Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
Số hiệu: | 61/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 23/04/2018 | Ngày hiệu lực: | 21/06/2018 |
Ngày công báo: | 08/05/2018 | Số công báo: | Từ số 551 đến số 552 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chuẩn mới đối với công chức làm việc tại bộ phận một cửa
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Theo đó, tiêu chuẩn đối với công chức, viên chức làm việc tại bộ phận một cửa (BPMC) được quy định một cách chi tiết, rõ ràng hơn so với quy định hiện hành, cụ thể như sau:
- Đủ tiêu chuẩn chung về phẩm chất theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức (CVC), lực lượng vũ trang;
- Cán bộ, CVC làm việc tại BPMC cấp bộ, cấp tỉnh, cấp huyện đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên; có thâm niên công tác tối thiểu 03 năm và được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Có phẩm chất, đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong thi hành nhiệm vụ được giao;
- Có tác phong, thái độ giao tiếp, cư xử lịch sự, hòa nhã, cởi mở, thân thiện, chuẩn mực, đúng quy chế văn hóa công sở.
Nghị định 61/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 21/6/2018.
Văn bản tiếng việt
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 61/2018/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2018 |
VỀ THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Khoản 2 Điều 19 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
Chính phủ ban hành Nghị định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
1. Nghị định này quy định về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.
2. Nghị định này không điều chỉnh việc thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia quy định tại Luật hải quan.
1. Các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính
a) Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tương đương, cục, vụ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết thủ tục hành chính và tham gia vào quá trình giải quyết thủ tục hành chính;
b) Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết thủ tục hành chính;
Các cơ quan quy định tại các điểm a, b Khoản này sau đây được gọi tắt là cơ quan có thẩm quyền;
2. Cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều này, sỹ quan quân đội, sỹ quan công an đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức).
3. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân).
4. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, doanh nghiệp, cá nhân được thuê hoặc được ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
5. Khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác áp dụng Nghị định này trong giải quyết thủ tục cho tổ chức, cá nhân.
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân của một cơ quan có thẩm quyền thông qua Bộ phận Một cửa quy định tại Khoản 3 Điều này.
2. Cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết một thủ tục hành chính hoặc một nhóm thủ tục hành chính có liên quan với nhau, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thông qua Bộ phận Một cửa quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Bộ phận Một cửa là tên gọi chung của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.
4. Cổng Dịch vụ công quốc gia là cổng tích hợp thông tin về dịch vụ công trực tuyến, tình hình giải quyết, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở kết nối, truy xuất dữ liệu từ các Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh và các giải pháp hỗ trợ nghiệp vụ, kỹ thuật do Văn phòng Chính phủ thống nhất xây dựng, quản lý.
5. Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh là cổng tích hợp thông tin về dịch vụ công trực tuyến, về tình hình giải quyết, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở tích hợp và chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.
6. Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh là hệ thống thông tin nội bộ có chức năng hỗ trợ việc tiếp nhận, giải quyết, theo dõi tình hình tiếp nhận, giải quyết, kết quả giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị trực thuộc; kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với hệ thống quản lý văn bản để xử lý hồ sơ trên môi trường mạng; kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia và Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh để đăng tải công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến.
7. Đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính là nhận xét, kết luận của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân về chất lượng và tiến độ thực hiện việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ phận Một cửa, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện và cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.Bổ sung
1. Lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền.
2. Việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được quản lý tập trung, thống nhất.
3. Giải quyết thủ tục hành chính kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền.
4. Quá trình giải quyết thủ tục hành chính được đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh giá bằng các phương thức khác nhau trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và có sự tham gia của tổ chức, cá nhân.
5. Không làm phát sinh chi phí thực hiện thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân ngoài quy định của pháp luật.
6. Cán bộ, công chức, viên chức cơ quan có thẩm quyền thực hiện trách nhiệm giải trình về thực thi công vụ trong giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
7. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế có liên quan đến thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
1. Cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại trụ sở Bộ phận Một cửa và tại cơ quan có thẩm quyền không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính;
b) Cản trở tổ chức, cá nhân lựa chọn hình thức nộp hồ sơ, nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;
c) Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận dữ liệu điện tử; thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao chép, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ nội dung dữ liệu thực hiện thủ tục hành chính;
d) Tiết lộ thông tin về hồ sơ, tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật của tổ chức, cá nhân hoặc sử dụng thông tin đó để trục lợi;
đ) Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian giải quyết thủ tục hành chính hoặc tự ý yêu cầu bổ sung hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật;
e) Trực tiếp giao dịch, yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không thông qua Bộ phận Một cửa, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
g) Đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác, thiếu công bằng, không khách quan, không đúng pháp luật trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính;
h) Ứng xử, giao tiếp không phù hợp với quy chế văn hóa công sở;
i) Các hành vi vi phạm pháp luật khác trong thực hiện công vụ.
2. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt, sử dụng trái phép hồ sơ, tài liệu, kết quả giải quyết thủ tục hành chính;
b) Cản trở việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân;
c) Dùng các thủ đoạn khác để lừa dối, hối lộ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính;
d) Vu khống, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, mạo danh người khác để tố cáo sai sự thật, không có căn cứ, không có chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền trong hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;
đ) Xúc phạm danh dự của cơ quan có thẩm quyền; dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;
e) Nhận xét, đánh giá thiếu khách quan, không công bằng, không trung thực, không đúng pháp luật, không đúng thực tế với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính;
g) Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và doanh nghiệp, cá nhân được thuê hoặc được ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cản trở quá trình giải quyết thủ tục hành chính;
b) Lừa dối cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, người thuê, người ủy quyền thực hiện thủ tục hành chính;
c) Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
1. Quyền
a) Được hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, nhận Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;
b) Từ chối thực hiện những yêu cầu không được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật quy định thủ tục hành chính;
c) Phản ánh, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về sự không cần thiết, tính không hợp lý và không hợp pháp của thủ tục hành chính;
d) Phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo cán bộ, công chức, viên chức khi có căn cứ, chứng cứ chứng minh việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính không đúng quy định của pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm
a) Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác của các giấy tờ có trong hồ sơ và cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan;
b) Khi nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa phải mang theo Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, trường hợp được ủy quyền nhận thay thì mang thêm giấy ủy quyền của người đã ủy quyền đi nhận thay kết quả;
c) Thực hiện đầy đủ các quy định về giải quyết thủ tục hành chính và các quy định của Bộ phận Một cửa; nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí (nếu có) theo quy định;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 2, 3 Điều 5 Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Tại cấp bộ
a) Căn cứ số lượng thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết, tần suất tiếp nhận hồ sơ và tình hình bố trí trụ sở, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại bộ, cơ quan ngang bộ trực thuộc văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ.
Trường hợp không thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại bộ, cơ quan ngang bộ thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định việc thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại tổng cục hoặc tương đương và cục;
b) Căn cứ các nguyên tắc tại Điều 4 và các quy định khác tại Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông phù hợp với điều kiện công tác của từng bộ;
c) Căn cứ Nghị định này, các quy định khác của pháp luật, Điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia và điều kiện, hoàn cảnh của từng nước, từng địa bàn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông để giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện của Việt Nam tại tổ chức quốc tế ở nước ngoài.
2. Tại cấp tỉnh
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công là đơn vị hành chính đặc thù thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có con dấu để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Cơ sở vật chất, trụ sở, trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật của Trung tâm Phục vụ hành chính công do Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm và quản lý.
Căn cứ tần suất tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính, tình hình bố trí trụ sở của các cơ quan chuyên môn và điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định số lượng Trung tâm Phục vụ hành chính công của thành phố;
b) Trường hợp cấp tỉnh chưa đủ điều kiện tổ chức Trung tâm Phục vụ hành chính công, tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu cơ quan chuyên môn quyết định thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc văn phòng cơ quan chuyên môn đó.
Cơ sở vật chất, trụ sở, trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh do cơ quan đó bảo đảm.
3. Tại cấp huyện
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện bảo đảm và quản lý trụ sở, trang thiết bị, máy móc, phần mềm ứng dụng, hệ thống mạng.
4. Tại cấp xã
Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.
5. Người đứng đầu cơ quan của trung ương được tổ chức theo hệ thống ngành dọc tại địa phương quyết định tổ chức Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại Văn phòng hoặc một đơn vị, tổ chức chuyên môn thuộc cơ quan này (trong trường hợp đơn vị tổ chức này không có văn phòng), đồng thời chỉ đạo việc bố trí cán bộ, công chức, viên chức đến Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đối với những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều 14 Nghị định này.
6. Tại bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại các đơn vị, cơ quan chuyên môn, Văn phòng bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tổng hợp theo dõi, giám sát, đôn đốc việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các đơn vị, cơ quan này thông qua Hệ thống Thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.Bổ sung
1. Nhiệm vụ
a) Công khai đầy đủ, kịp thời bằng phương tiện điện tử hoặc bằng văn bản danh mục thủ tục hành chính được thực hiện tại Bộ phận Một cửa; các nội dung thủ tục hành chính được công khai theo quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định này; hỗ trợ những trường hợp không có khả năng tiếp cận thủ tục hành chính được công khai bằng phương tiện điện tử;
b) Hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính; tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính; giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định;
c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết, trả kết quả giải quyết cho tổ chức, cá nhân đối với trường hợp thủ tục hành chính yêu cầu giải quyết ngay trong ngày hoặc các thủ tục hành chính được giao hoặc ủy quyền cho công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa giải quyết; hỗ trợ tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4;
d) Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan khác có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông;
đ) Tiếp nhận, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân đối với cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, chuyển hồ sơ giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; chuyển ý kiến giải trình của cơ quan có thẩm quyền về các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đến tổ chức, cá nhân;
e) Bố trí trang thiết bị tại Bộ phận Một cửa theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 13 Nghị định này và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết về pháp lý, thanh toán phí, lệ phí, nộp thuế, phiên dịch tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc (nếu cần), sao chụp, in ấn tài liệu và các dịch vụ cần thiết khác khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo mức giá dịch vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao theo quy định của pháp luật.
2. Quyền hạn
a) Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;
b) Từ chối tiếp nhận các hồ sơ chưa đúng quy định; chủ trì theo dõi, giám sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền thông tin về việc tiếp nhận và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; đôn đốc các cơ quan, đơn vị tham gia Bộ phận Một cửa xử lý hồ sơ đến hoặc quá thời hạn giải quyết;
c) Theo dõi, đôn đốc, nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức do các cơ quan có thẩm quyền cử đến công tác tại Bộ phận Một cửa về việc chấp hành thời gian lao động, các quy định của pháp luật về chế độ công vụ, quy chế văn hóa công sở, nội quy của cơ quan;
d) Đề xuất việc đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ, thực hiện công vụ đúng thời hạn, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân; tổ chức hoặc phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
đ) Quản lý, đề xuất cấp có thẩm quyền nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin và phần mềm ứng dụng của các Hệ thống thông tin một cửa điện tử; tham gia bảo đảm an toàn thông tin trong quá trình khai thác, sử dụng các Hệ thống này;
e) Thực hiện các quyền hạn khác được giao theo quy định của pháp luật.
1. Trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền về toàn bộ hoạt động của Bộ phận Một cửa.
Được thừa lệnh người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền ký các văn bản đôn đốc các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính để bảo đảm việc giải quyết theo đúng quy định; báo cáo, đề xuất với người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền biện pháp xử lý đối với những trường hợp giải quyết thủ tục hành chính không bảo đảm thời gian và chất lượng theo quy định.
2. Định kỳ 03 tháng hoặc đột xuất, người đứng đầu Bộ phận Một cửa làm việc với các cơ quan có thẩm quyền có thủ tục hành chính được tiếp nhận và giải quyết tại Bộ phận Một cửa cấp đó để trao đổi về việc quản lý, điều hành, thực hiện nhiệm vụ và tình hình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan chuyên môn tại Bộ phận Một cửa.
3. Quản lý thời gian làm việc, tiến độ xử lý công việc được giao, thái độ, tác phong, cư xử của cán bộ, công chức, viên chức được cử đến làm việc tại Bộ phận Một cửa và hàng tháng thông báo cho cơ quan cử cán bộ, công chức, viên chức biết; từ chối tiếp nhận hoặc chủ động đề xuất với cơ quan cử người thay cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật lao động, có thái độ, tác phong, cư xử không đúng quy chế văn hóa công sở, năng lực chuyên môn không đáp ứng được nhiệm vụ hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác.
4. Giao nhiệm vụ cho cấp phó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phù hợp với năng lực và chuyên môn nghiệp vụ; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ đã giao và thực hiện công tác thông tin, báo cáo theo quy định.
5. Phối hợp với cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức xem xét, xử lý hành vi vi phạm của công chức, viên chức và công khai kết quả xử lý cho tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức được biết.
6. Chủ động đề nghị người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cử cán bộ, công chức, viên chức đến Bộ phận Một cửa để kịp thời tăng, giảm cán bộ, công chức, viên chức khi số lượng tổ chức, cá nhân đến thực hiện thủ tục hành chính có biến động tăng, giảm rõ rệt hoặc quá ít hoặc trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được vắng mặt, được nghỉ theo quy định.
7. Công khai tại trụ sở và trên trang tin điện tử của Bộ phận Một cửa họ, tên, chức danh, số điện thoại của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Bộ phận Một cửa; họ, tên, chức danh, lĩnh vực công tác, số điện thoại của cán bộ, công chức, viên chức được cử đến làm việc tại Bộ phận Một cửa.
8. Kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân, cán bộ, công chức, viên chức xảy ra tại Bộ phận Một cửa.
9. Tổ chức bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an ninh, an toàn cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tổ chức, cá nhân đến thực hiện thủ tục hành chính tại trụ sở Bộ phận Một cửa.
10. Quản lý, trình cấp có thẩm quyền về việc mua sắm, thuê, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế, bổ sung, thanh lý tài sản, cơ sở vật chất, kỹ thuật tại Bộ phận Một cửa theo đúng quy định của pháp luật; bố trí khoa học, hợp lý các khu vực cung cấp thông tin, giải quyết thủ tục hành chính, trang thiết bị phục vụ tổ chức, cá nhân đến thực hiện thủ tục hành chính.
1. Tại cấp bộ
a) Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại bộ, cơ quan ngang bộ do một lãnh đạo Văn phòng bộ đứng đầu; trường hợp thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại tổng cục và tương đương, cục, Bộ phận này do một lãnh đạo văn phòng tổng cục và tương đương, lãnh đạo văn phòng cục đứng đầu;
b) Cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả do các cơ quan, đơn vị chuyên môn có thủ tục hành chính cử đến;
c) Văn phòng bộ, văn phòng tổng cục, văn phòng cục cử cán bộ, công chức, viên chức quản lý, vận hành trụ sở, trang thiết bị máy móc, hệ thống mạng của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.
2. Tại cấp tỉnh
a) Trường hợp thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công, lãnh đạo Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh gồm 01 Giám đốc là 01 lãnh đạo văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc tương đương và không quá 02 Phó Giám đốc là 02 lãnh đạo cấp phòng thuộc văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm.
Các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh cử công chức, viên chức đến làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công theo quy định tại Nghị định này.
Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cử công chức, viên chức quản lý, vận hành trụ sở, trang thiết bị máy móc, hệ thống mạng của Trung tâm Phục vụ hành chính công.
b) Trường hợp thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bộ phận này do 01 lãnh đạo văn phòng của cơ quan đó đứng đầu. Các phòng chuyên môn cử công chức đến làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.
3. Tại cấp huyện
a) Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện do một lãnh đạo văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện đứng đầu;
b) Các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện cử công chức đến làm việc;
c) Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện cử công chức, viên chức quản lý, vận hành trụ sở, trang thiết bị, máy móc, phần mềm ứng dụng, hệ thống mạng của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả.
4. Tại cấp xã
a) Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo, phụ trách;
b) Công chức làm việc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã là công chức thuộc các chức danh công chức cấp xã quy định tại Luật cán bộ, công chức do, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa phương.
5. Cơ quan trung ương được tổ chức theo hệ thống ngành dọc tại địa phương
a) Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của cơ quan của trung ương được tổ chức theo hệ thống ngành dọc tại địa phương do người đứng đầu cơ quan đó quyết định;
b) Cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa của cơ quan trung ương được tổ chức theo hệ thống ngành dọc tại địa phương các cấp do các đơn vị chuyên môn của cơ quan đó cử đến để tiếp nhận hoặc giải quyết trực tiếp theo quy định.Bổ sung
1. Tiêu chuẩn
a) Đủ tiêu chuẩn chung về phẩm chất theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức, lực lượng vũ trang;
b) Cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa cấp bộ (bao gồm tổng cục và tương đương, cục), cấp tỉnh, cấp huyện đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên; có thâm niên công tác tối thiểu 03 năm trong ngành, lĩnh vực được phân công và được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ;
c) Có phẩm chất, đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong thi hành nhiệm vụ được giao;
d) Có tác phong, thái độ giao tiếp, cư xử lịch sự, hòa nhã, cởi mở, thân thiện, chuẩn mực, đúng quy chế văn hóa công sở.
a) Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính;
c) Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính đầy đủ, rõ ràng, chính xác; trường hợp phải yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung một lần;
d) Tiếp nhận, giải quyết hoặc chuyển hồ sơ, theo dõi việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo quy định; cập nhật hồ sơ đã tiếp nhận vào phần mềm quản lý và cấp mã số hồ sơ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân;
đ) Chủ động tham mưu, đề xuất sáng kiến cải tiến việc giải quyết thủ tục hành chính; kịp thời phát hiện, kiến nghị với cơ quan, người có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung, thay đổi hoặc hủy bỏ, bãi bỏ các quy định về thủ tục hành chính trái pháp luật, không khả thi hoặc không phù hợp với tình hình thực tế của bộ, ngành, địa phương;
e) Mặc đồng phục hoặc trang phục ngành theo quy định, đeo Thẻ công chức, viên chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ;
g) Sinh hoạt chuyên môn, đảng, đoàn thể, bình xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật tại cơ quan đã cử đến Bộ phận Một cửa;
h) Thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan;
a) Được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, công nghệ thông tin và văn hóa ứng xử, giao tiếp với tổ chức, cá nhân;
b) Được tham gia các khóa học lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học và các lĩnh vực khác ở trong nước, nước ngoài theo quy định của pháp luật;
c) Được nghỉ bù (nếu làm việc thêm giờ, làm vào ngày lễ, tết, thứ Bảy, Chủ nhật);
d) Nhận lương, phụ cấp, bồi dưỡng và chế độ, chính sách khác (nếu có) tại cơ quan đã cử đến Bộ phận Một cửa.
4. Thời hạn làm việc của cán bộ, công chức, viên chức được cử đến Bộ phận Một cửa
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thời hạn thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức được cử đến Bộ phận Một cửa cấp bộ, cấp tỉnh, cấp huyện không ít hơn 06 tháng và không nhiều hơn 24 tháng mỗi đợt; trừ trường hợp quy định tại Khoản 8 Điều 12 Nghị định này.
1. Cử cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định này đến công tác tại Bộ phận Một cửa.
2. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận, thẩm định hoặc phối hợp thẩm định hồ sơ có liên quan; chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính liên thông; phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ thủ tục hành chính và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân tại Bộ phận Một cửa.
3. Phối hợp với Bộ phận Một cửa xây dựng quy trình giải quyết các thủ tục hành chính chi tiết, rõ ràng, thời gian giải quyết, các bước thực hiện bảo đảm thời gian giải quyết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Giao nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên kiểm tra, cập nhật tiến độ xử lý từng hồ sơ trên phần mềm quản lý để giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.
5. Chủ động thông báo bằng văn bản đến Bộ phận Một cửa về lý do chậm giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính kèm theo văn bản xin lỗi tổ chức, cá nhân và hẹn lại thời gian trả kết quả.
6. Thông báo, cập nhật kịp thời những thay đổi của các thủ tục hành chính được công khai bằng văn bản hoặc bằng điện tử tại Bộ phận Một cửa.
7. Cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến lĩnh vực công tác, bảo đảm đủ các quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa.
8. Chủ động phối hợp với Bộ phận Một cửa quản lý cán bộ, công chức, viên chức được cử đến Bộ phận Một cửa công tác; có phương án bố trí dự phòng ít nhất 01 cán bộ, công chức, viên chức không chuyên trách để kịp thời thay thế cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa trong các trường hợp người đó nghỉ phép, nghỉ bù, nghỉ ốm, nghỉ việc riêng, đi học, đi công tác để không làm gián đoạn việc tiếp nhận và trả hồ sơ cho tổ chức, cá nhân; kịp thời tăng, giảm số lượng hoặc tạm thời rút công chức từ Bộ phận Một cửa khi số lượng tổ chức, cá nhân đến thực hiện thủ tục hành chính tăng, giảm hoặc quá ít (nếu tạm thời rút công chức về thì phải trao đổi với Bộ phận Một cửa để có biện pháp xử lý khi có tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ, trả kết quả giải quyết). Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có mức độ hài lòng thấp thì cử cán bộ, công chức, viên chức khác thay thế.
9. Hàng quý, quyết toán phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính với Bộ phận Một cửa được thu tại Bộ phận Một cửa (nếu có).
10. Phối hợp với người đứng đầu Bộ phận Một cửa đánh giá, nhận xét công chức về quá trình công tác tại Bộ phận Một cửa theo quy định tại Nghị định này.
1. Bộ phận Một cửa được bố trí ở vị trí thuận tiện, dễ tìm, diện tích phù hợp để thực hiện nhiệm vụ, quy mô diện tích phù hợp với số lượng giao dịch giải quyết tại Bộ phận Một cửa trong ngày.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện căn cứ vào tình hình tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính thực tế tại bộ, ngành, địa phương mình để bố trí vị trí, diện tích hợp lý, ưu tiên việc nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc đã có hoặc thuê, hoán đổi công năng sử dụng của công trình sẵn có để tránh lãng phí. Trường hợp xây dựng trụ sở mới phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền và tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
2. Trang thiết bị
a) Căn cứ vào tính chất công việc và tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị và tiêu chuẩn, định mức về máy móc, thiết bị trang bị cho cơ quan nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định theo thẩm quyền về trang thiết bị, phương tiện làm việc của Bộ phận Một cửa, đáp ứng nhu cầu làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
b) Tại Bộ phận Một cửa: Bố trí khu vực cung cấp thông tin, thủ tục hành chính; khu vực tiếp nhận và trả kết quả được chia thành từng quầy tương ứng với từng lĩnh vực khác nhau; bố trí đủ ghế ngồi chờ, bàn để viết, máy tính có kết nối mạng dành cho tổ chức, cá nhân đến giao dịch, thực hiện dịch vụ công trực tuyến; lắp đặt camera theo dõi toàn bộ khu vực làm việc của Bộ phận Một cửa có kết nối với cơ quan nhà nước cấp trên và trong toàn hệ thống; bố trí khu vực đặt các trang thiết bị: máy lấy số xếp hàng tự động kết nối tới Hệ thống thông tin một cửa điện tử; các màn hình cảm ứng phục vụ tổ chức, cá nhân tra cứu thông tin, thủ tục hành chính, tra cứu kết quả giải quyết thủ tục hành chính; bố trí khu vực cung cấp dịch vụ quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
1. Tại cấp bộ
a) Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại bộ, cơ quan ngang bộ tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của các đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ;
b) Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tổng cục và tương đương, cục thuộc bộ tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của cơ quan, đơn vị mình;
c) Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của các cơ quan của trung ương được tổ chức theo hệ thống ngành dọc tại địa phương tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của cơ quan, đơn vị mình.
a) Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của các cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành dọc tại địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các bộ, ngành, của Ủy ban nhân dân cấp huyện được giao tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công;
b) Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh tiếp nhận thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của cơ quan mình, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các bộ, ngành, của Ủy ban nhân dân cấp huyện được giao tiếp nhận tại cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.
3. Tại cấp huyện
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện thực hiện tiếp nhận hồ sơ tất cả thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, một số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của các cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành dọc tại địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp xã được giao tiếp nhận tại cấp huyện.
4. Tại cấp xã
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã và những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện được giao tiếp nhận hồ sơ tại cấp xã.
5. Căn cứ vào đặc thù và yêu cầu quản lý theo từng lĩnh vực, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định các thủ tục hành chính không thực hiện tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này nhưng phải áp dụng quy trình theo dõi việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ, trả kết quả giải quyết quy định tại Nghị định này, bao gồm các trường hợp:
a) Thủ tục hành chính được tổ chức thực hiện lưu động theo quy định của pháp luật;
b) Thủ tục hành chính có quy định tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết trực tiếp ngay tại thời điểm và địa điểm kiểm tra, xem xét, đánh giá ngoài trụ sở Bộ phận Một cửa đối với đối tượng được kiểm tra, xem xét, đánh giá.Bổ sung
1. Cán bộ, công chức tại Bộ phận Một cửa hướng dẫn;
a) Các hồ sơ, giấy tờ mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi giải quyết thủ tục hành chính;
b) Quy trình, thời hạn giải quyết thủ tục hành chính;
c) Mức và cách thức nộp thuế, phí, lệ phí hoặc các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có);
d) Cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện thủ tục hành chính khi tổ chức, cá nhân yêu cầu theo quy định pháp luật.
Nội dung hướng dẫn phải bảo đảm chính xác, đầy đủ, cụ thể theo văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực, quyết định công bố thủ tục hành chính của cơ quan có thẩm quyền công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và công khai tại nơi giải quyết thủ tục hành chính.
2. Việc hướng dẫn tổ chức, cá nhân có thể thực hiện thông qua các cách thức sau:
a) Hướng dẫn trực tiếp tại Bộ phận Một cửa;
b) Hướng dẫn qua hệ thống tổng đài hoặc số điện thoại chuyên dùng đã công bố công khai;
c) Hướng dẫn trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh hoặc qua mạng xã hội được cấp có thẩm quyền cho phép;
d) Bằng văn bản được gửi qua dịch vụ bưu chính;
đ) Qua các bộ hồ sơ điền mẫu, qua các video hướng dẫn mẫu dựng sẵn hoặc bằng các cách thức khác.
Nội dung hướng dẫn được lưu tại Bộ phận Một cửa.
3. Trường hợp danh mục tài liệu trong hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính còn thiếu so với danh mục tài liệu được công bố công khai theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc tài liệu chưa cung cấp đầy đủ thông tin theo biểu mẫu hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền thì người tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính hướng dẫn đại diện tổ chức, cá nhân bổ sung một lần đầy đủ, chính xác.
Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính thông qua các cách thức theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính:
1. Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa;
2. Thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật;
1. Đối với hồ sơ được nhận theo cách thức được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 16 Nghị định này, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa phải xem xét, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ; quét (scan) và lưu trữ hồ sơ điện tử, cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử của bộ, ngành, địa phương.
a) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa chính xác theo quy định, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đại diện tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định này và nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
b) Trường hợp từ chối nhận hồ sơ, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ phải nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu từ chối giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính;
c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, chính xác theo quy định, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ và lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
2. Đối với hồ sơ được nộp trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa phải xem xét, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ.
a) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chính xác hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận phải có thông báo, nêu rõ nội dung, lý do và hướng dẫn cụ thể, đầy đủ một lần để tổ chức, cá nhân bổ sung đầy đủ, chính xác hoặc gửi đúng đến cơ quan có thẩm quyền.
Việc thông báo được thực hiện thông qua chức năng gửi thư điện tử, gửi tin nhắn tới người dân của Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh;
b) Nếu hồ sơ của tổ chức, cá nhân đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa tiếp nhận và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy trình quy định tại Điều 18 Nghị định này.
3. Mỗi hồ sơ thủ tục hành chính sau khi được tiếp nhận sẽ được cấp một Mã số hồ sơ được ghi trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả. Tổ chức, cá nhân sử dụng Mã số hồ sơ để tra cứu tình trạng giải quyết thủ tục hành chính tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
4. Trường hợp thủ tục hành chính có quy định phải trả kết quả giải quyết ngay khi sau khi tiếp nhận, giải quyết, nếu hồ sơ đã đầy đủ, chính xác, đủ điều kiện tiếp nhận, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận không phải lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả, nhưng phải cập nhật tình hình, kết quả giải quyết vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử; trường hợp người nộp hồ sơ yêu cầu phải có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả thì cán bộ, công chức, viên chức cung cấp cho người nộp hồ sơ.
5. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa được cơ quan có thẩm quyền phân công, ủy quyền giải quyết thì thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định này và cập nhật tình hình, kết quả giải quyết vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.
Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định này, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết như sau:
1. Chuyển dữ liệu hồ sơ điện tử được tiếp nhận trực tuyến của tổ chức, cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết thông qua kết nối giữa Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.
2. Chuyển ngay hồ sơ tiếp nhận trực tiếp trong ngày làm việc hoặc chuyển vào đầu giờ ngày làm việc tiếp theo đối với trường hợp tiếp nhận sau 15 giờ hàng ngày.
3. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan có thẩm quyền khác, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận chuyển hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử cho Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền đó trong ngày làm việc hoặc đầu giờ ngày làm việc tiếp theo đối với trường hợp tiếp nhận sau 15 giờ hàng ngày để xử lý theo quy định.
Việc chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết nêu tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này được thực hiện thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc các loại hình dịch vụ khác bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, an toàn hồ sơ tài liệu.
1. Sau khi nhận hồ sơ thủ tục hành chính, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phân công cán bộ, công chức, viên chức xử lý xem xét, thẩm định hồ sơ, trình phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
2. Trường hợp thủ tục hành chính không quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, có liên quan, cán bộ, công chức, viên chức được giao xử lý hồ sơ thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định; cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử; trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
3. Trường hợp có quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ
a) Cán bộ, công chức, viên chức được giao xử lý hồ sơ thẩm tra, xác minh, trình cấp có thẩm quyền quyết định và cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử;
b) Quá trình thẩm tra, xác minh phải được lập thành hồ sơ, lưu thông tin vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử và lưu tại cơ quan giải quyết.
Trường hợp cần có mặt tổ chức, cá nhân để thẩm tra, xác minh hồ sơ thì phải cập nhật thông tin về thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung xác minh vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử hoặc thông báo các nội dung trên cho Bộ phận Một cửa trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin một cửa điện tử để theo dõi.
4. Đối với hồ sơ qua thẩm tra, thẩm định chưa đủ điều kiện giải quyết, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, nội dung cần bổ sung theo mẫu Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ để gửi cho tổ chức, cá nhân thông qua Bộ phận Một cửa. Thời gian thông báo trả lại hồ sơ không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể về thời gian. Thời hạn giải quyết được tính lại từ đầu sau khi nhận đủ hồ sơ.
5. Trường hợp hồ sơ phải lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan
a) Cơ quan, đơn vị chủ trì giải quyết hồ sơ hoặc Bộ phận Một cửa trong trường hợp được phân công hoặc ủy quyền gửi thông báo điện tử hoặc văn bản phối hợp xử lý đến các đơn vị có liên quan, trong đó nêu cụ thể nội dung lấy ý kiến, thời hạn lấy ý kiến.
Quá trình lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan phải được cập nhật thường xuyên, đầy đủ về nội dung, thời hạn, cơ quan lấy ý kiến trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử;
b) Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời các nội dung được lấy ý kiến theo thời hạn lấy ý kiến và cập nhật nội dung, kết quả tham gia ý kiến vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử hoặc Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ. Trường hợp quá thời hạn lấy ý kiến mà cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến chưa có văn bản giấy hoặc văn bản điện tử trả lời thì cơ quan, đơn vị chủ trì thông báo cho người đứng đầu Bộ phận Một cửa đã chuyển hồ sơ về việc chậm trễ để phối hợp xử lý.
6. Trường hợp hồ sơ thực hiện theo quy trình liên thông giữa các cơ quan có thẩm quyền cùng cấp
a) Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ giấy, Bộ phận Một cửa xác định thứ tự các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, chuyển hồ sơ giấy đến cơ quan có thẩm quyền chủ trì giải quyết. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm xử lý, chuyển hồ sơ và kết quả giải quyết thuộc thẩm quyền (nếu có) đến cơ quan có thẩm quyền tiếp theo, trong đó Phiếu chuyển xử lý phải nêu rõ nội dung công việc, thời hạn giải quyết của từng cơ quan; cập nhật thông tin xử lý, thông tin chuyển xử lý vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.
Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ, chuyển kết quả và hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền tiếp theo theo thứ tự Bộ phận Một cửa xác định; cơ quan có thẩm quyền cuối cùng giải quyết xong thì chuyển kết quả và hồ sơ kèm theo cho cơ quan có thẩm quyền chủ trì; cơ quan chủ trì chuyển kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho Bộ phận Một cửa để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân; cập nhật tình hình, kết quả xử lý hồ sơ liên thông vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ điện tử, Bộ phận Một cửa chuyển hồ sơ điện tử đến tất cả các cơ quan tham gia giải quyết, trong đó ghi rõ cơ quan chủ trì, trách nhiệm, nội dung công việc, thời hạn trả kết quả của từng cơ quan tham gia giải quyết. Cơ quan tham gia giải quyết hồ sơ liên thông thực hiện xử lý theo thẩm quyền, trả kết quả giải quyết cho cơ quan cần sử dụng kết quả giải quyết cho các bước tiếp theo và gửi cho Bộ phận Một cửa để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân; cập nhật tình hình, kết quả xử lý hồ sơ liên thông vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.
7. Trường hợp hồ sơ thực hiện theo quy trình liên thông giữa các cơ quan có thẩm quyền không cùng cấp hành chính
a) Bộ phận Một cửa chuyển hồ sơ giấy đến cơ quan có thẩm quyền cấp trên; chuyển thông tin về hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử cho Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền cấp trên để giám sát, chuyển dữ liệu hồ sơ điện tử cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp trên xử lý hồ sơ theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; chuyển kết quả giải quyết cho Bộ phận Một cửa nơi tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân để trả kết quả theo Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
8. Các hồ sơ quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này sau khi thẩm định không đủ điều kiện giải quyết, cơ quan giải quyết thủ tục hành chính trả lại hồ sơ và thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ theo mẫu Phiếu từ chối giải quyết hồ sơ để gửi cho tổ chức, cá nhân thông qua Bộ phận Một cửa. Thông báo được nhập vào mục trả kết quả của Hệ thống thông tin một cửa điện tử. Thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định.
9. Đối với hồ sơ quá hạn giải quyết, trong thời hạn chậm nhất 01 ngày trước ngày hết hạn, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho Bộ phận Một cửa và gửi văn bản xin lỗi tổ chức, cá nhân, trong đó ghi rõ lý do quá hạn, thời gian đề nghị gia hạn trả kết quả theo mẫu Phiếu đề nghị gia hạn thời gian giải quyết. Việc hẹn lại ngày trả kết quả được thực hiện không quá một lần.
Căn cứ Phiếu đề nghị gia hạn thời gian giải quyết, Bộ phận Một cửa điều chỉnh lại thời gian trả kết quả xử lý trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử, đồng thời gửi thông báo đến tổ chức, cá nhân qua thư điện tử, tin nhắn, điện thoại hoặc mạng xã hội được cấp có thẩm quyền cho phép (nếu có).
1. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính gửi trả cho tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đầy đủ theo quy định mà cơ quan có thẩm quyền trả cho tổ chức, cá nhân sau khi giải quyết xong thủ tục hành chính.
2. Trường hợp hồ sơ có bản chính hoặc bản gốc đã tiếp nhận để sao chụp, đối chiếu, xác nhận tính xác thực thì cơ quan có thẩm quyền phải chuyển trả bản chính hoặc bản gốc đó cho tổ chức, cá nhân; thời điểm trả theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
3. Tổ chức, cá nhân nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo thời gian, địa điểm ghi trên Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; trường hợp đăng ký nhận kết quả trực tuyến thì thông qua Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
4. Khuyến khích việc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trước thời hạn quy định. Việc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trước thời hạn quy định phải được Bộ phận Một cửa thông báo cho tổ chức, cá nhân biết trước qua tin nhắn, thư điện tử, điện thoại hoặc qua mạng xã hội được cấp có thẩm quyền cho phép.
5. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân được lưu trữ tại Hệ thống thông tin một cửa điện tử của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ việc sử dụng, tra cứu thông tin, dữ liệu theo quy định của pháp luật.
1. Trường hợp xảy ra sai sót trong kết quả giải quyết thủ tục hành chính, nếu lỗi thuộc về cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền thì cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế hoặc đính chính sai sót và phải chịu mọi chi phí liên quan đến sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế hoặc đính chính.
2. Trường hợp hồ sơ bị mất, bị thất lạc hoặc bị hư hỏng trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp với tổ chức, cá nhân có hồ sơ, giấy tờ bị mất, bị thất lạc hoặc bị hư hỏng và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để khắc phục hậu quả; xác định cơ quan, tổ chức, cá nhân đã làm mất, thất lạc, hư hỏng hồ sơ để quy trách nhiệm chi trả mọi chi phí phát sinh trong việc xin cấp lại hồ sơ, giấy tờ, các trách nhiệm khác có liên quan và xin lỗi tổ chức, cá nhân về sự cố này. Trường hợp làm mất, thất lạc, hư hỏng hồ sơ liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ kết quả giải quyết thủ tục hành chính trả qua dịch vụ bưu chính công ích bị mất, bị thất lạc, bị hư hỏng được xử lý theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và pháp luật có liên quan.Bổ sung
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính đã được quy định (nếu có) theo các phương thức sau đây:
a) Trực tiếp nộp hoặc chuyển vào tài khoản phí, lệ phí của cơ quan có thẩm quyền;
b) Trực tiếp nộp hoặc chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tuyến;
c) Trực tuyến thông qua chức năng thanh toán phí, lệ phí của Hệ thống thông tin một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương.
2. Tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn việc nộp phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính bằng phương thức khác theo quy định của pháp luật nếu được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
3. Trong trường hợp không nộp trực tiếp thì chứng từ nộp tiền, chuyển khoản tiền phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính hoặc biên lai thu phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính (nếu có) được gửi kèm theo hồ sơ đến cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính.Bổ sung
1. Bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả, đồng bộ, tránh chồng chéo, lãng phí trong đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin từ trung ương đến cơ sở.
2. Bảo đảm tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
3. Bảo đảm khả năng kết nối, chia sẻ thông tin giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước với nhau; khả năng tiếp nhận, kết nối, chia sẻ thông tin giữa cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính với tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính thông qua các phương tiện điện tử, truyền thông, mạng xã hội được cấp có thẩm quyền cho phép.
4. Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, công nghệ thông tin, văn thư, lưu trữ, an ninh, an toàn thông tin và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Cổng Dịch vụ công quốc gia do Văn phòng Chính phủ xây dựng và thống nhất quản lý trên cơ sở tích hợp, trao đổi dữ liệu về thủ tục hành chính, hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và tích hợp dịch vụ công trực tuyến với Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.
2. Yêu cầu đối với việc xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia
a) Là đầu mối cung cấp thông tin, hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ tra cứu thông tin, giám sát tình trạng giải quyết thủ tục hành chính và tra cứu kết quả giải quyết thủ tục hành chính, kết quả đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính; công khai kết quả xử lý thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến;
b) Là giải pháp cổng thông tin có thể tùy biến để các bộ, ngành, địa phương có thể ứng dụng, sử dụng làm nền tảng xây dựng Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
c) Cho phép tổ chức, cá nhân đăng ký tài khoản sử dụng; cung cấp chức năng đăng nhập một lần (Single-Sign-On) và các cơ chế xác thực người dùng để thực hiện các thủ tục hành chính tại Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh;
d) Tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính để truy xuất dữ liệu thủ tục hành chính, dữ liệu về hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ;
đ) Tổng hợp, thống kê việc tiếp nhận hồ sơ, tình hình giải quyết thủ tục hành chính theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
e) Các yêu cầu khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc, định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống thông tin một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công quốc gia, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành liên quan trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương.Bổ sung
1. Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh phải được xây dựng tập trung, thống nhất để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp.
2. Yêu cầu đối với Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh
a) Bảo đảm tính thống nhất trong quá trình đầu tư, xây dựng, tuân thủ nguyên tắc mỗi bộ, ngành, địa phương chỉ có một Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tập trung để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp;
b) Bảo đảm khả năng tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để truy xuất dữ liệu thủ tục hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Hỗ trợ, hướng dẫn tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến; tiếp nhận và nhập thông tin điện tử của hồ sơ thủ tục hành chính được tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện theo tất cả các cách thức quy định tại Điều 16 Nghị định này;
d) Hỗ trợ xác thực thông tin công dân, doanh nghiệp thông qua việc kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp và các cơ sở dữ liệu khác liên quan; hỗ trợ việc nộp, thanh toán trực tuyến thuế, phí, lệ phí thông qua kết nối với cổng thanh toán tập trung của quốc gia hoặc các hệ thống thanh toán trực tuyến hợp pháp khác;
đ) Cung cấp thông tin về tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các đơn vị đầu mối giải quyết thủ tục hành chính các cấp;
e) Cho phép tổ chức, cá nhân đánh giá tiến độ, chất lượng tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;
g) Chia sẻ thông tin về tình hình giải quyết thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ đã được xác thực và kết quả giải quyết thủ tục hành chính đã được số hóa tới cơ sở dữ liệu của Cổng Dịch vụ công quốc gia;
h) Các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.
3. Các bộ, ngành, địa phương tổ chức việc chuyển đổi hồ sơ, tài liệu giấy liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân thành hồ sơ điện tử và xây dựng quy trình tin học hóa giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử.
4. Các bộ, ngành, địa phương quản lý tài khoản sử dụng dịch vụ công trực tuyến của tổ chức, cá nhân; có trách nhiệm bảo mật và lưu giữ thông tin của tổ chức, cá nhân trừ trường hợp phải cung cấp các thông tin này cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5. Các bộ, ngành, địa phương chưa có điều kiện xây dựng Cổng Dịch vụ công sẽ triển khai xây dựng trên nền tảng hạ tầng và phần mềm của Cổng Dịch vụ công quốc gia.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng và đưa vào vận hành Cổng thanh toán tập trung của quốc gia, bảo đảm kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh để tổ chức, cá nhân có thể thanh toán phí, lệ phí trực tuyến.
7. Bộ Công an vận hành và kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh để hỗ trợ xác thực thông tin công dân.
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư vận hành và kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp với Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh để hỗ trợ xác thực thông tin doanh nghiệp.
1. Mã số hồ sơ thủ tục hành chính do Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tự động, được sử dụng thống nhất trong hoạt động giao dịch giữa các cơ quan, đơn vị với tổ chức, cá nhân và giữa các cơ quan, đơn vị với nhau.
2. Cấu trúc Mã số hồ sơ thủ tục hành chính bao gồm:
a) Mã định danh của cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thủ tục hành chính.
Cấu trúc mã định danh theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành”;
b) Dãy số tự nhiên gồm ngày, tháng, năm tiếp nhận, số thứ tự hồ sơ tiếp nhận trong ngày.
1. Khách quan, trung thực, chính xác, khoa học, minh bạch, công khai, công bằng, bình đẳng, đúng pháp luật trong việc đánh giá và công bố kết quả đánh giá.
2. Lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính và kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ làm thước đo để đánh giá.
3. Bảo mật thông tin về tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, hợp tác khảo sát lấy ý kiến đánh giá.
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp trên đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của cơ quan, đơn vị trực thuộc.
2. Tổ chức, cá nhân đến giao dịch, thực hiện thủ tục hành chính đánh giá chất lượng và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính tự đánh giá việc thực hiện của cơ quan mình.
4. Văn phòng Chính phủ đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
5. Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức khác thực hiện đánh giá việc thực hiện thủ tục hành chính thông qua việc điều tra xã hội học theo nội dung, chương trình, kế hoạch của tổ chức.
1. Các thông tin phục vụ đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính được thu nhận thông qua các phương thức:
a) Phiếu đánh giá thường xuyên và định kỳ;
b) Thiết bị đánh giá điện tử tại Bộ phận Một cửa;
c) Chức năng đánh giá trực tuyến tại Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh;
d) Hệ thống camera giám sát;
đ) Ý kiến của tổ chức, cá nhân gửi đến hộp thư góp ý, phản ánh trên giấy hoặc điện tử;
e) Điều tra xã hội học độc lập, thường xuyên hay định kỳ;
g) Các hình thức hợp pháp khác.
2. Các thông tin phục vụ đánh giá quy định tại Khoản 1 Điều này được kết nối với Hệ thống thông tin một cửa điện tử, được công khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Văn phòng bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đơn vị đầu mối thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính) thực hiện tổng hợp, đánh giá theo các tiêu chí quy định tại các Điều 30 và 31 Nghị định này và công khai trên Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
3. Thông tin phục vụ đánh giá từ Điều tra xã hội học độc lập quy định tại điểm e Khoản 1 Điều này được thực hiện thường xuyên thông qua khảo sát qua điện thoại, khảo sát trực tuyến hoặc thông qua Phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động, máy tính bảng, mạng xã hội được cấp có thẩm quyền cho phép hoặc phối hợp với các cuộc điều tra xã hội học độc lập khác có một số nội dung tương tự;
Văn phòng bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện tổng hợp, đánh giá kết quả điều tra xã hội học và công khai trên Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
4. Các đơn vị, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu nhận thông tin phục vụ đánh giá có trách nhiệm động viên, hướng dẫn, giúp đỡ những người thuộc nhóm yếu thế như phụ nữ, người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, người khuyết tật tham gia gửi ý kiến đánh giá, tham gia điều tra xã hội học.
1. Việc đánh giá nội bộ đối với việc giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện bằng phần mềm cài đặt tại Bộ phận Một cửa nhằm đánh giá tính phù hợp pháp luật của quá trình giải quyết đã được thực hiện.
2. Tiêu chí đánh giá nội bộ bao gồm:
a) Quá trình luân chuyển hồ sơ theo quy định;
b) Chất lượng giải quyết qua từng bộ phận theo các nội dung quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i Khoản 1 Điều 31 Nghị định này;
c) Tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn trên tổng số hồ sơ tiếp nhận theo quy định.
3. Văn phòng bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá từ phần mềm để lập báo cáo định kỳ hàng năm lên Văn phòng Chính phủ và công khai kết quả đánh giá nội bộ trên trang thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương.
1. Việc giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan có thẩm quyền được đánh giá thông qua ý kiến đánh giá của các tổ chức, cá nhân theo các nội dung sau đây:
a) Thời gian trả kết quả giải quyết, xử lý hồ sơ thủ tục hành chính so với quy định hoặc yêu cầu của cơ quan, đơn vị chủ trì;
b) Số lượng cơ quan, đơn vị, tổ chức phải liên hệ để hoàn thiện hồ sơ thủ tục hành chính;
c) Số lần phải liên hệ với cơ quan tiếp nhận để hoàn thiện hồ sơ thủ tục hành chính;
d) Tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin thủ tục hành chính được công khai so với quy định;
đ) Thái độ ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính;
e) Sự phù hợp với pháp luật của kết quả giải quyết thủ tục hành chính và chi phí thực hiện thủ tục hành chính; các chi phí phát sinh ngoài quy định của pháp luật khi thực hiện các thủ tục hành chính;
g) Thời gian và chất lượng ý kiến giải trình của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức đối với các ý kiến phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân;
h) Tiến độ và chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan có thẩm quyền;
i) Các nội dung khác theo đánh giá của tổ chức, cá nhân.
2. Việc công khai kết quả đánh giá của tổ chức, cá nhân được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 Nghị định này.
1. Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với việc giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan có thẩm quyền được công khai tại cơ quan và trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính.
2. Kết quả đánh giá là một trong những tiêu chuẩn để xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; xác định trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; ưu tiên xem xét việc đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và xem xét khen thưởng, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành kế hoạch, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này tại các bộ, ngành, địa phương; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định này.
2. Ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia.
3. Quyết định việc thực hiện liên thông đối với các thủ tục hành chính có liên quan với nhau, thủ tục hành chính của cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành dọc đặt tại địa phương được tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.
4. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
a) Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này tại các bộ, ngành, địa phương;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, địa phương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định này; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thiết lập và hoạt động của Bộ phận Một cửa của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp;
c) Xây dựng, ban hành các biểu mẫu thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, công cụ thu thập thông tin đánh giá, công cụ chấm điểm, điều tra xã hội học và các phương pháp khác để đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan nhà nước các cấp;
d) Xây dựng, quản lý, tổ chức vận hành Cổng Dịch vụ công quốc gia; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan bảo đảm an toàn thông tin; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia;
đ) Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông;
e) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định thực hiện liên thông đối với các thủ tục hành chính có liên quan với nhau;
g) Phối hợp với các bộ có cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành dọc đặt tại địa phương lựa chọn các thủ tục hành chính được tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện trình Thủ tướng Chính phủ;
h) Hàng năm tổng hợp đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
i) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan xây dựng, ban hành quy định thống nhất về Mã số hồ sơ thủ tục hành chính và Mã ngành, lĩnh vực thủ tục hành chính trên hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.
2. Bộ Nội vụ
a) Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa;
b) Chủ trì, phối hợp Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn lưu trữ hồ sơ, dữ liệu điện tử.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông
Ngoài nhiệm vụ được giao tại Khoản 3 Điều 24 Nghị định này, Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Hướng dẫn thống nhất việc kết nối, cung cấp thông tin của các hệ thống thông tin một cửa trên phạm vi cả nước;
b) Ban hành các tiêu chí, quy định thống nhất trong xây dựng Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh;
c) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an thực hiện các biện pháp giám sát, biện pháp bảo đảm an toàn thông tin cho Cổng Dịch vụ công quốc gia; hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương bảo đảm an toàn thông tin cho Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.
4. Bộ Tài chính
Ban hành quy định về mức chi phục vụ các hoạt động thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
5. Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại bộ, cơ quan mình theo quy định.
1. Chỉ đạo tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định tại Nghị định này; xây dựng, quản lý Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của bộ, ngành.
2. Công bố danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận và không tiếp nhận tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc thẩm quyền của bộ, ngành; danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công của bộ, ngành; danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận của bộ, ngành giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận.
3. Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả, quy chế hoạt động của Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử theo quy định tại Nghị định này.
4. Hướng dẫn các địa phương giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế liên thông thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành để áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.
5. Chỉ đạo xây dựng và ban hành quy trình nội bộ, quy trình điện tử đối với việc giải quyết từng thủ tục hành chính thuộc phạm vi thực hiện của bộ, ngành mình.
6. Chỉ đạo các cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành dọc đặt tại địa phương được tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa cấp tỉnh, cấp huyện và phối hợp với các cơ quan nhà nước ở địa phương trong giải quyết thủ tục hành chính.
7. Định kỳ hàng năm đề xuất các thủ tục hành chính thực hiện liên thông và xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy trình thực hiện liên thông thủ tục hành chính. Bộ, cơ quan quản lý lĩnh vực được giao tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính liên thông thực hiện công bố thủ tục hành chính liên thông sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành.
8. Chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời và xử lý nghiêm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức không thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định này, để xảy ra các vi phạm liên quan đến hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả và đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính.
9. Kịp thời có giải pháp về công tác cán bộ để động viên, khích lệ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa dựa trên kết quả đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức.Bổ sung
1. Tổ chức việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định tại Nghị định này; chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên về triển khai, tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan nhà nước ở địa phương.
2. Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Một cửa theo quy định tại Nghị định này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế hoạt động của Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo xây dựng và ban hành quy trình nội bộ, quy trình điện tử đối với việc giải quyết từng thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để thực hiện thống nhất trong toàn địa phương.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại địa phương theo quy định tại Nghị định này và quy chế tổ chức hoạt động của Bộ phận Một cửa do Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành;
b) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên về kết quả, tiến độ giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc thẩm quyền của địa phương;
c) Công bố danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa của các cơ quan có thẩm quyền cùng cấp và thuộc thẩm quyền của cấp này có thể giao cấp khác tiếp nhận hồ sơ; danh mục thủ tục hành chính được tiếp nhận trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh;
d) Chỉ đạo việc xây dựng, quản lý thống nhất Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh; tổ chức các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông;
đ) Chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời và xử lý nghiêm người đứng đầu các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định này để xảy ra các vi phạm liên quan đến hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả và đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính;
e) Kịp thời có giải pháp động viên, khích lệ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại bộ phận một cửa các cấp chính quyền dựa trên kết quả đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
a) Trực tiếp chỉ đạo việc triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại địa phương theo các quy định tại Nghị định này và quy chế tổ chức hoạt động của Bộ phận Một cửa do Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành;
b) Chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, trước cơ quan hành chính nhà nước cấp trên về kết quả tiến độ, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc thẩm quyền của địa phương;
c) Kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này;
d) Xin lỗi cá nhân, tổ chức khi cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền vi phạm các quy định về những hành vi không được làm trong giải quyết thủ tục hành chính quy định tại Nghị định này, gây bức xúc cho nhân dân.
1. Kinh phí thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông của bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương được dự toán trong tổng kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động quản lý nhà nước của bộ, ngành, địa phương hàng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thuê trụ sở Bộ phận Một cửa, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin được chi theo quy định của pháp luật về đầu tư công và được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, xây dựng, công nghệ thông tin và pháp luật khác có liên quan.
3. Ngoài kinh phí do ngân sách nhà nước bảo đảm, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được sử dụng các nguồn hợp pháp khác để thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc phạm vi quản lý.
4. Kinh phí thực hiện việc áp dụng cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác do các các cơ quan, tổ chức đó tự bảo đảm.
1. Khi thực hiện quy trình tiếp nhận, chuyển xử lý, giải quyết thủ tục hành chính tại các Điều 17, 18, 19 và 20 của Nghị định này, ở những nơi chưa hoàn thành việc xây dựng Hệ thống thông tin một cửa điện tử, thì cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ nhập thông tin vào Sổ theo dõi hồ sơ, cấp Mã số hồ sơ cho tổ chức, cá nhân theo cấu trúc quy định tại Điều 26 Nghị định này, lập và theo dõi quy trình giải quyết thông qua Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ; cán bộ, công chức, viên chức giải quyết cập nhật quy trình chuyển xử lý, giải quyết thủ tục hành chính vào Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ.
2. Các tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm thành lập Trung tâm hành chính công được tiếp tục thực hiện đến hết thời gian thí điểm, sau đó chuyển sang thực hiện theo quy định của Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 21 tháng 6 năm 2018.
2. Quyết định số 09/2015/QĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Việc tiếp nhận các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông cho tổ chức, cá nhân được thực hiện theo Nghị định này; không thực hiện các quy định về tiếp nhận văn bản đến tại các Điều 13, 14 và 15 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư.
1. Văn phòng Chính phủ hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này; định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 61/2018/ND-CP |
Hanoi, April 23, 2018 |
IMPLEMENTATION OF SINGLE-WINDOW SYSTEM AND INTERLINKED SINGLE-WINDOW SYSTEM FOR HANDLING ADMINISTRATIVE PROCEDURES
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Local Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Electronic Transactions dated November 29, 2005;
Pursuant to the Law on Information Technology dated June 29, 2006;
Pursuant to Clause 2 of Article 19 in the Law on Issuance of Legislative Documents dated June 22, 2015;
Upon the request of the Minister cum Chief of the Government’s Office;
The Government hereby promulgates the Decree on implementation of single-window system and interlinked single-window system for handling administrative procedures.
1. This Decree regulates the implementation of single-window system and interlinked single-window system for handling administrative procedures for organizations and individuals.
2. This Decree shall not apply to the implementation of administrative procedures under the national single-window system prescribed in the Law on Customs.
Article 2. Subjects of application
1. Entities handling administrative procedures
a) Ministries, ministry-level agencies; general departments, directorates and equivalent-level entities, departments, administrations or authorities affiliated to ministries and ministry-level agencies, having duties and authority to deal with administrative procedures and get involved in the process of handling of administrative procedures;
b) People’s Committees at all levels; professional entities affiliated to provincial and district-level People’s Committees; management committees of industrial zones, export processing zones, economic zones and hi-tech parks, having duties and authority to handle administrative procedures;
Entities prescribed in point a, b of this clause are hereinafter referred to as competent entities;
2. Public officers, servants and employees of competent entities prescribed in clause 1 of this Article, military officers and police officers under the control of the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security (hereinafter referred to as public officers, servants and employees).
3. Organizations and individuals requesting the implementation of administrative procedures (hereinafter referred to as organization and individuals).
4. Enterprises providing public postal services, enterprises and individuals hired or authorized to carry out administrative procedures in accordance with laws.
5. State-owned public units, state enterprises and other entities applying this Decree to the handling of administrative procedures for organizations and individuals.
For the purposes of this Decree, terms used herein shall be construed as follows:
1. Single-window system for handling administrative procedures refers to a method for receiving documentation, handling and informing results of handling of administrative procedures, monitoring, supervising and assessing the handling of administrative procedures for organizations and individuals that a competent entity employs with the help of a one-stop shop prescribed in clause 3 of this Article.
2. Interlinked single-window system for handling administrative procedures refers to a method for building cooperation between competent entities in receiving documentation, handling and informing results of handling of a single administrative procedure or a set of related administrative procedures, monitoring, supervising and assessing the handling of administrative procedures for organizations and individuals with the help of a one-stop shop prescribed in clause 3 of this Article.
3. One-stop shop refers to the generic name of the unit receiving and informing results of handling of administrative procedures or the public administrative service center at the provincial level that has duties and authority to provide instructions about, receive, handle or forward documentation to handle and inform the results of handling of administrative procedures, monitor, supervise and assess the handling of administrative procedures for interested organizations and individuals.
4. National public service portal refers to a portal that integrates information about online public services, status and results of handling of administrative procedures on the basis of connecting and accessing data available on single-window electronic information systems at the ministerial or provincial level and professional and technical support solutions, and is designed and administered consistently by the Government’s Office.
5. Ministerial- or provincial-level public service portal refers to a portal that integrates information about online public services, status and results of handling of administrative procedures on the basis of integrating and sharing data with a ministerial- or provincial-level single-window electronic information system.
6. Ministerial- or provincial-level single-window electronic information system refers to an internal information system performing the functions of supporting the receipt, handling and monitoring of receipt, handling and results of handling of administrative procedures, which is administered by an entity directly under the control of a ministry or province; connecting, integrating and sharing data with the document processing system to process documents on the networked environment; connecting and integrating with the national public service portal and ministerial-level or provincial-level public service portals to publish results of handling of administrative procedures and provide public services online.
7. Assessment of handling of administrative procedures refers to comments or conclusions of competent entities, organizations or individuals about quality and progress of provision of instructions, receipt, handling and response with results of handling of administrative procedures by the one-stop shop, in-charge public officers, servants and employees, and entities handling administrative procedures.
Article 4. Principles of implementation of single-window system and interlinked single-window system
1. Considering the satisfaction of organizations and individuals as a measure of service quality and efficiency of public officers, servants and employees and competent entities.
2. Handling administrative procedures for organizations and individuals by employing single-window systems and interlinked single-window systems in a manner of centralized and uniform management.
3. Ensuring timeliness, quickness, convenience, compliance with laws, equality, fairness, objectivity, public disclosure, transparency and close cooperation between competent entities in the course of handling of administrative procedures.
4. Ensuring that handling of administrative procedures is expedited, inspected, supervised and assessed by different methods on the basis of promotion of application of information technology and involvement of organizations and individuals.
5. Helping organizations and individuals avoid incurring costs of implementation of administrative procedures which are not specified in regulations in force.
6. Public officers, servants and employees of competent entities must be accountable for performing public affairs during the period of handling of administrative procedures in accordance with laws.
7. Complying with Vietnamese laws and international agreements regarding implementation of single-window systems and interlinked single-window systems during the period of handling of administrative procedures to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory or has acceded.
Article 5. Prohibited acts in handling of administrative procedures in accordance with single-window systems and interlinked single-window systems
1. Public officers, servants and employees tasked with providing instructions about, receiving documentation, dealing with and responding with results of handling of administrative procedures in accordance with single-window systems and interlinked single-window systems at the head office of the one-stop shop and competent entities shall be prohibited from performing the following acts:
a) Bossily treat, harass, disturb and trouble organizations and individuals carrying out administrative procedures;
b) Hinder organizations and individuals from selecting forms of submission of documentation, receipt and notification of results of handling of administrative procedures in accordance with laws;
c) Illegally obstruct or prevent the process of transmitting, sending and receiving electronic data; illegally change, delete, remove, falsify, duplicate and move part or all of contents of data used for carrying out administrative procedures;
d) Unveil information about documents and other information regarding the privacy of organizations and individuals or use such information for profiteering purposes;
dd) Refuse to carry out or lengthen the time of handling of administrative procedures or discretionarily request additional documents in breach of laws;
e) Directly perform transactions, request organizations and individuals to additionally provide and improve documents without asking for permission from the One-stop Shop, unless otherwise prescribed by laws;
g) Pass the buck, show a lack of cooperation, equality, impartiality and incompliance with laws during the process of handling administrative procedures;
h) Behave or communicate incompliantly with workplace culture rules;
i) Commit other violations against laws during the period of performing official affairs.
2. Organizations and individuals requesting handling of administrative procedures shall be prohibited from performing the following acts:
a) Fraudulently and falsely create, expropriate and illegally use documents and results of handling of administrative procedures;
b) Hinder the handling of administrative procedures for organizations and individuals;
c) Use other tricks to deceive and bribe public officers, servants and employees during the process of handling administrative procedures;
d) Slander, send reports, petitions, complaints, accusations on or impersonate other people to make false, unfounded or unproven denunciations of violations of law committed by public officers, servants or employees and competent entities in the course of providing instructions about, receiving, settling and informing results of handling of administrative procedures;
dd) Offend the honor of competent entities; use or threaten to use brute force, insult the honor and dignity of public officers, servants or employees or competent entities in the process of providing instructions on, receiving, settling and informing results of handling of administrative procedures;
e) Give comments or assessments that are impartial, unfair, untrue, illegal or contrary to the actual conditions of implementation of assignments of public officers, servants or employees or competent entities during the period of providing instructions about, receiving, settling and informing results of handling administrative procedures;
g) Commit other violations as provided in laws.
3. Enterprises providing public postal services, enterprises and individuals hired or authorized to carry out administrative procedures shall be prohibited from performing the following acts:
a) Hinder the process of handling of administrative procedures;
b) Cheat public officers, servants, employees, competent entities, organizations or persons hired or authorized to carry out administrative procedures;
g) Commit other violations as provided in laws.
Article 6. Rights and responsibilities of organizations and individuals carrying out administrative procedures
1. Rights
a) Receive instructions about preparation of documents, receipt of documents and document receipt notes and make appointments to inform results of processing of documents;
b) Refuse to carry out requests not specified in legislative documents prescribing administrative procedures;
c) Raise issues and recommendations with competent entities about unnecessariness, irrationality and illegitimacy of administrative procedures;
d) Send reports, recommendations, complaints or denunciations to public officers, servants and employees when having grounds or evidence that guiding, receiving, settling or informing results of handling of administrative procedures is in breach of laws and about other related violations;
dd) Exercise other rights in accordance with laws.
2. Responsibilities:
a) Take responsibility for legality and accuracy of documents included in documentation and provide related information in full;
b) Upon receiving results of handling of administrative procedures at the One-stop shop, bring the note of document receipt and appointment for notification of results. In case of authorizing other persons to receive such results, the letter of authorization signed by the principal shall be required;
c) Fully implement regulations on handling of administrative procedures and those imposed by the One-stop Shop; pay fees, charges (if any) in full as per regulations in force;
d) Bear responsibility before law for any violation specified in clause 2 and 3 of Article 5 herein and other relevant regulations.
ORGANIZATION, RELATIONSHIPS IN PERFORMING PUBLIC AFFAIRS AND MAIN OFFICE OF THE ONE-STOP SHOP
Article 7. Organization of the One-stop Shop
1. At the ministerial level
a) Based on the number of administrative procedures under the respective jurisdiction, the frequency rate of receipt of documents and the location of main office of each Ministry, Ministers and Ministry-level Heads shall make decisions on establishment of Document Receipt and Response Divisions at these entities directly controlled by offices thereof.
In case of refusing to establish Document Receipt and Response Divisions at ministries and ministry-level entities, Ministers and Heads of Ministry-level agencies shall regulate the establishment of such One-stop Shops at general departments (or directorates) or equivalent ones and departments (or authorities or administrations);
b) Based on principles specified in Article 4 and other provisions laid down herein, Minister of National Defense and Minister of Public Security shall make decisions on implementation of single-window systems and interlinked single-window systems according to the working conditions of respective ministries;
c) Under the provisions of this Decree, other provisions of laws and related International Agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory or has acceded, and practical conditions and contexts of specific countries and localities, the Minister of Foreign Affairs shall make a decision on implementation of single-window systems and interlinked single-window systems in order to deal with administrative procedures at diplomatic missions, consular missions and representative agencies of Vietnam in overseas international organizations.
2. At the provincial level
a) Provincial-level People’s Committees shall decide to establish Public Administrative Service Centers that play their roles as particular administrative entities under the control of Offices of provincial-level People’s Committees, hold stamps used for implementing assigned duties and delegated authority.
Facilities, offices, equipment, machinery and technical applications of Public Administrative Service Centers shall be provided and managed by Offices of provincial-level People’s Committees.
Based on the frequency rates of receipt of administrative documents, the locations of main offices of specialized entities and natural conditions, and local socio-economic conditions, People's Committee of Hanoi and People's Committee of Ho Chi Minh city shall appeal to municipal People's Councils to decide the number of Public Administrative Service Centers in these cities;
b) In case where provincial-level administrative divisions fail to meet prescribed requirements for organization of Public Administrative Service Centers, heads of specialized entities shall decide to establish Document Receipt and Response Division subordinate to offices of these specialized entities put under the control of provincial-level People's Committees.
Facilities, main offices, equipment, machinery and technical applications of Document Receipt and Response Divisions at provincial-level specialized entities shall be provided by these entities.
3. At the district level
District-level People's Committees shall decide to establish Document Receipt and Response Divisions subordinate to offices of district-level People’s Councils and People’s Committees.
Offices of district-level People’s Councils and People’s Committees shall provide and manage main offices, equipment, machinery, application software and network systems.
4. At the communal level
Communal-level People’s Committees shall decide to establish Document Receipt and Response Divisions under their jurisdiction.
5. Heads of centrally-controlled agencies shall be vertically organized at the localities deciding to organize Document Receipt and Response Divisions at offices or specialized units or organizations affiliated to these agencies (if these units or organizations do not have offices), shall direct the assignment of public officers, servants or employees to directly come to provincial-level Public Administrative Service Centers or district-level Document Receipt and Response Divisions to receive and deal with administrative procedures with respect to those under their jurisdiction as provided in clause 2 and 3 of Article 14 herein.
6. At ministries and sectoral administrations, provincial-level People's Committee deciding to establish Document Receipt and Response Divisions at specialized entities, Ministry’s Offices or Offices of provincial-level People’s Committees shall be assigned to monitor, supervise and expedite implementation of single-window systems and interlinked single-window systems at these entities through electronic single-window information systems at the ministerial or provincial level.
Article 8. Duties and rights of the One-stop Shop
1. Duties
a) Fully and promptly publish by electronic means or in writing the list of administrative procedures carried out at One-stop Shops; the contents of administrative procedures which are publicized under the provisions of the law on control of administrative procedures and this Decree; support those unable to access administrative procedures publicized by electronic means;
b) Provide guidance on implementing administrative procedures; receive administrative formalities; settle or transfer documentation used for handling administrative procedures; respond with results of handling of administrative procedures; monitor, supervise and evaluate the handling and notification of the results of administrative procedure settlement for organizations and individuals; collect fees and charges (if any) as prescribed;
c) Cooperate with relevant agencies and units in resolving and informing the results of settlement of administrative procedures for organizations and individuals in cases where administrative procedures require the immediate resolution in the day or administrative procedures are assigned or entrusted to public officials and employees at the One-stop Shop to resolve; support organizations and individuals to use Level 3 and Level 4 online public services;
d) Cooperate with competent entities and other relevant ones to organize training courses in improvement of professional qualifications for public officers, servants and employees tasked with guiding, receiving and informing results of handling of administrative procedure according to single-window systems and interlinked single-window systems;
dd) Receive, settle or report to competent entities on handling of feedbacks, petitions, complaints and denunciations of organizations and individuals against public officers, servants and employees about guiding, receiving, settling and transferring documentation for handling and notification of administrative procedure settlement results; address the explanations for competent entities on feedbacks, petitions, complaints and denunciations to organizations and individuals;
e) Arrange equipment at the One-stop Shop in accordance with the provisions of point b of clause 2 of Article 13 herein and provide necessary legal support services, pay charges, fees, taxes, foreign and ethnic language interpreters (if necessary), photocopy, print documents and other necessary services to meet organizations or individuals’ demands at service prices approved by competent entities;
g) Perform other duties as stipulated by law.
2. Rights
a) Request competent authorities and other related entities to provide information and documents used for performing tasks of receiving and handling administrative procedures;
b) Refuse to receive documentation in contravention of regulations; preside over monitoring, supervising and pushing concerned agencies and units to settle administrative procedures in conformity with the processes already approved by competent entities; request competent entities to inform about the reception and progress of handling of administrative procedures for organizations and individuals; push agencies and units participating in the One-stop Shop to process due or overdue documentation;
c) Monitor, push, judge and assess public officers, servants or employees seconded by competent entities to work at the One-stop Shop with regard to ensure that they comply with working hours and legislative regulations on working regimes, workplace culture and rules;
d) Recommend reforming, renovating and promoting service quality, performing public affairs by deadlines and for the convenience of organizations and individuals; execute or cooperate in executing communication and propaganda campaigns for implementation of single-window systems or interlinked single-window systems for handling of administrative procedures;
dd) Administer and appeal to competent entities to upgrade facilities and information technology infrastructure and application software of single-window electronic information portal systems; get involved in assuring information security during the period of usage and operation of these systems;
e) Exercise other rights as stipulated by law.
Article 9. Responsibilities of heads of One-stop Shops
1. Directly administer and assume responsibility to heads of competent entities for all of their operations.
Act on behalf of heads of competent entities to sign written documents to push their functional affiliates or units related to handling of administrative procedures to ensure that handling of administrative procedures conforms to regulations; send reports and recommendations to heads of competent entities about actions against cases in which administrative procedures are not handled by the prescribed deadlines and according to the prescribed quality standards.
2. Every 03 months or spontaneously, heads of One-stop Shops shall work with competent entities having administrative procedures received and handled at those Shops at the same level to discuss management, administration, implementation of duties and the status of receipt of documentation and handling of administrative procedures by specialized entities at these One-stop Shops.
3. Manage working hours, the progress of handling assignments, attitudes, behavior and conduct of public officers, servants and employees seconded to work at the One-stop Shop and make monthly reports to entities seconding public officers, servants and employees; refuse to accept or proactively recommend these entities to replace public officers, servants and employees who violate labor discipline, have their attitude, behavior or conduct in contravention of workplace culture rules, whose professional capabilities do not meet the assigned tasks or who commit other law violations.
4. Assign tasks to deputies, public officers, servants or employees depending on their professional competencies and qualifications; inspect and expedite implementation of assigned tasks and communication and reporting activities in accordance with regulations in force.
5. Collaborate with entities seconding public officers, servants or employees to judge and impose actions against any of their violations, publicize results of such actions to organizations or individuals filing their claims, petitions, complaints or denunciations against these violations.
6. Proactively suggest the heads of competent agencies to send public officers, servants and employees to the One-stop Shop to promptly increase and reduce the number thereof if the number of organizations and individuals coming to carry out administrative procedures has been increased or decreased significantly, or is just a few, or they are obtain permission to be absent or resigned from work under regulations.
7. Publicize main office addresses and, on websites of One-stop Shops, full names, titles, telephone numbers of heads and deputies of One-stop Shops; full names, titles, working sectors and telephone numbers of public officers, servants and employees seconded to work at One-stop Shops.
8. Promptly handle violations of law committed by public officers, servants or employees working at One-stop Shops within their jurisdiction, or transfer them to competent entities to seek their actions.
9. Take charge of fire protection and assurance of security and safety for public officers, servants or employees, workers, organizations or individuals coming to carry out administrative procedures at main offices of One-stop Divisions.
10. Manage and appeal to competent authorities for procurement, lease, renovation, repair, maintenance, replacement, supplementation and liquidation of property, material and technical facilities at One-stop Shops as per laws; scientifically and logically arrange areas intended for providing information and handling administrative procedures, and equipment meeting demands of organizations and individuals coming to carry out administrative procedures.
Article 10. Personnel of One-stop Shops
1. At the ministerial level
a) Document Receipt and Response Division of ministries or ministry-level agencies shall be headed by a leader of a Ministry’s Office; in case of establishment of Document Receipt and Response Division at general departments, directorates or equivalent, departments, authorities or administrations, the Division shall be headed by a leader of the office of a general department, directorate or equivalent, or a leader of the office of a department, authority or administration;
b) Public officers, servants or employees receiving and handling administrative procedures at the Document Receipt and Response Division are those seconded by specialized entities;
c) Offices of ministries, offices of general departments, directorates or offices of departments, authorities or administrations shall send their public officers, servants or employees to manage and operate the main office, equipment, machinery and network systems of the Document Receipt and Response Division.
2. At the provincial level
a) In case of establishment of the Public Administrative Service Center, the leadership of the provincial-level Center shall comprise 01 Director who is one of the leaders of offices of provincial-level People's Committees or equivalent, and no more than 02 Deputy Directors who are 02 leaders of divisions of offices of provincial-level People's Committees appointed under the decisions of the Presidents of the Committees.
Provincial-level specialized entities shall second public officers and servants to work at the Public Administrative Service Center under the provisions hereof.
Offices of provincial-level People’s Committees shall send public officers and servants to manage and operate the main office, equipment, machinery and network system of the Public Administrative Service Center.
b) In case of establishment of the Document Receipt and response Division at specialized entities under the control of provincial-level People's Committees, this Division must be headed by 01 leader of the office of the respective specialized entity. Specialized divisions shall send public servants to work for the Document Receipt and Response Division.
3. At the district level
a) Provincial-level Document Receipt and Response Division shall be headed by a leader of the office of provincial-level People’s Council and People’s Committee;
b) Specialized entities of provincial-level People’s Committees shall send their staff to work there;
c) Offices of district-level People’s Councils and People’s Committees shall send their personnel to manage and operate the main office, equipment, machinery, application software and network systems of the Document Receipt and Response Division.
4. At the communal level
a) Document Receipt and Response Division shall be put under the direction and management of Presidents of communal-level People's Committees;
b) Public servants working at the Document Receipt and Response Division of communal-level People’s Committee must be those holding communal-level public office as provided in the Law on Public Servants who are assigned by Presidents of communal-level People's Committees to adapt to specific conditions of their localities.
5. Central agencies organized in the vertical structures at localities
a) Personnel of Document Receipt and Response Division of centrally-controlled entities organized in the vertical structure at localities shall be decided by heads of these entities;
b) Public officers, servants or employees receiving and handling administrative procedures at One-stop Shops of centrally-controlled entities organized in the vertical structure at all-level localities shall be seconded by specialized units under the control of these entities to receive or handle administrative procedures directly in accordance with regulations in force.
Article 11. Standards, responsibilities, rights and benefits, terms of office of public officers, servants and employees working at One-stop Shops
1. Standards
a) Fully meet general conduct standards prescribed by laws on public officers and servants and armed forces;
b) Public servants and employees working at the One-stop Shop at the ministerial level (including general departments, directorates and equivalents, departments, authorities or administrations), provincial level or district level must have been appointed to specialist ranks or higher; must have the seniority of at least 3 years working in the designated sectors or industries and must be assessed as successfully accomplishing assigned tasks;
c) Have good moral standards and a high sense of responsibility during the period of performing assigned duties;
d) Exhibit polite, courteous, cordial, open and good interpersonal conduct and behavior in uniformity with workplace culture rules.
2. Responsibilities:
a) Strictly and fully implement provisions laid down herein and other relevant laws;
b) Provide favorable conditions to enable organizations and individuals to carry out administrative procedures;
c) Instruct organizations and individuals to carry out administrative procedures in a full, clear and accurate manner; in case of having to make a request for amendments and/or supplements to submitted documentation, such request shall be made once only;
d) Receive, settle and transfer submitted documentation, monitor the handling of administrative procedures for organizations and individuals in accordance with regulations in force; update management software with received documentation and grant documentation numbers to requesting organizations and individuals;
dd) Actively advise and propose initiatives for reform of the settlement of administrative procedures; promptly detect and petition competent agencies and persons to amend, supplement, change or cancel or abolish regulations on administrative procedures in breach of law, not feasible or inappropriate to actual situations of ministries, sectoral administrations and localities;
e) Wear uniform or dress according to the set dress codes and staff identity cards at work;
g) Take part in professional, party, union meetings or gathering activities, assessment and selection of emulation nominees and reward winners or persons subject to sanction at entities sending their staff to work for the One-stop Shop;
h) Implement provisions laid down in relevant laws;
3. Rights and benefits
a) Receive training in professional skills, information technology and the culture of communication with organizations and individuals;
b) Have opportunities to take domestic and overseas courses in political theories, state management, foreign language, informatics and other fields in accordance with law;
c) Take compensatory days-off (if they work overtime, on national holidays, Saturdays or Sundays);
d) Receive salaries, allowances, bonuses and other compensation packages (if any) at the entities seconding them to work at the One-stop Shop.
4. Terms of office of public officers, servants and employees seconded to the One-stop Shop
Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Chairpersons of provincial-level People’s Committees shall decide the term of office of those staff seconded to the One-stop Shops at the ministerial, provincial or district level provided that such term of office is not less than 06 months and is restricted to 24 months each time, except cases specified in clause 8 of Article 12 herein.
Article 12. Responsibilities of competent entities seconding their staff
1. Second those staff members that meet eligibility standards prescribed in clause 1 of Article 11 herein to work at the One-stop Shop.
2. Guide, urge and inspect public officers, servants and employees who receive, evaluate or collaborate in the evaluation of relevant documentation; transfer such documentation to competent agencies to handle inter-level administrative procedures; approve or submit to competent authorities for approval of administrative documentation and inform results of administrative procedures settlement to organizations and individuals at the One-stop Shop.
3. Cooperate with the One-stop Shop in designing the processes for handling of administrative procedures in a detailed and explicit manner, setting the handling deadlines and steps in ensuring administrative procedures are handled by the deadlines before submitting them to competent entities to seek their approval.
4. Assign public officers, servants and employees to regularly inspect and update the schedule of processing of specific documentation package on management software in order to handle administrative procedures in accordance with regulations in force.
5. Actively send the One-stop Shop the written notification of reasons for the late handling of administrative procedures, enclosing written documents stating apologies to organizations and individuals and setting other deadlines for notification of handling results.
6. Punctually inform and update changes in administrative procedures which are made known to the public in writing or in an electronic form at the One-stop Shop.
7. Provide information related to their assigned tasks in full, secure all rights and benefits of those staff members working for One-stop Shops.
8. Actively coordinate with One-stop Shops to manage public officers, servants and employees sent to these One-stop Shops; have a plan to prepare at least 01 non-full-time public officer, servant or employee for timely substitution for existing ones working at One-stop Shops in case any of them takes leave, compensatory days-off, sick leave, personal leave, training courses, goes on business trips so as not to disrupt the reception and return of documentation to organizations and individuals; promptly increase or decrease the number of seconded staff members or temporarily withdraw seconded staff members from One-stop Shops when the number of organizations and individuals coming to carry out administrative procedures increases, decreases or there are too few staff members (in case of temporarily withdrawing seconded staff members, entities seconding their staff members must hold discussions with One-stop Shops about solutions to receiving documentation submitted by organizations and individuals and informing results of handling of such documentation). In cases where seconded public officers, servants or employees do not fulfill their assigned tasks or are ranked low in service satisfaction, they shall be substituted.
9. Every quarter, work with One-stop Shops to account for fees and charges for implementation of administrative procedures collected at One-stop Shops (if any).
10. Collaborate with heads of One-stop Shops in assessing seconded staff members on their performance during their term of office at One-stop Shops in accordance with this Decree.
Article 13. Location of main offices and installation of equipment at One-stop Shops
1. One-stop Shop must be located in a conspicuous place, must cover an area of land appropriate for performing assigned tasks and dealing with the number of transactions during the day.
Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Chairpersons of provincial-level or district-level People’s Committees shall, based on current conditions of receipt of administrative documentation at ministries, sectoral administrations and localities, determine appropriate locations and land size, and shall prefer improvement and renovation of existing offices or those rented or altered for other uses as a way to avoiding extravagance. In case of building new main offices, consent must be obtained from competent authorities and laws on investment, construction and other relevant ones must be obeyed.
2. Equipment
a) Based on the nature of assigned tasks and current situations occurring at entities, standards and norms of machinery or equipment provided to state regulatory authorities, Ministers, Heads of entities, Chairpersons of all-level People's Committees shall, under their respective jurisdiction, make decisions on equipment and means intended for performing assigned tasks of One-stop Shops to meet their staff members’ demands and must apply information technology during the period of performing their activities;
b) At One-stop Shops, it shall be necessary to save spaces for providing administrative information and procedures; areas for receiving documentation and informing results which are divided into specific-sector counters; provide the adequate number of waiting seats, writing desks and computers with network connection available for organizations and individuals coming to perform transactions and public services online; install cameras to monitor the entire working area of the One-stop Shop connected with superior state agencies and throughout the entire system; arrange places for installation of equipment: e.g. queue number machines linked to single-window electronic information systems; touch screen monitors helping organizations and individuals to search information, administrative procedures and results of handling of administrative procedures; arrange areas for providing services prescribed in point g of clause 1 of Article 8 herein.
REMIT TO RECEIVE AND STEPS IN HANDLING OF ADMINISTRATIVE PROCEDURES
Article 14. Remit to receive administrative procedures at One-stop Shops
1. At the ministerial level
a) Document Receipt and Response Division of ministries and ministry-level agencies receives administrative documentation under the single or interagency handling jurisdiction of entities directly controlled by ministries or ministry-level agencies;
b) Document Receipt and Response Division of general departments, directorates and equivalents, ministry-controlled departments receives administrative documentation under the single or interagency handling jurisdiction of entities thereof;
c) Document Receipt and Response Division of centrally-controlled entities organized in the vertical structure at localities receives administrative documentation under the single or interagency handling jurisdiction of affiliates thereof.
2. At the provincial level
a) Public Administrative Service Center receives administrative documentation under the single or interagency handling jurisdiction of provincial-level People's Committees, specialized entities of provincial-level People's Committees, those under the single or interagency handling jurisdiction of entities organized in the vertical structure at localities according to directives given by the Prime Minister, and those under the handling jurisdiction of ministries, sectoral administrations and district-level People's Committees that are delivered and received at this Center;
b) Document Receipt and Response Division of provincial-level specialized entities receives administrative procedures under the single or interagency handling jurisdiction of these entities, those under the handling jurisdiction of ministries, sectoral administrations and district-level People's Committees authorized to receive them at provincial-level specialized entities.
3. At the district level
District-level Document Receipt and Response Division receives documentation of all administrative procedures under the single or interagency handling jurisdiction of district-level People's Committees, some of administrative procedures under the single or interagency handling jurisdiction of entities organized in the vertical structure at localities according to the Prime Minister’s directives, and those administrative procedures under the handling jurisdiction of specialized entities controlled by provincial-level People's Committees or communal-level People's Committees that are delivered and received at the district level.
4. At the communal level
Communal-level Document Receipt and Response Division receives documentation of administrative procedures under the handling communal-level jurisdiction and those under the handling jurisdiction of districts authorized to receive administrative documentation at the communal level.
5. Based on the particular nature and management requirements of each sector, Ministers and Heads of ministry-level agencies and Chairpersons of provincial-level People's Committees making decisions on administrative procedures shall not receive such documentation at the One-stop Shop specified in clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article, but must apply procedures for monitoring of receipt and handling of documentation and notification of results of handling of such documentation as provided herein, including the following cases:
a) Administrative procedures are implemented in a movable manner in accordance with laws;
b) Administrative procedures prescribe persons subject to inspection and assessment may directly receive and be informed of results of handling of administrative procedures at the time and location of inspection and assessment carried out outside of the One-stop Shop’s main office.
Article 15. Instructions for declaration of information and preparation of documents used for carrying out administrative procedures
1. Public officers and servants working at the One-stop Shop shall be responsible for providing the following instructions:
a) Documents and papers that organizations and individuals must submit upon handling of administrative procedures;
b) Procedures and deadlines for handling of administrative procedures;
c) Amounts and forms of payment of taxes, fees, charges or discharge of other financial obligations (if any);
d) Provision of information and materials related to implementation of administrative procedures upon the requests of organizations or individuals in accordance with laws.
All instructions must be accurate, in full and in detail according to legislative documents in force, decisions on release of administrative procedures of competent entities, publicized on the national database of administrative procedures and at locations where administrative procedures are handled.
2. Instructions shall be given to organizations and individuals in the following forms:
a) Direct instructions provided at the One-stop Shop;
b) Instructions given via switchboard systems or special telephone numbers available for public uses;
c) Online instructions given on the national public service portal, ministerial-level or district-level public service portal or via social networks certified by competent entities;
d) Written instructions sent by post;
dd) Set of sample completed forms, readily built instructional videos or in other forms.
Instruction contents are stored at the One-stop Shop.
3. In case where the list of documents included in the package submitted for handling of administrative procedures is less than the list of publicly disclosed documents as provided in clause 1 of this Article or submitted documents have not provided sufficient information according to forms or samples included in instructions of competent entities, receivers of submitted documents for handling of administrative procedures shall have to instruct representatives of organizations or individuals to provide a single supplement in full and accurately.
Article 16. Forms of submission of documents and receipt of results of handling of administrative procedures
Requesting organizations and individuals may submit documents and receive results of handling of administrative procedures in the forms prescribed in legislative instruments on administrative procedures:
1. Directly at the One-stop Shop;
2. By using public postal services as per the Prime Minister’s regulations, hired services provided by businesses, persons or authorization given in accordance with laws;
3. Online at ministerial-level or provincial-level public service portals.
Article 17. Receipt of documents used for implementation of administrative procedures
1. As for documents received in any of the forms prescribed in clause 1 and clause 2 of Article 16 herein, public staff members receiving submitted documents at One-stop Shops must verify and inspect the accuracy and adequacy of these submitted documents; scan and store them in electronic files, and input them into databases of single-window electronic information systems of ministries, sectoral administrations and localities.
a) In case where submitted documents are not sufficient or accurate in accordance with regulations, public staff members receiving submitted documents must instruct representatives of requesting organizations or individuals to provide supplements to make perfect documents as provided in clause 3 of Article 15 herein and must clearly state reasons by using the request form for supplementation and perfection of submitted documents;
b) In case of refusal to receive documents, public staff members receiving submitted documents must clarify reasons by using the form of refusal to process documents intended for handling of administrative procedures;
c) If submitted documents are sufficient and accurate in accordance with regulations, in-charge public staff members shall be responsible for receiving submitted documents and preparing the note of receipt of documents and appointment for response.
2. With regard to documents submitted only via public service portals at the ministerial or provincial level, public staff members receiving documents at One-stop Shops must review and verify the accuracy and adequacy of submitted documents.
a) In case where submitted documents have not yet been sufficient, accurate or have fallen outside of the handling jurisdiction in accordance with regulations, receiving public staff members must send notifications clearly stating contents, reasons and detailed and full instructions so that requesting organizations or individuals can provide full and accurate supplements one time or send documents to the right competent entities.
Notifications shall be sent by using the function of sending electronic mails or sending messages to people via ministerial-level or provincial-level public service portals;
b) If submitted documents are sufficient and valid, public staff members at One-stop Shops must receive and forward them to competent entities for further handling according to procedures prescribed in Article 18 herein.
3. After being received successfully, each administrative document will get a verification code inscribed in the note of receipt of documents and appointment for notification of results. Requesting organizations and individuals may use verification codes to log in the national public service portal or ministerial-level or provincial-level public service portals to check the status of their submitted documents.
4. If administrative procedures require that handling results must be informed immediately after receipt and processing of documents that are adequate, accurate or meet receiving requirements, receiving public staff members shall not need to issue notes of receipt of documents and appointment for notification of handling results, but shall have to input the status of documents or handling results into the single-window electronic information system; if persons submitting documents still demand notes of receipt of documents and appointment for notification of handling results, receiving public staff members must provide these notes to them.
5. In case where public staff members working at One-stop Shops are assigned and authorized to handle administrative procedures by competent entities, provisions laid down in Article 19 herein must be observed, the status of documents and handling results must be input into the single-window electronic information system.
Article 18. Forwarding of submitted documents to competent entities
Immediately after receipt of documents required to carry out administrative procedures as provided in Article 17 herein, receiving staff members must forward them to competent entities as follows:
1. Forwarding data on electronic documentation received online from organizations and individuals to competent entities through connections between the public service portal and the ministerial-level or provincial-level single-window information system.
2. Promptly forwarding documents directly received within the working day or forwarding them at the beginning of the following working day if these documents are received after 3 pm every day.
3. In case of receipt of documentation under the handling jurisdiction of other competent entities, receiving staff members shall forward paper documents and electronic ones to respecting One-stop Shops of these entities within the working day or at the beginning of the subsequent working day if these documents are received after 3pm every day.
Forwarding of documents to competent entities as mentioned in clause 2 and clause 3 of this Article may be carried out by using public post services or other services to ensure cost efficiency, effectiveness and safety for these submitted documents.
Article 19. Handling of administrative procedures
1. After receipt of documents submitted for handling of administrative procedures, heads of competent entities shall assign public staff members to process and verify them before seeking approval of results of handling thereof.
2. In case administrative procedures do not require any inspection or verification or comments from organizations and individuals involved, public staff members authorized to handle submitted documents shall carry out verification and assessment thereof before seeking decisions from competent entities; shall input updated information into the single-window electronic information system; shall inform about results of handling of administrative procedures.
3. In cases where assessment and verification of submitted documents are legally required
a) Public staff members authorized to process documents shall have to inspect and verify these documents before seeking decisions from competent entities and input updated information into the single-window electronic information system;
b) The process of inspection and verification must be documented and filed in the database of the single-window electronic information system while files and documents on such process must be deposited with handling entities.
In case where it is obliged that requesting organizations and individuals must be present to inspect and verify submitted documents, information about the time, location and subject matters of and participants in the verification must be input into the database of the single-window electronic information system or provided for One-stop Shops for monitoring purposes in default of that system.
4. If submitted documents fail to meet regulatory requirements after inspection or verification, entities having jurisdiction to handle administrative procedures shall return received documents, and send written notifications clearly indicating reasons for such return and entries needing to be supplemented by using the request form for supplementation and perfection of documents to requesting organizations and individuals via One-stop Shops. The permissible duration of issue of notification of document return shall not exceed 03 working days from the date of receipt of documents unless otherwise specified by specialized laws. The duration of handling of administrative procedures shall be reset as usual after receipt of all required documents.
5. In cases where submitted documents are subject to comments from entities concerned
a) Entities presiding over handling documents or One-stop Shops, if being assigned or authorized to do so, shall send electronic notifications or written requests for cooperation in dealing with these documents, clearly describing which information requires comments and the deadline for sending comments, to entities concerned.
Updated information about the process of collection of comments from entities concerned must be provided regularly and in full in terms of subject matters requiring comments, duration of receipt of comments and entities collecting comments on the single-window electronic information system;
b) Entities requested to give their comments shall be responsible for giving their comments within the permissible duration and publicizing their final comments or results obtained from their participation in giving comments into the single-window electronic information system or the document processing control form. In case entities requested to give comments have not sent any electronic or documentary replies by the deadline, entities presiding over collection of comments shall inform heads of One-stop Shops sending documents that need to be commented on of such delay to request their cooperation in taking appropriate actions.
6. In cases where submitted documents are processed under the procedures for interconnection between same-level competent entities
a) If requesting organizations and individuals submit paper documents, One-stop Shops shall set the order of entities having jurisdiction to handle administrative procedures, forward paper documents to competent entities presiding over handling thereof. Presiding entities shall be responsible for handling these documents, forwarding them and results of handling thereof under their jurisdiction (if any) to the next competent entities by using the form of forwarding of documents that clearly states work contents and deadlines for handling of documents imposed on specific entities; input updated information about handling of documents and information about forwarding of documents into the single-window electronic information system.
Competent entities shall handle administrative documentation, forward handling results and documentation to the next competent entities according to the defined order of One-stop Shops; after the terminal competent entity completes its handling, it shall forward handling results and attached documentation to the presiding competent entity; the presiding entity shall forward results of handling of administrative documentation to the One-stop Shop to inform requesting organizations and individuals of handling results; input updated information about the status and results of handling of documentation in an interagency manner into the single-window electronic information system;
b) In case where requesting organizations or individuals submit electronic documents, the One-stop Shop shall send an e-mail enclosing them to all of participating entities in which the presiding entity, responsibilities, tasks to be performed and deadline for notification of results that are determined by specific entities involved must be clearly stated. The entities involved in the interagency handling of documentation shall process documents under their respective jurisdiction, inform about processing results to the entities demanding such results to take further steps and send them to the One-stop Shop to inform these results to requesting organizations and individuals; input updated information about the status and results of the interagency handling of documentation into the single-window electronic information system.
7. In cases where submitted documents are processed under the procedures for interconnection between competent entities at different administrative levels
a) The One-stop Shop shall forward paper documents to senior competent entities; send information about administrative documentation available on the single-window electronic information system to the One-stop Shops of these senior entities for the purposes of monitoring electronic document data and transfer them to relevant competent entities to seek their decisions in accordance with regulations in force;
b) Senior competent entities shall deal with documents as per clause 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article; transfer results to the One-stop Shop that receives documentation from organizations and individuals to inform about these results according to the note of receipt of documents and appointment for notification of results.
8. If documents specified in clause 1 and 2 of this Article fail to meet regulatory requirements after inspection and verification, entities handling administrative procedures shall return documents and inform clear reasons in writing for refusal by using the form of refusal to handle documents to requesting organizations and individuals via the One-stop Shop. The notification shall be combined with the section intended for responding with results on the single-window electronic information system. The deadline for issue of notification must fall within the prescribed duration for handling of documents.
9. With regard to documents failing to be handled by the defined deadline, no later than 1 day before the deadline, the entity having jurisdiction to handle documents must inform the One-stop Shop in writing and send a letter of apology to requesting organizations and individuals which clearly states reasons for late submission, timelength of required extension for notification of results by using the form of request for extension. Another deadline for notification of results shall be reset only one time.
Based on the form of request for extension, the One-stop Shop shall update the new deadline for notification of results on the single-window electronic information system and shall send a notification to the requesting organization or individual by an email, text message, phone call or via the social network (if any) endorsed by competent entities.
Article 20. Return of documents and notification of results of handling of administrative procedures
1. Results of handling of administrative procedures informed by competent entities to requesting organizations and individuals after such handling is finished must be sufficient in accordance with regulations.
2. In case authentic or original copies of documents have been submitted for photocopying, scanning, collation or validation purposes, competent entities must return these authentic or original copies to requesting organizations or individuals; the time of return shall be prescribed in specialized laws.
3. Organizations or individuals shall receive results of handling of administrative procedures at the time and location inscribed in the note of receipt of documents and appointment for notification of results; in case of registration for online notification of such results, they shall be informed via the ministerial-level or provincial-level public service portal.
4. It shall be advised that results of handling of administrative procedures should be received before the prescribed deadline. Handing out results of handling of administrative procedures before the prescribed deadline must be informed to requesting organizations or individuals in advance by text messages, emails, phone calls or via social networks licensed by competent entities.
5. Results of handling of administrative procedures handed out to requesting organizations or individuals must be stored in the single-window electronic information systems of competent entities to be available for use and access to search information and data in accordance with laws.
Article 21. Responsibilities of entities and persons involved for handling of documents, results that are incorrect, lost, missing or damaged and late notification of results
1. In case any error in results of handling of administrative procedures is caused by fault on the part of public staff members and entities having jurisdiction to handle administrative procedures, they must make correction, provide necessary supplements, annul or replace information containing that error or rectify that error, and shall be liable for all costs incurred from such supplementation, correction, annulment, replacement or rectification.
2. If documents are lost, go missing or are damaged during the period of handling of administrative procedures, entities and persons involved shall be responsible for cooperating with organizations or individuals owning documents that have been lost, gone missing or damaged and competent entities in taking remedial actions; identifying entities or persons at fault to charge them with paying all costs incurred from applying for reissue of documents and ascribe other related responsibilities and apologizing requesting organizations or individuals for such incident. In case loss, mislaying or damage of documents is related to violations of law, depending on the nature and seriousness of these violations, defaulting organizations or individuals shall be subject to actions prescribed by laws.
3. If documents on results of handling of administrative procedures which are sent by using public postal services are lost, mislaid or damaged, actions regulated by the Prime Minister and relevant laws shall be imposed.
Article 22. Methods of payment of fees and charges
1. Organizations and individuals shall be responsible for paying fees and charges for handling of administrative procedures that have already been regulated (if any) according to the following methods:
a) Making direct payments or transferring fees or charges to accounts held by competent entities;
b) Making direct payments or transferring fees or charges to accounts of enterprises providing public postal services before they are remitted to competent entities if administrative procedures are carried out by using public postal services or submitting documents online;
c) Making payments online by using the function of payment of fees and charges provided on the single-window electronic information systems of ministries, sectoral administrations or localities.
2. Requesting organizations or individuals shall have the option of paying fees or charges for handling of administrative procedures according to other methods prescribed by laws when obtaining approval from competent entities.
3. In case payments are not made directly, documents evidencing payments or wire transfers of fees and charges for handling of administrative procedures or receipts (if any) must be enclosed with documentation sent to entities or persons having jurisdiction to handle administrative procedures.
APPLICATION OF INFORMATION TECHNOLOGY TO HANDLING OF ADMINISTRATIVE PROCEDURES
Article 23. Principles of application of information technology to handling of administrative procedures
1. Ensure consistency, effectiveness, uniformity, avoidance of overlapping or extravagance in investment in construction of information technology infrastructure from the central level to the grassroots level.
2. Ensure conformity with the Architecture Framework of Electronic Government of Vietnam; national technical regulations on identity code structure and formats of data packets intended for connection with document management systems; national technical regulations on structure of data message that citizens exchange with the national population database.
3. Ensure the capability of connecting and sharing information between information systems of state regulatory authorities; the capability of receiving, connecting and sharing information between entities having jurisdiction to handle administrative procedures and organizations or individuals requesting implementation of administrative procedures by electronic or communication means or social networks licensed by competent entities.
4. Comply with laws on investment, construction, information technology, records, archives, information security and safety as well as other provisions of relevant laws.
Article 24. Building of the national public service portal
1. The national public service portal shall be built and uniformly managed by the Government's Office on the basis of integrating and exchanging data on administrative procedures and documents submitted for handling administrative procedures with the national database of administrative procedures, national databases, specialized databases and integrating online public services with ministerial-level or provincial-level single-window electronic information systems.
2. Requirements for building of the national public services
a) Become a hub providing requesting organizations and individuals with information and support for implementing administrative procedures and public services online; support for searching information and monitoring the status of implementation of administrative procedures and searching results of handling of administrative procedures, results of assessment of handling of administrative procedures; publicizing results of settlement of administrative procedures and public services online;
b) Serve as an information portal solution that can be customized to enable ministries, sectoral administrations or localities to apply and use as a platform for building ministerial-level or provincial-level public service portals.
c) Allow organizations or individuals to register user accounts; provide Single-Sign-On function and user authentication mechanisms for implementation of administrative procedures on ministerial-level or provincial-level public service portals;
d) Integrate data with the national database of administrative procedures in order to export administrative procedures data and data on documentation used for handling administrative procedures of requesting organizations and individuals with the aim of ensuring consistency and uniformity;
dd) Synthesize and make the statistics of receipt of documentation and the status of handling of administrative procedures upon the requests of competent entities;
e) Fulfill other requirements under the Prime Minister's decisions.
3. Minister of Information and Communications shall introduce National technical regulations on structures and formats of data packets enabling connections with single-window electronic information systems, national public service portal and specialized databases related to the process of handling of administrative procedures by ministries, sectoral administrations or localities.
Article 25. Building of ministerial- or provincial-level public service portals and single-window electronic information systems
1. Ministerial- or provincial-level public service portals and single-window electronic information systems must be concentrated and uniform to receive and deal with administrative procedures, provide online public services under the respective jurisdiction of ministries, ministry-level agencies or all-level People's Committees.
2. Requirements for ministerial- or provincial-level public service portals and single-window electronic information systems
a) Ensure consistency in investment and construction activities, adhere to the principle that each ministry, sectoral administration or locality administer only one ministerial- or provincial-level public service portal and single-window electronic information system developed in the concentration model to receive and deal with administrative procedures, provide online public services under the respective jurisdiction of ministries, ministry-level agencies or all-level People's Committees;
b) Ensure the capability of integrating data with the national database of administrative procedures, national databases and specialized databases in order to access administrative procedures data of ministries, ministry-level agencies or provincial-level People's Committees;
c) Support and instruct organizations and individuals to register implementation of administrative procedures online; receive and enter electronic information of administrative documentation registered by requesting organizations and individuals according to all forms specified in Article 16 herein;
d) Support authentication of information about citizens and enterprises through connection to national population database, national database of enterprise registration and other relevant databases; support online payment of taxes, fees and charges through connection with the national concentrated payment or other legitimate online payment systems;
dd) Provide information about the status and results of handling of administrative procedures at entities presiding over handling administrative procedures at all levels;
e) Allow organizations and individuals to assess the progress and accomplishment of receipt and handling of administrative procedures;
g) Share information about the current condition of handling of administrative procedures, composition of certified documents and digitalized results of handling of administrative procedures with the database of the national public service portal;
h) Implement other requirements as provided by law.
3. Ministries, sectoral administrations and localities shall take charge of converting paper documents related to handling of administrative procedures of requesting organizations and individuals into electronic ones, and setting the computerization processes for handling of administrative procedures on the single-window electronic information system.
4. Ministries, sectoral administrations and localities shall be responsible for managing accounts used for accessing online public services of requesting organizations and individuals; shall be responsible for protecting confidentiality and storing information of requesting organizations and individuals, except in case it is necessary to provide such information to competent entities as provided in laws.
5. Ministries, sectoral administrations and localities that have not met necessary conditions for building of public service portals may build them by using infrastructure and software of the national public service portal.
6. The State Bank of Vietnam shall build and operate the national centralized payment portal and ensure it is connected to the national public service portal and single-window information systems at the ministerial or provincial level in order for requesting organizations and individuals to pay fees and charges online.
7. The Ministry of Public Security shall operate the national database and connect it to the national public service portal and single-window information systems at the ministerial or provincial level in order to authenticate citizens’ information.
8. The Ministry of Planning and Investment shall operate the national database and connect it to the national public service portal and single-window information systems at the ministerial or provincial level in order to support authentication of enterprises’ information.
Article 26. Codes of documents used for implementation of administrative procedures
1. These codes shall be automatically granted by the single-window information system and used uniformly in transactions between competent entities and organizations or persons and between competent entities.
2. Structure of the code of documents used for implementation of administrative procedures shall be subject to the following regulations:
a) Identity code of the competent entity receiving administrative procedures.
The identity code shall be subject to the “national technical regulation on structures of identity codes and formats of data packets enabling connection between document management and administration systems";
b) Series of natural numbers, including date (dd/mm/yyyy) of receipt and ordinal numbers of received documents within the day.
ASSESSMENT OF HANDLING OF ADMINISTRATIVE PROCEDURES
Article 27. Assessment principles
1. Ensure impartiality, truthfulness, accuracy, scientism, transparency, public disclosure, fairness, equality and compliance with law during assessments and announcement of assessment results.2. Consider satisfaction of requesting organizations and individuals with the quality and progress of handling of administrative procedures, results of and effectiveness in implementation of assigned tasks as a measure of a successful assessment.
3. Ensure the confidentiality of information about requesting organizations and individuals and collaborate in conducting opinion surveys.
Article 28. Assessment authority
1. Senior competent entities shall be accorded authority to assess the quality of handling of administrative procedures under the management of their affiliates.
2. Organizations or individuals coming to perform transactions or carry out administrative procedures shall be entitled to assess the quality and progress of handling of administrative procedures.
3. Entities and persons having jurisdiction to deal with administrative procedures shall be entitled to carry out the self-assessment of their performance.
4. The Government’s Office shall be vested with authority to handle administrative procedures at ministries, ministry-level agencies, People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities.
5. Socio-political organizations, professional social organizations and other shall be entitled to carry out the assessment of implementation of administrative procedures by conducting sociological investigations according to tasks, programs and plans designed by these organizations.
Article 29. Methods of collection of assessment information
1. Information used in assessment of handling of administrative procedures shall be acquired and collected by employing the following methods:
a) Regular and periodic assessment forms;
b) Electronic assessment devices installed at One-stop Shops;
c) Online assessment functions provided by ministerial-level or provincial-level single-window information systems;
d) Surveillance camera systems;
dd) Opinions sent by organizations and individuals to opinion mailboxes, paper and electronic opinions;
e) Independent, regular or periodic sociological investigations;
g) Other legal methods.
2. Assessment information specified in clause 1 of this Article shall be linked to single-window electronic information systems and shall be publicly posted on the national public service portal. Offices of ministries, sectoral administrations and provincial-level People's Committees (entities presiding over controlling administrative procedures) shall synthesize and assess criteria referred to in Article 30 and 31 herein and shall publicize them on ministerial-level and provincial-level public service portals.
3. Information used in assessment shall be collected by regularly conducting sociological investigations, prescribed in point e of clause 1 of this Article, by using telephone surveys, online surveys or by means of applications installed on cellphones, tablets or social networks endorsed by competent entities, or in collaboration with other independent sociological investigations of similar kind;
Offices of ministries, sectoral administrations and provincial-level People’s Committees shall carry out the synthesis and assessment of sociological investigation results and shall publish results thereof on ministerial-level or provincial-level public service portals.
4. Entities or organizations assigned to acquire and collect assessment information shall be held responsible to encourage, instruct and support people in disadvantageous position such as women, poor people, ethnic people or disabled people who participate in submission of assessment opinions or sociological investigations.
Article 30. Internal assessment of handling of administrative procedures
1. The internal assessment of handling of administrative procedures shall be carried out by using software installed at One-stop Shops in order to assess compliance of the process of handling of administrative procedures with laws.
2. Internal assessment criteria shall be comprised of the followings:
a) Document circulation flow prescribed in regulations in force;
b) Quality of handling of administrative procedures by specific departments according to requirements referred to in points a, d, e, g, h and i of clause 1 of Article 31 herein;
c) Ratio of administrative documents handled by deadlines to total received documents in accordance with regulations in force.
3. Offices of ministries, sectoral administrations and provincial-level People’s Committees shall be responsible for synthesizing results of assessment carried out by software in order to periodically prepare annual reports for submission to the Government’s Office and publicizing internal assessment results on electronic information websites administered by ministries, sectoral administrations and localities.
Article 31. Assessment of handling of administrative procedures by organizations and individuals
1. Handling of administrative procedures at competent entities may be assessed by taking into consideration assessment opinions of organizations and individuals on the following matters:
a) Duration of notification of results of handling and processing of administrative procedures compared to those specified in regulations or requests of presiding entities;
b) The number of entities that must be contacted to complete administrative documentation;
c) The required number of times of contact with receiving entities for completion of administrative documentation;
d) Accuracy, adequacy and timeliness of information about administrative procedures that may be publicized in comparison with those specified in regulations in force;
dd) Behavior of public staff members providing instructions about, receiving documentation and handling administrative procedures;
e) Compliance with law of results of handling of administrative procedures and costs of implementation of administrative procedures; costs incurred which are not governed by laws upon implementation of administrative procedures;
g) Time and quality of explanations given by competent entities and public staff members about feedbacks, petitions, appeals and denunciations of organizations and individuals;
h) Progress and quality of provision of online public services of competent entities;
i) Other matters under assessments of organizations and individuals.
2. Public disclosure of results of assessment obtained from organizations and individuals shall be subject to provisions laid down in clause 2 of Article 29 herein.
Article 32. Handling of assessment results
1. Results of assessment of satisfaction of organizations and individuals with handling of administrative procedures by competent entities may be publicized at implementary entities and on webpages of entities having jurisdiction to handling administrative procedures.
2. Assessment results shall serve as one of the standards for assessing the level of accomplishment of tasks assigned to entities receiving and handling administrative procedures; determining responsibilities of individuals and heads of entities receiving and handling administrative procedures; shall prefer considering promotion to a position, planning, training, education and commendation, rewarding or sanctioning of in-charge public staff members and employees.
DUTIES OF PRIME MINISTER, MINISTRIES, SECTORAL ADMINISTRATIONS AND LOCALITIES
Article 33. Prime Minister’s duties
1. Lead, direct, introduce plans for, expedite and inspect implementation of this Decree at ministries, sectoral administrations and localities; promptly relieve difficulties or problems arising from implementation of this Decree.
2. Promulgate regulations on management, operation and usage of the national public service portal.
3. Make a decision on the interlinked implementation of related administrative procedures, those of entities organized in the vertical structure at localities which are received at provincial-level Public Service Centers and district-level Document Receipt and Response Divisions.
4. Perform other duties prescribed by law.
Article 34. Duties of Ministries and Ministry-level agencies
1. Government’s Office
a) Assist the Prime Minister in expediting and inspecting implementation of this Decree at ministries, sectoral administrations and localities;
b) Preside over and collaborate with Ministry of Home Affairs, Ministry of Information and Communication, Ministry of Finance, Ministry of Planning and Investment, other ministries or localities in developing and appealing to the Prime Minister to issue plans for implementation of this Decree; providing instructions about, inspecting and expediting establishment and operation of One-stop Shops of ministries, ministry-level agencies and all-level People's Committees;
c) Design and issue forms used for implementation of single-window systems and interlinked single-window systems for implementation of administrative procedures, tools used for collection of assessment information, tools for scoring and sociological investigation and other methods for assessing handling of administrative procedures at state regulatory authorities at different levels;
d) Build, administer and operate the national public service portal; cooperate with the Ministry of Information and Communications and other related entities in assuring information safety; appeal to the Prime Minister to promulgate regulations on management, operation and usage of the national public service portal;
dd) Cooperate with ministries, sectoral administrations and localities in providing professional training for public staff members in implementation of single-window systems and interlinked single-window systems;
e) Recommend the Prime Minister to assign ministries and ministry-level agencies to preside over formulating and suggesting competent entities to issue regulations on implementation of interagency mechanism for implementation of related administrative procedures;
g) Cooperate with ministries with vertical organization structures at localities in selecting administrative procedures which are received at provincial-level Public Service Centers and district-level Document Receipt and Response Divisions before submitting them to the Prime Minister to seek his approval decision;
h) Prepare annual assessment reports on handling of administrative procedures at ministries, ministry-level agencies, People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities for submission to the Government and the Prime Minister;
i) Preside over and cooperate with the Ministry of Information and Communications and other relevant ministries, sectoral administrations and entities in formulating and issuing uniform regulations on codes of administrative documentation and codes of sectors or industries in which administrative procedures are involved on ministerial-level or provincial-level single-window information systems.
2. Ministry of Home Affairs
a) Preside over and cooperate with the Ministry of Finance in providing instructions about policies and benefits granted to public staff members working at One-stop Shops;
b) Preside over and cooperate with the Government’s Office, the Ministry of Information and Communications, other relevant ministries and entities in providing instructions about storage and archival of electronic documents and data.
3. Ministry of Information and Communications
In addition to tasks assigned as provided in clause 3 of Article 24 herein, the Ministry of Information and Communications shall take on the following duties:
a) Provide consistent instructions about connection and sharing of information between single-window information systems nationwide;
b) Issue uniform criteria and regulations on building of ministerial-level or provincial-level single-window public service portals and information systems;
c) Preside over and cooperate with the Government’s Office and the Ministry of Public Security in applying information monitoring and safety measures for the national public service portal; providing ministries, sectoral administrations and localities with instructions about information safety for ministerial-level or provincial-level single-window public service portals and information systems.
4. Ministry of Finance
Issue regulations on spending amounts for implementation of single-window system and interlinked single-window system for handling administrative procedures.
5. Ministries and ministry-level agencies shall be held responsible for implementing single-window systems and interlinked single-window systems within their remit in accordance with regulations in force.
Article 35. Duties of Ministers and Heads of Ministry-level agencies
1. Direct implementation of single-window systems and interlinked single-window systems in accordance with this Decree; build and manage single-window public service portals and information systems of ministries and sectoral administrations.
2. Publicize the list of administrative procedures to be received and rejected at the Document Receipt and Response Divisions under the jurisdiction of ministries and sectoral administrations; the list of administrative procedures to be received online on public service portals of ministries and sectoral administrations; the list of administrative procedures that ministries and sectoral administrations authorize provincial-level People's Committees to receive.
3. Issue organizational and operational rules of Document Receipt and Response Divisions, operational rules of public service portals and single-window electronic information systems as provided herein.
4. Provide localities with instructions about handling of administrative procedures according to the interconnection mechanism within the management of ministries and sectoral administrations for uniform application thereof nationwide.
5. Direct formulation and promulgation of internal processes and electronic procedures for handling of specific administrative procedures under the jurisdiction of ministries and sectoral administrations.
6. Direct entities organized in the vertical structure at localities to have the right to receive, handle and inform about results of handling of administrative procedures at provincial-level, district-level One-stop Shops, and cooperate with local state regulatory authorities in handling administrative procedures.
7. Make annual recommendations about administrative procedures carried out according to the interconnection mechanism, design and appeal to the Government and the Prime Minister to issue the procedures for the interagency implementation of administrative procedures. Ministries and entities managing sectors authorized to receive and inform about results of handling of administrative procedures according to the interagency mechanism shall announce administrative procedures carried out according to this mechanism after being promulgated by competent entities.
8. Promptly direct, correct and strictly punish heads of affiliates and public staff members failing to strictly implement provisions laid down herein or making violations related to provision of instructions, receipt, handling and notification of results and assessment of handling of administrative procedures occur.
9. Apply timely personnel solutions to encouraging public staff members working at One-stop Shops, based on results of assessment of satisfaction of organizations and individuals.
Article 36. Duties of all-level People’s Committees
1. Take charge of implementing single-window systems and interlinked single-window systems prescribed herein; bear responsibility to same-level People’s Councils and senior-level administrative agencies for lead and take charge of implementation of lawsoft on handling of administrative procedures by using single-window systems and interlinked single-window systems of state regulatory authorities at localities.
2. Promulgate rules of operation and organization of One-stop Shops under the provisions hereof.
3. Provincial-level People's Committees shall issue rules of operation of public service portals and single-window electronic information systems at the provincial and municipal levels.
4. Provincial-level People’s Committees shall direct the formulation and promulgation of internal procedures and electronic procedures for handling of specific administrative procedures at the provincial and communal level in order to ensure uniform implementation thereof in entire localities.
Article 37. Duties of all-level Peole’s Committees
1. Chairpersons of province-level People’s Committees
a) Directly lead, direct, inspect and expedite implementation of single-window systems and interlinked single-window systems at localities under the provisions of this Decree and rules of organization and operation of One-stop Shops promulgated by same-level People's Committees;
b) Take responsibility to same-level People's Councils and senior-level state administrative agencies for results and progress of handling of administrative procedures by using single-window systems and interlinked single-window systems under the jurisdiction of these localities;
c) Announce the list of administrative procedures allowing receipt of documentation at One-stop Shops of same-level competent entities and those under the jurisdiction of a competent entity that may be received by another competent entity; the list of administrative procedures received online on provincial-level public service portals;
d) Direct the building and uniform management of provincial-level single-window electronic information systems; take charge of taking information safety measures according to instructions given by the Ministry of Information and Communications;
dd) Promptly direct, correct and strictly punish heads of provincial-level specialized entities, Chairpersons of district-level or communal-level People’s Committees, public staff members and employees failing to strictly implement provisions laid down herein and making violations related to provision of instructions, receipt, handling and notification of results and assessment of handling of administrative procedures occur;
e) Apply timely personnel solutions to encouraging public staff members working at One-stop Shops of local governments at different levels, based on results of assessment of satisfaction of organizations and individuals.
2. Chairpersons of district-level and communal-level People’s Committees
a) Directly take control of implementation of single-window systems and interlinked single-window systems at localities under the provisions of this Decree and rules of organization and operation of One-stop Shops promulgated by same-level People's Committees;
b) Take responsibility to same-level People's Councils and senior-level state administrative agencies for results and progress of handling of administrative procedures by using single-window systems and interlinked single-window systems under the jurisdiction of these localities;
c) Promptly correct and impose strict sanctions on public staff members, employees violating provisions laid down herein;
d) Apologize organizations and individuals when public staff members under their jurisdiction violate regulations on prohibited acts during the process of handling of administrative procedures as provided herein, or annoy people.
FUNDING AND IMPLEMENTARY RESPONSIBILITIES
Article 38. Funding for implementation
1. Funding for implementation of single-window systems and interlinked single-window systems of ministries, ministry-level agencies and localities shall be included in the annual estimate of recurrent funds for state management activities of ministries, sectoral administrations and localities under laws on state budget.
2. Funding for investment, construction, renovation, repair, maintenance or renting of main offices of One-stop Shops and information technology infrastructure shall be used under laws on public investment and shall be subject to laws on bidding, construction, information technology and other relevant legislation.
3. In addition to funding provided by the state budget, ministries, ministry-level agencies and People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities may use other legitimate funding sources for implementing single-window systems and interlinked single-window systems under their remit.
4. Funding for application of single-window systems and interlinked single-window systems at state-owned public service providers, state enterprises and other entities shall be provided on their own.
Article 39. Transitional provisions
1. Upon implementation of procedures for receiving administrative documents, transferring them for processing and handling of administrative procedures at Article 17, 18, 19 and 20 herein, and at places where single-window electronic information systems have not yet been built, public staff members receiving documentation shall enter information into the register of documentation, grant documentation codes to organizations and individuals according to code structures prescribed in Article 26 herein, formulate and monitor the procedures for dealing with administrative procedures through the form of control of procedures for handling of documentation; public staff members in charge of handling thereof shall note down updated information about the procedures for transfer of documentation for other entity's handling of administrative procedures in the form of control of procedures for handling of documentation.
2. Provinces obtaining consent from the Prime Minister to testing establishment of public administrative centers shall be allowed to continue their testing till the end of the testing period and then switch to implementation of provisions laid down herein.
1. This Decree shall take effect from June 21, 2018.
2. The Prime Minister’s Decision No. 09/2015/QD-CP dated March 25, 2015, introducing regulations on implementation of single-window systems and interlinked single-window systems for handling of administrative procedures of state administrative agencies at localities shall be repealed from the entry into force of this Decree.
3. Receipt of documentation related to handling of administrative procedures by using single-window systems and interlinked single-window systems for organizations and individuals shall be subject to provisions enshrined herein; shall not have to conform to regulations on receipt of incoming documents as stated in Article 13, 14 and 15 in the Government’s Decree No. 110/2004/ND-CP dated April 8, 2004 on archives and records.
Article 41. Implementary responsibilities
1. Government’s Office shall provide instructions about, monitor, expedite and inspect the implementation of this Decree; shall submit annual and ad-hoc reports to the Government and the Prime Minister.
2. Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities, other organizations and individuals involved shall be responsible for implementing this Decree./.
|
PP. GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực