Chương I Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hướng dẫn Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành: Quy định chung
Số hiệu: | 13/2019/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Lê Đình Thọ |
Ngày ban hành: | 29/03/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2019 |
Ngày công báo: | 16/04/2019 | Số công báo: | Từ số 385 đến số 386 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này quy định về an ninh hàng không dân dụng, bao gồm:
1. Biện pháp kiểm soát an ninh phòng ngừa, xử lý vụ việc vi phạm an ninh hàng không và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp.
2. Hệ thống tổ chức bảo đảm an ninh hàng không của ngành hàng không dân dụng.
3. Công trình, trang bị, thiết bị, phương tiện và vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ bảo đảm an ninh hàng không.
4. Kiểm soát chất lượng an ninh hàng không; quản lý rủi ro an ninh hàng không.
5. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo đảm an ninh hàng không.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam hoặc hoạt động hàng không dân dụng trong vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.
2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động hàng không dân dụng ở nước ngoài nếu pháp luật của nước ngoài không có quy định khác.
3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng tàu bay công vụ nhằm mục đích dân dụng.
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bưu gửi bao gồm thư, gói, kiện hàng hóa được chấp nhận, vận chuyển và phát hợp pháp qua mạng bưu chính.
2. Điểm kiểm tra an ninh hàng không là vị trí làm việc của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được thiết lập tại các cổng, cửa, lối đi giữa khu vực công cộng và khu vực hạn chế hoặc giữa các khu vực hạn chế, nhằm kiểm tra an ninh hàng không người, phương tiện, đồ vật, duy trì an ninh trật tự khu vực điểm kiểm tra.
3. Điểm kiểm soát an ninh hàng không là vị trí làm việc của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được thiết lập tại khu vực công cộng hoặc khu vực hạn chế nhằm kiểm soát hoạt động của người, phương tiện, duy trì an ninh, trật tự trong phạm vi được giới hạn quanh điểm kiểm soát.
4. Đồ vật phục vụ trên tàu bay là vật phẩm để hành khách, tổ bay sử dụng, bán trên tàu bay, trừ suất ăn; các vật phẩm phục vụ cho khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
5. Đồ vật, hành lý không xác nhận được chủ là đồ vật bị bỏ tại cảng hàng không, sân bay mà không có căn cứ xác định được chủ của đồ vật, hành lý đó.
6. Giám sát an ninh hàng không là việc sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp con người, động vật, thiết bị kỹ thuật để quản lý, theo dõi nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm về an ninh hàng không.
7. Giấy phép nhân viên kiểm soát an ninh hàng không là giấy tờ do Cục Hàng không Việt Nam cấp cho cá nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để có thể hành nghề nhân viên kiểm soát an ninh hàng không.
8. Hàng hóa là tài sản được chuyên chở bằng tàu bay trừ bưu gửi, hành lý, đồ vật phục vụ trên tàu bay và suất ăn.
9. Hàng hóa, bưu gửi trung chuyển là hàng hóa, bưu gửi được vận chuyển tiếp nối trên 02 chuyến bay khác nhau trở lên hoặc bằng 02 loại hình vận chuyển khác nhau trở lên, trong đó có loại hình vận chuyển bằng đường hàng không.
10. Hành lý là tài sản của hành khách hoặc tổ bay được chuyên chở bằng tàu bay.
11. Hành lý xách tay là hành lý được hành khách, thành viên tổ bay mang theo người lên tàu bay và do hành khách, thành viên tổ bay bảo quản trong quá trình vận chuyển.
12. Hành lý ký gửi là hành lý của hành khách, thành viên tổ bay được chuyên chở trong khoang hàng của tàu bay và do người vận chuyển bảo quản trong quá trình vận chuyển.
13. Hành lý không có người nhận là hành lý đến một cảng hàng không, sân bay mà không được hành khách, tổ bay lấy hoặc nhận.
14. Hành lý thất lạc là hành lý của hành khách, tổ bay bị tách rời khỏi hành khách, tổ bay trong quá trình vận chuyển.
15. Hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi quá cảnh, tạm dừng nội địa là hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi lên lại cùng một chuyến bay tại một cảng hàng không mà hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi đã đến trước đó.
16. Hành khách, hành lý nối chuyến là hành khách, hành lý tham gia trực tiếp vào hai chuyến bay khác nhau trở lên trong một hành trình.
17. Hoạt động kiểm soát chất lượng an ninh hàng không bao gồm hoạt động thanh tra, kiểm tra chất lượng, khảo sát, thử nghiệm, đánh giá, điều tra an ninh hàng không:
a) Thanh tra an ninh hàng không là hoạt động thanh tra chuyên ngành hàng không được thực hiện theo các quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành;
b) Kiểm tra chất lượng an ninh hàng không là việc kiểm tra sự tuân thủ một số hoặc toàn bộ các quy định trong chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không đã được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt, chấp thuận;
c) Thử nghiệm an ninh hàng không là việc thực hiện hành vi giả định can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng bằng hình thức công khai hoặc bí mật nhằm sát hạch hiệu quả của biện pháp bảo đảm an ninh hàng không;
d) Khảo sát an ninh hàng không là việc thu thập các thông tin, số liệu để định lượng các nhu cầu an ninh và xác định các trọng điểm cần tập trung bảo vệ;
đ) Điều tra an ninh hàng không là việc tiến hành làm rõ hành vi can thiệp bất hợp pháp, hành vi vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm an ninh hàng không;
e) Đánh giá an ninh hàng không là việc thẩm định sự tuân thủ một số hoặc toàn bộ các tiêu chuẩn, quy định về an ninh hàng không do Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, nhà chức trách hàng không, hãng hàng không tiến hành.
18. Khu vực bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay là khu vực phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, bao gồm: sân đỗ tàu bay, công trình, nhà xưởng, bãi đỗ phương tiện và hệ thống đường giao thông nội bộ.
19. Khu vực cách ly là một phần của khu vực hạn chế, được xác định từ sau điểm kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách, hành lý xách tay của nhà ga đến cửa khởi hành.
20. Khu vực hạn chế sử dụng riêng là khu vực hạn chế có một trong các đặc điểm sau:
a) Khu vực hạn chế không thuộc nhà ga, sân bay;
b) Khu vực hạn chế thuộc nhà ga hoặc sân bay có hoạt động khảo sát, thi công, sửa chữa, bảo dưỡng mà trong thời gian khảo sát, thi công, sửa chữa, bảo dưỡng không có hoạt động cung cấp dịch vụ hàng không và ranh giới khu vực khảo sát, thi công, sửa chữa, bảo dưỡng có hàng rào hoặc vật kiến trúc ngăn cách, bảo đảm cách biệt với các khu vực hạn chế khác, người, phương tiện trong khu vực thi công không thể xâm nhập vào khu vực hạn chế khác trái phép;
c) Khu vực hạn chế thuộc nhà ga hoặc sân bay do duy nhất một đơn vị quản lý, khai thác và không trực tiếp phục vụ hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi, có hàng rào hoặc vật kiến trúc ngăn cách, bảo đảm cách biệt với các khu vực hạn chế khác.
21. Khu vực lưu giữ hành lý là nơi lưu giữ hành lý ký gửi chờ chuyển lên tàu bay, lưu giữ hành lý thất lạc hoặc hành lý không có người nhận.
22. Kiểm soát an ninh nội bộ là biện pháp an ninh phòng ngừa nhằm loại trừ các nguyên nhân, điều kiện để đối tượng khủng bố, tội phạm có thể lợi dụng, móc nối, lôi kéo nhân viên hàng không tiếp tay hoặc trực tiếp thực hiện hành vi khủng bố, phạm tội và các hành vi vi phạm khác.
23. Kiểm tra an ninh hàng không tàu bay là việc kiểm tra bên trong và bên ngoài tàu bay theo danh mục nhằm phát hiện vật đáng ngờ, vật phẩm nguy hiểm;
24. Kiểm tra trực quan là việc nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trực tiếp sử dụng tay, mắt và các giác quan khác để kiểm tra người, phương tiện, đồ vật nhằm nhận biết và phát hiện vật đáng ngờ, vật phẩm nguy hiểm.
25. Kiểm tra lý lịch là việc thẩm tra, xác minh nhân thân của một người để đánh giá sự thích hợp với vai trò nhân viên hàng không, cấp thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng dài hạn.
26. Nhân viên an ninh trên không là người được Chính phủ của quốc gia khai thác tàu bay và Chính phủ của quốc gia đăng ký tàu bay ủy quyền, bố trí làm nhiệm vụ trên tàu bay với mục đích bảo vệ tàu bay và hành khách chống lại hành vi can thiệp bất hợp pháp.
27. Niêm phong an ninh là sự xác nhận hàng hóa, đồ vật, phương tiện đã qua kiểm tra an ninh hàng không hoặc xác nhận tình trạng nguyên vẹn của đồ vật, phương tiện hoặc đồng thời xác nhận hàng hóa, đồ vật, phương tiện đã qua kiểm tra an ninh hàng không và tình trạng nguyên vẹn của đồ vật, phương tiện được niêm phong. Niêm phong an ninh hàng không được thực hiện bằng sử dụng tem niêm phong, dây niêm phong.
28. Sân đỗ tàu bay là khu vực được xác định trong khu bay dành cho tàu bay đỗ để đón, trả hành khách, hành lý, bưu gửi, hàng hóa, tiếp nhiên liệu hoặc bảo dưỡng.
29. Suất ăn là đồ ăn, đồ uống, các dụng cụ sử dụng cho bữa ăn trên tàu bay.
30. Tàu bay đang bay là tàu bay theo quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
31. Tàu bay đang khai thác là tàu bay mang quốc tịch của Việt Nam hoặc nước ngoài đang đỗ tại sân đỗ, bãi đậu tàu bay để chuẩn bị thực hiện hoạt động bay và có sự giám sát an ninh hàng không liên tục bằng biện pháp thích hợp nhằm phát hiện việc tiếp cận, xâm nhập tàu bay trái phép.
32. Tàu bay không khai thác là tàu bay mang quốc tịch của Việt Nam hoặc nước ngoài đỗ tại sân đỗ, bãi đậu tàu bay trên 12 giờ hoặc không có sự giám sát an ninh hàng không liên tục.
33. Tia X là một dạng của sóng điện từ, có bước sóng trong khoảng từ 0,01 na-nô-mét đến 10 na-nô-mét tương ứng với dãy tần số từ 30 pe-ta-héc đến 30 e-xa-héc và năng lượng từ 120 eV đến 120 keV.
34. Túi nhựa an ninh là túi nhựa chuyên biệt, trong suốt, có thể nhìn và đọc dễ dàng phiếu mua hàng mà không cần mở túi, dùng để đựng đồ vật có chứa chất lỏng, các chất đặc sánh, dung dịch xịt mua tại cửa hàng trong khu vực cách ly quốc tế, mua trên chuyến bay quốc tế, có quy cách theo Phụ lục XXV ban hành kèm theo Thông tư này.
35. Vị trí đỗ biệt lập là khu vực trong sân bay dành cho tàu bay đỗ trong trường hợp bị can thiệp bất hợp pháp nhằm cách ly với các tàu bay khác và các công trình của cảng hàng không, sân bay kể cả các công trình, thiết bị ngầm dưới mặt đất để triển khai phương án khẩn nguy.
36. Bốt, vọng, chốt gác là vật kiến trúc phục vụ cho công tác kiểm soát an ninh hàng không tại điểm kiểm tra an ninh hàng không, điểm kiểm soát an ninh hàng không.
37. Vụ việc vi phạm an ninh hàng không là hành vi vi phạm an ninh hàng không nhưng chưa đến mức là hành vi can thiệp bất hợp pháp.
38. ICAO là tên viết tắt của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với Cảng vụ hàng không và các cơ quan, đơn vị liên quan tại cảng hàng không, sân bay xây dựng chương trình an ninh hàng không trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt; cung cấp phần phù hợp của chương trình an ninh hàng không theo danh mục trong chương trình an ninh hàng không đã được phê duyệt.
2. Người khai thác sân bay chuyên dùng xây dựng chương trình an ninh hàng không trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt; cung cấp phần phù hợp của chương trình an ninh hàng không theo danh mục trong chương trình an ninh hàng không đã được phê duyệt.
3. Hãng hàng không Việt Nam xây dựng chương trình an ninh hàng không; đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; cơ sở xử lý hàng hóa, bưu gửi để đưa lên tàu bay xây dựng quy chế an ninh hàng không trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt theo quy định; cung cấp phần phù hợp của chương trình an ninh hàng không, quy chế an ninh hàng không theo danh mục trong chương trình an ninh hàng không, quy chế an ninh hàng không đã được phê duyệt.
4. Hãng hàng không nước ngoài thực hiện vận chuyển thường lệ đến và đi từ Việt Nam phải trình chương trình an ninh hàng không dân dụng đối với hoạt động của hãng tại Việt Nam để Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận theo quy định; cung cấp phần phù hợp của chương trình an ninh hàng không cho Cảng vụ hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay và bộ phận kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay mà hãng có đường bay thường lệ.
5. Chương trình, quy chế an ninh hàng không của các đơn vị, doanh nghiệp hàng không tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này quy định chi tiết trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan trong công tác bảo đảm an ninh hàng không, quy trình, thủ tục, biện pháp bảo đảm an ninh hàng không được quy định tại Thông tư này. Nội dung trong chương trình, quy chế an ninh hàng không của các hãng hàng không, người khai thác tàu bay Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không liên quan đến hoạt động tại cảng hàng không phải đúng quy định của pháp luật và phù hợp với chương trình an ninh hàng không, kế hoạch khẩn nguy của người khai thác cảng hàng không, sân bay.
6. Nội dung chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không của các đơn vị, doanh nghiệp nêu tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này phải được xây dựng theo đề cương quy định tại các Phụ lục I, II, III, IV và V ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Doanh nghiệp, đơn vị có chương trình, quy chế an ninh hàng không gửi 03 bộ hồ sơ (đối với doanh nghiệp Việt Nam, hồ sơ bằng tiếng Việt; đối với hãng hàng không nước ngoài, hồ sơ bằng tiếng Anh kèm theo bản dịch tiếng Việt) trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chương trình, quy chế an ninh hàng không;
c) Bảng đánh giá nội dung khác biệt của chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không với quy định của pháp luật Việt Nam và các biện pháp nhằm khắc phục các khác biệt đối với hồ sơ trình chấp thuận chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không nước ngoài.
2. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản yêu cầu doanh nghiệp, đơn vị đề nghị phê duyệt bổ sung hồ sơ.
3. Trường hợp nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 10 ngày làm việc tính từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra thực tế
a) Nếu chương trình, quy chế an ninh hàng không đáp ứng đầy đủ các quy định của Thông tư này: ra quyết định phê duyệt hoặc chấp thuận (đối với chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không nước ngoài);
b) Nếu chương trình, quy chế an ninh hàng không chưa đáp ứng đầy đủ các quy định của Thông tư này: có văn bản yêu cầu doanh nghiệp, đơn vị đề nghị phê duyệt bổ sung, sửa đổi chương trình, quy chế.
1. Đơn vị, doanh nghiệp có chương trình, quy chế an ninh hàng không phải tổ chức rà soát, đánh giá thường xuyên chương trình, quy chế an ninh hàng không để kịp thời sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết.
2. Chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không phải được kịp thời sửa đổi, bổ sung khi không còn phù hợp với quy định hiện hành hoặc không đáp ứng yêu cầu trong quá trình triển khai, thực hiện.
3. Thủ tục phê duyệt, chấp thuận sửa đổi, bổ sung chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
1. Việc xác định độ mật của tài liệu an ninh hàng không được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Danh mục tài liệu an ninh hàng không hạn chế bao gồm:
a) Các chương trình an ninh, quy chế an ninh hàng không được Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt, chấp thuận;
b) Khuyến cáo, thông báo, kiểm tra, thử nghiệm, điều tra, khảo sát, các đánh giá nguy cơ về an ninh hàng không và hồ sơ các vụ việc vi phạm về an ninh hàng không chưa được công bố công khai;
c) Các quy chế phối hợp, văn bản hiệp đồng về an ninh hàng không giữa các cơ quan, đơn vị ngành hàng không với các cơ quan đơn vị liên quan;
d) Tài liệu về an ninh hàng không của ICAO hoặc do nước ngoài cung cấp được ICAO và phía nước ngoài xác định là tài liệu hạn chế;
đ) Các văn bản, tài liệu về an ninh hàng không khác mà Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam xác định là tài liệu hạn chế.
3. Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng tài liệu an ninh hạn chế đúng mục đích.
4. Tài liệu an ninh hàng không hạn chế chỉ cung cấp cho nơi nhận có ghi trong tài liệu. Việc cung cấp tài liệu cho đầu mối ngoài danh mục nơi nhận tài liệu phải được sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị ban hành tài liệu và có ký giao, nhận. Đồ vật cất giữ tài liệu an ninh hàng không hạn chế phải có dòng chữ “tài liệu hạn chế” tại nơi dễ dàng quan sát. Việc dự thảo, phát hành, quản lý, sử dụng, tiêu hủy tài liệu an ninh hàng không hạn chế được quy định cụ thể trong chương trình, quy chế an ninh hàng không của các cơ quan, đơn vị có chương trình, quy chế an ninh hàng không.
1. Xem xét các mối đe dọa, rủi ro an ninh hàng không cảng hàng không, sân bay.
2. Phối hợp giữa các bên liên quan trong công tác bảo đảm an ninh cảng hàng không, sân bay; trao đổi thông tin về các vấn đề an ninh hàng không.
3. Tham gia đóng góp ý kiến khi xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án bảo đảm an ninh hàng không.
4. Xem xét kết quả của hoạt động kiểm soát chất lượng nội bộ và kiểm soát chất lượng của cơ quan có thẩm quyền tại cảng hàng không, sân bay hoặc đánh giá của các hãng hàng không, tổ chức quốc tế.
5. Đánh giá tính liên tục và hiệu quả của chương trình an ninh hàng không.
GENERAL PROVISIONS
This Circular provides for civil aviation security. To be specific:
1. Preventive security control measures, handling of aviation security violations and response to acts of unlawful interference.
2. System of civil aviation security service providers.
3. Facilities, equipment, vehicles, weapons and support tools serving aviation security assurance.
4. Aviation security quality control and aviation security risk management.
5. Responsibilities of organizations and individuals for aviation security assurance.
This Circular applies to:
1. Vietnamese and foreign organizations and individuals involved in civil aviation in Vietnam or civil aviation within flight information regions under the management of Vietnam.
2. Vietnamese organizations and individuals involved in civil aviation in foreign countries unless otherwise provided by the laws of foreign countries.
3. Vietnamese and foreign organizations and individuals using official-duty aircrafts for civil purpose.
For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:
1. “mail” means correspondence, package or cargo that is accepted, transported and delivered legally via the postal network.
2. “aviation security checkpoint” means a workplace of aviation security control staff which is set up at gates, doors and paths between public areas and restricted areas or between restricted areas in order to check people, vehicles and items, and maintain security and order at the checkpoint area.
3. “aviation security inspection point” means a workplace of aviation security control staff and is set up in public or restricted areas in order to inspect activities of people and vehicles, and maintain security and order around the inspection point.
4. “aircraft stores and supplies” mean stores and supplies intended for consumption by passengers and the crew or sold on board an aircraft, except for meals; and consumable supplies serving aircraft operation, maintenance and repair.
5. “unclaimed item and baggage” mean item and baggage abandoned at an airport or aerodrome without any identification of its owner.
6. “aviation security inspection” means the use of people, animals and technical equipment, solely or in combination, to manage and monitor with a view to detecting and preventing violations or suspected violations of aviation security.
7. “aviation security control staff permit” means official confirmation granted by the Civil Aviation Authority of Vietnam (hereinafter referred to as “CAAV”) to a qualified individual as prescribed by law so that he/she can practice aviation security control.
8. “cargo” means any property carried on board an aircraft other than mail, baggage, aircraft stores and supplies and meals.
9. “interline cargo” means cargo taking part directly in 02 or more different flights in the course of journey or being transported by 02 or more categories of transportation, including air transport.
10. “baggage” means personal property of passengers or crewmembers carried on board an aircraft.
11. “carry-on baggage” means baggage that is carried on board an aircraft by passengers or crewmembers and kept by themselves during a flight.
12. “checked baggage” means baggage that is carried on board an aircraft by passengers or crewmembers and themselves kept during a flight.
13. “unclaimed baggage” means baggage that arrives at an airport or aerodrome and is not picked up by a passenger or crewmembers.
14. “lost baggage” means the baggage of a passenger or crewmember being lost and unaccompanied with the passenger or crewmember from them during a flight.
15. “transit passengers, baggage, cargo and mail” means passengers, baggage, and cargo departing from an airport and on the same flight as that on which the passengers, baggage and cargo arrived.
16. “transfer passengers/baggage” mean passengers/baggage taking part directly in two or more different flights in their journey.
17. “aviation security quality control” includes the quality inspection and check, and aviation survey, test, assessment and investigation. To be specific:
a) Aviation security inspection means the inspection that is carried out by a specialized agency in accordance with regulations of the law on specialized inspection;
b) Aviation security quality inspection means the inspection of compliance of airport and aerodrome operators, airlines and aviation service providers with some or all of regulations specified in the aviation security program and aviation security regulation which have been approved by the CAAV.
c) Aviation security test means a simulated interference with civil aviation that is done secretly or publicly in order to test the effectiveness of the aviation security assurance measures.
d) Aviation security survey means the collection of information and data to quantify security demands and identify the key focus for protection;
dd) Aviation security investigation means the clarification of acts of unlawful interference, violations or suspected violations of aviation security;
e) Aviation security assessment means the evaluation of compliance with some or all of standards and regulations on aviation security, which is carried out by the International Civil Aviation Organization, aviation authorities and airlines.
18. “aircraft maintenance and repair area” means an area where aircrafts are maintained and repaired, including: aprons, hangars, buildings, factories, vehicle parks and internal roads.
19. “sterile area” means part of a restricted area from the passenger and carry-on luggage security checkpoint of the terminal to the boarding gate.
20. “exclusive use restricted area” means a restricted area with one of the following characteristics:
a) Restricted area outside a terminal or aerodrome;
b) Restricted area within a terminal or aerodrome, where survey, construction, repair and maintenance are carried out and no aviation service is provided during the survey, construction, repair and maintenance and fences or architectures are available within the boundary of the survey, construction, repair and maintenance area to ensure that the area is separated from other restricted areas, and to prevent people and vehicles within the construction area from entering other restricted areas without permission;
c) Restricted area within a terminal or aerodrome, which is managed and operated by an unit only and does not directly serve passengers, baggage, cargo and mails. Fences or architectures are available to ensure the area is separated from other restricted areas.
21. “baggage storage area” means space in which checked baggage is stored pending transport to aircraft or in which lost or unclaimed baggage is hold.
22. “internal security control” means a preventive security measure aimed at eliminating the causes and conditions that terrorists and criminals can take advantage of, coordinate and persuade aviation staff to support or directly perform acts of terrorism, crime and other violations.
23. “aircraft aviation security check” means the check of the interior and exterior of an aircraft according to a list for the purpose of discovering suspicious items and dangerous articles.
24. “manual check” means the aviation security control staff using his/her hands, eyes and other senses to check people, vehicles and articles for the purpose of discovering suspicious items and dangerous articles.
25. “background check” means a check of a person’s identity for the purpose of assessing that person’s suitability for being aviation staff and being granted an airport/aerodrome security control badge with long-term use.
26. “in-flight security staff” means a person that is authorized by the Government of the country of the aircraft operator and Government of the country where the aircraft is registered to perform his/her duties for the purpose of protecting the aircraft and passengers from acts of unlawful interference.
27. “security seal” means a confirmation that cargo, items and vehicles have undergone security check or a confirmation that cargo, items and vehicles remain intact or a confirmation that cargo, items and vehicles have undergone security check, and cargo, items and vehicles to be sealed remain intact Security stamps or wire seals shall be used.
28. “apron” means a defined area, within an air operations area, intended to accommodate aircrafts for the purpose of loading or unloading passengers, baggage, mail and cargo, refueling or maintenance.
29. “catering supplies” mean food, beverages and tools used for meals on board an aircraft.
30. “aircraft in flight” means an aircraft regulated in Clause 2 Article 74 of the Law on Vietnam Civil Aviation.
31. “aircraft in operation” means a Vietnamese or foreign aircraft which is parked on an apron for flight operation and subject to continuous aviation security inspection by suitable means in order to discover illegal approach or intrusion.
32. “non-operational aircraft” means a Vietnamese or foreign aircraft parked on an apron for more than 12 hours or not undergoing continuous aviation security inspection.
33. “X-ray” means an electromagnetic wave having wavelengths in the range of 0.01 to 10 nm, corresponding to frequencies in the range of 30 pHz to 30 eHz and energies in the range of 120 eV to 120 keV.
34. “security tamper-evident bag” means a specialized and transparent plastic bag in which the bill can be easily seen and read without opening the bag and which is used for containing liquid or thick substance or spraying solution purchased in duty-free shops in international sterile areas or on international flights, and has specifications provided in the Appendix XXV hereof.
35. “isolated aircraft parking position” means an area on an aerodrome intended to be used for parking an aircraft in case of occurrence of an act of unlawful interference for the purpose of separating the affected aircraft from other ones and from buildings at the airport, including underground constructions or facilities, in order to implement a contingency plan.
36. “guard booth” means an architecture that serves aviation security inspection at aviation security checkpoints and aviation security inspection points.
37. “violation of aviation security” means an act of aviation security violation but is not regarded as an act of unlawful interference.
38. “ICAO” stands for International Civil Aviation Organization.
Article 4. Aviation security program and aviation security regulation
1. Airport/aerodrome operators shall preside over and cooperate with airports authorities and relevant authorities and units at the airport/aerodrome in designing an aviation security program (hereinafter referred to as “ASP”) and submit it to the CAAV for approval; provide the conformity part of the ASP according to the list provided in the approved ASP.
2. The specialized aerodrome operator design an ASP and submit it to the CAAV for approval; provide the conformity part of the ASP according to the list provided in the approved ASP.
3. Vietnamese airlines shall design an ASP; aviation security assurance service providers, ATS providers; aircraft and aircraft equipment maintenance, repair and manufacturing enterprises; aviation service providers at airports/aerodromes; and cargo and mail handling facilities shall make aviation security regulation (hereinafter referred to as “ASR”) and submit it to the CAAV for approval; provide the conformity part of the ASP and ASR according to the list provided in the approved ASP and ASR.
4. Foreign airlines engaged in scheduled airlines that operate inbound and outbound flights shall submit a civil aviation security program for their operation in Vietnam to the CAAV for approval; provide the conformity part of the ASP to airports authorities, airport/aerodrome operators and aviation security inspection department at airports/aerodromes at which the schedule airlines operate.
5. ASPs and ASRs of units and enterprises specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article shall define responsibilities of relevant collective and individuals for aviation security assurance, aviation security assurance procedures and measures specified in this Circular. Contents of ASPs and ASRs of Vietnamese airlines, Vietnamese aircraft operators, ATS providers, aviation security assurance service providers and aviation service providers pertaining to operations at airports shall comply with regulations of law and conform to the ASP and contingency plans of airport/aerodrome operators.
6. Contents of ASPs and ASRs of units and enterprises specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article shall be developed according to the outline specified in the Appendices I, II, III, IV and V hereof.
Article 5. Procedures for approving ASPs and ASRs and ASPs of foreign airlines
1. The applicant having the ASP or ASR shall submit 03 applications (if the applicant is a Vietnamese enterprise, the application shall be made in Vietnamese language; if the applicant is a foreign airline, the application shall be made in English language, enclosed with a Vietnamese translation) to the CAAV, whether directly or by post or another appropriate manner. The application includes:
a) A written request, which is made using the form in the Appendix VI hereof;
b) ASP/ASR;
c) An assessment of differences of the airline’s ASP from regulations of Vietnamese law and measures for remedying differences (if the application for approval for ASP is submitted by the foreign airline).
2. If the application is not completed as prescribed in Clause 1 of this Article, within 03 working days, the CAAV shall request the applicant in writing to complete it.
3. If the application is completed as prescribed in Clause 1 of this Article, within 10 working days from the receipt of the application, the CAAV shall appraise it and carry out a site inspection.
a) If the ASP or ASR complies with all regulations of this Circular, issue an approval decision (in the case of the foreign airline's ASP);
b) If the ASP or ASR fails to comply with all regulations of this Circular, request the applicant in writing to make amendments to the ASP/ASR.
Article 6. Amendments to ASPs and ASRs
1. Units and enterprises having ASPs/ASRs shall regularly review and assess ASPs/ASRs to make necessary amendments.
2. ASPs and ASRs shall be promptly amended when they are no longer conformable with applicable regulations or fail to satisfy requirements when applied.
3. Procedures for approving ASPs and ASRs are mentioned in Article 5 of this Circular.
Article 7. Control of aviation security aviation documents
1. Confidentiality of aviation security documents shall be classified as prescribed by the law on protection of state’s secrets.
2. List of restricted aviation security documents includes:
a) ASPs and ASRs approved by the CAAV;
b) Recommendations, notifications, inspections, tests, surveys, investigations, asssessments of aviation security risks and files on violations of aviation security that have not yet been made publicly available;
c) Regulations on cooperation, documents on coordination in aviation security between authorities and units in aviation sector and relevant authorities and units;
d) Aviation security documents of ICAO or provided by foreign countries and classified as restricted documents by ICAO and such foreign countries;
dd) Other aviation security documents classified by the Director General of the CAAV as restricted documents.
3. Authorities and units shall manage and use restricted aviation security documents for intended purposes.
4. Restricted aviation security documents shall be only provided to the recipients specified in such documents. When providing restricted aviation security documents to the recipients other than those specified in such documents, it is required to obtain written consent of the head of the unit promulgating documents and signatures are required upon receipt. Containers of restricted aviation security documents shall be marked with “restricted documents” at a recognizable position. The drafting, issuance, management, use and destruction of restricted aviation security documents shall be elaborated in ASPs and ASRs of authorities and units having ASPs and ASRs.
Article 8. Tasks of Airport and aerodrome Security Committee
1. Consider threats and risks to airport and aerodrome aviation security.
2. Cooperate with relevant parties in ensuring airport and aerodrome aviation security; exchange information about aviation security issues.
3. Participate in making comments when designing aviation security assurance programs, plans and measures.
4. Consider results of internal quality control and quality control by competent authorities at airports and aerodromes or assessment by international airlines and organizations.
5. Assess the continuity and effectiveness of ASPs.