violations shall be promptly and rapidly taken to prevent them from spreading and minimize their effects.
Actions against violations shall be taken according to their nature, degree and effects, and applicable regulations of law. The boarding of the aviation security control force to suppress, coerce and escort violators is carried out at the request of the pilot-in-command or the airports authority except the case of responding to acts of unlawful interference with civil aviation.
2. All aviation security control forces shall designate an area for taking actions against violations, make sure actions against violations are taken in a quick, safe and convenient manner and minimize effects on normal operation of airports, aerodromes and flights.
3. Airports authorities shall preside over and cooperate with relevant authorities and units operating at airports and aerodromes in reaching an agreement on issues concerning cooperation in taking actions against violations of aviation security and public order at airports and aerodromes and resolution of difficulties that arise from the cooperation process. Aviation service providers shall cooperate with police authorities and local authorities in taking actions against aviation security violations committed within areas outside airports and aerodromes under their management.
4. Airports authorities, units and enterprises that have aviation security control forces shall assign their staff to be on duty 24/7, and publish hotline to promptly take actions against violations of aviation security and public order.
5. Documents, procedures, records and decisions on actions against violations shall be prepared and retained as prescribed by law.
Article 84. Responsibilities and procedures for taking actions against aviation security violations
1. The aviation security control force shall take initial actions against to violations of aviation security and pubic order committed at the airports or aerodromes under its management. Procedures for taking initial actions shall be completed as follows:
a) Prevent the violation; hold the violator in custody;
b) Conduct a check or search and collect exhibits and evidences;
c) Transfer the violator and exhibits involved in the violation to the designated area;
d) Immediately notify the airports authority or police authority (in the violation is suspected as a criminal offence) and relevant authorities and units at airports and aerodromes;
dd) Protect the scene if necessary;
e) Make preliminary records (including a violation record made using the form in the Appendix XXIV hereof) and transfer records, proof, exhibits and violator to the competent authority at the request of the airports authority.
2. Relevant authorities, units and individuals shall closely cooperate with the aviation security control force in taking actions against aviation security violations.
3. Regarding aircrafts in operation and aircrafts in flight, procedures for taking actions against violations are specified in Clauses 2, 3, 4 and 5 Article 59 of this Circular. In-flight undercover security staff shall not engage in taking actions against aviation security violations.
4. The aviation security control force performing its tasks at the facility outside an airport/aerodrome shall take initial actions against aviation security violations committed at the facility under its management; procedures for taking initial actions are specified in Points a, b, c and dd Clause 1 of this Article; make preliminary records (including a violation record made using the form in the Appendix XXIV hereof), transfer records, evidences, exhibits and violator to the local competent authority and cooperate in further taking actions against aviation security violations.
5. The airports authority shall assign a person to be present in the area where actions against a violation is being taken after receiving the notification specified in Point d Clause 1 of this Article to supervise the initial actions, and assess the nature and seriousness of the violation. The power to take actions against the violation and decide to further take actions against the violation:
a) If it is considered that the violation is not so serious to impose administrative penalties, the aviation authority shall receive the case and request the authority employing the violator in writing to consider taking disciplinary actions against the violator and notify results thereof to the airports authority;
b) If the violation is within the power to impose administrative penalties of the airports authority, aviation inspecting authority, CAAV and inspectorate of the Ministry of Transport, the aviation authority shall receive the transferred violation case and perform necessary tasks in accordance with regulations of law to impose administrative penalties within its power or transfer the case to a competent person or authority;
c) If the violation that is within the police authority's power to impose administrative penalties is suspected as a criminal offence, the aviation authority shall request the aviation security control force to transfer the violation case to the police authority. The airports authority shall keep monitoring and cooperating with the police authority in the process of taking actions against the violation to make sure that those actions are effectively taken;
d) If the violation that is within the customs authority or another competent authority's power to impose administrative penalties, the aviation authority shall request the aviation security control force to transfer the violation case to a competent authority. The airports authority shall keep monitoring and cooperating with the authority accepting the case in the process of taking actions against the violation to make sure that those actions are effectively taken;
dd) If the administrative violation is within the power to impose penalties of multiple authorities, the director of the airports authority shall cooperate with authorities that have the power to impose penalties as prescribed by law.
6. When transferring the case to the airports authority, the police authority, customs authority or competent authority, the aviation security control force shall make a transfer record using the Form in the Appendix XXIV hereof and cooperate in taking measures to escort and seize the violator, vehicles or exhibits involved in the violation upon request.
7. Airports authorities, airport enterprises, airlines, ATS providers, aircraft and aircraft equipment maintenance and repair enterprises and other aviation service providers shall provide their aviation security control forces with video recorders, voice recorders, cameras, binoculars and other auxiliary devices to promptly prevent violations, record and collect all information relating to the violation cases in an accurate and sufficient manner so that they are handled rapidly and satisfactorily in accordance with applicable regulations.
8. Airports authorities, aviation security control forces at airports and aerodromes, airlines, ATS providers, aircraft maintenance and repair enterprises and other enterprises operating at airports and aerodromes shall equip telephones that are able to display and save telephone numbers of incoming and outgoing calls and record such calls for at least 03 hours. There must be emergency telephone number and hotline. The aforementioned units shall use a service that allows quick notification of telephone numbers of outgoing calls and incoming calls made to their telephone numbers to trace telephone threats; create mailboxes to receive information about violations and acts of unlawful interference.
Article 85. Making comments and drawing on experience in taking actions against violations
1. It is required to make comments and draw on experience in taking actions against violations with a view to correcting deficiencies. To be specific:
a) According to the nature and seriousness of each violation committed at an airport/aerodrome, the aviation authority shall decide to assign an appropriate internal authority or unit to preside over making comments and drawing on experience or the airports authority shall preside over making comments and drawing on experience at the authority or request the CAAV to do so;
b) The unit in charge of the facility outside an airport shall preside over making comments and drawing on experience in taking actions against violations committed at its facility;
c) The CAAV shall preside over providing explanation and drawing on experience in taking actions against serious and complex violations at the civil aviation authority level or at the request of the Ministry of Transport or National Civil Aviation Security Committee.
2. It is required to make comments and draw on experience as soon as possible, within 05 working days regarding internal level, 07 working days regarding aviation authority level and 10 working days regarding civil aviation authority level from the date on which the violation is committed or reported.
3. Making comments and drawing on experience shall contain at least the following contents:
a) Measures and procedures for taking actions against the violation of the unit or individual involved in the process of taking actions against the violation: correct, incorrect, reasons;
b) Cooperation by relevant unit and individual in taking actions against the violation: correct, incorrect, reasons;
c) Loopholes in regulations of law, ASPs, ASRs and relevant documents that need amending;
d) Deficiencies of each relevant unit and individual, reasons and remedial measures.
SECTION 2. RESPONSE TO ACTS OF UNLAWFUL INTERFERENCE
Article 86. General provisions
1. Response to acts of unlawful interference with civil aviation shall comply with regulations of law and contingency plans against acts of unlawful interference with civil aviation that is introduced by the competent authority.
2. When informed of an act of unlawful interference with civil aviation, the airport/aerodrome operator, airline, aviation security assurance service provider or ATS provider concerned shall analyze and preliminarily assess the nature of the information to consider implementing an appropriate contingency plan; immediately notify information and assessment result, and recommend a responsive measure to the competent authority as prescribed. Mobilize their forces and vehicles to provide initial responses as prescribed; where necessary, the CAAV shall directly direct aviation forces to implement an initial contingency plan.
3. All measures taken to respond to acts of unlawful interference with civil aviation shall give priority to assurance of aircraft safety and human life. Regarding the aircraft in flight which is subjected to an act of unlawful interference, the relevant ATS provider shall give top priority to assurance of aircraft safety within airspace of Vietnam and flight information regions under the management of Vietnam.
4. After responding to an act of unlawful interference at an airport/aerodrome, responsible authorities and units shall rapidly take necessary measures to ensure normal operation of the airport/aerodrome; make arrangements so that passengers can continue their journey as soon as possible.
1. The contingency plan against acts of unlawful interference at an airport/aerodrome shall be prepared by the airport/aerodrome operator and submitted to the CAAV for approval, and conform to the general contingency plan against acts of unlawful interference promulgated by the Prime Minister and contingency plans of aviation emergency steering committees of provinces, cities and island districts.
2. The enterprise in charge of the air traffic management service provider shall tailor its own contingency plan; the enterprise in charge of the ATS provider shall prepare an ATS contingency plan, submit it to the CAAV for approval and organize the implementation thereof. The contingency plan and ATS contingency plan shall conform to the general contingency plan against acts of unlawful interference promulgated by the Prime Minister and contingency plans of aviation emergency steering committees of provinces, cities and island districts.
3. Contingency plans and ATS contingency plans against acts of unlawful interference shall be kept confidential.
4. The CAAV shall provide guidelines for designing and implementing contingency plans and ATS contingency plans.
Article 88. Management of information and press conferences
The provision of information, statement and organization of press conferences pertaining to acts of unlawful interference and response thereto shall comply with the general contingency plan against acts of unlawful interference with civil aviation promulgated by the Prime Minister.
Article 89. Reporting of acts of unlawful interference
1. Airport/aerodrome operators, airlines, ATS providers, units in charge of restricted areas outside airports/aerodromes shall submit an initial written report to the CAAV within 24 hours from the time the acts of unlawful interference occur; make reports twice a day during the process of responding to acts of unlawful interference and make a preliminary report within 24 hours from the time the response is completed.
2. The CAAV shall submit a written report to the Ministry of Transport within 24 hours from the receipt of the report on response to acts of unlawful interference.
Article 90. Reporting information to relevant countries and acts of unlawful interference to ICAO
1. If an aircraft which is subjected to an act of unlawful interference has landed within the territory of Vietnam, the CAAV shall transmit information about that aircraft to the aviation authority of relevant state as soon as practicable.
Information includes: type of aircraft, flight number, flight route, number of passengers and crewmembers on the flight and requests for assistance from the relevant state. Such information shall be provided to:
a) the state where the aircraft is registered;
b) the state of the aircraft operator;
c) the state whose citizens are dead, injured or detained due to the act of unlawful interference;
d) the state whose citizens are passengers on the aircraft subjected to the act of unlawful interference;
dd) ICAO.
2. Reports on acts of unlawful interference submitted by the CAAV to ICAO include:
a) A preliminary report made using the Form in the Appendix XXII hereof within 30 days from the act of unlawful interference occurs;
b) An official report made using the Form in the Appendix XXIII hereof within 60 days from the act of unlawful interference occurs.
Article 91. Organizing drills aimed at responding to acts of unlawful interference
1. The CAAV shall cooperate with relevant aviation-related authorities and units and other authorities and units in organizing a drill aimed at responding to acts of unlawful interference among aviation-related authorities at least every 03 years at 01 airport or 01 ATS provider.
2. The CAAV shall direct airport/aerodrome operators, Vietnamese airlines, enterprises in charge of air traffic management service providers and enterprises in charge of ATS providers to cooperate with relevant authorities and units in organizing an internal drill at each airport or ATS provider at least every 02 years.
3. Foreign organizations may be invited to take part in drills aimed at responding to acts of unlawful interference with civil aviation.
4. The CAAV shall report a plan for organizing drills among aviation-related authorities to the Ministry of Transport.