Chương V Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính: Đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính
Số hiệu: | 61/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 23/04/2018 | Ngày hiệu lực: | 21/06/2018 |
Ngày công báo: | 08/05/2018 | Số công báo: | Từ số 551 đến số 552 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chuẩn mới đối với công chức làm việc tại bộ phận một cửa
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Theo đó, tiêu chuẩn đối với công chức, viên chức làm việc tại bộ phận một cửa (BPMC) được quy định một cách chi tiết, rõ ràng hơn so với quy định hiện hành, cụ thể như sau:
- Đủ tiêu chuẩn chung về phẩm chất theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức (CVC), lực lượng vũ trang;
- Cán bộ, CVC làm việc tại BPMC cấp bộ, cấp tỉnh, cấp huyện đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương trở lên; có thâm niên công tác tối thiểu 03 năm và được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Có phẩm chất, đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong thi hành nhiệm vụ được giao;
- Có tác phong, thái độ giao tiếp, cư xử lịch sự, hòa nhã, cởi mở, thân thiện, chuẩn mực, đúng quy chế văn hóa công sở.
Nghị định 61/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 21/6/2018.
Văn bản tiếng việt
1. Khách quan, trung thực, chính xác, khoa học, minh bạch, công khai, công bằng, bình đẳng, đúng pháp luật trong việc đánh giá và công bố kết quả đánh giá.
2. Lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính và kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ làm thước đo để đánh giá.
3. Bảo mật thông tin về tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, hợp tác khảo sát lấy ý kiến đánh giá.
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp trên đánh giá chất lượng giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của cơ quan, đơn vị trực thuộc.
2. Tổ chức, cá nhân đến giao dịch, thực hiện thủ tục hành chính đánh giá chất lượng và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính tự đánh giá việc thực hiện của cơ quan mình.
4. Văn phòng Chính phủ đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
5. Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức khác thực hiện đánh giá việc thực hiện thủ tục hành chính thông qua việc điều tra xã hội học theo nội dung, chương trình, kế hoạch của tổ chức.
1. Các thông tin phục vụ đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính được thu nhận thông qua các phương thức:
a) Phiếu đánh giá thường xuyên và định kỳ;
b) Thiết bị đánh giá điện tử tại Bộ phận Một cửa;
c) Chức năng đánh giá trực tuyến tại Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh;
d) Hệ thống camera giám sát;
đ) Ý kiến của tổ chức, cá nhân gửi đến hộp thư góp ý, phản ánh trên giấy hoặc điện tử;
e) Điều tra xã hội học độc lập, thường xuyên hay định kỳ;
g) Các hình thức hợp pháp khác.
2. Các thông tin phục vụ đánh giá quy định tại Khoản 1 Điều này được kết nối với Hệ thống thông tin một cửa điện tử, được công khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Văn phòng bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đơn vị đầu mối thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính) thực hiện tổng hợp, đánh giá theo các tiêu chí quy định tại các Điều 30 và 31 Nghị định này và công khai trên Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
3. Thông tin phục vụ đánh giá từ Điều tra xã hội học độc lập quy định tại điểm e Khoản 1 Điều này được thực hiện thường xuyên thông qua khảo sát qua điện thoại, khảo sát trực tuyến hoặc thông qua Phần mềm ứng dụng trên điện thoại di động, máy tính bảng, mạng xã hội được cấp có thẩm quyền cho phép hoặc phối hợp với các cuộc điều tra xã hội học độc lập khác có một số nội dung tương tự;
Văn phòng bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện tổng hợp, đánh giá kết quả điều tra xã hội học và công khai trên Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.
4. Các đơn vị, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu nhận thông tin phục vụ đánh giá có trách nhiệm động viên, hướng dẫn, giúp đỡ những người thuộc nhóm yếu thế như phụ nữ, người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, người khuyết tật tham gia gửi ý kiến đánh giá, tham gia điều tra xã hội học.
1. Việc đánh giá nội bộ đối với việc giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện bằng phần mềm cài đặt tại Bộ phận Một cửa nhằm đánh giá tính phù hợp pháp luật của quá trình giải quyết đã được thực hiện.
2. Tiêu chí đánh giá nội bộ bao gồm:
a) Quá trình luân chuyển hồ sơ theo quy định;
b) Chất lượng giải quyết qua từng bộ phận theo các nội dung quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i Khoản 1 Điều 31 Nghị định này;
c) Tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn trên tổng số hồ sơ tiếp nhận theo quy định.
3. Văn phòng bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá từ phần mềm để lập báo cáo định kỳ hàng năm lên Văn phòng Chính phủ và công khai kết quả đánh giá nội bộ trên trang thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương.
1. Việc giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan có thẩm quyền được đánh giá thông qua ý kiến đánh giá của các tổ chức, cá nhân theo các nội dung sau đây:
a) Thời gian trả kết quả giải quyết, xử lý hồ sơ thủ tục hành chính so với quy định hoặc yêu cầu của cơ quan, đơn vị chủ trì;
b) Số lượng cơ quan, đơn vị, tổ chức phải liên hệ để hoàn thiện hồ sơ thủ tục hành chính;
c) Số lần phải liên hệ với cơ quan tiếp nhận để hoàn thiện hồ sơ thủ tục hành chính;
d) Tính chính xác, đầy đủ, kịp thời của thông tin thủ tục hành chính được công khai so với quy định;
đ) Thái độ ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính;
e) Sự phù hợp với pháp luật của kết quả giải quyết thủ tục hành chính và chi phí thực hiện thủ tục hành chính; các chi phí phát sinh ngoài quy định của pháp luật khi thực hiện các thủ tục hành chính;
g) Thời gian và chất lượng ý kiến giải trình của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức đối với các ý kiến phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân;
h) Tiến độ và chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan có thẩm quyền;
i) Các nội dung khác theo đánh giá của tổ chức, cá nhân.
2. Việc công khai kết quả đánh giá của tổ chức, cá nhân được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 Nghị định này.
1. Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với việc giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan có thẩm quyền được công khai tại cơ quan và trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính.
2. Kết quả đánh giá là một trong những tiêu chuẩn để xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; xác định trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; ưu tiên xem xét việc đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và xem xét khen thưởng, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
ASSESSMENT OF HANDLING OF ADMINISTRATIVE PROCEDURES
Article 27. Assessment principles
1. Ensure impartiality, truthfulness, accuracy, scientism, transparency, public disclosure, fairness, equality and compliance with law during assessments and announcement of assessment results.2. Consider satisfaction of requesting organizations and individuals with the quality and progress of handling of administrative procedures, results of and effectiveness in implementation of assigned tasks as a measure of a successful assessment.
3. Ensure the confidentiality of information about requesting organizations and individuals and collaborate in conducting opinion surveys.
Article 28. Assessment authority
1. Senior competent entities shall be accorded authority to assess the quality of handling of administrative procedures under the management of their affiliates.
2. Organizations or individuals coming to perform transactions or carry out administrative procedures shall be entitled to assess the quality and progress of handling of administrative procedures.
3. Entities and persons having jurisdiction to deal with administrative procedures shall be entitled to carry out the self-assessment of their performance.
4. The Government’s Office shall be vested with authority to handle administrative procedures at ministries, ministry-level agencies, People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities.
5. Socio-political organizations, professional social organizations and other shall be entitled to carry out the assessment of implementation of administrative procedures by conducting sociological investigations according to tasks, programs and plans designed by these organizations.
Article 29. Methods of collection of assessment information
1. Information used in assessment of handling of administrative procedures shall be acquired and collected by employing the following methods:
a) Regular and periodic assessment forms;
b) Electronic assessment devices installed at One-stop Shops;
c) Online assessment functions provided by ministerial-level or provincial-level single-window information systems;
d) Surveillance camera systems;
dd) Opinions sent by organizations and individuals to opinion mailboxes, paper and electronic opinions;
e) Independent, regular or periodic sociological investigations;
g) Other legal methods.
2. Assessment information specified in clause 1 of this Article shall be linked to single-window electronic information systems and shall be publicly posted on the national public service portal. Offices of ministries, sectoral administrations and provincial-level People's Committees (entities presiding over controlling administrative procedures) shall synthesize and assess criteria referred to in Article 30 and 31 herein and shall publicize them on ministerial-level and provincial-level public service portals.
3. Information used in assessment shall be collected by regularly conducting sociological investigations, prescribed in point e of clause 1 of this Article, by using telephone surveys, online surveys or by means of applications installed on cellphones, tablets or social networks endorsed by competent entities, or in collaboration with other independent sociological investigations of similar kind;
Offices of ministries, sectoral administrations and provincial-level People’s Committees shall carry out the synthesis and assessment of sociological investigation results and shall publish results thereof on ministerial-level or provincial-level public service portals.
4. Entities or organizations assigned to acquire and collect assessment information shall be held responsible to encourage, instruct and support people in disadvantageous position such as women, poor people, ethnic people or disabled people who participate in submission of assessment opinions or sociological investigations.
Article 30. Internal assessment of handling of administrative procedures
1. The internal assessment of handling of administrative procedures shall be carried out by using software installed at One-stop Shops in order to assess compliance of the process of handling of administrative procedures with laws.
2. Internal assessment criteria shall be comprised of the followings:
a) Document circulation flow prescribed in regulations in force;
b) Quality of handling of administrative procedures by specific departments according to requirements referred to in points a, d, e, g, h and i of clause 1 of Article 31 herein;
c) Ratio of administrative documents handled by deadlines to total received documents in accordance with regulations in force.
3. Offices of ministries, sectoral administrations and provincial-level People’s Committees shall be responsible for synthesizing results of assessment carried out by software in order to periodically prepare annual reports for submission to the Government’s Office and publicizing internal assessment results on electronic information websites administered by ministries, sectoral administrations and localities.
Article 31. Assessment of handling of administrative procedures by organizations and individuals
1. Handling of administrative procedures at competent entities may be assessed by taking into consideration assessment opinions of organizations and individuals on the following matters:
a) Duration of notification of results of handling and processing of administrative procedures compared to those specified in regulations or requests of presiding entities;
b) The number of entities that must be contacted to complete administrative documentation;
c) The required number of times of contact with receiving entities for completion of administrative documentation;
d) Accuracy, adequacy and timeliness of information about administrative procedures that may be publicized in comparison with those specified in regulations in force;
dd) Behavior of public staff members providing instructions about, receiving documentation and handling administrative procedures;
e) Compliance with law of results of handling of administrative procedures and costs of implementation of administrative procedures; costs incurred which are not governed by laws upon implementation of administrative procedures;
g) Time and quality of explanations given by competent entities and public staff members about feedbacks, petitions, appeals and denunciations of organizations and individuals;
h) Progress and quality of provision of online public services of competent entities;
i) Other matters under assessments of organizations and individuals.
2. Public disclosure of results of assessment obtained from organizations and individuals shall be subject to provisions laid down in clause 2 of Article 29 herein.
Article 32. Handling of assessment results
1. Results of assessment of satisfaction of organizations and individuals with handling of administrative procedures by competent entities may be publicized at implementary entities and on webpages of entities having jurisdiction to handling administrative procedures.
2. Assessment results shall serve as one of the standards for assessing the level of accomplishment of tasks assigned to entities receiving and handling administrative procedures; determining responsibilities of individuals and heads of entities receiving and handling administrative procedures; shall prefer considering promotion to a position, planning, training, education and commendation, rewarding or sanctioning of in-charge public staff members and employees.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực