Chương III Nghị định 99/2021/NĐ-CP: Quyết toán
Số hiệu: | 99/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Cơ quan TW | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 11/11/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Ngày công báo: | 26/11/2021 | Số công báo: | Từ số 995 đến số 996 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối với vốn ngân sách nhà nước, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan đến việc giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước lập báo cáo quyết toán theo niên độ khi kết thúc năm ngân sách.
2. Đối với vốn đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan đến việc giải ngân nguồn vốn này báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
3. Số liệu tại báo cáo quyết toán theo niên độ phải được đối chiếu, xác nhận, đảm bảo khớp đúng giữa các cơ quan báo cáo. Cụ thể:
a) Đối chiếu, xác nhận giữa chủ đầu tư với cơ quan kiểm soát, thanh toán nơi giao dịch về số vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đã giải ngân trong năm quyết toán khi lập báo cáo quyết toán theo niên độ gửi bộ, cơ quan trung ương hoặc cơ quan cấp trên của chủ đầu tư (trường hợp được phân cấp quản lý), sở, phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo phân cấp quản lý.
b) Đối chiếu, xác nhận giữa các bộ, cơ quan trung ương, sở, phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo phân cấp quản lý với cơ quan kiểm soát, thanh toán cùng cấp về số liệu vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đã giải ngân trong năm quyết toán khi lập báo cáo quyết toán theo niên độ gửi cơ quan tài chính cùng cấp.
c) Đối với cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách cấp xã cho đầu tư công, cơ quan kiểm soát, thanh toán phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, đối chiếu, bảo đảm khớp đúng số liệu giữa cơ quan kiểm soát, thanh toán và kế toán xã. Kết quả đối chiếu là cơ sở để Ủy ban nhân dân xã báo cáo quyết toán ngân sách cấp xã.
4. Số liệu tại báo cáo quyết toán theo niên độ phải được phản ánh chi tiết theo từng cơ quan chủ quản, từng nguồn vốn, từng ngành, lĩnh vực, từng dự án (chi tiết vốn trong nước và vốn nước ngoài) theo đúng quyết định giao của cấp có thẩm quyền.
5. Các bộ, cơ quan trung ương, sở, phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo phân cấp quản lý, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư, các chủ đầu tư, cơ quan tài chính các cấp, cơ quan kiểm soát, thanh toán thực hiện việc lập, gửi, xét duyệt, thẩm định và thông báo kết quả thẩm định, chỉnh lý báo cáo quyết toán theo niên độ với nội dung, nguyên tắc, thời hạn quy định tại Luật Ngân sách nhà nước hiện hành.
1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan đến việc thực hiện kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước thực hiện khóa sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán khi kết thúc năm ngân sách.
2. Các khoản tạm ứng được hạch toán kế toán, quyết toán vào năm ngân sách khi đã đủ điều kiện thanh toán cho khối lượng công việc đã được giao kế hoạch trong năm được thực hiện và nghiệm thu đến hết ngày 31 tháng 12 năm quyết toán.
3. Thời hạn chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước kết thúc khi hết ngày 31 tháng 01 năm sau năm quyết toán.
1. Vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước tại báo cáo quyết toán theo niên độ gồm:
a) Vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch năm quyết toán.
b) Vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước thuộc kế hoạch các năm trước được cơ quan có thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán sang năm quyết toán.
2. Vốn thanh toán được quyết toán theo niên độ bao gồm:
a) Vốn kế hoạch thanh toán cho khối lượng hoàn thành của các dự án sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước được giao kế hoạch năm quyết toán (kể cả thanh toán bằng hình thức ghi thu - ghi chi, thanh toán bằng ngoại tệ) từ ngày 01 tháng 01 năm quyết toán đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau.
Trường hợp kế hoạch đầu tư công trong năm được giao có bố trí vốn kế hoạch để thu hồi số vốn kế hoạch đã được ứng trước dự toán ngân sách nhà nước cho dự án (theo kết quả giải ngân thực tế), số quyết toán là tổng số vốn thanh toán khối lượng hoàn thành đến hết thời hạn khóa sổ để lập báo cáo quyết toán theo niên độ đó, kể cả phần vốn thanh toán khối lượng hoàn thành của phần vốn kế hoạch ứng trước đã giải ngân trước đây chuyển sang.
b) Vốn kế hoạch thanh toán cho khối lượng hoàn thành của các dự án sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước thuộc kế hoạch năm trước được phép kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán sang năm quyết toán đã được thực hiện từ ngày 01 tháng 02 năm quyết toán đến hết ngày 31 tháng 12 năm đó.
c) Thanh toán khối lượng hoàn thành từ ngày 01 tháng 02 năm kế hoạch đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau các khoản đã tạm ứng theo chế độ chưa thu hồi từ các năm trước chuyển sang năm quyết toán.
d) Vốn nước ngoài đưa vào báo cáo quyết toán theo niên độ gồm: số vốn đã được ghi thu - ghi chi cho phần khối lượng hoàn thành (việc ghi thu - ghi chi theo quy định của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài) và số vốn đã thanh toán cho phần khối lượng hoàn thành (đối với vốn nước ngoài được giải ngân theo cơ chế tài chính trong nước).
3. Vốn tạm ứng theo chế độ chưa thu hồi không đưa vào quyết toán. Hết thời hạn chỉnh lý quyết toán, số dư tạm ứng theo chế độ chưa thu hồi còn lại (sau khi trừ đi số nộp điều chỉnh giảm trong năm quyết toán (nếu có) của phần vốn tạm ứng theo chế độ chưa thu hồi từ các năm trước) được chuyển sang năm sau để quản lý, thu hồi tạm ứng và quyết toán phần thanh toán khối lượng hoàn thành. Cơ quan tài chính không phải làm thủ tục xét chuyển.
4. Vốn ứng trước từ dự toán ngân sách nhà nước năm sau không phải báo cáo tại báo cáo quyết toán theo niên độ.
5. Thuyết minh báo cáo quyết toán theo niên độ:
a) Các bộ, cơ quan trung ương, sở, phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo phân cấp quản lý, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư (trường hợp được phân cấp quản lý), chủ đầu tư (hoặc ban quản lý dự án):
- Báo cáo tổng quát tình hình thực hiện kế hoạch, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư công nguồn ngân sách nước được giao trong năm quyết toán.
- Thuyết minh các tồn tại, vướng mắc, các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện, thanh toán, quyết toán vốn, tăng giảm vốn kế hoạch đầu tư công, đề xuất các biện pháp tháo gỡ.
b) Cơ quan kiểm soát, thanh toán:
- Báo cáo tổng quát đặc điểm, tình hình thanh toán, quyết toán theo niên độ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
- Đề xuất và kiến nghị để tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc có liên quan đến công tác quyết toán theo niên độ.
6. Đối với trường hợp cơ quan nhận vốn bằng hình thức lệnh chi tiền hoặc cơ quan có vốn nước ngoài thanh toán theo cơ chế tài chính trong nước: các bộ, cơ quan trung ương, sở, phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo phân cấp quản lý, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan kiểm soát, thanh toán các cấp lập thành mục riêng trong báo cáo quyết toán theo niên độ.
7. Bộ Tài chính quy định về hệ thống mẫu biểu sử dụng trong công tác quyết toán vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước theo năm ngân sách và hướng dẫn các nội dung liên quan.
1. Đối với vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước do bộ, cơ quan trung ương quản lý:
a) Chủ đầu tư (hoặc ban quản lý dự án) báo cáo quyết toán theo niên độ gửi bộ, cơ quan trung ương hoặc cơ quan cấp trên của chủ đầu tư (trường hợp được phân cấp quản lý) trước ngày 01 tháng 5 năm sau năm quyết toán.
b) Bộ, cơ quan trung ương xét duyệt báo cáo của các chủ đầu tư; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán theo niên độ gửi Bộ Tài chính trước ngày 01 tháng 8 năm sau năm quyết toán.
Trường hợp bộ, cơ quan trung ương phân cấp quản lý, chủ đầu tư báo cáo quyết toán theo niên độ gửi cơ quan cấp trên của chủ đầu tư được phân cấp quản lý; cơ quan được phân cấp chịu trách nhiệm xét duyệt báo cáo của các chủ đầu tư và tổng hợp báo cáo quyết toán các dự án thuộc phạm vi được phân cấp quản lý gửi bộ, cơ quan trung ương để tổng hợp, lập báo cáo quyết toán theo niên độ gửi Bộ Tài chính trước ngày 01 tháng 8 năm sau năm quyết toán.
Trường hợp báo cáo quyết toán theo niên độ của chủ đầu tư lập chưa đúng quy định, bộ, cơ quan trung ương, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư (trường hợp được phân cấp quản lý) yêu cầu chủ đầu tư giải trình, cung cấp thông tin, số liệu cần thiết, điều chỉnh hoặc yêu cầu lập lại báo cáo để xét duyệt theo quy định. Bộ, cơ quan trung ương, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư (trường hợp được phân cấp quản lý) yêu cầu chủ đầu tư nộp các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định và xuất toán các khoản chi sai chế độ, chi không đúng kế hoạch được giao, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với chủ đầu tư sử dụng vốn không đúng quy định.
Bộ, cơ quan trung ương thực hiện đối chiếu với cơ quan kiểm soát, thanh toán cấp trung ương để xác nhận các số liệu phục vụ công tác quyết toán theo niên độ chi tiết đến từng dự án trước khi tổng hợp, gửi báo cáo quyết toán theo niên độ cho Bộ Tài chính.
c) Cơ quan kiểm soát, thanh toán cấp huyện tổng hợp số liệu quyết toán theo niên độ báo cáo cơ quan kiểm soát, thanh toán cấp tỉnh trước ngày 15 tháng 3 năm sau năm quyết toán; cơ quan kiểm soát, thanh toán cấp tỉnh tổng hợp số liệu quyết toán theo niên độ báo cáo cơ quan kiểm soát, thanh toán cấp trung ương trước ngày 15 tháng 5 năm sau năm quyết toán; cơ quan kiểm soát, thanh toán cấp trung ương tổng hợp số liệu quyết toán theo niên độ báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 7 năm sau năm quyết toán.
d) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Nghị định này, Bộ Tài chính thẩm định và ra thông báo thẩm định quyết toán theo niên độ của từng bộ, cơ quan trung ương, đồng gửi cơ quan kiểm soát, thanh toán cấp trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan.
2. Đối với vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân các cấp quản lý:
a) Vốn đầu tư công thuộc ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quản lý:
- Chủ đầu tư (hoặc ban quản lý dự án chuyên ngành, ban quản lý dự án khu vực) lập báo cáo quyết toán theo niên độ gửi sở, phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo phân cấp quản lý.
- Sở, phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo phân cấp quản lý xét duyệt báo cáo quyết toán của chủ đầu tư; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán theo niên độ gửi cơ quan tài chính cùng cấp.
Trường hợp báo cáo quyết toán theo niên độ của chủ đầu tư lập chưa đúng quy định, sở, phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo phân cấp quản lý yêu cầu chủ đầu tư giải trình, cung cấp thông tin, số liệu cần thiết, điều chỉnh những sai sót hoặc yêu cầu lập lại báo cáo để xét duyệt theo quy định. Sở, phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo phân cấp quản lý yêu cầu chủ đầu tư nộp các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định và xuất toán các khoản chi sai chế độ, chi không đúng kế hoạch được giao, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với chủ đầu tư sử dụng vốn không đúng quy định.
- Sở, phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo phân cấp quản lý thực hiện đối chiếu với cơ quan kiểm soát, thanh toán cùng cấp để xác nhận các số liệu phục vụ công tác quyết toán theo niên độ chi tiết đến từng dự án trước khi tổng hợp, gửi báo cáo quyết toán theo niên độ cho cơ quan tài chính cùng cấp.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Luật Ngân sách nhà nước, quy định tại Nghị định này và các văn bản hướng dẫn luật hiện hành để quy định thời hạn gửi báo cáo quyết toán theo niên độ của chủ đầu tư, sở, phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, đảm bảo thời hạn quyết toán ngân sách nhà nước.
- Cơ quan kiểm soát, thanh toán cấp huyện tổng hợp số liệu quyết toán theo niên độ báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan kiểm soát, thanh toán cấp tỉnh trước ngày 15 tháng 3 năm sau năm quyết toán; cơ quan kiểm soát, thanh toán cấp tỉnh tổng hợp số liệu quyết toán theo niên độ báo cáo cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan kiểm soát, thanh toán cấp trung ương trước ngày 15 tháng 5 năm sau năm quyết toán.
- Cơ quan tài chính tại địa phương theo phân cấp quản lý thẩm định và ra thông báo thẩm định báo cáo quyết toán theo niên độ gửi từng sở, phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo phân cấp quản lý, chủ đầu tư và cơ quan kiểm soát, thanh toán cùng cấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Nghị định này; tổng hợp số liệu vào quyết toán ngân sách địa phương hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn.
Chậm nhất 05 ngày làm việc sau khi được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước của năm quyết toán, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước cho Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Sở Tài chính gửi báo cáo quyết toán vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước theo năm ngân sách do địa phương quản lý cho Bộ Tài chính và cơ quan kiểm soát, thanh toán cấp trung ương để phục vụ công tác quyết toán vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước.
b) Vốn đầu tư công thuộc ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý:
Để phù hợp với đặc điểm tổ chức và phân cấp của từng địa phương, căn cứ các quy định tại Nghị định này, Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định trình tự, thời hạn lập, gửi, xét duyệt, thẩm định và ra thông báo thẩm định quyết toán theo niên độ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn luật.
Cơ quan kiểm soát, thanh toán cấp huyện tổng hợp, lập báo cáo quyết toán theo niên độ gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã (phần Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý) và cơ quan kiểm soát, thanh toán cấp tỉnh trước ngày 15 tháng 3 năm sau năm quyết toán.
1. Các bộ, cơ quan trung ương, sở, phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo phân cấp quản lý, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư (trường hợp được phân cấp quản lý):
a) Kiểm tra tính đầy đủ, đúng về danh mục dự án, vốn kế hoạch và số vốn giải ngân (chi tiết tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) của từng dự án thuộc kế hoạch được giao trong năm quyết toán và thuộc kế hoạch các năm trước được cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm quyết toán.
b) Kiểm tra, so sánh số vốn đã giải ngân (chi tiết tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) với vốn kế hoạch của từng dự án; xác định số vốn báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm sau hoặc hủy bỏ.
c) Kiểm tra sự phù hợp về nguồn vốn, cơ cấu vốn, ngành, lĩnh vực của từng dự án.
d) Nhận xét về tình hình thực hiện và giải ngân vốn trong năm quyết toán, tình hình chấp hành chế độ chính sách, các nội dung, nhận xét khác (nếu có).
đ) Yêu cầu chủ đầu tư nộp ngay các khoản phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định và xuất toán các khoản chi sai chế độ, chi không đúng kế hoạch được giao, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với chủ đầu tư chi sai chế độ.
2. Cơ quan tài chính các cấp:
a) Kiểm tra tính đầy đủ và khớp đúng về tổng số và chi tiết vốn kế hoạch, cơ cấu nguồn vốn, ngành, lĩnh vực, danh mục dự án trong báo cáo quyết toán theo niên độ của cơ quan chủ quản và báo cáo tổng hợp, chi tiết quyết toán theo niên độ của cơ quan kiểm soát, thanh toán cùng cấp.
b) Kiểm tra, so sánh vốn kế hoạch, số vốn giải ngân của từng dự án giữa báo cáo quyết toán theo niên độ của các cơ quan chủ quản với báo cáo quyết toán theo niên độ của cơ quan kiểm soát, thanh toán cùng cấp; xác định số vốn được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm ngân sách sau để giữ nguồn và số kế hoạch vốn hủy bỏ.
Trường hợp giữa các báo cáo quyết toán theo niên độ (kể cả báo cáo điều chỉnh, bổ sung, giải trình) của cơ quan lập báo cáo quyết toán theo niên độ và cơ quan kiểm soát, thanh toán có chênh lệch về số liệu thì cơ quan tài chính căn cứ nội dung, số liệu tại báo cáo quyết toán theo niên độ của cơ quan kiểm soát, thanh toán để thẩm định và thông báo quyết toán.
c) Yêu cầu cơ quan sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong năm có trách nhiệm xuất toán, thu hồi các khoản chi không đúng chế độ và nộp ngay các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định.
d) Các nội dung, nhận xét khác (nếu có).
Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là toàn bộ các khoản chi phí thực hiện trong phạm vi dự án, dự toán được duyệt và hợp đồng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật (đối với những công việc thực hiện theo hợp đồng) kể cả phần điều chỉnh, bổ sung được duyệt theo quy định và đúng thẩm quyền. Chi phí đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt hoặc được điều chỉnh, bổ sung theo quy định của pháp luật.
1. Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A có nhiều dự án thành phần, tiểu dự án độc lập (có thể vận hành độc lập, khai thác sử dụng hoặc được phân kỳ đầu tư) có quyết định phê duyệt dự án đầu tư riêng biệt: mỗi dự án thành phần hoặc tiểu dự án độc lập thực hiện báo cáo quyết toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán như một dự án đầu tư độc lập. Dự án thành phần hoặc tiểu dự án đã được thẩm tra và phê duyệt theo quy định không phải kiểm toán quyết toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán lại.
Các bộ, cơ quan trung ương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao quản lý dự án thành phần chính hoặc làm đầu mối tổng hợp dự án chịu trách nhiệm báo cáo kết quả phê duyệt tổng quyết toán vốn đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A hoàn thành gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi dự án hoàn thành toàn bộ.
2. Đối với nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư:
a) Trường hợp nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư được bố trí vốn kế hoạch chuẩn bị đầu tư trong chi phí của dự án đầu tư được duyệt để triển khai thực hiện dự án, việc quyết toán riêng dự án chuẩn bị đầu tư hoặc quyết toán chung với dự án đầu tư do người có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư quyết định.
b) Trường hợp nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư được bố trí kế hoạch vốn riêng, khi hoàn thành phải quyết toán như tiểu dự án độc lập và tổng hợp quyết toán dự án theo quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Trường hợp nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dừng thực hiện vĩnh viễn hoặc thay đổi dẫn đến nội dung chuẩn bị đầu tư không được sử dụng thì chi phí chuẩn bị đầu tư đã thực hiện được quyết toán như dự án dừng thực hiện vĩnh viễn.
3. Đối với bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
a) Trường hợp trong chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A được phê duyệt nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tách thành dự án độc lập: việc báo cáo quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành và thẩm tra quyết toán thực hiện như một dự án đầu tư công độc lập.
b) Đối với các trường hợp còn lại: tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm báo cáo quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp với cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để phê duyệt quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoàn thành và gửi quyết định phê duyệt tới chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình để tổng hợp vào báo cáo quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành chung của toàn bộ dự án. Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán toàn bộ dự án không phải thẩm tra lại phần chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt quyết toán, trừ trường hợp người có thẩm quyền quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư toàn bộ dự án yêu cầu thẩm tra lại chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán.
4. Đối với công trình, hạng mục công trình độc lập hoàn thành đưa vào sử dụng của dự án đầu tư công: trường hợp cần thiết phải thẩm tra, phê duyệt quyết toán thì chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư xem xét, quyết định. Giá trị quyết toán của công trình, hạng mục công trình bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, các khoản chi phí tư vấn và chi khác có liên quan trực tiếp đến công trình, hạng mục công trình đó. Sau khi dự án hoàn thành toàn bộ hoặc dừng thực hiện vĩnh viễn, chủ đầu tư tổng hợp giá trị quyết toán được duyệt của công trình, hạng mục công trình vào báo cáo quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành và xác định mức phân bổ chi phí chung cho từng công trình, hạng mục công trình thuộc dự án, trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành.
5. Đối với dự án có toàn bộ dự án thành phần, tiểu dự án, công trình hoặc hạng mục xây dựng và thiết bị đã hoàn thành bàn giao đưa vào khai thác sử dụng nhưng dự án thành phần hoặc tiểu dự án hoặc hạng mục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa hoàn thành: chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư cho phép thực hiện báo cáo quyết toán chi phí đã thực hiện dự án để gửi cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán thẩm tra; dự án thành phần hoặc tiểu dự án hoặc hạng mục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quyết toán là giá trị hợp pháp đã thực hiện. Trường hợp dự án thành phần hoặc tiểu dự án hoặc hạng mục bồi thường, giải phóng mặt bằng tiếp tục thực hiện bổ sung, chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán bổ sung và gửi cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán để thẩm tra trình phê duyệt quyết toán bổ sung.
1. Báo cáo phải xác định đầy đủ, chính xác các nội dung sau:
a) Chi tiết vốn đầu tư.
b) Tổng chi phí đầu tư đề nghị quyết toán hoàn thành.
c) Chi phí thiệt hại trong quá trình đầu tư.
d) Chi phí được phép không tính vào giá trị tài sản.
đ) Giá trị tài sản hình thành sau đầu tư.
2. Bộ Tài chính ban hành hệ thống mẫu biểu sử dụng trong công tác quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành và hướng dẫn các nội dung liên quan.
Chủ đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đến người có thẩm quyền quyết định phê duyệt quyết toán và 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành. Trường hợp người có thẩm quyền quyết định phê duyệt quyết toán cũng là thủ trưởng của cơ quan chủ trì thẩm tra phê duyệt quyết toán thì chỉ gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán. Hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
1. Đối với dự án đầu tư công hoàn thành, hạng mục công trình hoàn thành, dự án đầu tư công dừng thực hiện vĩnh viễn có khối lượng thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành của chủ đầu tư (bản chính). Trường hợp kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán, tờ trình phải nêu rõ những nội dung thống nhất, nội dung không thống nhất và lý do không thống nhất giữa chủ đầu tư và kiểm toán độc lập. Trường hợp các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra (sau đây gọi là thanh tra), kiểm tra. Kiểm toán nhà nước, cơ quan pháp luật đã thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra dự án, trong tờ trình chủ đầu tư phải nêu rõ việc chấp hành các kiến nghị, kết luận của các cơ quan trên.
b) Biểu mẫu báo cáo quyết toán theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này (bản chính).
c) Các văn bản pháp lý có liên quan (bản chính hoặc bản do chủ đầu tư sao y bản chính).
d) Hồ sơ quyết toán của từng hợp đồng gồm các tài liệu (bản chính hoặc do chủ đầu tư sao y bản chính): Hợp đồng và các phụ lục hợp đồng (nếu có); các biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo giai đoạn thanh toán; biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành toàn bộ hợp đồng; bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu (quyết toán A - B); biên bản thanh lý hợp đồng đối với trường hợp đã đủ điều kiện thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật về hợp đồng; các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng liên quan đến nội dung thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
đ) Biên bản nghiệm thu công trình hoặc hạng mục công trình độc lập hoàn thành đưa vào sử dụng (bản chính).
e) Báo cáo kiểm toán của đơn vị kiểm toán độc lập trong trường hợp thuê kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán (bản chính).
g) Báo cáo kiểm toán hoặc thông báo kết quả kiểm toán (sau đây gọi chung là báo cáo kiểm toán), kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra, quyết định xử lý vi phạm của các cơ quan Kiểm toán nhà nước, thanh tra, kiểm tra trong trường hợp các cơ quan này thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán dự án; kết quả điều tra của các cơ quan pháp luật trong trường hợp dự án có vi phạm pháp luật bị cơ quan pháp luật điều tra. Báo cáo của chủ đầu tư kèm các tài liệu liên quan về tình hình chấp hành các kiến nghị của các cơ quan nêu trên.
2. Đối với nhiệm vụ quy hoạch, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư sử dụng vốn đầu tư công, dự án dừng thực hiện vĩnh viễn chưa có khối lượng thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư (bản chính).
b) Biểu mẫu báo cáo quyết toán theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này (bản chính).
c) Các văn bản pháp lý có liên quan (bản chính hoặc bản do chủ đầu tư sao y bản chính).
d) Hồ sơ quyết toán của từng hợp đồng gồm bản chính các tài liệu (bản chính hoặc do chủ đầu tư sao y bản chính): Hợp đồng, các biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo giai đoạn thanh toán (trừ trường hợp chưa có khối lượng thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị); văn bản phê duyệt điều chỉnh, bổ sung, phát sinh, thay đổi (nếu có), biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo hợp đồng (nếu có), bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng (nếu có), biên bản thanh lý hợp đồng đối với trường hợp đã đủ điều kiện thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật về hợp đồng.
đ) Báo cáo kiểm toán của kiểm toán độc lập trong trường hợp kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán (bản chính).
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình các tài liệu khác có liên quan để phục vụ công tác thẩm tra quyết toán khi cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán đề nghị bằng văn bản.
4. Chủ đầu tư được gửi văn bản điện tử thay cho văn bản giấy. Văn bản điện tử phải đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về công tác văn thư.
1. Thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành:
a) Đối với dự án quan trọng quốc gia và các dự án quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư:
Dự án hoặc dự án thành phần, tiểu dự án độc lập sử dụng vốn ngân sách nhà nước: người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước phê duyệt quyết toán đối với dự án hoặc dự án thành phần, tiểu dự án độc lập giao bộ, cơ quan trung ương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước quản lý; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quyết toán hoàn thành đối với dự án hoặc dự án thành phần, tiểu dự án độc lập giao cấp tỉnh quản lý; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quyết toán hoàn thành đối với dự án hoặc dự án thành phần, tiểu dự án độc lập giao cấp huyện quản lý.
Dự án thành phần, tiểu dự án độc lập không sử dụng vốn nhà nước: chủ đầu tư phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
b) Đối với các dự án khác: người có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư là người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành hoặc ủy quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
2. Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành:
a) Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc ngân sách do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý: Sở Tài chính chủ trì tổ chức thẩm tra (trừ trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyết định khác).
b) Đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc ngân sách do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý: Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì tổ chức thẩm tra (trừ trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyết định khác).
c) Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công thuộc ngân sách do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng công chức chuyên môn thuộc quyền quản lý để thẩm tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Trường hợp công chức chuyên môn không đủ năng lực thẩm tra báo cáo quyết toán, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện thẩm tra báo cáo quyết toán.
d) Đối với các dự án khác: người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán giao cho đơn vị có chức năng thuộc quyền quản lý chủ trì tổ chức thẩm tra quyết toán trước khi phê duyệt.
3. Kiểm toán báo cáo quyết toán:
a) Các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công khi hoàn thành phải kiểm toán báo cáo quyết toán trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán (trừ dự án thuộc danh mục bí mật nhà nước). Các dự án sử dụng vốn đầu tư công còn lại, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án xem xét, quyết định đấu thầu kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo quyết toán.
Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu và ký kết hợp đồng kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng.
Chủ đầu tư, nhà thầu kiểm toán độc lập và các đơn vị có liên quan thực hiện theo quy định tại điểm b, điểm c khoản này.
b) Nhà thầu kiểm toán độc lập là các doanh nghiệp kiểm toán độc lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về thành lập và hoạt động doanh nghiệp tại Việt Nam, tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập và các chuẩn mực kiểm toán hiện hành.
c) Đối với các dự án được cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra thực hiện kiểm toán, thanh tra:
Trường hợp Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra thực hiện kiểm toán, thanh tra và phát hành báo cáo kiểm toán, kết luận thanh tra có đủ nội dung quy định tại Điều 37 Nghị định này, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán dự án sử dụng kết quả báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, kết luận thanh tra của cơ quan thanh tra làm căn cứ để thẩm tra; không phải thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán.
Trường hợp Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra thực hiện kiểm toán, thanh tra thực hiện chưa đủ các nội dung quy định tại Điều 37 Nghị định này, căn cứ quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, chủ đầu tư xác định nội dung, phạm vi kiểm toán bổ sung và lựa chọn nhà thầu kiểm toán độc lập để kiểm toán bổ sung trong trường hợp cần thiết. Chi phí kiểm toán bổ sung được xác định tương tự như xác định chi phí thuê kiểm toán độc lập quy định tại Điều 46 Nghị định này. Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán sử dụng báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, kết luận của cơ quan thanh tra và báo cáo kiểm toán của kiểm toán độc lập làm căn cứ để thẩm tra quyết toán dự án.
Trường hợp Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra có quyết định kiểm toán, thanh tra dự án khi nhà thầu kiểm toán độc lập đang thực hiện hợp đồng kiểm toán thì nhà thầu kiểm toán độc lập thực hiện hợp đồng kiểm toán theo đúng nội dung của hợp đồng đã ký kết.
1. Trường hợp nhà thầu kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán thực hiện thẩm tra các nội dung sau:
a) Kiểm tra tính pháp lý của hợp đồng kiểm toán độc lập, phạm vi kiểm toán, thời gian và thể thức thực hiện kiểm toán đối với dự án.
b) Đối chiếu nội dung báo cáo kiểm toán của dự án với nội dung kiểm toán theo quy định và chuẩn mực kiểm toán hiện hành. Trường hợp kết quả kiểm toán có sai sót, không đảm bảo yêu cầu, không đủ nội dung theo quy định, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán thông báo cho chủ đầu tư để yêu cầu nhà thầu kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán lại hoặc kiểm toán bổ sung.
c) Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan, những căn cứ pháp lý mà kiểm toán viên sử dụng để kiểm toán dự án.
d) Xem xét những kiến nghị của kiểm toán mà chủ đầu tư không thống nhất với kết quả kiểm toán của nhà thầu kiểm toán độc lập.
đ) Kiểm tra việc thực hiện của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước, kết quả điều tra của các cơ quan pháp luật trong trường hợp các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước, cơ quan điều tra thực hiện thanh tra, kiểm tra, điều tra dự án. Trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán báo cáo người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán có văn bản lấy ý kiến của các cơ quan liên quan để thống nhất hướng xử lý trước khi trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định.
2. Trường hợp cơ quan kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra kết luận có đủ các nội dung quy định tại Điều 37 Nghị định này:
a) Đối chiếu nội dung báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, kết luận của cơ quan thanh tra với báo cáo quyết toán của chủ đầu tư để xác định việc tuân thủ các quy định pháp luật của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan; số liệu đề nghị quyết toán của chủ đầu tư với kết quả kiểm toán, thanh tra làm cơ sở để trình người có thẩm quyền xem xét khi phê duyệt quyết toán.
b) Kiểm tra việc chấp hành của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước; kết quả điều tra của các cơ quan pháp luật trong trường hợp các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước, cơ quan điều tra thực hiện thanh tra, kiểm tra, điều tra dự án. Trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán báo cáo người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán có văn bản lấy ý kiến của các cơ quan liên quan để thống nhất hướng xử lý trước khi trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định.
Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán thực hiện thẩm tra theo quy định tại các Điều 38, 39, 40, 41, 42, 43 Nghị định này và lập báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành gồm những nội dung như sau:
1. Hồ sơ pháp lý.
2. Vốn đầu tư của dự án.
3. Chi phí đầu tư.
4. Chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản.
5. Giá trị tài sản hình thành sau đầu tư (chi tiết theo danh mục, số lượng, quy mô, công suất, nguyên giá từng tài sản).
6. Tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng.
7. Việc chấp hành của chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối với ý kiến kết luận, kết quả điều tra của cơ quan pháp luật và cơ quan khác (nếu có).
8. Nhận xét, đánh giá, kiến nghị:
a) Nhận xét đánh giá việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư công, xây dựng và đấu thầu; công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư; công tác quản lý chi phí đầu tư, quản lý tài sản đầu tư của chủ đầu tư; trách nhiệm của từng cấp đối với công tác quản lý vốn đầu tư dự án.
b) Xác định giá trị đề nghị phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành và xử lý các vấn đề có liên quan.
Căn cứ báo cáo, các văn bản pháp lý liên quan của dự án, đối chiếu các quy định của pháp luật có liên quan để có nhận xét về:
1. Trình tự lập và duyệt văn bản, thẩm quyền phê duyệt văn bản.
2. Việc chấp hành trình tự đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công và xây dựng.
3. Việc chấp hành trình tự đấu thầu của các gói thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
4. Việc tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng trong ký kết hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu.
1. So sánh cơ cấu vốn đầu tư công thực hiện với cơ cấu vốn được xác định trong tổng mức đầu tư được duyệt.
2. Đối chiếu số liệu vốn giải ngân hàng năm của chủ đầu tư và cơ quan kiểm soát, thanh toán.
3. Kiểm tra việc thực hiện điều chỉnh tăng, giảm vốn đầu tư công của dự án đã được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định.
4. Nhận xét, đánh giá việc chấp hành các quy định về việc quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công; việc quản lý và sử dụng các loại vốn đầu tư công của dự án.
1. Nguyên tắc thẩm tra:
a) Thẩm tra tính tuân thủ các quy định về hợp đồng và quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của cấp có thẩm quyền; loại hợp đồng (không phân biệt hình thức lựa chọn nhà thầu). Kiểm tra số liệu tổng hợp chi phí và các khoản mục do chủ đầu tư lập trong báo cáo quyết toán. Trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán kiểm tra hồ sơ hoàn công để xác định khối lượng công việc hoàn thành đã nghiệm thu theo quy định.
b) Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường được lập thiết kế, dự toán riêng cho hạng mục: thực hiện thẩm tra như thẩm tra gói thầu xây dựng độc lập.
c) Chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường được tính theo tỷ lệ (%) trong gói thầu xây dựng chính (không lập thiết kế, dự toán riêng): thẩm tra việc áp dụng tỷ lệ (%) trên cơ sở kết quả thẩm tra gói thầu xây dựng chính.
d) Trường hợp chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường được tính trọn gói: thẩm tra như thẩm tra gói thầu xây dựng theo hình thức hợp đồng trọn gói.
2. Thẩm tra chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
a) Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do chủ đầu tư hoặc tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện: đối chiếu giá trị đề nghị quyết toán của chủ đầu tư với dự toán kinh phí trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, dự toán chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, danh sách chi trả cho các tổ chức, cá nhân nhận tiền bồi thường đã có chữ ký xác nhận theo quy định để xác định giá trị quyết toán. Chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường thực hiện theo quy định hiện hành về việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
b) Giá trị công trình hạ tầng kỹ thuật đã có quyết định phê duyệt quyết toán của người có thẩm quyền: căn cứ quyết định phê duyệt quyết toán của người có thẩm quyền, văn bản yêu cầu thanh toán của chủ đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật và chứng từ thanh toán để xác định giá trị chi phí cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư.
3. Thẩm tra chi phí xây dựng:
a) Đối với gói thầu do chủ đầu tư tự thực hiện:
Trường hợp chủ đầu tư ký kết hợp đồng với đơn vị hạch toán phụ thuộc để thực hiện gói thầu, việc thẩm tra gói thầu căn cứ vào hình thức giá hợp đồng và thực hiện theo quy định tại các điểm b, c, d, đ, e khoản này.
Trường hợp chủ đầu tư ký thỏa thuận giao việc cho một đơn vị thuộc chủ đầu tư để thực hiện gói thầu, việc thẩm tra thực hiện như sau:
- Đối chiếu các nội dung, khối lượng trong bảng tính giá trị đề nghị quyết toán của chủ đầu tư với biên bản nghiệm thu khối lượng để xác định khối lượng thực hiện đã nghiệm thu theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Đối chiếu sự phù hợp giữa đơn giá trong bảng tính giá trị đề nghị quyết toán của chủ đầu tư với đơn giá trong dự toán được duyệt.
- Giá trị quyết toán bằng khối lượng thực hiện đã nghiệm thu theo quy định nhân (x) với đơn giá đã thẩm tra.
b) Đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “hợp đồng trọn gói”:
Đối chiếu nội dung công việc, khối lượng thực hiện trong bảng tính giá trị đề nghị giữa chủ đầu tư và nhà thầu (sau đây gọi là quyết toán A - B) với biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành theo các yêu cầu của hợp đồng để xác định khối lượng công việc hoàn thành đã nghiệm thu theo quy định.
Đối chiếu đơn giá trong bảng tính giá trị đề nghị quyết toán A - B với đơn giá ghi trong bảng tính giá trị hợp đồng. Trường hợp nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá ghi trong hợp đồng, bảng tính giá hợp đồng, thì giá trị quyết toán đúng bằng giá trọn gói của hợp đồng đã ký; không tính lại khối lượng cũng như đơn giá chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quyết định trúng thầu.
c) Đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “giá hợp đồng theo đơn giá cố định”:
- Đối chiếu nội dung công việc, khối lượng công việc thực hiện trong bảng tính giá trị đề nghị quyết toán A - B với biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành theo các yêu cầu của hợp đồng để xác định khối lượng công việc hoàn thành đã nghiệm thu theo quy định.
- Đối chiếu đơn giá trong bảng tính giá trị đề nghị quyết toán A - B với đơn giá cố định ghi trong bảng tính giá hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng.
- Giá trị quyết toán bằng khối lượng công việc hoàn thành đã được nghiệm thu đúng quy định nhân (x) với đơn giá cố định ghi trong hợp đồng.
d) Đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh” (hoặc “Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh”):
- Căn cứ hợp đồng, xác định rõ phạm vi và phương thức điều chỉnh của hợp đồng.
- Giá trị quyết toán bằng khối lượng công việc hoàn thành đã được nghiệm thu đúng quy định nhân (x) với đơn giá quyết toán.
Trường hợp có điều chỉnh về khối lượng, phải căn cứ biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành để xác định khối lượng công việc hoàn thành đã được nghiệm thu đúng quy định.
Trường hợp điều chỉnh về đơn giá phải căn cứ nguyên tắc điều chỉnh đơn giá ghi trong hợp đồng để xác định đơn giá quyết toán.
Trường hợp điều chỉnh theo chính sách của Nhà nước phải căn cứ nội dung trong hợp đồng, các chính sách được áp dụng phù hợp với thời gian thực hiện hợp đồng (đã ghi trong hợp đồng) để xác định giá trị được điều chỉnh. Không điều chỉnh cho trường hợp kéo dài thời gian thực hiện so với thời gian trong hợp đồng đã ký do lỗi của nhà thầu gây ra.
đ) Đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “giá hợp đồng kết hợp”:
Hợp đồng theo hình thức “Giá hợp đồng kết hợp” phải xác định rõ phạm vi theo công trình, hạng mục công trình hoặc nội dung công việc cụ thể được áp dụng hình thức hợp đồng cụ thể: trọn gói, đơn giá cố định hoặc đơn giá điều chỉnh. Việc thẩm tra từng phần của hợp đồng, theo từng hình thức hợp đồng, tương ứng với quy định tại các điểm b, c, d khoản này.
e) Đối với các trường hợp phát sinh chi phí: thẩm tra phải căn cứ các quy định về điều chỉnh hợp đồng tương ứng với từng loại hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Thẩm tra chi phí thiết bị:
a) Đối với gói thầu do chủ đầu tư tự thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu:
Trường hợp chủ đầu tư ký kết hợp đồng với đơn vị hạch toán phụ thuộc để thực hiện gói thầu: việc thẩm tra gói thầu căn cứ vào hình thức giá hợp đồng và thực hiện theo quy định tại các điểm b, c, d, đ, e khoản này.
Trường hợp chủ đầu tư ký thỏa thuận giao việc cho một đơn vị thuộc chủ đầu tư để thực hiện gói thầu, việc thẩm tra thực hiện như sau:
- Đối chiếu danh mục, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, cấu hình, giá của thiết bị đề nghị quyết toán với biên bản nghiệm thu, dự toán chi phí thiết bị được phê duyệt để xác định giá trị quyết toán phần mua sắm thiết bị.
- Thẩm tra chi phí gia công, lắp đặt thiết bị đối với thiết bị cần gia công, cần lắp đặt theo dự toán được duyệt và được nghiệm thu đúng quy định. Giá trị quyết toán bằng khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu đúng quy định nhân (x) với đơn giá đã thẩm tra.
- Thẩm tra các khoản chi phí liên quan: chi phí vận chuyển thiết bị từ nơi mua về đến chân công trình, chi phí lưu kho bãi, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị, chi phí khác.
b) Đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “hợp đồng trọn gói”: Đối chiếu danh mục, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, cấu hình, giá của thiết bị trong bảng tính giá trị đề nghị quyết toán A - B với danh mục, chủng loại, cấu hình, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, giá của thiết bị ghi trong hợp đồng, bảng tính giá hợp đồng và các biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành của hợp đồng. Nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lượng thực hiện và quy định của hợp đồng thì giá trị quyết toán đúng bằng giá trọn gói của hợp đồng đã ký. Không tính lại đơn giá chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quyết định trúng thầu.
c) Đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “giá hợp đồng theo đơn giá cố định”:
- Đối chiếu danh mục, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, cấu hình của thiết bị trong bảng tính giá trị đề nghị quyết toán A - B với danh mục, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, cấu hình của thiết bị ghi trong hợp đồng, bảng tính giá hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng với biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện và các yêu cầu của hợp đồng để xác định khối lượng thực hiện đã nghiệm thu theo quy định.
- Đối chiếu đơn giá trong bảng tính giá trị đề nghị quyết toán A - B với đơn giá cố định ghi trong bảng tính giá hợp đồng.
- Giá trị quyết toán bằng khối lượng thực hiện đã nghiệm thu theo quy định nhân (x) với đơn giá cố định ghi trong hợp đồng.
d) Đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh” (hoặc “Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh”):
Căn cứ điều kiện cụ thể của hợp đồng, xác định rõ phạm vi và phương thức điều chỉnh của hợp đồng.
Trường hợp điều chỉnh về khối lượng phải căn cứ biên bản nghiệm thu khối lượng để xác định khối lượng thực hiện đã nghiệm thu theo quy định.
Trường hợp điều chỉnh về đơn giá phải căn cứ nguyên tắc điều chỉnh đơn giá ghi trong hợp đồng để xác định đơn giá quyết toán.
Trường hợp điều chỉnh do chính sách của Nhà nước phải căn cứ nguyên tắc ghi trong hợp đồng và các chính sách được áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng để xác định giá trị được điều chỉnh.
đ) Đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức “giá hợp đồng kết hợp” cần xác định rõ phạm vi hoặc nội dung công việc cụ thể được áp dụng hình thức hợp đồng cụ thể: trọn gói, đơn giá cố định hoặc giá điều chỉnh. Việc thẩm tra từng phần của hợp đồng, theo từng hình thức hợp đồng, tương ứng với quy định tại các điểm b, c, d khoản 4 Điều này.
e) Các trường hợp phát sinh chi phí:
Thẩm tra các trường hợp phát sinh phải căn cứ các quy định về điều chỉnh hợp đồng tương ứng với từng loại hợp đồng.
5. Thẩm tra chi phí quản lý dự án:
a) Thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công.
b) Việc quản lý tài sản của chủ đầu tư, ban quản lý dự án khi dự án kết thúc thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn.
6. Thẩm tra chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình và các chi phí khác:
a) Đối với các khoản chi phí tư vấn và chi phí khác tính theo định mức tỷ lệ phần trăm: kiểm tra các điều kiện quy định trong việc áp dụng định mức tỷ lệ để xác định giá trị chi phí của từng loại công việc.
b) Đối với các khoản chi phí tư vấn và chi phí khác tính theo dự toán chi tiết được duyệt: đối chiếu giá trị đề nghị quyết toán với dự toán được duyệt để đánh giá mức độ hợp lý, hợp lệ của các khoản chi phí.
c) Đối với các khoản chi phí tư vấn, chi phí phi tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian: đối chiếu đơn giá thù lao theo thời gian do chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận trong hợp đồng với thời gian làm việc thực tế (theo tháng, tuần, ngày, giờ) để xác định mức thù lao phải trả cho nhà thầu. Các khoản chi phí đi lại, khảo sát, thuê văn phòng làm việc, chi khác căn cứ quy định về phương thức thanh toán ghi trong hợp đồng để thẩm tra (theo chứng từ hóa đơn hợp lệ hoặc theo đơn giá khoán đã thỏa thuận trong hợp đồng).
d) Đối với các khoản chi phí tư vấn, chi phí phi tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định, giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, giá hợp đồng kết hợp: thẩm tra áp dụng theo quy định thẩm tra chi phí xây dựng đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định, giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, giá hợp đồng kết hợp tại khoản 3 Điều này.
1. Thẩm tra các chi phí thiệt hại do các nguyên nhân bất khả kháng được phép không tính vào giá trị tài sản theo các nội dung:
a) Xác định đúng theo các nguyên tắc, thủ tục quy định của Nhà nước về chi phí thiệt hại.
b) Giá trị thiệt hại theo Biên bản xác định phải được chủ đầu tư, đơn vị nhận thầu, tư vấn giám sát, nhà thầu bảo hiểm kiểm tra, xác nhận và kiến nghị xử lý.
2. Thẩm tra các khoản chi phí không hình thành tài sản để trình cơ quan có thẩm quyền cho phép không tính vào giá trị tài sản như: chi phí đào tạo, tăng cường và nâng cao năng lực cho cơ quan quản lý hoặc cộng đồng; chi phí các ban quản lý dự án không liên quan trực tiếp đến tài sản được hình thành và bàn giao ở các địa phương; chi phí đầu tư thiệt hại do nguyên nhân chủ quan như khối lượng đầu tư bị hủy bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền; chi phí đã thực hiện, không xảy ra thiệt hại, có tạo ra sản phẩm nhưng sản phẩm đó không được sử dụng cho dự án như kết quả khảo sát, thiết kế đã hoàn thành, đạt chất lượng nhưng không được sử dụng do chủ đầu tư thay đổi thiết kế; chi phí đầu tư xây dựng dở dang (dự án dừng thực hiện vĩnh viễn) không hình thành tài sản; chi phí sửa chữa, khắc phục hậu quả thiên tai không được hạch toán tăng giá trị tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán và quản lý tài sản.
1. Xác định số lượng và giá trị tài sản hình thành sau đầu tư của dự án, công trình hoặc hạng mục công trình độc lập, bao gồm: tài sản dài hạn (tài sản cố định) và tài sản ngắn hạn.
2. Việc phân bổ chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác chung của toàn dự án cho từng tài sản cố định được xác định theo nguyên tắc: chi phí trực tiếp liên quan đến tài sản cố định nào thì tính cho tài sản cố định đó; chi phí chung liên quan đến nhiều tài sản cố định thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí trực tiếp của từng tài sản cố định so với tổng số chi phí trực tiếp của toàn bộ tài sản cố định.
3. Tài sản được bàn giao phải xác định đầy đủ danh mục và giá trị cho đơn vị sử dụng.
1. Thẩm tra xác định công nợ:
a) Căn cứ kết quả thẩm tra chi phí đầu tư, số tiền đã thanh toán cho các nhà thầu của chủ đầu tư để xác định rõ từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả theo đúng đối tượng.
b) Xem xét kiến nghị phương án xử lý đối với các khoản thu phải nộp ngân sách nhà nước nhưng chưa nộp, số dư tiền gửi, tiền mặt tại quỹ để kiến nghị biện pháp xử lý.
2. Kiểm tra xác định giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng:
a) Kiểm tra giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng theo sổ kế toán, đối chiếu với số liệu kiểm kê thực tế.
b) Xem xét, kiến nghị phương án xử lý của chủ đầu tư đối với giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng.
c) Căn cứ biên bản kiểm kê tài sản, sổ kế toán, biên bản đánh giá lại tài sản (trường hợp phải đánh giá lại) tính đến ngày lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành, xác định số lượng, nguyên giá tài sản, giá trị đã hao mòn (khấu hao) và giá trị còn lại của tài sản cố định để bàn giao cho đơn vị sử dụng hoặc xử lý theo quy định trong trường hợp dự án do chủ đầu tư, ban quản lý dự án quản lý một dự án thực hiện quản lý.
1. Thẩm tra hồ sơ pháp lý của dự án.
2. Thẩm tra vốn đầu tư thực hiện.
3. Thẩm tra chi phí đầu tư thực hiện chi tiết từng khoản chi phí so với dự toán được duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước. Trường hợp chi phí thực hiện theo hợp đồng, việc thẩm tra thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều 40 Nghị định này.
4. Thẩm tra công nợ của dự án.
5. Thẩm tra các khoản chi phí không hình thành tài sản để trình cấp có thẩm quyền cho phép không tính vào giá trị tài sản.
6. Thẩm tra số lượng, giá trị tài sản hình thành sau đầu tư (nếu có).
7. Việc chấp hành của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đối với kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán nhà nước (nếu có).
8. Nhận xét, đánh giá, kiến nghị.
1. Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán lập hồ sơ trình duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành để trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán sau khi đã thẩm tra xong quyết toán. Hồ sơ trình phê duyệt quyết toán gồm:
a) Báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán.
b) Dự thảo quyết định phê duyệt quyết toán (dự án, dự án thành phần, tiểu dự án độc lập, công trình, hạng mục công trình).
c) Hồ sơ khác khi người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán yêu cầu.
2. Báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành gồm các nội dung chính sau:
a) Khái quát toàn bộ dự án, những vấn đề đã được cấp có thẩm quyền quyết định trong quá trình đầu tư thực hiện dự án.
b) Tóm tắt kết quả thẩm tra theo đúng trình tự thẩm tra quy định tại Nghị định này.
c) Kiến nghị giá trị phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
d) Kiến nghị giải quyết các tồn tại về vốn đầu tư, tài sản và công nợ sau khi quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
3. Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được gửi cho các cơ quan, đơn vị: chủ đầu tư, cơ quan nhận tài sản, cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư, cơ quan kiểm soát, thanh toán (hoặc cơ quan được ủy quyền kiểm soát, thanh toán đối với dự án đầu tư công bí mật nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, dự án đầu tư công tối mật, dự án đầu tư công tuyệt mật của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an), người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành và gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công).
Chi phí kiểm toán độc lập, chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán là chi phí thuộc nội dung chi phí khác trong tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc điều chỉnh) của dự án, giá trị quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành.
1. Chi phí kiểm toán độc lập, chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán:
a) Trường hợp dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình độc lập có giá trị nằm trong khoảng giá trị nêu tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này thì tỷ lệ định mức chi phí kiểm toán độc lập, tỷ lệ định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán được xác định theo công thức sau:
Ki = Kb - |
(Kb - Ka) x (Gi - Gb) |
Ga - Gb |
Trong đó:
- Ki: Tỷ lệ định mức chi phí tương ứng với giá trị dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình độc lập cần tính (đơn vị tính là phần trăm).
- Ka: Tỷ lệ định mức chi phí tương ứng với giá trị dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình độc lập cận trên (đơn vị tính là phần trăm).
- Kb: Tỷ lệ định mức chi phí tương ứng với giá trị dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình độc lập cận dưới (đơn vị tính là phần trăm).
- Gi: Giá trị của dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình độc lập cần tính (đơn vị tính là tỷ đồng).
- Ga: Giá trị của dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình độc lập cận trên (đơn vị tính là tỷ đồng).
- Gb: Giá trị của dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình độc lập cận dưới (đơn vị tính là tỷ đồng).
b) Chi phí kiểm toán độc lập:
Giá trị cần thuê kiểm toán của dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình độc lập (tỷ đồng) |
≤ 5 |
10 |
50 |
100 |
500 |
1.000 |
≥ 10.000 |
Tỷ lệ định mức chi phí kiểm toán độc lập (%) |
0,96 |
0,645 |
0,45 |
0,345 |
0,195 |
0,129 |
0,069 |
Chi phí (dự toán gói thầu, giá gói thầu) kiểm toán độc lập của dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình độc lập là chi phí tối đa, được xác định trên cơ sở giá trị cần thuê kiểm toán của dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình độc lập nhân (x) với tỷ lệ định mức được xác định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và cộng với thuế giá trị gia tăng. Chi phí kiểm toán độc lập tối thiểu là một triệu đồng và cộng với thuế giá trị gia tăng.
c) Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán:
Giá trị quyết toán do chủ đầu tư đề nghị phê duyệt của dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình độc lập (tỷ đồng) |
≤ 5 |
10 |
50 |
100 |
500 |
1.000 |
≥ 10.000 |
Tỷ lệ định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán (%) |
0,57 |
0,39 |
0,285 |
0,225 |
0,135 |
0,09 |
0,048 |
Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán của dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình độc lập hoàn thành là chi phí tối đa, được xác định trên cơ sở giá trị quyết toán do chủ đầu tư đề nghị phê duyệt của dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình độc lập hoàn thành nhân (x) với tỷ lệ định mức được xác định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán tối thiểu là năm trăm nghìn đồng.
d) Chi phí thiết bị chiếm tỷ trọng ≥ 50% trong giá trị cần thuê kiểm toán độc lập hoặc giá trị quyết toán do chủ đầu tư lập thì chi phí kiểm toán độc lập, chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán được xác định bằng 70% mức tính theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều này.
đ) Kiểm toán độc lập, thẩm tra, phê duyệt quyết toán đối với chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, định mức chi phí kiểm toán độc lập, chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán được xác định bằng 50% mức tính theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều này cho chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án.
e) Dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình độc lập đã được nhà thầu kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán hoặc cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra thực hiện kiểm toán, thanh tra đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này: chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán được xác định bằng 50% mức tính theo quy định tại khoản 1 Điều này.
2. Quản lý, sử dụng chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán:
a) Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và hồ sơ trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư gửi tới, có trách nhiệm xác định cụ thể chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán, trên cơ sở đó gửi văn bản đề nghị chủ đầu tư thanh toán chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán.
Đối với dự án được bố trí kế hoạch năm cuối nhưng chủ đầu tư đang trong thời gian lập hồ sơ quyết toán theo quy định tại Điều 47 Nghị định này, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán căn cứ chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán được duyệt hoặc điều chỉnh của dự án hoặc dự toán (nếu có) để đề nghị chủ đầu tư thanh toán chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán. Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và hồ sơ trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư gửi tới, có trách nhiệm xác định cụ thể chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán, trường hợp số tiền chủ đầu tư đã thanh toán vượt so với chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán được hưởng theo quy định, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán chuyển trả chủ đầu tư số tiền đã thanh toán vượt để giảm trừ giá trị quyết toán của dự án.
Chủ đầu tư đề nghị cơ quan kiểm soát, thanh toán (Kho bạc Nhà nước) thanh toán cho cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán theo văn bản đề nghị của cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán và chi phí thẩm tra phê duyệt, quyết toán được xác định tại khoản 1 Điều này.
b) Nội dung chi cho công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán gồm:
- Chi trực tiếp cho công tác thẩm tra quyết toán, phê duyệt quyết toán.
- Chi trả cho các chuyên gia hoặc tổ chức tư vấn thực hiện thẩm tra quyết toán trong trường hợp cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán ký kết hợp đồng theo thời gian với các chuyên gia hoặc thuê tổ chức tư vấn.
- Chi công tác phí, văn phòng phẩm, dịch thuật, in ấn, hội nghị, hội thảo, mua sắm máy tính hoặc trang thiết bị phục vụ công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán.
- Các khoản chi khác có liên quan đến công tác thẩm tra quyết toán, phê duyệt báo cáo quyết toán.
c) Căn cứ chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và nội dung chi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán xây dựng quy chế chi tiêu cho công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán, trình thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định phê duyệt để làm cơ sở thực hiện hàng năm cho đến khi quy chế được điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
d) Nguồn thu từ chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán không phải thực hiện trích nguồn cải cách tiền lương; không hạch toán chung và không quyết toán chung với nguồn kinh phí quản lý hành chính hàng năm của cơ quan chủ trì thẩm tra, phê duyệt quyết toán. Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán nếu chưa sử dụng hết trong năm, được phép chuyển sang năm sau để thực hiện.
Trên cơ sở nguồn thu và nội dung chi quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán lập chứng từ chuyển tiền (Mẫu số 05/TT) để đề nghị thanh toán chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán theo các nội dung chi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này (trường hợp nhiều nội dung chi, đơn vị kê khai trên bảng kê ghi rõ nội dung chi; bảng kê có chữ ký đóng dấu của cơ quan chủ trì thẩm tra phê duyệt quyết toán) gửi cơ quan kiểm soát, thanh toán (Kho bạc Nhà nước) để thanh toán. Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán không phải gửi chứng từ chi, hợp đồng, hóa đơn mua sắm đến cơ quan kiểm soát, thanh toán (Kho bạc Nhà nước). Căn cứ đề nghị của cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán, cơ quan kiểm soát, thanh toán (Kho bạc Nhà nước) thực hiện thanh toán chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán cho cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán.
3. Trường hợp chủ đầu tư đã cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu theo hợp đồng kiểm toán nhưng nhà thầu kiểm toán độc lập vẫn không thực hiện một số nội dung công việc, chủ đầu tư căn cứ điều kiện hợp đồng và khối lượng công việc nhà thầu kiểm toán không thực hiện để điều chỉnh giảm chi phí kiểm toán độc lập theo tỷ lệ tương ứng với khối lượng công việc nhà thầu kiểm toán không thực hiện.
4. Trường hợp bất khả kháng và thay đổi phạm vi công việc của hợp đồng đã ký, chủ đầu tư và nhà thầu kiểm toán độc lập căn cứ các quy định của pháp luật về hợp đồng để điều chỉnh bổ sung hoặc loại trừ những nội dung công việc của hợp đồng đã ký.
Thời gian tối đa quy định cụ thể như sau:
Dự án |
Quan trọng quốc gia |
Nhóm A |
Nhóm B |
Nhóm C |
Thời gian chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán trình phê duyệt |
09 tháng |
09 tháng |
06 tháng |
04 tháng |
Thời gian thẩm tra quyết toán |
08 tháng |
08 tháng |
04 tháng |
03 tháng |
Thời gian phê duyệt quyết toán |
01 tháng |
01 tháng |
20 ngày |
15 ngày |
1. Thời gian chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành trình phê duyệt được tính từ ngày dự án, công trình được ký biên bản nghiệm thu hoàn thành, bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng đến ngày chủ đầu tư nộp đầy đủ hồ sơ đến cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán.
2. Thời gian thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành tính từ ngày cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán nhận đủ hồ sơ quyết toán (theo quy định tại Điều 34 Nghị định này) đến ngày trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán.
3. Thời gian phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành tính từ ngày người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán (theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định này) nhận đủ hồ sơ trình duyệt quyết toán (theo quy định tại Điều 45 Nghị định này) đến ngày ban hành quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
1. Số liệu báo cáo năm được tổng hợp từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
2. Trước ngày 20 tháng 01 hàng năm, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán là cấp dưới của các bộ, cơ quan trung ương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước; Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành năm báo cáo đến cơ quan được các bộ, cơ quan trung ương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao chủ trì tổng hợp báo cáo. Chậm nhất đến ngày 30 tháng 01 hàng năm, các bộ, cơ quan trung ương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành trong năm do đơn vị mình quản lý đến Bộ Tài chính để tổng hợp công khai tình hình quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành trong năm của cả nước.
3. Phương thức gửi, nhận báo cáo: bằng bản giấy hoặc bản điện tử theo quy định hiện hành.
Section 1. FINAL ACCOUNTING OF STATE BUDGET-FUNDED PUBLIC INVESTMENTS IN THE BUDGETARY YEAR (FULL-YEAR/YEAR-END ACCOUNTING)
Article 26. Year-end accounting principles
1. For the state budget, units and entities related to the disbursement of state budget-funded investment funds shall prepare the budgetary year-end account.
2. For public investment funds derived from legitimate revenues that regulatory authorities, public service units retain for investing purposes, entities and units involved in disbursement of funds shall make the review report on implementation and payment/disbursement in accordance with regulations of the Ministry of Finance in force.
3. Reporting agencies shall ensure that data shown in the year-end account must be collated, validated and must match. Specifically as follows:
a) Cooperate in collating and validating data on the amounts of state budget funding for public investment that have already been disbursed in the budgetary between investors and regulatory payment bodies where transactions in such amounts occur when preparing year-end accounts for submission to ministries, central authorities or superiors of investors (where they are authorized to do so), departments, divisions or subdivisions of provincial or district-level People’s Committees under their respective delegated authority.
b) Cooperate in collating and validating data on the amounts of state budget funding for public investment that have already been disbursed in the budgetary between ministries, central authorities, departments, divisions, subdivisions of provincial or district-level People’s Committees under their respective delegated authority and regulatory payment bodies at the same level when preparing year-end accounts for submission to same-level financial authorities.
c) For entities or units using commune-level budgets for public investment, the regulatory payment body shall cooperate with commune-level People’s Committees in collating, reconciling data to ensure that data received from the regulatory payment body and commune-level accountants are consistent. Comparison results shall serve as a basis for commune-level People’s Committees to complete their final accounts of commune-level budgets.
4. Data included in year-end final accounts must be arranged by specific managing agencies, funding sources, industries, sectors or projects (with details about domestic and foreign funding) that are subject to appropriate budget assignment decisions of competent authorities.
5. Ministries, central authorities, departments, divisions or subdivisions of provincial or district-level People’s Committees that are appropriately authorized, superiors of investors, investors, all-level financial authorities and regulatory payment bodies shall prepare, send, consider, review, communicate review results of and edit year-end accounts of which contents, principles and time limits for completion are subject to the Law on State Budget currently in force.
Article 27. Cut-off point of time for preparation of full-year accounts
1. Entities and units involved in implementation of state budget-funded public investment plans shall close their accounting books and prepare final accounts at the end of the budgetary year.
2. Advance payments shall be accounted for in the budgetary year when meeting disbursement conditions for payment for planned quantities in that year which are carried out and tested till end of December 31 in the budgetary year.
3. Revision of final accounts of the state budget must be completed by end of January 31 in the outyear.
Article 28. Contents of full-year accounts
1. State budget-funded public investments in the budgetary year-end accounts shall be classified into the followings:
a) State budget-funded public investments authorized for use in the plan assigned by the competent authority in the budgetary year.
b) State budget-funded public investments getting ready for use in the previous years' plan of which the fund availability and disbursement period is extended to the accounting year with the competent authority’s consent.
2. Disabused amounts eligible for year-end accounts, including:
a) Budgeted funds used for paying for completed quantities of projects funded by the state budget allocations for public investment in the budgets assigned in the accounting year (even including those disbursed according to the method of recording of receipts and payments, or in foreign currencies) within the period from January 1 in the accounting year to end of January 31 in the following year.
Where the year’s assigned public investment plan allows for the budget used for recovering the advance budget of the state budget used for funding the project (based on the actual disbursement results), the amount of funding to be accounted for shall be total payment for completed quantities calculated till end of the date of cut-off of data used for preparation of the year-end final accounts, including payment for completed quantities as part of the previously-disbursed advance budget that is brought forward.
b) The budgeted funding for completed quantities of the project funded by the state budget allocations for public investment in the previous-year plan which is subject to the requirements that its availability and payment period is extended to the accounting year; it is disbursed or utilized for the period from February 1 in the accounting year to December 31 in that year.
c) Payment of the prescribed advance disbursements not recovered yet which are brought forward from the previous year to the accounting year for quantities that are completed from February 1 in the budgetary year to end of January 31 in the outyear.
d) Foreign funds included in the year-end final accounts as follows: The amounts of funding eligible for recording of receipts or expenditures for completed quantities (recording of receipts or expenditures that is carried out under the Government’s regulations on management and utilization of official development aid (ODA) and concessional loans from foreign donors); and the amount of funding already used for paying for completed quantities (for foreign funds disbursed according to the domestic financial regime).
3. Policy-based advance disbursements not recovered yet that are not eligible to become entries of the final accounts. Upon expiry of the deadline for revision of the final accounts, the residual amounts of unrecoverable policy-based advance (after deducting the amounts paid as depreciation in the accounting year (if any) of part of the unrecoverable policy-based advance from the previous years) which are brought forward to the following year for the purposes of management and recovery of advance and accounting for payments for completed quantities. Financial authorities shall not be obliged to carry out the procedures for consideration of fund transfer.
4. Advance on the outyear’s state budget allocations shall not be required to be included in the year-end final accounts.
5. Explanatory notes to the year-end final accounts:
a) Ministries, central authorities, departments, divisions, subdivisions of provincial or district-level People's Committees that are authorized appropriately, superiors of investors (where they are authorized to do so), investors (or project management authorities):
- Make general review reports on implementation of plans, disbursement and final accounting of public investment funds of the state budget authorized in the accounting year.
- Explanations about issues, problems, factors affecting disbursement, payment and accounting of funds, increases/decreases in public investment budgets, recommended solutions.
b) Regulatory payment body:
- Make general reports on features and condition of year-end settlement and accounting as per clause 1 and 2 of this Article.
- Make proposals and requests for dealing with issues and problems related to the year-end final accounting task.
6. When receiving funds in the form of payment orders or foreign funds disbursed by the entities taking control of foreign funds in the form of domestic financial mechanism, ministries, central authorities, departments, divisions or subdivisions of provincial or district-level People’s Committees that are appropriately authorized, superiors of investors, investors, or all-level regulatory payment bodies, shall record them separately in the year-end final accounts.
7. The Ministry of Finance shall provide regulations on forms and charts used for the final settlement or accounting of state budget investments in the budgetary year and relevant matters.
Article 29. Steps and deadlines for preparation, approval and submission of full-year final accounts
1. For state budget investments under the management of Ministries or central authorities:
a) Investors (or project management authorities submit year-end final accounts to ministries, central authorities o superiors of investors (where they are authorized to do so) before May 1 in the outyear.
b) Ministries, central authorities consider approving reports submitted by investors; prepare year-end general final accounts for submission to the Ministry of Finance by August 1 in the outyear.
When being authorized by ministries or central authorities, investors shall submit year-end final accounts to the mandated superiors of investors; the mandated entities shall bear responsibility to consider approving final accounts received from investors and submit the general final accounts for projects under their delegated authority to the ministries or central authorities in order for them to prepare the final one for submission to the Ministry of Finance by August 1 in the outyear.
Where the year-end final accounts of investors are prepared in breach of regulations, ministries, central authorities and superiors of investors (where they are authorized to do so) shall request investors to give explanations, provide necessary data and information, modify or replace the final accounts to seek approval under regulations. Ministries, central authorities or superiors of investors (where they are authorized to do so) shall request investors to pay payables to the state budget under regulations and charge off expenditures in breach of regulatory policies, assigned budgets and take actions under their delegated authority or request competent authorities to deal with them if investors use them in contravention of regulations.
Ministries or central authorities shall check over data used for completing year-end final accounts specific to projects with regulatory payment bodies at the central level before compiling the full-year final accounts for submission to the Ministry of Finance.
c) District-level regulatory payment bodies synthesize data used for completing year-end final accounts for submission to provincial-level regulatory payment bodies by March 15 in the outyear; provincial regulatory payment bodies synthesize data used for completing year-end final accounts for submission to the central regulatory payment body by May 15 in the outyear; the central regulatory payment body synthesizes data used for completing year-end final accounts for submission to the Ministry of Finance by July 15 in the accounting year.
d) Within 30 days of receipt of all documents prescribed herein, the Ministry of Finance reviews and issue the written notification of review of the year-end final accounts of specific Ministries, central authorities and submits these accounts to the central regulatory payment body and other relevant entities or units.
2. For state budget investments under the management of all-level People’s Committees:
a) Regarding public investment funds of the local budgets under the management of provincial or district-level People’s Committees:
- Investors (or specialized or regional project management authorities) prepare year-end final accounts for submission to departments, divisions or subdivisions of provincial or district-level People’s Committees that are authorized to do so.
- Departments, divisions or subdivisions of provincial or district-level People's Committees that are given authority to do so consider approving final accounts of investors; compile the year-end final accounts for submission to the same-level financial authorities.
Where the year-end final accounts of investors are prepared in breach of regulations, departments, divisions or subdivisions of provincial or district-level People’s Committees that are authorized to do so request investors to give explanations, provide necessary data and information, correct errors or replace the final accounts to seek their approval under regulations in force. Departments, divisions or subdivisions under the management of the provincial or district-level People’s Committees that are authorized to do so request investors to pay payables to the state budget under regulations and charge off expenditures in breach of regulatory policies, assigned budgets and take actions under their delegated authority or request competent authorities to deal with them if investors use them illegitimately.
- Departments, divisions or subdivisions under the management of the provincial or district-level People’s Committees that are authorized to do so shall check over data used for completing year-end final accounts specific to projects with regulatory payment bodies at the same level before compiling the full-year final accounts for submission to the same-level financial authorities.
- Provincial People’s Committees shall consult the Law on State Budget, regulations of this Decree and other written documents providing guidance on law currently in force to impose regulations concerning the deadlines for submission of the year-end final accounts on investors, departments, divisions or subdivisions under the management of the provincial or district-level People’s Committees, and ensure that the deadlines for final accounting of state budget expenditures are met.
- District-level regulatory payment bodies synthesize data used for completing the year-end final accounts for submission to same-level financial authorities and provincial-level regulatory payment bodies by March 15 in the outyear; provincial regulatory payment bodies synthesize data used for completing the year-end final accounts for submission to the same-level regulatory payment bodies and the central one by May 15 in the outyear.
- Local financial authorities that are given authority to do so review and issue notification of review of the year-end final accounts for submission to specific departments, divisions or subdivisions of the provincial or district-level People’s Committees that are authorized to do so, investors and same-level regulatory payment bodies within 30 days of receipt of full documents required herein; integrate data into the final accounts of local state budget expenditures for submission to the same-level People’s Committees and represent it to the same-level People’s Councils to seek their ratification.
Within 05 working days after receipt of the consent to the final accounts of state budget expenditures in the accounting year from the provincial People’s Councils, provincial People’s Committees submit the final accounts of state budget expenditures to the Ministry of Finance for compiling and reporting purposes in accordance with the Law on State Budget; the Departments of Finance submit the budgetary year-end final accounts of state budget expenditures under the management of local authorities to the Ministry of Finance and the central regulatory payment body to serve the purposes of final accounting of state budget-funded public investments.
b) Regarding public investment funds of the local budgets under the management of commune-level People’s Committees:
In order to match the characteristics of organization and delegation of authority of each local authority, based on the regulations laid down herein, the Departments of Finance solicit the provincial People’s Committees to regulate the procedures and deadlines for preparation, submission, approval, review and issuance of notification of review of year-end final accounts under the Law on State Budget and other instructions documents thereof.
District-level regulatory payment bodies compile the year-end final accounts for submission to the district-level Divisions of Finance and Planning, commune-level People’s Committees (falling within the remit of the commune-level People’s Committees) and provincial regulatory payment bodies by March 15 in the outyear.
Article 30. Activities involved in approval and review of budgetary year-end final accounts
1. Ministries, central authorities, departments, divisions, subdivisions of provincial or district-level People's Committees that are authorized appropriately, superiors of investors (where they are authorized to do so):
a) Check the adequacy, relevance to the investment portfolios, budgeted funds and disbursed funds (details about advance and disbursement of funds used for paying for completed quantities) of specific projects in the assigned plans in the accounting year and in the previous years’ plans of which the availability and disbursement period may be extended to the accounting year by the competent authority’s consent.
b) Check and compare the amounts of funding already disbursed (details about advance and disbursement of funds used for paying for completed quantities) with the budgets specific to projects; determine the amounts of funding included in the final accounts of which the availability and disbursement are extended, or which may be eliminated, by competent authorities’ consent.
c) Check the relevance of funding sources, funding structure elements, sectors and industries in which specific projects operate.
d) Comments on utilization and disbursement of funds in the final accounting year, compliance with policies, regulations, other matters or comments (if any).
dd) Request investors to pay payables to the state budget under regulations and charge off expenditures in breach of regulatory policies, assigned budgets and take actions under their delegated authority or request competent authorities to deal with expenditures in violation of policies if investors use them illegitimately.
2. All-level financial authorities:
a) Check the adequacy and consistency of data regarding total funding, details about the budgets, funding structure, industries, sectors, investment portfolios involved in the year-end final accounts of the managing agencies and general and detailed year-end final accounts of same-level regulatory payment bodies.
b) Check and compare budgeted funds and disbursed funds of specific projects in the year-end final accounts of managing agencies and those of same-level regulatory payment bodies; determine the amounts of funding eligible for permission to extend the availability and disbursement period to the outyear for maintenance of availability of funds, and the amount of funding to be written off.
Where there is any difference in data between year-end final accounts (even including modified, revised or explanatory ones) of entities preparing year-end final accounts and those of regulatory payment bodies, based on contents and data of the year-end final accounts of regulatory payment bodies, financial authorities shall review the final accounts and notify the final accounting.
c) Request the entities using state budget funding within the year to take responsibility to charge off and recover expenditures in breach of regulations, and immediately pay payables to the state budget under the prescribed regulations and policies.
d) Other matters or comments (if any).
Section 2. FINAL ACCOUNTING OF PUBLIC INVESTMENTS IN COMPLETED PROJECTS
Article 31. Public investment funds eligible for final accounting
Investment funds eligible for final accounting refers to all of the legitimate expenses incurred during the investment period in order to bring projects into operation or use. Legitimate expenses are all of costs incurred within a project or the approved cost estimate and the signed contract in compliance with regulatory provisions (for jobs carried out under contracts), even including modification or supplementation approved under regulations and appropriate jurisdiction. Investment expenses eligible for settlement must fall within total investment which is approved or adjusted according to law.
Article 32. Final accounting of public investment funds for component projects, sub-projects, construction works, standalone items of work upon completion
1. For projects of national significance, category-A projects with multiple component projects, standalone sub-projects (likely to operate independently, put to use or subject to investment phasing) that obtain separate approval decisions on investment projects: Final accounting, review and approval of final accounts in each component project or standalone subproject shall be the same as those in a standalone investment project. Components or subprojects already undergoing the review and approval process according to regulations shall not be subject to the audit of final accounts, repeated review and approval of final accounts.
Ministries, central authorities, state corporations, incorporations or provincial People’s Committees authorized to take charge of main component projects or act as the hubs for projects shall be responsible for reporting on results of approval of on-accounts aggregate amounts of investment funds for projects of national significance or category-A projects upon full completion to the Prime Minister, the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment.
2. For pre-investment mandates:
a) With respect to the pre-investment mandate for which the budget is allowed for as part of expenses of an approved investment project for implementation of the project, the separate accounting for funding for specific pre-investment projects or the joint accounting for funding for that project and others shall be subject to the approval decision issued by the person having competence in approving investment projects.
b) With respect to the pre-investment mandate for which the budget is provided separately, upon completion, the final accounts which are prepared like a standalone project and the general final accounts of the entire project shall be required as per clause 1 of this Article.
c) Where the pre-investment mandate is perpetually ceased or changed with the consequence that investment preparations or arrangements are not used, the final accounts of pre-investment expenses already incurred shall be the same as the final accounts of funding for the projects that are perpetually suspended.
3. For compensation, support and residential resettlement work:
a) With respect to approved investment policies for projects of national significance or category-A projects, if the compensation, support and residential resettlement work is separated into a standalone project, the final accounting for public investment funds for completed projects and review of the final accounts shall be the same as those in standalone public investment projects.
b) In other cases: Organizations in charge of compensation and site clearance shall be responsible for preparing the final accounts of expenses for compensation, support or residential resettlement for submission to the Presidents of People’s Committees level with the authorities having competence in approving the plans for compensation, support and residential resettlement to seek their consent to the estimates of costs of compensation, support and residential resettlement, and sending the approval decision to investors in construction projects to have them integrated into the upon-completion final accounts of public investment funds for the entire project. Agencies in charge of reviewing final accounts of funding for the entire project shall not be obliged to repeated review of expenses for compensation, support or residential resettlement of which final accounts are approved, except where the persons having competence in issuing decisions on approval of final accounts of investment funds for the entire project request the repeated review of expenses for the completed compensation, support and residential resettlement work of which final accounts are approved.
4. For construction works or standalone items of work in a public investment project that are completed and put to use: Where necessary to review and approve the final accounts, investors shall report to the persons having competence in issuing approval decisions on investment projects for their consideration and decision. Expenses eligible for final accounting of works or items of work, including construction expenses, equipment expenses, consultancy expenses and others directly related to these works or items of work. After the project is fully completed or perpetually ceased, the investor shall integrate approved expenses of works or items of work into the final accounts of investment funds for the completed project, determine the average distribution rate of expenses for works or items of work in the project, and seek the competent authority’s consent to the final accounts of public investment funds for the completed project.
5. For the projects with all of component projects, sub-projects, works or items of work and equipment that have been successfully commissioned for use, if compensation, support and residential resettlement component projects, sub-projects or items of work have not yet been completed, investors shall seek consent from the persons having competence in issuing decisions on approval of investment projects to preparation of the final accounts of expenses already incurred from implementation of the projects in order to allow the agencies in charge of review of the final accounts to review the final accounts. Expenses for component projects or sub-projects or items of compensation, support or residential resettlement work are legitimate ones already incurred. Where component projects or sub-projects or items of compensation, support and residential resettlement work need further supplements, investors shall prepare the dossier on supplementation of the final accounts and send it to agencies in charge of review of the final accounts to review it before grant of approval of the supplemented final accounts.
Article 33. Final accounting of public investments in completed projects
1. The final accounts should provide full and accurate information as follows:
a) Breakdown of investment funds.
b) Total investment fund eligible for final accounting for funding for projects upon completion.
c) Expenses incurred from investment losses.
d) Expenses that may not be charged into value of assets.
dd) Value of post-investment assets.
2. The Ministry of Finance shall issue forms and charts used for final accounting of public investment funds for projects upon completion and provide instructions about relevant matters.
Article 34. Documentation requirements for pre-approval review of final accounts of public investment funds for projects upon completion
Investors shall send 01 set of documents to persons having competence in issuing approval decisions for final accounts and 01 set of documents to agencies in charge of reviewing final accounts of public investment funds for projects upon completion. Where the person having competence in issuing approval decisions for final accounts are the head of the agency in charge of pre-approval review of final accounts, only one set of documents shall be sent to the agency in charge of reviewing the final accounts. Each set should contain the following documents:
1. For public investment projects, completed items of work or perpetually-suspended public investment projects including construction or equipment installation quantities:
a) Letter of transmittal stating the final accounts of public investment funds for the completed project of the investor (primary copy). Where an independent auditor conducts an audit, the letter of transmittal should clearly state agreement, disagreement and reasons for such disagreement between the investor and the independent auditor. Where inspection and control bodies, State Audit or regulatory or law enforcement authorities have already inspected, taken control of, audited or investigated projects in question, the letter of transmittal must clearly state the compliance with recommendations and conclusions of superiors.
b) Final accounting forms and charts prescribed in clause 2 of Article 33 herein (primary copy).
c) Relevant legal documents (primary copies or certified true copies of the investor).
d) Final accounting dossier for each contract, including documents (primary copies or certified true copies of the investor): Contract and appendices (if any); reports on acceptance testing of completed quantities relative to payment stages; report on acceptance testing of completed quantities in the entire contract; calculation chart of contract value eligible to be included in the final accounting relationship between the investor and the contractor (A – B final accounts); contract termination report that is required if contract termination conditions are met under law on contracts; other documents agreed upon in the contract that is related to the subjects of review and ratification of the final accounts of investment funds for completed projects.
dd) Report on acceptance testing and commissioning of works or standalone items of work that have already been completed for use (primary copy).
e) Audit report of the independent auditor that is required when hiring the independent auditor (primary copy).
g) Audit report or notification of audit results (hereinafter referred to as audit report), inspection conclusion, inspection report, checking report, and decision on handling of violations of the State Audit, inspection or control bodies, that are required if they conduct the inspection, checking or audit of the project; investigation results of regulatory or law enforcement authorities that are required if the project is involved in any violation against law with the consequence that the regulatory and law enforcement authority's investigation is needed. The investor’s report, enclosing relevant documents on compliance with instructions of the aforesaid agencies, shall be required.
2. For the planning or pre-investment mandate funded by public investment funds, public investment projects perpetually suspended without any construction or equipment installation quantities:
a) Request form for approval of the final accounts of the investor (primary copy).
b) Final accounting forms and charts prescribed in clause 2 of Article 33 herein (primary copy).
c) Relevant legal documents (primary copies or certified true copies of the investor).
d) Final accounting dossier for each contract, including documents (primary copies or certified true copies of the investor): Contract, report on acceptance testing of completed quantities relative to payment stages (except where construction or equipment installation quantities have not existed yet); written document stating approval of modification, supplementation, increase/decrease, change (if any); report on acceptance testing of completed quantities compared to those stated in the contract (if any); calculation chart of contract value eligible for final accounting (if any); contract termination report that is required if contract termination conditions are met under law on contracts.
dd) Audit report of the independent auditor that is required when hiring the independent auditor (primary copy).
3. Investors shall be responsible for presenting other relevant documents necessary for review of the final accounts at the written request of agencies in charge of review of the final accounts.
4. Investors may send electronic documents in place of paper ones. Electronic documents must comply with regulatory provisions on archival work.
Article 35. Approving authority; agencies in charge of review of final accounts of public investment funds for projects upon completion
1. Authority to approve the final accounts of public investment funds for projects upon completion:
a) For projects of national significance and other important projects subject to the Prime Minister’s investment decisions:
In reference to projects or component projects, standalone sub-projects funded by the state budget, leadership of ministries, central authorities, state corporations, incorporations shall be accorded authority to approve the final accounts of funding for projects or component projects or standalone sub-projects entrusted to ministries, central authorities, state corporations or incorporations; the Presidents of provincial People’s Committees shall be accorded authority to approve the upon-completion final accounts of projects or component projects, standalone sub-projects under their jurisdiction; the Presidents of district-level People's Committees shall be accorded authority to approve the upon-completion final accounts of projects or component projects, standalone sub-projects under their jurisdiction.
In reference to component projects, standalone sub-projects that are not funded by the state budget: Investors shall be accorded authority to approve the final accounts of funding for projects upon completion.
b) For other projects: Persons having competence in making approval decisions for investment projects are persons having competence in approving the final accounts of funding for projects upon completion or authorizing approval of the final accounts of funding for projects upon completion.
2. Agencies in charge of reviewing the final accounts for public investment funds for projects upon completion:
a) Regarding projects funded by public investment funds of the local budgets under the management of the provincial People’s Committees: Departments of Finance shall be in charge of conducting review (unless otherwise decided by the Presidents of the provincial People’s Committees).
b) Regarding projects funded by public investment funds of the local budgets under the management of the district-level People’s Committees: Departments of Finance and Planning shall be in charge of conducting review (unless otherwise decided by the Presidents of the district-level People’s Committees).
c) Regarding projects funded by public investment funds of the local budgets under the management of the commune-level People’s Committees: Commune-level People’s Committees shall employ public professionals under their jurisdiction to review the upon-completion final accounts of projects. Where public professionals are not qualified for such review, the Presidents of commune-level People’s Committees shall request the Divisions of Finance and Planning at the district level in writing to review the final accounts.
d) For other projects: Persons having competence in approving the final accounts shall assign competent units under their jurisdiction to take charge of the pre-approval review of the final accounts.
3. Audit of the final accounts:
a) Once projects of national significance or category-A projects funded by public investment funds are completed, the final accounts must be audited before being submitted to authorities having competence in reviewing and approving the final accounts (except those on the list of state secret projects). For the remaining publicly-funded projects, persons having competence in issuing approval decisions on investment in projects shall consider deciding to hire the independent audit contractor to audit the final accounts.
Investors shall seek tenders for audit services in accordance with law on procurement and sign audit contracts in accordance with law on contracts.
Investors, independent audit contractors and concerned units shall comply with regulations laid down in point b and c of this clause.
b) Independent auditors must be independent audit enterprises that are established and operated under law on establishment and operation of enterprises in Vietnam, comply with regulatory provisions on independent audit and audit standards currently in force.
c) For projects audited or inspected by the State Audit or inspectorate:
Where the State Audit or inspectorate conducts audit, inspection and issues audit reports and inspection conclusions containing all subject matters prescribed in Article 37 herein, the agency in charge of reviewing the final accounts of the project shall use data of audit reports of the State Audit, audit conclusions of the inspectorate as a basis for review; shall not be obliged to hire the independent auditor to conduct audits.
Where the State Audit or the inspectorate has yet to perform all audit or inspection steps required under Article 37 herein, based on the regulations laid down in point a of clause 3 of this Article, investors shall determine the supplemented contents and scope of audit and select the independent audit contractors to conduct supplementary audits where necessary. Expenses for supplementary audit shall be determined in the same manner as expenses for hiring independent auditor stipulated in Article 46 herein. Agencies in charge of review of the final accounts can use audit reports of the State Audit or conclusions of the inspectorate and audit reports of the independent auditor as a basis for review of the final accounts.
Where the State Audit or the inspectorate has the project audit or inspection decision during the period of the independent audit contractor’s implementation of the audit contract, the independent audit contractor shall execute the audit contract in compliance with contractual terms and conditions.
Article 36. Review of final accounts of public investment funds for projects, component projects, sub-projects, works or items of work already undergoing audit or inspection
1. Where the independent contractor performs the task of auditing the final accounts, the agency in charge of review of the final accounts shall perform the following review tasks:
a) Check the legitimacy of the independent audit contract, scope of audit, period of time and mode of audit of the project.
b) Compare audit report data with audit data in accordance with regulations and audit standards currently in force. Where audit results have errors; fail to meet prescribed requirements; fail to include the prescribed information, the agency in charge of reviewing the final accounts shall notify the investor so that the investor requests the independent audit contractor to conduct another audit or supplementary audit.
c) Check compliance with regulations of relevant law, legal bases that the auditor uses for audit the project.
d) Consider audit recommendations about actions to be taken in case of any conflict between the investor’s final accounting data and audit results of the independent audit contractor.
dd) Check whether the investor and related units duly implement the conclusions of inspection agencies, the State Audit or investigation results of regulatory authorities after the project inspection and investigation are carried out by the inspectorate, the State Audit or investigation agency. Where necessary, the agency in charge of reviewing the final accounts shall advise the person having competence in approving the final accounts to consult with the related authority in writing to reach agreement about solutions to such situation before submission of these solutions to seek decision from the person having competence in approving the final accounts.
2. Where the State Audit or the inspectorate draws conclusions about all of the matters specified in Article 37 herein:
a) Compare the contents of the audit report of the State Audit or the conclusions of the inspectorate with those of the investor's audit report to determine the compliance of the investor and other relevant units with law; data on the amounts requested to be finally accounted for that are given by the investor with the audit or inspection results before such comparison is used as a basis for the competent person’s consideration of approval of the final accounts.
b) Check whether the investor and related units duly implement the conclusions of inspection agencies, the State Audit; investigation results of regulatory authorities after the project inspection and investigation are carried out by the inspectorate, the State Audit or the investigation agency. Where necessary, the agency in charge of reviewing the final accounts shall advise the person having competence in approving the final accounts to consult with the related authority in writing to reach agreement about solutions to such situation before submission of these solutions to seek decision from the person having competence in approving the final accounts.
Article 37. Review of final accounts of public investment funds for projects, component projects, sub-projects, works or items of work not undergoing audit or inspection
Agencies in charge of reviewing the final accounts shall carry out the review as provided in Article 38, 39, 40, 41, 42 and 43 herein and prepare reports on results of review of the final accounts of completed projects, containing the followings:
1. Legal dossier.
2. Project investment funding.
3. Investment expenses.
4. Investment expenses that may not be charged into assets.
5. Post-investment assets (details about them are arranged by the portfolio, quantity, scale, capacity or base price of each asset).
6. Liabilities and inventory items.
7. Compliance of the investor and other related units with investigation conclusions and results of inspection of regulatory or law enforcement authorities and other agencies (if any).
8. Comments, judgments, recommendations:
a) Given comments or judgments on compliance with regulatory provisions regarding management of public investments, construction and bidding; management and utilization of public investment funds; management of investment expenses, management of investment assets of investors; responsibilities of specific regulatory authorities for management of investment funds for projects.
b) Determine the amounts requested for final accounting of investment funds for completed projects and actions against related issues.
Article 38. Review of legal dossiers
Based on relevant reports or legal documents available in a project, related regulatory provisions shall be consulted to give comments on:
1. Procedures for composing and approving documents; authority to approve documents.
2. Compliance with public investment procedures that is provided in law on public investment and construction.
3. Compliance with tendering procedures for bid packages in accordance with law on procurement.
4. Compliance with law on contracts that is required during the process of conclusion of contracts between investors and contractors.
Article 39. Review of investment funds for projects
1. Compare the structure of disbursed public investment funds with the structure of funds determined in the approved total investment.
2. Compare data on annually disbursed funds of investors and those of regulatory payment bodies.
3. Check any increase or decrease in public investment funds of the projects obtaining the competent authority's consent.
4. Comments and judgments about compliance with regulations on management, disbursement and final accounting of financial obligations of publicly-funded projects; management and utilization of types of public investment funds of projects.
Article 40. Review of investment expenses
1. Principles:
a) Review the compliance with regulations on contracts and decisions on approval of contractor selection results of competent authorities; types of contracts (irrespective of contractor selection forms). Check data on expenses and items that investors integrate into the final accounts. Where necessary, agencies in charge of reviewing the final accounts shall check as-built dossiers in order to calculate successfully-tested completed quantities in accordance with regulations.
b) For expenses for construction of temporary or auxiliary facilities needed for project development activities, and expenses for construction of temporary housing and administrative offices on site of which items have separate designs and cost estimates: The review process is the same as the process for review of independent construction bids.
c) For expenses for construction of temporary or auxiliary facilities needed for project development activities, and expenses for construction of temporary housing and administrative offices on site of which the percent ratio (%) to total expenses for implementation of the main construction bid (without separate designs or cost estimates) is calculated: Review the application of the percent ratio (%) according to the results of review of the main construction bid.
c) For expenses for construction of temporary or auxiliary facilities needed for project development activities, and expenses for construction of temporary housing and administrative offices on site which is calculated on the lump-sum basis, the review thereof shall be the same as that of the construction bid carried out in the form of turnkey contracts.
2. Review of compensation, support and residential resettlement expenses:
a) For compensation, support and residential resettlement expenses incurred by investors or organizations in charge of compensation and site clearance tasks: Reconcile the amounts payable upon the investor’s request with the estimate of costs in the plan for compensation, support and residential resettlement, and the estimate of administrative costs of compensation, support and residential resettlement that are approved by competent authorities; in the list of payments to entities and persons receiving compensation that is signed in accordance with regulations, as a basis to determine total value to be finally accounted for. Review of the administrative expenses for compensation, support and residential resettlement work undertaken by the organization in charge of compensation shall be subject to current regulations on preparation of cost estimates, utilization and settlement of administrative expenses for compensation, support and residential resettlement in case of the state land expropriation.
b) For value of technical infrastructure obtaining decisions on approval of fund settlement from competent persons: Based on the decision on approval of fund settlement issued by competent persons, the payment request form submitted by investors in technical infrastructure, and payment proof, the amount of expenses for the completed parts of technical infrastructure shall be determined.
3. Review of construction expenses:
a) For the contracts that the investors execute by themselves:
Where investors sign contracts with dependent accounting units for execution of these bids, the review of these bids shall be based on the contractual price form and carried out under regulations laid down in points b, c, d, dd and e of this clause.
Where the investor signs an agreement to assign tasks to a unit affiliated to the investor for execution of the bid, the review shall be carried out as follows:
- Compare items and quantities shown in the calculation chart of amounts to be settled upon the investor’s request with those shown in the report on acceptance testing of quantities in order to determine the successfully-tested completed quantities in accordance with law on construction.
- Check the consistency between the unit prices used in the calculation chart of amounts to be settled upon the investor’s request and those used in the approved final accounts.
- The amount to be settled shall be calculated by multiplying the successfully-tested completed quantities as prescribed by (x) the reviewed unit prices.
b) For the turnkey contracts:
Compare the items and quantities of work performed in the calculation chart of amounts to be settled upon request of the investor and the contractor (hereinafter referred to as A – B final accounting) with those shown in the report on acceptance testing of completed quantities according to contractual requirements in order to determine the successfully-tested completed quantities under regulations in force.
Compare the unit prices shown in the calculation chart of amounts eligible for A-B final accounting with those shown in the calculation chart of contractual value. Where the contractor fully conform to requirements, perform jobs according to the completed quantities and unit prices specified in the contract or the calculation chart of contractual value, the amount eligible for final accounting is exactly the price of the entire turnkey contract; there is no need to re-compute the detailed quantities and unit prices already approved by competent authorities according to the contract awarding decision.
c) For the fixed-price contracts:
- Compare the items and quantities of work performed in the calculation chart of amounts requested for A-B final accounting with those shown in the report on acceptance testing of completed quantities according to contractual requirements in order to determine the successfully-tested completed quantities under regulations in force.
- Compare the unit prices shown in the calculation chart of amounts requested for A-B final accounting with those shown in the calculation chart of contractual value and documents attached to the contract.
- The amount eligible for final accounting is calculated by multiplying the completed quantities successfully tested in accordance with regulations by (x) the fixed unit price specified in the contract.
d) For adjustable-price contracts:
- Based on the contract, clarify the scope and forms of adjustment to the contract.
- The amount eligible for final accounting is calculated by multiplying the completed quantities successfully tested in accordance with regulations by (x) the unit price used in the final accounting process.
Where there is any adjustment to the quantities, it is mandatory to consult the report on acceptance testing of completed quantities to determine the completed quantities successful tested in accordance with regulations.
In case of adjustment to the unit price, it is obligatory to conform to the principles of adjustment to the unit price that are specified in the contract in order to determine the unit price used for final accounting.
Where there is any adjustment to regulatory policies, it is mandatory to consult contractual terms and conditions and policies applied in line with the contract execution period (already specified in the contract) to determine the adjusted value. There is no need to make any adjustment when the execution period is extended to be greater than the period agreed upon in the signed contract through the contractor's fault.
dd) For the mixed price-based contracts:
In this type of contract, it is mandatory to clearly point out the scope of activities involved in the work, item of work, or list out work corresponding to specific types of contracts like turnkey, fixed-price or adjustable price-based contracts. The partial review of the contract or the review corresponding to specific types of contract shall be subject to point b, c or d of this clause, respectively.
e) Where expenses are further incurred, in order to carry out the review, it is mandatory to consult regulations regarding adjustments to specific types of contract and regulations of relevant law.
4. Review of equipment expenses:
a) For the bids executed by investors themselves that are prescribed in law on procurement:
Where investors sign the contract with dependent accounting units to execute the bid: The review of the contract shall be based on the contractual price and carried out under regulations of points b, c, d, dd and e of this clause.
Where the investor signs an agreement to assign tasks to a unit affiliated to the investor for execution of the bid, the review shall be carried out as follows:
- Compare the list, categories, origin, quality, configuration and prices of equipment for which expenses are eligible for final accounting with those shown in the report on acceptance testing or the approved estimate of costs of equipment in order to determine the final expenses for purchase of equipment.
- Review expenses for processing and installation of equipment with respect to equipment that need to be processed or installed according to the approved cost estimate and are tested in accordance with regulations. The final amount shall be calculated by multiplying the successfully-tested completed quantities as prescribed by (x) the reviewed unit price.
- Review other associated expenses: Expenses for transporting equipment to the doorstep of the construction site, expenses for warehousing, storage and maintenance of equipment and other expenses.
b) For the turnkey contracts: Compare the list, categories, origin, quality, configuration and prices of equipment shown in the calculation chart of amounts requested for A-B final accounting with those shown in the contract, the calculation chart of contract value and reports on acceptance testing of completed quantities of the contract. Where the contractor fully conforms to requirements, perform jobs according to the required quantities and the quantities specified in the contract, then the amount eligible for final accounting is exactly the price of the entire turnkey contract already in effect. There is no need to re-compute the detailed unit price approved by competent authorities in accordance with the contract-awarding decision.
c) For the fixed-price contracts:
- Compare the list, categories, origin, quality and configuration of equipment shown in the calculation chart of amounts requested for A-B final accounting with those shown in the contract and the calculation chart of contract value; and those shown in documents attached to the contract with those the report on acceptance testing of completed quantities and contractual requirements in order to determine the completed quantities successfully tested in accordance with regulations.
- Compare the unit prices shown in the calculation chart of amounts eligible for A-B final accounting with the fixed unit prices shown in the calculation chart of contractual value.
- The final amount shall be calculated by multiplying the successfully-tested completed quantities as prescribed by (x) the fixed unit prices already undergoing the review.
d) For the adjustable-price contracts:
Based on specific contractual conditions, clarify the scope and forms of adjustment to the contract.
Where there is any adjustment to the quantities, it is mandatory to consult the report on acceptance testing of quantities to determine the completed quantities successful tested in accordance with regulations.
In case of adjustment to the unit price, it is obligatory to conform to the principles of adjustment to the unit price that are specified in the contract in order to determine the unit price used for final accounting.
Where there is any adjustment to regulatory policies, it is mandatory to consult contractual rules and policies applied during the contract execution period to determine the adjusted value.
dd) For the bids executed in the form of mixed price-based contract, it is necessary to clearly point out the scope of work or items of work corresponding to specific types of contracts like turnkey, fixed-price or adjustable price-based contracts. The partial review of the contract or the review corresponding to specific types of contract shall be subject to point b, c or d of clause 4 of this Article, respectively.
e) Where expenses are further incurred, in order to carry out the review, it is mandatory to consult regulations regarding adjustments to specific types of contract.
5. Review of project management expenses:
a) Comply with regulations of the Ministry of Finance on management and utilization of revenues from construction consultancy and project management activities of investors in and authorities in charge of publicly-funded projects.
b) Managing assets of investors and project management authorities upon completion shall be subject to regulations of the Law on Management and Use of Public Assets and other instructional documents thereof.
6. Review of construction consultancy and other expenses:
a) For consultancy and other expenses calculated in percentage, check regulatory requirements imposed on using the percent norms for determining amounts of expenses corresponding to specific types of work.
b) For consultancy and other expenses calculated according to the detailed cost estimate, compare amounts requested for final accounting with those specified in the approved cost estimate in order to assess the degree of rationality and legitimacy of these expenses.
c) For consultancy and non-consultancy expenses incurred under the time-based contract, compare the unit price of remuneration paid in a time-based manner by mutual agreement between the investor and the contractor in the contract with the actual time length (in months, weeks, days, hours) for determining the amount of remuneration payable to the contractor. For travel, survey, office lease and other expenses, it is mandatory to consult regulations on payment methods set out in the contract to conduct the review (based on legitimate invoices, evidencing documents or according to the full-package price agreed upon in the contract).
d) For consultancy or non-consultancy expenses under the turnkey, fixed price-based, adjustable price-based or mixed price-based contract: The review shall be carried out according to regulations on review of construction expenses with respect to the bids executed under the turnkey, fixed price-based, adjustable price-based or mixed price-based contract as provided in clause 3 of this Article.
Article 41. Review of investment expenses not charged into asset value
1. Reviewing costs of damage due to force majeure causes that cannot be charged into asset value according to the following regulations:
a) Determine damage costs according to the relevant regulatory principles and procedures.
b) Damage value stated in the damage report must be checked, validated by, and treated upon recommendation of, the investor, the winning contractor, the supervision consultant and the insurance contractor.
2. Reviewing expenses that do not give rise to assets to seek the competent authority’s consent to exempting them from being charged into asset value, including costs of training, strengthening and building of capacity of the management agency or community; costs of payments to project management authorities that are not directly related to assets formed and handed over in localities; investment costs subject to losses due to subjective reasons, such as investment volume canceled under decisions of competent authorities; costs already incurred without any damage that occurs, giving rise to products that are not used for the project though like completed survey or design results reaching good quality standards that are not used because of the investor’s design changes; costs of in-progress construction (when the project ceases to be implemented permanently) that do not form any asset; expenses for repair and mitigation of consequences of natural disasters that are not accounted for as an increase in asset value in accordance with law on accounting and asset management.
Article 42. Value of assets formed by investments
1. Determining the quantity and value of post-investment assets of the project, work or standalone item of work, including long-term assets (fixed assets) and short-term assets.
2. Sharing project management, consulting and other expenses of all projects between fixed assets shall conform to the following principles: If any cost is directly related to a fixed asset, it shall be charged into the value of that asset; if the general cost is related to multiple fixed assets, it shall be distributed on a pro rata basis between the direct costs of each fixed asset and total amount of direct costs of all fixed assets.
3. The list and value of assets transferred to the transferees must be fully determined.
Article 43. Review of liabilities, input materials or equipment on backlog
1. Reviewing liabilities:
a) Based on the results of review of investment expenses and amounts that the investor pays to the contractor, clearly determine specific receivables and payables by debtors/creditors.
b) Consider recommended plans to managing receipts payable to the state budget that have not yet been paid into the state budget, deposit or cash balances in stock to recommend actions to be taken.
2. Inspecting value of input materials and equipment on backlog:
a) Check value of input materials and equipment on backlog on accounting books and compare it with data obtained from the actual stocktaking process.
b) Consider and recommend plans to dispose of these items of the investor.
c) Based on the stocktaking report, accounting book and asset revaluation record (where the revaluation is needed) available till the day of preparation of the final accounts for public investments in the completed project, determine the quantity and cost prices of assets, depreciated (amortized) value and residual value of fixed assets before transferring them to the transferees for use or disposing of them in accordance with regulations if the project is managed by the investor or project management authority in charge of a project.
Article 44. Review of final settlement of public investments in planning, investment preparation projects; perpetually terminated projects without any construction or installation quantities that are successfully tested
1. Reviewing legal dossiers.
2. Reviewing realized investment funds.
3. Reviewing realized investment expenses shown in the breakdown chart of expenses in comparison with those shown in the approved cost estimate, regulatory policies, norms or benchmarks. Where the expenses are recognized in conformity with the contract, the review process shall be subject to clause 3 and 6 of Article 40 herein.
4. Reviewing loans or debts of the project.
5. Reviewing expenses that do not give rise to any asset before sending review results to competent authorities to seek their consent to not charging them into asset value.
6. Reviewing the quantity and value of assets formed after completing the investment process (if any).
7. Inspecting compliance of the investor and related units with conclusions and recommendations of the inspectorate and the State Audit (if any).
8. Giving comments, judgements and recommendations.
Article 45. Application requirements for consent to final settlement of public investment funds for projects upon completion
1. Agencies in charge of reviewing the final settlement shall prepare application documents for approval of the final settlement of investment funds for completed projects in order to seek the competent person's assent to the final accounts after completion of the review process. Each application package shall include the followings:
a) Review report.
b) Draft decision on approval of final settlement (applicable to projects, component projects, standalone sub-projects, works and items of work).
c) Other documents requested by the person having competence in approving the final accounting.
2. Report on results of review of final accounting or settlement of completed projects should contain the following main information:
a) Give the general description of the entire project and issues on which decisions are made by the competent authority during the project execution period.
b) Summarize the results of the review conducted according to the steps prescribed herein.
c) Suggest the amounts eligible to obtain approval of the final settlement of investment funds for completed projects.
d) Recommend actions or measures to be taken against issues related to investment funds, assets and loans or debts after the final accounting or settlement of investment funds for completed projects.
3. Decision to approve the final settlement of public investment funds for projects upon completion shall be delivered to agencies or units: Investors; asset transferees; superiors of investors; regulatory payment bodies (or agencies authorized to control and disburse funds for state-secret public investment projects in which decisions on investment are issued by the Prime Minister; top-secret public investment projects; ultimate-secret public investment projects of the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security); persons having competence in deciding approval of investment; agencies in charge of reviewing the final accounting or settlement of investment funds for completed projects; and to the Prime Minister, the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment (applicable to projects of national significance and other key projects obtaining decisions on investment from the Prime Minister, and category-A projects funded by public investment funds).
Article 46. Expenses for independent audit, review and approval of final accounting or settlement
Expenses for independent audit, review and approval of final accounting or settlement refer to costs included in the approved (or adjusted) total investment in projects; amounts eligible for final settlement of public investment funds for completed projects.
1. Expenses for independent audit, review and approval of final accounting or settlement:
a) Where the project, component project, sub-project, work or standalone item of work has its value falling within the value range specified in point b and c of clause 1 of this Article, the percent limit on independent consultancy expenses and expenses for review and approval of final accounting or settlement shall be calculated according to the following formula:
Ki = Kb - |
(Kb - Ka) x (Gi - Gb) |
Ga - Gb |
Where:
- Ki: The percent limit of expenses in proportion to value of the project, component project, sub-project, work or standalone item of work under discussion.
- Ka: The upper limit in percent of expenses in proportion to value of the project, component project, sub-project, work or standalone item of work.
- Kb: The lower limit in percent of expenses in proportion to value of the project, component project, sub-project, work or standalone item of work.
- Gi: Value of the project, component project, sub-project, work or standalone item of work under discussion (in billion dong).
- Ga: The upper-limit value of the project, component project, sub-project, work or standalone item of work (in billion dong).
- Gb: The lower-limit value of the project, component project, sub-project, work or standalone item of work (in billion dong).
b) Independent audit expenses:
Value of the project, component project, sub-project, work or standalone item of work to be audited by hired auditors (in billion dong). |
≤ 5 |
10 |
50 |
100 |
500 |
1,000 |
≥ 10,000 |
Limit of independent audit expenses (%) |
0.96 |
0.645 |
0.45 |
0.345 |
0.195 |
0.129 |
0.069 |
Expenses (estimated costs or costs of the bid) for independent audit of the project, component project, sub-project, work or standalone item of work are the maximum expenses calculated by multiplying the value of the project, component project, sub-project, work or standalone item of work to be audited by hired auditors by (x) the limit in percent which is determined according to point a of clause 1 of this Article to find the product, plus value-added tax. Minimum amount of independent audit expenses is one million dong, plus VAT.
c) Final accounts review and approval expenses:
Value to be finally accounted for upon the investor's approval request of the project, component project, sub-project, work or standalone item of work (in billion dong) |
≤ 5 |
10 |
50 |
100 |
500 |
1,000 |
≥ 10,000 |
Limit in percent of Final accounts review and approval expenses |
0.57 |
0.39 |
0.285 |
0.225 |
0.135 |
0.09 |
0.048 |
Expenses for review and approval of the final accounting or settlement of the project, component project, sub-project, work or standalone item of work are the maximum expenses calculated by multiplying the value to be finally accounted for upon the investor's approval request of the project, component project, sub-project, work or standalone item of work upon completion by (x) the limit in percent which is determined according to point a of clause 1 of this Article. Amount of final accounts review and approval expenses is five hundred thousand Vietnamese dong.
d) If equipment expenses account for more than or equal to 50% of total value to be audited by hired auditors or value eligible for final settlement upon the investor's request, expenses for independent audit, review and approval of final accounts account for 70% of the amount calculated according to point a, b or c of clause 1 of this Article.
dd) With respect to the independent audit, review and approval of the final settlement of compensation, support and residential resettlement expenses, the limit on expenses for independent audit, review and approval of the final settlement of such compensation, support and residential resettlement expenses is equal to 50% of the amount calculated according to point a, b or c of clause 1 of this Article.
e) With respect to the project, component project, sub-project, work or standalone item of work which is subject to the independent audit contractor’s audit of its final accounts; the audit or inspection of the State Audit or the inspectorate that fully meets the regulations laid down in Article 37 herein, expenses for review and approval of the final settlement are equal to 50% of the amount calculated according to clause 1 of this Article.
2. Management and utilization of final accounts review and approval expenses:
a) In light of the regulations laid down in clause 1 of this Article and application dossier for review and approval of the final settlement submitted by the investor, the agency in charge of review of the final settlement shall clearly determine expenses for review and approval of the final settlement, therefrom requesting the investor in writing to pay expenses for review and approval of the final settlement.
For the project funded by the ending year’s budget, if the investor is on the way to submitting the final settlement dossier prescribed in Article 47 herein, the agency in charge of reviewing the final settlement shall have a look at expenses for review and approval of the approved or adjusted final accounts of the project or the cost estimate (if any) in order to request the investor to pay expenses for review and approval of the final accounts. After consulting the regulations laid down in clause 1 of this Article and application dossier for review and approval of the final settlement submitted by the investor, the agency in charge of review of the final settlement shall clearly determine expenses for review and approval of the final settlement. If the amount that the investor has paid is greater than expenses for review and approval of the final settlement that the agency is paid in accordance with regulations, the agency shall refund the investor the excess to reduce the value of final settlement in the project.
The investor shall request the regulatory payment body (State Treasury) to pay the agency in charge of review of the final accounts according to the written request of the agency in charge of reviewing the final accounts and pay expenses for pre-approval review of the final accounts which are calculated according to clause 1 of this Article.
b) Final accounts review and approval expenses are categorized into the followings:
- Direct expenditures on final accounts review and approval.
- Remuneration paid to professionals or consulting organizations conducting final settlement in case where the agency in charge of reviewing the final settlement signs the time-based contract with professionals or hire consulting organizations.
- Expenses for business travel, stationery, translation, printing, conferences, seminars, procurement of computers or equipment for verification and approval of the final settlement.
- Other expenditures associated with final accounts review and approval.
c) Based on final accounts review and approval expenses and classification of these expenses prescribed in point b of clause 2 of this Article, the agency in charge of reviewing final settlement shall formulate expenditure regulations for final accounts review and approval for submission to the head of its immediate superior for their consideration of grant of approval decision so that they are implemented annually till the date on which they are modified or supplemented (if any).
d) Revenues generated from final accounts review and approval shall not be retained for contribution to the wage reform fund; shall not be recorded and finally accounted for jointly with the annual administrative budget of the agency in charge of reviewing and approving the final settlement. Final accounts review and approval budget that is not used up in a year may be brought forward to the next year for use.
Based on revenues and classification of expenses prescribed in clause 2 of this Article, the agency in charge of reviewing the final settlement shall complete the money transfer form (Form No. 05/TT) to request payment of final accounts review and approval expenses according to types of expenses specified in point b of clause 2 of this Article (where there are multiple expenses, the budget unit specifies them on the payment chart clarifying types of expenses that bears signature and stamp of the agency in charge of reviewing the final settlement) and submit the complete chart to the regulatory payment body (State Treasury) as a basis for payment. The agency in charge of reviewing the final settlement shall not be required to send proofs of payment, contracts or invoices to the regulatory payment body (State Treasury). Based on the request of the agency in charge of reviewing the final settlement, the regulatory payment body (State Treasury) shall pay final accounts review and approval expenses to the agency in charge of reviewing the final settlement.
3. Where the independent audit contractor does not carry out several work agreed upon in the audit contract after the investor’s fulfillment of their obligations to provide all required documents according to the audit contract, the investor shall consult contractual terms and conditions and quantities that the audit contractor does not carry out to reduce independent audit expenses in proportion to such quantities.
4. In case of force majeure events that may occur, thus changing the scope of work in the contract in effect, the investor and the independent audit contractor shall consult regulatory provisions on contracts to add or rule out the agreed-upon work.
Article 47. Time of preparation of dossiers, review and approval of final accounts of public investment funds for projects upon completion
Below is the breakdown chart of the maximum duration of these tasks:
Project |
Of national significance |
Category A |
Category B |
Category C |
Duration of the investor’s preparation of final settlement dossier and submission thereof for approval |
09 months |
09 months |
06 months |
04 months |
Duration of review of final accounts |
08 months |
08 months |
04 months |
03 months |
Duration of approval of final accounts |
01 month |
01 month |
20 days |
15 days |
1. The period of the investor’s preparation of the final accounting dossier for public investment funds for a completed project shall range from the date on which the report on acceptance testing and transfer of the project or work for use and operation is signed to the date of the investor’s submission of the complete dossier to the agency in charge of reviewing the final settlement.
2. The period of review of the final settlement of public investment funds for a completed project shall range from the date on which the agency in charge of reviewing the final settlement receives the complete final settlement dossier (as provided in Article 34 herein) to the date on which the competent person’s approval of the final settlement is sought.
3. The period of approval of the final settlement of public investment funds for a completed project shall range from the date on which the person having competence in granting approval of the final settlement (as provided in clause 1 of Article 35 herein) fully receives the request dossier for the final settlement (as provided in Article 45 herein) to the date on which the decision on approval of the final settlement of investment funds for the completed project is issued.
Article 48. Reporting of the final accounting for public investments in completed projects in the budgetary year
1. Reporting data shall be collected from January 1 to end of December 31 in the calendar year.
2. By January 20 each year, agencies in charge of reviewing the final settlement that are the inferior authorities of ministries, central authorities, state corporations, incorporations; Departments of Finance, Divisions of Finance and Planning in districts shall send the review report on final settlement of public investment funds for completed projects in the budgetary year to agencies assigned by ministries, central authorities, state corporations, incorporations or provincial People’s Committees to take charge of compiling reports. By January 30 each year at the latest, Ministries, central authorities, state corporations, incorporations, provincial People’s Committees shall send reports on situation of final settlement of public investments in the completed projects in the year under their authority to the Ministry of Finance so that the Ministry of Finance completes the final accounts of public investment funds for completed projects in the year for nationwide disclosure purposes.
3. Methods of sending and receiving reports: All reports must be sent and received by paper or electronic means in accordance with regulations currently in force.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực