Chương IV Thông tư 13/2019/TT-BGTVT hướng dẫn Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành: Quản lý rủi ro an ninh hàng không
Số hiệu: | 13/2019/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Lê Đình Thọ |
Ngày ban hành: | 29/03/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2019 |
Ngày công báo: | 16/04/2019 | Số công báo: | Từ số 385 đến số 386 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Rủi ro an ninh hàng không là xác suất thực hiện thành công hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng đối với mục tiêu cụ thể, dựa trên đánh giá về đe dọa, hậu quả và yếu điểm hoặc hạn chế.
2. Báo cáo rủi ro an ninh hàng không là văn bản xác định mức độ rủi ro an ninh hàng không, bao gồm bối cảnh, các mối đe dọa, các yếu điểm hoặc hạn chế, hậu quả tác hại của các kịch bản khủng bố, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu nếu rủi ro an ninh hàng không ở mức không thể chấp nhận được.
3. Quản lý rủi ro về an ninh hàng không là mô hình tổng thể trong hệ thống các hoạt động hàng không nhằm giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất, bao gồm: đánh giá rủi ro, thực hiện các biện pháp an ninh phòng ngừa và điều chỉnh các biện pháp đã được áp dụng.
4. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được pháp luật quy định có trách nhiệm trong công tác bảo đảm an ninh hàng không phải thực hiện quản lý rủi ro an ninh hàng không trong phạm vi trách nhiệm của mình; xây dựng báo cáo đánh giá rủi ro an ninh hàng không, định kỳ 06 tháng hoặc đột xuất (khi phát hiện các mối đe dọa, các hạn chế, yếu kém trong công tác bảo đảm an ninh hàng không tiềm ẩn nguy cơ cao), rà soát, sửa đổi, bổ sung báo cáo đánh giá rủi ro và phổ biến báo cáo đến cơ quan, đơn vị được đề cập trong báo cáo để áp dụng biện pháp giảm thiểu phù hợp.
5. Việc xây dựng, áp dụng các giải pháp, quy trình, thủ tục, quy chuẩn, tiêu chuẩn về an ninh hàng không hoặc xây dựng các kế hoạch, phương án trong bảo đảm an ninh hàng không, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng phải căn cứ kết quả đánh giá rủi ro an ninh hàng không.
6. Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo tổ chức công tác quản lý rủi ro an ninh hàng không đối với các cơ quan, đơn vị ngành hàng không; tổ chức trao đổi với các cơ quan liên quan, thu thập thông tin, xây dựng báo cáo đánh giá, thực hiện quản lý rủi ro an ninh hàng không. Kết quả đánh giá rủi ro an ninh hàng không phải báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia theo quy định.
7. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đánh giá và xác định mức độ rủi ro an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay định kỳ 06 tháng một lần hoặc đột xuất.
8. Cục Hàng không Việt Nam thành lập hội đồng đánh giá rủi ro an ninh hàng không của ngành hàng không. Người khai thác cảng hàng không, sân bay thành lập hội đồng đánh giá rủi ro an ninh hàng không ở các cảng hàng không, sân bay. Các thành viên của hội đồng đánh giá rủi ro về an ninh hàng không hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Article 105. Aviation security risk management
1. Aviation security risk means the probability of successfully committing an act of unlawful interference with civil aviation that is aimed at a specific target according to the assessment of threats or consequences and weaknesses or limitations.
2. An aviation security risk report means a document that defines aviation security risk levels and includes contexts, threats, weaknesses or limitations, consequences of terrorism scenarios and unlawful interference with civil aviation, and proposed minimization measures in the case of an unacceptable security risk level.
3. Aviation security risk management is an overall model in the system of aviation activities and meant to minimize risks, including: risk assessment, adoption of preventive security measures and adjustment to the applied measures.
4. Authorities, units and enterprises assigned by the law to be in charge of aviation security assurance shall manage aviation security risks within their jurisdiction; prepare aviation security risk assessment reports, on a biannual or unexpected basis (if it is discovered that threats, limitations and weaknesses in aviation security assurance pose a high risk), review and amend security risk assessment reports and disseminate to the reports to authorities and units mentioned therein to take appropriate minimization measures.
5. The development and adoption of aviation security measures, procedures, regulations and standards or development of plans for aviation security assurance and response to acts of unlawful interference with civil aviation shall be based on the results of assessment of aviation security risks.
6. The CAAV shall direct the aviation security risks management by aviation-related authorities and units; collect and exchange information with relevant authorities, prepare aviation security risk assessment reports and manage aviation security risks. Aviation security risk assessment results shall be reported to the Ministry of Transport and National Civil Aviation Security Committee as prescribed.
7. Airport/aerodrome operators shall preside over and cooperate with relevant authorities and units in assessing and defining levels of aviation security risks at airports and aerodromes on a biannual or unexpected basis.
8. The CAAV shall establish an aviation security risk assessment council for the aviation industry. Every airport/aerodrome operator shall establish an aviation security risk assessment council at its airport/aerodrome. Members of the aviation security risk assessment council shall work part-time.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực