Nghị định 60/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp
Số hiệu: | 60/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 23/07/2009 | Ngày hiệu lực: | 18/09/2009 |
Ngày công báo: | 05/08/2009 | Số công báo: | Từ số 369 đến số 370 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
11/11/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/2009/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 2009 |
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ tháng 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hôn nhân và Gia đình ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Luật sư ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Công chứng ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh Trọng tài thương mại ngày 25 tháng 02 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Giám định tư pháp ngày 29 tháng 9 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự; công chứng; chứng thực; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; giám định tư pháp; đăng ký giao dịch bảo đảm; hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật; bán đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; phổ biến, giáo dục pháp luật; trợ giúp pháp lý; cho, nhận, nuôi con nuôi; hợp tác quốc tế về pháp luật (sau đây gọi chung là lĩnh vực tư pháp).
2. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực tư pháp không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp mà không phải là tội phạm thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này.
Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử phạt theo quy định của Nghị định này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
2. Không áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này do cán bộ, công chức thực hiện trong khi thi hành công vụ được giao. Việc xử lý đối với hành vi vi phạm của họ được thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 3 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 (sau đây gọi là Nghị định số 128/2008/NĐ-CP).
2. Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 6 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hiệu nói trên mà vi phạm hành chính mới bị phát hiện thì không tiến hành xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hiệu xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi của người đó có dấu hiệu vi phạm hành chính; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu người vi phạm thực hiện vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực tư pháp hoặc cố tính trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
1. Hình thức xử phạt chính:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Trong trường hợp phạt tiền thì mức phạt tiền cụ thể đối với một vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt; đối với trường hợp vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không dưới mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. Đối với trường hợp vi phạm hành chính có cả tình tiết tăng nặng lẫn tình tiết giảm nhẹ thì tùy theo tính chất, mức độ của các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đó mà người có thẩm quyền quyết định áp dụng mức phạt cao hơn, thấp hơn mức trung bình hoặc áp dụng mức trung bình của khung tiền phạt.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn.
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính được quy định tại Chương II Nghị định này bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng chứng chỉ, giấy phép hành nghề, giấy đăng ký hoạt động, giấy đăng ký tham gia, giấy phép thành lập, thẻ thì cá nhân, tổ chức đó không được phép hành nghề, hoạt động trong thời gian bị tước quyền sử dụng chứng chỉ, giấy phép thành nghề, giấy đăng ký, giấy phép thành lập hoặc thẻ đó.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định cụ thể tại các điều của Chương II Nghị định này.
Trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp khi phát hiện đã quá thời hiệu xử phạt thì không xử phạt nhưng cơ quan, người có thẩm quyền có thể áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b) Tiêu hủy các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Thu hồi giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt (tức là kể từ ngày thực hiện xong các nghĩa vụ, yêu cầu ghi trong quyết định xử phạt hoặc từ ngày quyết định xử phạt được cưỡng chế thi hành) hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt quy định tại Điều 69 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai của người có thẩm quyền thi hành án (chấp hành viên, thừa phát lại) nhưng không đến địa điểm ghi trong giấy báo, giấy triệu tập để thực hiện việc thi hành án mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của người phải thi hành án:
a) Cố tình không thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay;
b) Không thực hiện công việc buộc phải làm hoặc không chấm dứt thực hiện công việc không được làm nêu trong bản án, quyết định của Tòa án theo quyết định thi hành án;
c) Có điều kiện thi hành án nhưng cố tình trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án;
d) Không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền thi hành án về việc cung cấp thông tin, giao các giấy tờ liên quan đến tài sản bị xử lý để thi hành án mà không có lý do chính đáng;
đ) Không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tẩu tán hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc diện kê biên để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án để trốn tránh việc kê biên tài sản để thi hành án;
b) Không thực hiện việc tạm dừng đăng ký, sử dụng trái phép, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên;
c) Phá hủy niêm phong hoặc hủy hoại tài sản đã kê biên;
d) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc khấu trừ tài khoản, trừ vào thu nhập, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án;
đ) Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án, của người phải thi hành án đang giữ hoặc của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ;
e) Không thực hiện việc phong tỏa tài khoản của người phải thi hành án theo quyết định của người có thẩm quyền thi hành án.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi đối với hành vi quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều này;
b) Buộc tổ chức, cá nhân vi phạm thực hiện các quy định về phong tỏa tài khoản, buộc giao tiền, giấy tờ có giá, buộc trích tiền để thi hành án, khấu trừ tài khoản đối với các hành vi quy định tại điểm d, đ và e khoản 3 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của bản sao có chứng thực hoặc bản chính để làm thủ tục yêu cầu chứng thực.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả, sử dụng giấy tờ giả mạo hoặc dùng các thủ đoạn gian dối khác để làm thủ tục yêu cầu chứng thực;
b) Làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả là bản sao có chứng thực, giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung giấy tờ để chứng thực hợp đồng, giao dịch.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo, mạo danh chủ thể để được chứng thực hợp đồng, giao dịch.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo được sử dụng đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người có trách nhiệm phải đi đăng ký khai sinh cho trẻ em không thực hiện việc đăng ký trong thời hạn do pháp luật quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cố tình làm chứng sai sự thật trong đăng ký khai sinh; người đi khai sinh cam đoan không đúng sự thật về việc sinh;
b) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo để làm thủ tục đăng ký khai sinh;
b) Thực hiện hành vi gian dối khác để được đăng ký khai sinh nhằm mục đích trục lợi;
c) Làm giả hoặc mượn giấy khai sinh của người khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ Giấy khai sinh đã cấp và buộc đăng ký khai sinh theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a, b khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn;
b) Làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo để làm thủ tục đăng ký kết hôn;
c) Các hành vi gian dối khác khi đăng ký kết hôn.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn hoặc để được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân sử dụng vào mục đích khác.
4. Phạt tiền từ từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Môi giới kết hôn bất hợp pháp;
b) Lợi dụng việc đăng ký kết hôn nhằm mục đích trục lợi, xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Thu hồi và hủy bỏ Giấy chứng nhận kết hôn đã cấp đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này;
b) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận kết hôn đã cấp và hướng dẫn đương sự đăng ký lại việc kết hôn theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2 Điều này nhưng không thuộc trường hợp vi phạm các quy định về điều kiện kết hôn.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các trung tâm hỗ trợ kết hôn thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, trụ sở, người đứng đầu của Trung tâm hỗ trợ kết hôn;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo, lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu theo đúng quy định;
c) Không công bố công khai và thu đúng mức thù lao theo quy định khi thực hiện các hoạt động hỗ trợ kết hôn;
d) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động hoặc giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với Trung tâm hỗ trợ kết hôn thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi nội dung hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn, làm giả Giấy đăng ký hoạt động hoặc sử dụng giấy đăng ký hoạt động giả;
b) Khai báo gian dối để làm thủ tục xin cấp Giấy đăng ký hoạt động;
c) Hoạt động không đúng phạm vi, nội dung hoạt động ghi trong Giấy đăng ký hoạt động;
d) Không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tên gọi, trụ sở hoạt động của Trung tâm hỗ trợ kết hôn;
đ) Ép buộc người được hỗ trợ kết hôn đưa thêm tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao theo quy định;
e) Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng Giấy đăng ký hoạt động của mình.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với Trung tâm hỗ trợ kết hôn thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện các hoạt động hỗ trợ kết hôn khi Giấy đăng ký hoạt động đã hết hạn hoặc chưa được cấp Giấy đăng ký hoạt động mà đã hoạt động;
b) Thực hiện hoạt động hỗ trợ kết hôn nhằm mục đích xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động hoặc nhằm mục đích trục lợi khác;
c) Không đủ điều kiện hoạt động hỗ trợ kết hôn theo quy định của pháp luật mà hoạt động hỗ trợ kết hôn dưới bất kỳ hình thức nào.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1, điểm c, d, e khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động không thời hạn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1, điểm a, b khoản 2 Điều này;
d) Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được đối với hành vi quy định tại điểm e, đ khoản 2 và khoản 3 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người có trách nhiệm phải đi đăng ký khai tử cho người đã chết không thực hiện việc đăng ký trong thời hạn do pháp luật quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với các hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai tử.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo hoặc thực hiện các hành vi gian dối khác để làm thủ tục đăng ký khai tử.
4. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Đăng ký khai tử cho người đang sống nhằm mục đích vụ lợi;
b) Cố ý làm chứng từ sai sự thật việc chết của người khác.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ Giấy chứng tử đã cấp và hướng dẫn việc khai tử lại theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cố tình làm chứng sai sự thật;
b) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung giấy tờ để làm thủ tục theo quy định.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo hoặc thực hiện hành vi gian dối khác để làm thủ tục theo quy định nhằm mục đích trục lợi.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung các loại giấy tờ hoặc cố ý khai báo không đúng sự thật trong hồ sơ đề nghị xin nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam; hồ sơ đề nghị đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo để làm thủ tục về quốc tịch.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy tờ xác nhận về đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
b) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam đã cấp chưa quá 05 năm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung giấy tờ để làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo để làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Khai thác, sử dụng trái phép, hủy hoại dữ liệu lý lịch tư pháp;
b) In, sao chép, thay đổi trái phép dữ liệu lý lịch tư pháp;
c) Sử dụng phiếu lý tịch tư pháp của người khác trái pháp luật;
d) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung phiếu lý lịch tư pháp; làm giả phiếu lý lịch tư pháp hoặc sử dụng phiếu lý lịch tư pháp giả.
4. Việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong việc khai thác thông tin về lý lịch tư pháp trong cơ sở dữ liệu điện tử được áp dụng theo quy định tại Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm d khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ phiếu lý lịch tư pháp đã cấp đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi gian dối, không trung thực khi thực hiện việc làm chứng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung giấy tờ để công chứng hợp đồng, giao dịch.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo, mạo danh chủ thể để được công chứng hợp đồng, giao dịch.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch theo đề nghị của người yêu cầu công chứng mà nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch không xác thực, vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;
b) Thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng;
c) Thực hiện việc công chứng không đúng thời hạn theo quy định;
d) Thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng không đúng quy định.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi công chứng viên thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản không đúng thẩm quyền theo quy định tại Điều 37 Luật Công chứng.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại khoản 2, 3 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã thực hiện đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có một trong số bất động sản mà tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở;
b) Thực hiện không đúng quy định về công chứng đối với bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục công chứng để thế chấp bảo đảm cho một nghĩa vụ khác.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện công chứng di chúc cho cá nhân không phải là người lập di chúc hoặc người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc khi có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép;
b) Thực hiện công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản không kiểm tra tính xác thực về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản hoặc không kiểm tra để xác định người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản hoặc khi có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật;
c) Công chứng viên nhận lưu giữ di chúc không niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, không ghi giấy nhận lưu giữ và không giao cho người lập di chúc;
d) Tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc trước khi giải thể hoặc chấm dứt hoạt động không thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc hoặc không trả lại di chúc và phí lưu giữ di chúc cho người lập di chúc trong trường hợp không thỏa thuận được.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước Thẻ công chứng viên từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc công chứng theo đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi quy định tại điểm b khoản 1, điểm c, d khoản 2 Điều này.
b) Thu hồi văn bản đã công chứng đối với hành vi quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của bản chính các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Công chứng viên, cấp Thẻ công chứng viên.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả Thẻ công chứng viên, sử dụng Thẻ công chứng viên giả; làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu giấy tờ, Thẻ công chứng viên đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ, Thẻ công chứng viên giả mạo đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tiết lộ thông tin các tài liệu công chứng mà không được sự đồng ý của chủ giấy tờ bằng văn bản trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Sử dụng thông tin, tài liệu công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
c) Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;
d) Từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận;
b) Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;
c) Thực hiện công chứng trong trường hợp công chứng liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của mình, của vợ hoặc chồng, cháu là con của con trai, cao gái, con nuôi;
d) Sử dụng Thẻ công chứng viên của người khác hoặc cho người khác sử dụng Thẻ công chứng viên của mình để hành nghề công chứng;
đ) Không đủ điều kiện hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật mà hành nghề công chứng dưới bất kỳ hình thức nào.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Thẻ công chứng viên từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a, c, d khoản 2 Điều này; tước quyền sử dụng Thẻ công chứng viên không thời hạn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
b) Buộc trả lại khoản tiền hoặc lợi ích khác đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
c) Thu hồi văn bản công chứng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng báo hoặc đăng báo không đầy đủ nội dung, số lần theo quy định về nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng;
b) Vi phạm các quy định về chế độ báo cáo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động trong trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật; không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu theo quy định;
c) Không niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng;
d) Không thực hiện đầy đủ thời gian làm việc theo ngày, giờ của cơ quan hành chính nhà nước;
đ) Vi phạm quy định về lưu trữ hồ sơ công chứng.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung giấy tờ trong hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi nội dung hoạt động, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng, Giấy đăng ký hoạt động;
b) Văn phòng công chứng không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi nội dung hoạt động, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng, Giấy đăng ký hoạt động;
b) Không đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng;
c) Không đăng ký, thông báo việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tên gọi, trụ sở hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng;
d) Hoạt động không đúng nội dung đăng ký hoạt động, tên gọi, trụ sở hoạt động của tổ chức hàng nghề công chứng;
đ) Không đủ điều kiện hoạt động công chứng theo quy định của pháp luật mà hoạt động công chứng dưới bất kỳ hình thức nào.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện theo quy định của pháp luật đối với các hành vi quy định tại khoản 1, điểm b, c và đ khoản 3 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người giám định tư pháp có một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện giám định theo đúng thời hạn yêu cầu mà không có lý do chính đáng;
b) Không có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng mà không có lý do chính đáng;
c) Không ghi nhận kịp thời, đầy đủ toàn bộ quá trình thực hiện giám định bằng văn bản.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện giám định tư pháp khi không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Không bảo quản các mẫu vật, tài liệu có liên quan đến vụ việc giám định theo quy định của pháp luật;
c) Tiết lộ kết quả, thông tin và tài liệu liên quan đến giám định;
d) Không lưu văn bản ghi nhận quá trình giám định vào hồ sơ giám định;
đ) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của giấy tờ đề nghị bổ nhiệm Giám định viên;
e) Sử dụng Thẻ giám định viên tư pháp của người khác hoặc cho người khác sử dụng Thẻ giám định viên tư pháp của mình để hành nghề giám định.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người giám định tư pháp thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc thực hiện giám định của mình để trục lợi;
b) Tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người giám định tư pháp; tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định đối với các vụ án khác;
c) Từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng;
d) Cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật;
đ) Làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên;
e) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch văn bản giám định;
g) Cố tình thực hiện giám định trong trường hợp phải từ chối giám định theo quy định;
h) Không ghi nhận trung thực kết quả trong quá trình giám định;
i) Không đủ điều kiện thực hiện giám định theo quy định của pháp luật mà thực hiện giám định dưới bất kỳ hình thức nào.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2, điểm đ khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Thẻ giám định viên trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a, b, d, g khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân, Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài;
b) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung Chứng chỉ hành nghề luật sư, Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân, Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả hoặc sử dụng các giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân, Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu giấy tờ, tài liệu giả mạo được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của mình trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng;
b) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền, Đoàn luật sư về việc được cấp Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân; thay đổi nội dung đăng ký hành nghề luật sư;
c) Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định về tình hình tổ chức hoạt động; không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân hoạt động không theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hành nghề luật sư;
b) Đồng thời thành lập hoặc tham gia thành lập hai hay nhiều tổ chức hành nghề luật sư;
c) Cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư, Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân hoặc Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài để hành nghề luật sư;
d) Sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư; Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân hoặc Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài không phải của mình để hành nghề luật sư;
đ) Chuyển giao vụ việc mà mình đã nhận cho luật sư khác làm thay khi chưa được sự đồng ý của khách hàng, trừ trường hợp bất khả kháng.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Thực hiện dịch vụ pháp lý mà không ký kết hợp đồng bằng văn bản hoặc có ký kết hợp đồng nhưng nội dung không đúng quy định;
b) Sách nhiễu, lừa dối, ép buộc khách hàng đưa thêm tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;
c) Từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật khi được yêu cầu;
d) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung Giấy chứng nhận tham gia tố tụng, Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài, Giấy phép hành nghề luật sư với tư cách cá nhân;
đ) Làm giả Giấy chứng nhận tham gia tố tụng, Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài, Giấy phép hành nghề luật sư với tư cách cá nhân;
e) Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không đăng ký hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền; không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;
g) Luật sư hành nghề khi chưa được cấp Giấy phép đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân hoặc Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài;
h) Hoạt động không theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ, việc;
b) Cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật;
c) Xúi giục khách hàng khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;
d) Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
đ) Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;
e) Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
g) Luật sư nước ngoài hoạt động không theo đúng hình thức hành nghề của luật sư nước ngoài đã được quy định;
h) Luật sư nước ngoài tư vấn pháp luật Việt Nam khi chưa có bằng cử nhân luật của Việt Nam và chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tương tự như đối với một luật sư Việt Nam;
i) Luật sư nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam;
k) Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam khi Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài đã hết hạn;
l) Không đủ điều kiện hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật mà hành nghề luật sư dưới bất kỳ hình thức nào.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư, Giấy phép hành nghề luật sư với tư cách cá nhân hoặc Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a, b, c khoản 2, điểm b, h khoản 3, điểm a, b, c, đ khoản 4 Điều này. Tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư, Giấy phép hành nghề luật sư với tư cách cá nhân hoặc Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài không thời hạn đối với hành vi quy định tại điểm e, g khoản 4 Điều này;
b) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mại đối với hành vi quy định tại điểm d, đ khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm c, e khoản 3 Điều này;
b) Buộc hoàn trả số lợi bất hợp pháp thu được đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức hành nghề luật sư có một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền, Đoàn luật sư về việc đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài; chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài;
b) Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền không theo đúng thời hạn quy định.
c) Không thông báo bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền, Đoàn luật sư sau khi được Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, tạm ngừng và tiếp tục hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư; chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư; Giấy đăng ký hoạt động Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư; thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Chi nhánh; địa chỉ của Văn phòng giao dịch;
d) Không thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định về tình hình tổ chức hoạt động; không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu theo quy định;
đ) Không công bố hoặc công bố không đúng nội dung, thời hạn, số lần, hình thức công bố theo quy định đối với nội dung đăng ký hoạt động, nội dung thay đổi hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư;
e) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, Giấy đăng ký hoạt động Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức hành nghề luật sư thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Làm giả hoặc sử dụng các giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi nội dung hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; hồ sơ đề nghi cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam; Giấy phép thành lập chi nhánh của Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
b) Cho người không phải là luật sư thực hiện hoạt động hành nghề dưới danh nghĩa tổ chức hành nghề luật sư của mình;
c) Hoạt động không theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, Giấy phép thành lập của Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam hoặc hoạt động không đúng trụ sở đã đăng ký; không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu trái với quy định của pháp luật;
d) Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư thực hiện việc cung cấp dịch vụ pháp lý;
đ) Không cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư;
e) Không cho phép hoặc không tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí;
g) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thu thù lao luật sư không đúng theo quy định của pháp luật hoặc hợp đồng dịch vụ pháp lý đã được ký kết;
b) Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng Giấy đăng ký hoạt động, Giấy phép thành lập, Giấy đăng lý hoạt động của Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam để hành nghề luật sư;
c) Để cá nhân, tổ chức khác thực hiện dịch vụ pháp lý tại Văn phòng giao dịch của mình;
d) Thay đổi nội dung hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư; Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài khi chưa được cấp lại Giấy đăng ký hoạt động theo quy định;
đ) Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài hành nghề tại Việt Nam cử luật sư nước ngoài tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đủ điều kiện hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật mà hành nghề luật sư dưới bất kỳ hình thức nào;
b) Không đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư; Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; Chi nhánh, Công ty luật nước ngoài; Chi nhánh của Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;
c) Hoạt động khi chưa được cấp Giấy đăng ký hoạt động;
d) Lợi dụng việc hành nghề luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 1, điểm a khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b, c khoản 2, điểm b, c khoản 3, điểm b khoản 4 Điều này. Tước quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động không thời hạn đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 1, điểm đ, e khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại số tiền thu không đúng quy định đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo cơ quan có thẩm quyền về Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án xây dựng Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ mới trước khi tổ chức Đại hội nhiệm kỳ;
b) Không gửi cơ quan có thẩm quyền về báo cáo kết quả Đại hội nhiệm kỳ, các giấy tờ khác theo quy định và báo cáo kết quả Đại hội để bãi nhiệm và bầu mới hoặc bầu thay thế Chủ nhiệm, bầu bổ sung ủy viên Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả Đại hội theo thẩm quyền;
c) Không thực hiện báo cáo năm về tình hình tổ chức, hoạt động của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư cho cơ quan có thẩm quyền, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một số trong các hành vi sau:
a) Không phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư hoặc trực tiếp cử luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;
b) Không gửi quy định, quyết định, nghị quyết được thông qua của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư cho cơ quan có thẩm quyền, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư;
c) Không gửi cơ quan có thẩm quyền hồ sơ đề nghị phê duyệt điều lệ theo quy định;
d) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung giấy tờ trong hồ sơ đề nghị phê duyệt điều lệ, hồ sơ đề nghị phê chuẩn kết quả Đại hội.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả hoặc sử dụng các giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đề nghị phê duyệt điều lệ, hồ sơ đề nghị phê chuẩn kết quả Đại hội;
b) Lợi dụng danh nghĩa của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không niêm yết mức thu thù lao tư vấn pháp luật tại trụ sở của Trung tâm theo quy định;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo, lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu theo đúng quy định;
c) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp thay đổi nội dung đăng ký hoạt động; đặt Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật; thay đổi trụ sở, Giám đốc Trung tâm, Trưởng Chi nhánh, Tư vấn viên pháp luật, Luật sư; chấm dứt hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Phân công người không phải là tư vấn viên pháp luật, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật để thực hiện tư vấn pháp luật;
b) Cử đối tượng không đúng quy định tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đối với vụ việc mà Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện tư vấn khi chưa được cấp Giấy đăng ký hoạt động;
b) Không thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư, cộng tác viên và nhân viên của Trung tâm; thực hiện chưa xong các vụ việc làm Trung tâm đã nhận trước thời điểm chấm dứt hoạt động;
c) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc Giấy đăng ký hoạt động.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Làm giả hoặc sử dụng các giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc Giấy đăng ký hoạt động;
b) Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tiến hành đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật; Chi nhánh của Trung tâm tư vấn pháp luật theo quy định tại cơ quan có thẩm quyền;
b) Lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật để trục lợi; gây mất trật tự, an toàn xã hội; ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
c) Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng Giấy đăng ký hoạt động của mình;
d) Hoạt động không theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động hoặc hoạt động không đúng trụ sở đã đăng ký; không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu trái với quy định của pháp luật;
đ) Cho cá nhân, tổ chức khác hoạt động tư vấn dưới danh nghĩa của tổ chức mình;
e) Không đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật mà hoạt động tư vấn pháp luật dưới bất kỳ hình thức nào.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4, điểm c, đ, khoản 5 Điều này. Tước quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động không thời hạn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đúng quy định đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, điểm b khoản 3, điểm a khoản 5 Điều này;
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
a) Cố ý tư vấn trái pháp luật;
b) Đòi thêm tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao mà Trung tâm tư vấn pháp luật đã thu;
c) Lợi dụng danh nghĩa Trung tâm tư vấn pháp luật, lạm dụng danh nghĩa tư vấn viên pháp luật, luật sư, cộng tác viên tư vấn viên pháp luật để thực hiện tư vấn pháp luật nhằm thu lợi cho riêng mình hoặc để tiến hành các hoạt động khác trái pháp luật;
d) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung Thẻ tư vấn viên pháp luật hoặc giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
a) Làm giả Thẻ tư vấn viên pháp luật, sử dụng Thẻ tư vấn viên pháp luật giả; làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật;
b) Xúi giục cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật;
c) Lợi dụng hoạt động tư vấn pháp luật để trục lợi; gây mất trật tự, an toàn xã hội ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
d) Tư vấn pháp luật cho các bên có quyền lợi đối lập trong cùng một vụ việc;
đ) Tiết lộ thông tin về vụ việc, cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác;
e) Không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà thực hiện tư vấn pháp luật dưới bất kỳ hình thức nào.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được đối với hành vi quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Thẻ tư vấn viên pháp luật, Chứng chỉ hành nghề luật sư trong thời hạn 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a, b, c khoản 1, điểm b, d, đ khoản 2 Điều này. Tước quyền sử dụng Thẻ tư vấn viên pháp luật, Chứng chỉ hành nghề luật sư không thời hạn đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
c) Tịch thu giấy tờ, Thẻ tư vấn viên pháp luật đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ, Thẻ tư vấn viên pháp luật giả đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1, điểm a khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hoàn trả số tiền hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện hoặc không thực hiện đúng quy định về việc niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản, xem tài sản bán đấu giá;
b) Có hành vi gian dối để tham gia hoặc cho phép người khác tham gia cuộc bán đấu giá trái với quy định về người không được tham gia đấu giá;
c) Có hành vi cản trở, gây khó khăn đối với người đăng ký tham gia bán đấu giá trong thời gian đăng ký mua tài sản bán đấu giá;
d) Lập danh sách khống về người đăng ký mua tài sản bán đấu giá;
đ) Không lập biên bản về cuộc bán đấu giá tài sản hoặc không ghi kết quả cuộc bán đấu giá vào sổ đăng ký bán đấu giá tài sản;
e) Không thực hiện việc bảo quản tài sản bán đấu giá theo đúng quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong vi hành vi sau:
a) Cung cấp thiếu chính xác, thiếu trung thực các thông tin, giấy tờ cần thiết liên quan đến tài sản bán đấu giá;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về xác định giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của pháp luật về giám định tài sản bán đấu giá trong trường hợp tài sản phải được giám định theo quy định của pháp luật;
d) Thu tiền đặt trước của người tham gia đấu giá không theo đúng quy định;
đ) Không trưng bày hoặc hạn chế xem tài sản bán đấu giá, hồ sơ tài sản bán đấu giá trước ngày mở cuộc bán đấu giá tài sản.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản đối với hành vi quy định tại điểm b, d khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả số tiền đặt trước đối với phần thu vượt quá mức quy định đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi gian lận về điều kiện tham gia đấu giá tài sản, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29 Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thông đồng, dìm giá trong quá trình tham gia đấu giá.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Hủy bỏ kết quả bán đấu giá tài sản đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho người khác sử dụng Thẻ đấu giá viên của mình để điều hành cuộc bán đấu giá hoặc sử dụng Thẻ đấu giá viên của mình để điều hành cuộc bán đấu giá tại tổ chức không có chức năng bán đấu giá;
b) Sử dụng Thẻ đấu giá viên của người khác để điều hành cuộc bán đấu giá hoặc không có Thẻ đấu giá viên mà vẫn điều hành cuộc bán đấu giá trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Làm giả Thẻ đấu giá viên, sử dụng Thẻ đấu giá viên giả; làm giả hoặc sử dụng các giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp Thẻ đấu giá viên;
d) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung Thẻ đấu giá viên hoặc giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp Thẻ đấu giá viên.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Thẻ đấu giá viên trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Tịch thu giấy tờ, Thẻ đấu giá viên đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ, Thẻ đấu giá viên giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và doanh nghiệp bán đấu giá tài sản thực hiện chế độ báo cáo, lập, quản lý hoặc sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu không đúng quy định;
b) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính về việc đăng ký kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cơ quan, tổ chức không có chức năng bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật mà vẫn tiến hành cuộc bán đấu giá tài sản;
b) Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, doanh nghiệp bán đấu giá tài sản không có đấu giá viên mà vẫn tiến hành cuộc bán đấu giá tài sản;
c) Thu các chi phí không đúng quy định của pháp luật;
d) Cho cá nhân, tổ chức khác tiến hành hoạt động bán đấu giá tài sản dưới danh nghĩa của mình.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện theo đúng quy định đối với hành vi quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này;
b) Buộc trả lại số tiền thu không đúng quy định đối với hành vi quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều này;
c) Hủy bỏ kết quả bán đấu giá đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện chế độ báo cáo, lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu theo quy định;
b) Không thông báo bằng văn bản việc thay đổi Chủ tịch Trung tâm trọng tài, địa điểm đặt trụ sở hoặc danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài, việc thành lập hoặc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện với các cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung giấy tờ trong hồ sơ đề nghị đăng ký thành lập, hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động, Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động;
b) Không đăng báo hoặc đăng báo không đúng, không đầy đủ nội dung, số lần quy định khi thành lập Trung tâm trọng tài hoặc lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài; không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ danh sách Trọng tài viên và các nội dung chủ yếu về Trung tâm trọng tài theo quy định.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động không đúng với nội dung ghi trong Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài; sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Trung tâm trọng tài mà không được sự phê chuẩn của Bộ Tư pháp;
b) Hoạt động khi chưa được cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc Giấy đăng ký hoạt động đã hết hạn;
c) Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng Giấy đăng ký hoạt động của mình;
d) Không thực hiện các quy định thông báo công khai việc chấm dứt hoạt động và hoàn tất thủ tục chấm dứt hoạt động với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
đ) Làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập, hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký thay đổi nội dung hoạt động, Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài;
e) Không đăng ký việc thay đổi nội dung Giấy phép thành lập tại Sở Tư pháp nơi Trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động đúng thời hạn quy định;
g) Không xây dựng quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài hoặc nội dung quy tắc tố tụng của Trung tâm trái với quy định của pháp luật;
h) Không thực hiện đúng chế độ lưu trữ hồ sơ trọng tài;
i) Không cung cấp bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
k) Không xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài khi Trọng tài viên vi phạm nghiêm trọng Điều lệ của Trung tâm trọng tài, quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tiết lộ thông tin bí mật liên quan đến nội dung vụ tranh chấp mà Trọng tài viên giải quyết gây thiệt hại cho các bên tham gia tố tụng;
b) Ép buộc khách hàng đưa thêm tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản phí theo quy định;
c) Không đủ điều kiện thực hiện hoạt động trọng tài theo quy định của pháp luật mà hoạt động dưới bất kỳ hình thức nào.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2, điểm đ khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này; Tước quyền sử dụng Thẻ trọng tài viên từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2, điểm d, e, g, h, i, k khoản 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi số lợi bất hợp pháp đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi lợi dụng danh nghĩa báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao nhằm mục đích vụ lợi.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật lợi dụng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tước quyền sử dụng Thẻ báo cáo viên pháp luật, Thẻ tuyên truyền viên pháp luật từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này; Tước quyền sử dụng Thẻ báo cáo viên pháp luật, Thẻ tuyên truyền viên pháp luật không thời hạn đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung giấy tờ để đủ điều kiện làm người được trợ giúp pháp lý.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi làm giả hoặc sử dụng các giấy tờ giả mạo để đủ điều kiện làm người được trợ giúp pháp lý.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Dùng Thẻ Cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc lợi dụng danh nghĩa cộng tác viên trợ giúp pháp lý để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao nhằm mục đích vụ lợi;
b) Sử dụng Thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Thẻ trợ giúp viên pháp lý của người khác hoặc cho người khác sử dụng Thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Thẻ trợ giúp viên pháp lý của mình để thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý nhằm mục đích vụ lợi;
c) Nhận tiền hoặc đòi hỏi lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý dưới bất cứ hình thức nào;
d) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung giấy tờ để đủ điều kiện làm người thực hiện trợ giúp pháp lý.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý trái quy định gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Cố tình cung cấp chứng cứ giả; xúi giục người được trợ giúp pháp lý khai sai sự thực hoặc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện không có căn cứ hoặc trái pháp luật;
c) Không từ chối hoặc tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý;
d) Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
đ) Thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho hai người được trợ giúp pháp lý trở lên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ việc trừ trường hợp hòa giải, giải đáp pháp luật;
e) Làm giả hoặc sử dụng các giấy tờ giả mạo để đủ điều kiện làm người thực hiện trợ giúp pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
g) Sách nhiễu, chậm trễ, gây khó khăn cho người được trợ giúp pháp lý hoặc kéo dài thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý;
h) Hứa hẹn trước về kết quả giải quyết vụ việc hoặc có hành vi làm ảnh hưởng đến yêu cầu và chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;
i) Không đủ điều kiện thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật mà thực hiện trợ giúp pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Thẻ trợ giúp viên pháp lý, Thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các hành vi quy định tại điểm a, b khoản 1, điểm a, b khoản 2 Điều này. Tước quyền sử dụng Thẻ trợ giúp viên pháp lý, Thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý không thời hạn đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1, điểm e khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả số tiền đã nhận đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Buộc thực hiện theo đúng quy định pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện việc báo cáo, lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu theo quy định;
b) Không thực hiện việc thông báo theo quy định khi chấm dứt hoạt động;
c) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung giấy tờ trong hồ sơ đề nghị đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi sau:
a) Thành lập tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trái phép;
b) Không thực hiện trợ giúp pháp lý cho đối tượng và vụ việc thuộc phạm vi, hình thức, lĩnh vực pháp luật ghi trong Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý khi được yêu cầu;
c) Thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng nội dung đăng ký hoạt động hoặc đã bị thu hồi Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;
d) Thực hiện trợ giúp pháp lý mà không đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định hoặc không đăng ký việc thay đổi nội dung Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;
đ) Không chuyển hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý đang trợ giúp đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ở địa phương nơi đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý trong trường hợp chấm dứt hoạt động;
e) Làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đề nghị đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;
g) Lợi dụng sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý để kích động, gây chia rẽ đoàn kết cộng đồng, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
h) Cố ý cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý;
i) Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1, điểm e khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này. Tước quyền sử dụng Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý không thời hạn đối với hành vi quy định tại điểm g, i khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm a, b khoản 1, điểm b, đ khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung các loại giấy chứng nhận, văn bản cung cấp thông tin do cơ quan đăng ký cấp, đơn yêu cầu đã có chứng nhận của cơ quan đăng ký.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo; làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả hoặc sử dụng các giấy tờ giả mạo là giấy chứng nhận hoặc văn bản cung cấp thông tin do cơ quan đăng ký cấp, đơn yêu cầu có chứng nhận của cơ quan đăng ký.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy đăng ký về đăng ký giao dịch bảo đảm đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.
Việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong việc khai thác thông tin về đăng ký giao dịch bảo đảm trong cơ sở dữ liệu điện tử được áp dụng theo quy định tại Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi cho hoặc nhận con nuôi mà không làm thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện việc cho, nhận con nuôi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản không chấp nhận việc cho hoặc nhận con nuôi;
b) Tự ý sửa chữa, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung giấy tờ để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai báo gian dối để đăng ký việc cho, nhận con nuôi;
b) Làm giả hoặc sử dụng các giấy tờ giả mạo để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Dụ dỗ, mua chuộc, ép buộc, đe dọa để có được sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi;
b) Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nhằm mục đích vụ lợi;
c) Làm dịch vụ môi giới cho hoặc nhận con nuôi trái pháp luật.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này;
b) Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ quyết định nuôi con nuôi đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3, điểm a, b khoản 4 Điều này;
b) Buộc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các Văn phòng con nuôi nước ngoài thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện chế độ báo cáo; không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu theo quy định;
b) Tự ý sửa chữa hoặc tẩy xóa làm sai lệch nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập;
c) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn quy định về việc chấm dứt hợp đồng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các Văn phòng con nuôi nước ngoài thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Thay đổi trụ sở, người đứng đầu của Văn phòng nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam mà chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;
b) Không tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ tục cho hoặc nhận con nuôi.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với Văn phòng con nuôi nước ngoài thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Làm giả hoặc sử dụng các giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập;
b) Làm giả Giấy phép hoạt động hoặc sử dụng Giấy phép hoạt động giả;
c) Hoạt động không đúng phạm vi, nội dung và địa bàn hoạt động ghi trong Giấy phép;
d) Trực tiếp giới thiệu trẻ em làm con nuôi trái pháp luật;
đ) Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng Giấy phép thành lập của mình.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện hoạt động khi Giấy phép đã hết hạn hoặc chưa được cấp Giấy phép đã hoạt động;
b) Không đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam theo quy định của pháp luật mà hoạt động dưới bất kỳ hình thức nào.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động xin nhận con nuôi nhằm bóc lột sức lao động đối với trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa, bị làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1, điểm a, b khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2, điểm c, d, đ khoản 3 Điều này. Tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập không thời hạn đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
c) Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm a, c khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo về tình hình thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và dự kiến thực hiện chương trình, dự án hợp tác cho thời kỳ tiếp theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tiến hành theo dõi, đánh giá chương trình, dự án trong quá trình thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;
b) Không tuân thủ quy định về thẩm định, phê duyệt đối với các chương trình, dự án hợp tác thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ hoặc chương trình, dự án hợp tác có sửa đổi, bổ sung điều chỉnh dẫn đến thay đổi mục tiêu của chương trình, dự án hợp tác đó.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tự ý triển khai thực hiện hoặc cho phép thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án khi không có văn bản ký kết hoặc có văn bản ký kết nhưng chưa có hiệu lực pháp luật;
b) Đơn vị trực thuộc cơ quan chủ quản tiến hành các hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật không thông qua cơ quan chủ quản của mình;
c) Tự ý đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác nước ngoài về pháp luật mà không có quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Hủy bỏ chương trình, kế hoạch, dự án đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2, điểm a, b khoản 3 Điều này;
b) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này.
Việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về kế toán, thống kê, phí và lệ phí trong lĩnh vực tư pháp được áp dụng theo quy định tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, lĩnh vực thống kê, lĩnh vực phí và lệ phí.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để được làm thủ tục theo quy định trong lĩnh vực tư pháp hoặc để trốn tránh việc xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Việc xử phạt đối với cá nhân có hành vi cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ; có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh dự người thi hành công vụ hoặc chống lại người thi hành công vụ; xúi giục người khác không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ; gây rối, làm mất trật tự hoặc lôi kéo, kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng hoặc có hành vi gây rối hoặc cản trở khác gây trở ngại cho các hoạt động trong lĩnh vực tư pháp được áp dụng theo quy định tại Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu số tiền, tài sản hoặc vật chất dùng để hối lộ đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng
c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thẩm quyền;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thẩm quyền;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
1. Thanh tra viên chuyên ngành Tư pháp đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
2. Chánh thanh tra Sở Tư pháp có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thẩm quyền;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Bộ Tư pháp có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thẩm quyền;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
1. Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
3. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân dự cấp tỉnh, Trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi địa phương mình quản lý theo thẩm quyền cụ thể quy định tại Điều 45 Nghị định này.
2. Thanh tra chuyên ngành Tư pháp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến lĩnh vực tư pháp quy định tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước theo thẩm quyền cụ thể quy định tại Điều 46 Nghị định này.
Chánh Thanh tra và Thanh tra viên chuyên ngành Sở Tư pháp không xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 11 Chương II Nghị định này. Việc xử phạt vi phạm hành chính do Chánh thanh tra và Thanh tra viên chuyên ngành Bộ Tư pháp thực hiện.
3. Cơ quan thi hành án dân sự xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Điều 47 của Nghị định này đối với các vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự.
4. Trường hợp vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 45, Điều 46 và Điều 47 Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì cũng có quyền xử phạt nhưng phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 42 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc nhận được báo cáo, biên bản về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, người có thẩm quyền xử phạt phải kiểm tra, xác minh, ra lệnh đỉnh chỉ ngay hành vi vi phạm.
1. Người có thẩm quyền đang thi hành nhiệm vụ, công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính trừ trường hợp xử phạt bằng hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng.
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, người có thẩm quyền thi hành án, công chứng viên, cán bộ, công chức đang thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao trong lĩnh vực tư pháp.
2. Việc lập biên bản vi phạm hành chính phải tuân thủ quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 22 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.
1. Việc ra quyết định xử phạt theo thủ tục đơn giản được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
2. Việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, được thực hiện theo quy định tại Điều 56 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 23 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 64 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 24 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.
2. Cá nhân bị phạt tiền từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
2. Việc chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành được thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Điều 30 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.
Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp là một năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt; quá thời hạn này mà quyết định đó không được thi hành thì không thi hành quyết định xử phạt nữa nhưng vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn việc thi hành quyết định xử phạt thì thời hiệu nói trên được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
Ban hành kèm theo Nghị định này các mẫu biên bản và quyết định để sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền.
Công dân có quyền tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền những hành vi trái pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp
2. Thủ tục khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 118 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp mà sách nhiễu, dung túng, bao che cho người vi phạm, không xử phạt hoặc xử phạt không đúng mức, xử phạt vượt thẩm quyền, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho Nhà nước, công dân, tổ chức thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 9 năm 2009 và thay thế Nghị định số 76/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
2. Bãi bỏ Điều 9 và Điều 14 tại Chương II Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này, tổ chức việc thống kê xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
DANH MỤC MỘT SỐ MẪU BIÊN BẢN VÀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2009)
1. Mẫu biên bản số 01: Biên bản về vi phạm hành chính
2. Mẫu biên bản số 02: Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
3. Mẫu biên bản số 03: Biên bản khám người theo thủ tục hành chính
4. Mẫu biên bản số 04: Biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật.
5. Mẫu biên bản số 05: Biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện.
6. Mẫu quyết định số 01: Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính
7. Mẫu quyết định số 02: Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
8. Mẫu quyết định số 03: Quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
9. Mẫu quyết định số 04: Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện.
10. Mẫu quyết định số 05: Quyết định xử phạt cảnh cáo theo thủ tục đơn giản.
11. Mẫu quyết định số 06: Quyết định phạt tiền theo thủ tục đơn giản.
12. Mẫu quyết định số 07: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
13. Mẫu quyết định số 08: Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
14. Mẫu quyết định số 09: Quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính trong trường hợp không áp dụng xử phạt hành chính.
Tên cơ quan chủ quản1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
A2……, ngày ….. tháng ….năm …… |
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP
Hôm nay, hồi ………. giờ …….. ngày ……. tháng ……. năm ….. tại ……………………………
Chúng tôi gồm3:
1: …………………………………. Chức vụ: ………………………………………
2: …………………………………. Chức vụ: ………………………………………
Với sự chứng kiến của:4
1. ………………………. Nghề nghiệp/chức vụ: ................................................
Địa chỉ thường trú (tạm trú) ...........................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ……………… Ngày cấp: ……………..; Nơi cấp ;
2. ………………………. Nghề nghiệp/chức vụ: ................................................
Địa chỉ thường trú (tạm trú) ...........................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ……………… Ngày cấp: ……………..; Nơi cấp ;
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp đối với:
Ông (bà)/tổ chức5 …………………………….; Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .....................................................................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: ....................
Cấp ngày ………………………… Tại: .............................................................
Đã có các hành vi vi phạm hành chính như sau6: ............................................
Các hành vi trên đã vi phạm vào Điều …. khoản ……….. điểm ………… của Nghị định số …………… quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại7:
Họ tên: .........................................................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: ....................
Cấp ngày …………………………. Tại: ............................................................
Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính:
.....................................................................................................................
Ý kiến trình bày của người làm chứng: ...........................................................
Ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra, (nếu có): ...........................................................................................
.....................................................................................................................
Người có thẩm quyền xử phạt đã yêu cầu Ông (bà)/tổ chức đình chỉ ngay hành vi vi phạm.
Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính được áp dụng gồm:
.....................................................................................................................
Chúng tôi tạm giữ những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và giấy tờ sau để chuyển về: ……………………………………………. để cấp có thẩm quyền giải quyết
STT |
Tên tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ |
Số lượng |
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng8 |
Ghi chú9 |
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện, giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Yêu cầu ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt tại10 ……………. lúc …………. giờ ……. ngày …………. tháng ……… năm ……….. để giải quyết vụ vi phạm.
Biên bản được lập thành …………. bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm một bản và ………………...11.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:
.....................................................................................................................
Ý kiến bổ sung khác (nếu có)12:
Biên bản này gồm …………… trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.
Người vi phạm (hoặc đại diện tổ chức vi phạm) |
Người bị thiệt hại (hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại) |
Người chứng kiến |
Đại diện chính quyền (nếu có) |
Người lập biên bản |
Lý do người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản13:
.....................................................................................................................
Lý do người bị thiệt hại, đại diện tổ chức bị thiệt hại không ký biên bản14:
1 Nếu biên bản do Chủ tịch UBND các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ………, huyện, thành phố thuộc tỉnh …………, xã ………. mà không cần ghi cơ quan chủ quản
2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh;
3 Ghi rõ họ tên, chức vụ người lập biên bản.
4 Họ và tên người làm chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.
5 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm
6 Ghi cụ thể ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả hành vi vi phạm.
7 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức bị thiệt hại.
8 Nếu là phương tiện thì ghi thêm số đăng ký, nếu là ngoại tệ thì ghi xe ri của từng tờ.
9 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm (hoặc đại diện của tổ chức vi phạm), có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của Ông (bà) ….
10 Ghi rõ địa chỉ trụ sở nơi cá nhân, tổ chức vi phạm phải có mặt.
11 Ghi cụ thể những người, tổ chức được giao biên bản.
12 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.
13 Người lập biên bản phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản.
14 Người lập biên bản phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản.
Tên cơ quan chủ quản1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
A2……, ngày ….. tháng ….năm …… |
Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Căn cứ Điều 45, Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ………. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
Căn cứ Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ………. ngày … tháng …. năm …… do3 …………. chức vụ ………….. ký.
Để có cơ sở xác minh thêm vụ việc vi phạm hành chính/hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính,
Hôm nay, hồi ………. giờ …….. ngày ……. tháng ……. năm ….. tại: ……………………………
Chúng tôi gồm4:
1: …………………………………. Chức vụ: ………………………………………
2: …………………………………. Chức vụ: ………………………………………
Người vi phạm hành chính là:
Ông (bà)/Tổ chức5: …………………………………………………;
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: ....................
Cấp ngày: ........................................................ Tại: .........................................
Với sự chứng kiến của6:
1: ............................................... Nghề nghiệp: ................................................
Địa chỉ thường trú: ........................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ………………… Ngày cấp ………………Nơi cấp .....................................................................................................................
2: …………………………… Nghề nghiệp: .......................................................
Địa chỉ thường trú .........................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ……………….. Ngày cấp …………….. Nơi cấp
Tiến hành lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, gồm
STT |
Tên tang vật, phương tiện, bị tạm giữ |
Số lượng |
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện7 |
Ghi chú8 |
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Biên bản được lập thành ………. bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm một bản.
Biên bản này gồm ………trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:
.....................................................................................................................
Ý kiến bổ sung khác (nếu có)9:
Người vi phạm (hoặc đại diện tổ chức vi phạm) |
Người ra quyết định tạm giữ |
Người chứng kiến |
Đại diện chính quyền (nếu có) |
Người lập biên bản |
1 Nếu biên bản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp lập thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ………, huyện, thành phố thuộc tỉnh …………, xã ………. mà không cần ghi cơ quan chủ quản
2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh;
3 Ghi rõ họ tên, chức vụ người ký quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
4 Họ và tên, chức vụ người lập biên bản
5 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm
6 Họ và tên người làm chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ
7 Nếu là phương tiện thì ghi thêm số đăng ký.
8 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm (hoặc đại diện của tổ chức vi phạm), có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của Ông (bà) ….
9 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.
Tên cơ quan chủ quản1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
A2……, ngày ….. tháng ….năm …… |
Khám người theo thủ tục hành chính
Căn cứ Điều 45, Điều 47 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ………. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
Căn cứ Quyết định khám người theo thủ tục hành chính số ………. ngày … tháng …. năm ………… do3 …………. chức vụ ………….. ký hoặc căn cứ …………4;
Hôm nay, hồi ………. giờ …….. ngày ……. tháng ……. năm ….. tại: ……………………………
Chúng tôi gồm5:
1: …………………………………. Chức vụ: ………………………………………
2: …………………………………. Chức vụ: ………………………………………
Với sự chứng kiến của: 6
1: …………………………………… Nghề nghiệp: ……………………………………
Địa chỉ thường trú .........................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ………………… Ngày cấp ………………Nơi cấp .....................................................................................................................
2: …………………………… Nghề nghiệp: .......................................................
Địa chỉ thường trú .........................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ……………….. Ngày cấp …………….. Nơi cấp
Tiến hành khám người và lập biên bản về việc khám người đối với:
Ông (bà): …………………………. Tuổi: ………………………………………………
Nghề nghiệp: ................................................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ......................................................................
Cấp ngày …………………………….. Tại: ........................................................
Sau khi khám người, chúng tôi thu được những đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính như sau
STT |
Tên đồ vật, tài liệu phương tiện |
Số lượng |
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
Việc khám người kết thúc vào hồi ……….. giờ, ……….. ngày …….. tháng ………. năm ………
Biên bản được lập thành ba bản có nội dung và giá trị như nhau. Người bị khám được giao một bản. Ngoài ra, biên bản này được gửi cho7 …………. và một bản lưu hồ sơ.
Biên bản này gồm …………… trang, được người vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:
.....................................................................................................................
Ý kiến bổ sung khác (nếu có)8:
Người bị khám |
Người khám |
Người chứng kiến |
1 Nếu người lập biên bản là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn …. thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn …. mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
3 Ghi rõ họ tên, chức vụ người ký quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
4 Nếu người quyết định khám không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, thì phải ghi rõ thêm căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy; Họ tên, chức vụ người quyết định việc khám người trong trường hợp này.
5 Họ và tên, chức vụ người lập biên bản.
6 Họ và tên người làm chứng.
7 Nếu người quyết định khám không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, thì phải ghi rõ thêm biên bản này được gửi để báo cáo cho Thủ trưởng.
8 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.
Tên cơ quan chủ quản1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
A2……, ngày ….. tháng ….năm …… |
Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
Căn cứ Điều 45, Điều 48 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ………. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
Hôm nay, hồi ………. giờ …….. ngày ……. tháng ……. năm ….. tại: ……………………………
Chúng tôi gồm3:
1: …………………………………. Chức vụ: ………………………………………
2: …………………………………. Chức vụ: ………………………………………
Với sự chứng kiến của: 4
1: ……………………………………; Nghề nghiệp: ……………………………………
Địa chỉ thường trú .........................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ………………… Ngày cấp ………………Nơi cấp .....................................................................................................................
2: …………………………… Nghề nghiệp: .......................................................
Địa chỉ thường trú .........................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ……………….. Ngày cấp …………….. Nơi cấp
Tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật là:5
.....................................................................................................................
Vì có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật này có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.
Chủ phương tiện vận tải, đồ vật (hoặc người điều khiển phương tiện vận tải):6
1: …………………………………. Nghề nghiệp: ...............................................
Địa chỉ thường trú .........................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ………………………….. Ngày cấp…………… Nơi cấp.........................................................................................................
2: …………………………………. Nghề nghiệp: ...............................................
Địa chỉ thường trú .........................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ………………………….. Ngày cấp…………… Nơi cấp.........................................................................................................
Phạm vi khám:
Những tang vật vi phạm hành chính bị phát hiện gồm:
STT |
Tên tang vật, phương tiện bị tạm giữ |
Số lượng |
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
Việc khám phương tiện vận tải (đồ vật) theo thủ tục hành chính kết thúc vào hồi …………. giờ, … ngày ………… tháng ………… năm …………….
Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau, chủ phương tiện vận tải, đồ vật/người điều khiển phương tiện vận tải ……….. được giao một bản.
Biên bản này gồm …………… trang, được người vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:
.....................................................................................................................
Ý kiến bổ sung khác (nếu có)7:
Người quyết định khám |
Chủ phương tiện vận tải,
|
Người tham gia khám |
Người chứng kiến |
Người chứng kiến |
Người lập biên bản |
1 Nếu người lập biên bản là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn …. thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn …. mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh;
3 Họ tên, chức vụ người lập biên bản.
4 Họ và tên người làm chứng.
5 Ghi rõ loại phương tiện vận tải, đồ vật, số biển kiểm soát (đối với phương tiện)
6 Ghi rõ họ tên chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải.
7 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.
Tên cơ quan chủ quản1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
A2……, ngày ….. tháng ….năm …… |
Khám nơi cất giấu tang vật phương tiện vi phạm hành chính
Căn cứ Điều 45, Điều 49 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ………. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
Căn cứ Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số …….. ngày … tháng ………. năm ………. do3 ……………. chức vụ …………………. ký;
Hôm nay, hồi ………. giờ …….. ngày ……. tháng ……. năm ….. tại: ……………………………
Chúng tôi gồm4:
1: …………………………………. Chức vụ: ………………………………………
2: …………………………………. Chức vụ: ………………………………………
Với sự chứng kiến của: 5
1: ……………………………………; Nghề nghiệp: ……………………………………
Địa chỉ thường trú .........................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ………………… Ngày cấp ………………Nơi cấp .....................................................................................................................
2: …………………………… Nghề nghiệp: .......................................................
Địa chỉ thường trú .........................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ……………….. Ngày cấp …………….. Nơi cấp
Tiến hành khám:6
.....................................................................................................................
Là nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và lập biên bản về việc khám.
Người chủ nơi bị khám là:7
Ông (bà)/Tổ chức8 ........................................................................................
Nghề nghiệp: (lĩnh vực hoạt động) .................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: ....................
Cấp ngày …………………………… Tại: .........................................................
Sau khi khám chúng tôi thu giữ những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, gồm:
STT |
Tên tang vật, phương tiện bị tạm giữ |
Số lượng |
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng 9 |
Ghi chú10 |
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác
Việc khám kết thúc vào hồi ………. giờ, ………… ngày ………. tháng ………… năm .............................................................................................................
Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau, được giao cho chủ nơi bị khám một bản.
Biên bản này gồm …………… trang, được cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:
.....................................................................................................................
Ý kiến bổ sung khác (nếu có)11:
Chủ nơi bị khám hoặc người
|
Người ra quyết định tạm giữ |
Người lập biên bản |
|
Người chứng kiến |
Đại diện chính quyền |
||
1 Nếu người lập biên bản là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn …. thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn …. mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh;
3 Ghi rõ họ tên, chức vụ của người ký quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
4 Họ tên, chức vụ người lập biên bản
5 Họ và tên những người làm chứng. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ.
6 Ghi rõ địa chỉ nơi bị khám.
7 Nếu chủ nơi bị khám vắng mặt thì ghi rõ họ tên người thành niên trong gia đình.
8 Nếu nơi bị khám là của tổ chức, thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức
9 Nếu có phương tiện phải ghi rõ biển kiểm soát.
10 Ghi rõ tang vật, phương tiện có được niêm phong không, nếu có niêm phong thì trên niêm phong phải có chữ ký của người vi phạm (hoặc đại diện của tổ chức vi phạm), có sự chứng kiến của đại diện gia đình, đại diện tổ chức hay đại diện chính quyền không, nếu không có phải ghi rõ có sự chứng kiến của Ông (bà) …………..
11 Những người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên.
Tên cơ quan chủ quản1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
A2……, ngày ….. tháng ….năm …… |
Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Căn cứ Điều 44, Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ………. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
Xét thấy cần phải áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để3 ……………;
Tôi4, ………………………………….; Chức vụ: ………………………………………………………
Đơn vị: .........................................................................................................
Quyết định:
Tạm giữ Ông (bà): ………………………………… Tuổi: ....................................
Nghề nghiệp: ................................................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ......................................................................
Cấp ngày: …………………………… Tại: ........................................................
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính5: .............................................................
quy định tại điểm ………. khoản ………… Điều ……… của6 ............................
Thời gian tạm giữ là: 12 giờ kể từ thời điểm bắt đầu giữ là hồi: …………… giờ ……….. ngày ……. tháng ………… năm ............
Vì lý do7: ………………….. nên thời hạn tạm giữ được kéo dài là ……………. giờ.
Theo yêu cầu của Ông (bà)8 ……………………., việc tạm giữ được thông báo cho gia đình, tổ chức, nơi làm việc hoặc học tập là9: .......................................
Vì Ông (bà) ………………… là người chưa thành niên và tạm giữ vào ban đêm/thời hạn tạm giữ trên 6 giờ, việc tạm giữ được thông báo vào hồi ……………. giờ …… ngày …. tháng .... năm cho cha mẹ/người giám hộ là: ………………………… Địa chỉ: ......................................................................
Quyết định này được giao cho:
1. Ông (bà): ……………………………… để chấp hành;
2: …………………………………….;
3. …………………………………….;
Quyết định này gồm …………………… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang
|
Người ra quyết định ký |
1 Nếu Quyết định tạm giữ người của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn …. thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn ….. mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh;
3 Ghi rõ lý do tạm giữ người như: để ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc để thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để Quyết định xử lý vi phạm hành chính.
4 Họ tên người ra Quyết định tạm giữ.
5 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
6 Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.
7 Nếu thời hạn tạm giữ dài hơn 12 tiếng phải ghi rõ lý do việc kéo dài thời hạn tạm giữ.
8 Ghi rõ tên, địa chỉ người được thông báo.
9 Ghi rõ tên, địa chỉ người được thông báo.
Tên cơ quan chủ quản1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
A2……, ngày ….. tháng ….năm …… |
Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Căn cứ Điều 45, Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ………. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
Xét3 ………………………………….;
Tôi4, ………………………………….; Chức vụ: ………………………………………………………
Đơn vị: .........................................................................................................
Quyết định:
Tạm giữ: Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của
Ông (bà)/Tổ chức5: .......................................................................................
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): .................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số:/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD ....................
Cấp ngày: …………………………… Tại: ........................................................
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính6: .............................................................
Quy định tại điểm ………. khoản ………… Điều ……… Nghị định số …………… quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập biên bản (kèm theo Quyết địn này).
Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/Tổ chức : ……………………………… để chấp hành;
2: …………………………………….7;
3. …………………………………….;
Quyết định này gồm …………………… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang
|
Người ra quyết định ký
|
Ý kiến Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm giữ8
1 Nếu Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn …. thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn ….. mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh;
3 Ghi rõ lý do tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như để xác minh tình tiết làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm. Nếu người tạm giữ không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì phải ghi rõ thêm căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu hủy.
4 Họ tên người ra Quyết định tạm giữ.
5 Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm
6 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
7 Trường hợp người quyết định tạm giữ không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì Quyết định này phải được gửi đế báo cáo cho Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm giữ.
8 Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm giữ (người tạm giữ không có thẩm quyền theo quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh) có ý kiến về việc tạm giữ, đồng ý hoặc không đồng ý.
Tên cơ quan chủ quản1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
A2……, ngày ….. tháng ….năm …… |
Khám người theo thủ tục hành chính
Căn cứ Điều 45, Điều 47 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ………. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
Xét3 ………………………………….;
Tôi4, ………………………………….; Chức vụ: ………………………………………………………
Đơn vị: .........................................................................................................
Quyết định:
Khám người Ông (bà): ……………………………………………………; Tuổi ......
Nghề nghiệp: ................................................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ......................................................................
Cấp ngày: …………………………… Tại: ........................................................
Quyết định khám người này đã được thông báo cho Ông (bà)5: ......................
Việc khám người có người chứng kiến là Ông (bà)6: .......................................
Nghề nghiệp: ................................................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ......................................................................
Cấp ngày: …………………………… Tại: ........................................................
Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà): ……………………………… để chấp hành;
2: …………………………………….;
3. …………………………………….;
Quyết định này gồm …………… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang
|
Người ra quyết định ký |
1 Nếu Quyết định khám người của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn …. . thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân xã, thị trấn ….. mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh;
3 Ghi rõ căn cứ khám người là Ông (bà) có cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính
4 Họ tên người ra Quyết định khám người.
5 Họ tên người bị khám.
6 Họ và tên người chứng kiến.
Tên cơ quan chủ quản1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
A2……, ngày ….. tháng ….năm …… |
Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Căn cứ Điều 45, Điều 49 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ………. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
Xét3 ………………………………….;
Tôi4, ………………………………….; Chức vụ: ………………………………………………………
Đơn vị: .........................................................................................................
Quyết định:
Khám5:..........................................................................................................
Chủ nơi bị khám là: Ông (bà)/Đại diện tổ chức6: ……………………………………………………;
Nghề nghiệp (Lĩnh vực hoạt động): ................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số:/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: ...................
Cấp ngày: …………………………… Tại: ………………….. Lý do: ....................
(Việc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập biên bản kèm theo Quyết định này)
Quyết định này đã được: ..................................
1. Giao cho Ông (bà):/Đại diện tổ chức: ……………………………… để chấp hành;
2: Gửi7 …………………………………….;
3. …………………………………….;
Quyết định này gồm …………… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang
|
Người ra quyết định ký
|
Ý kiến đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tiến hành khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện là nơi ở.
(Ký, ghi rõ họ tên)
1 Nếu Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn …. thì chỉ cần ghi UBND xã, thị trấn ….. mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh
3 Ghi rõ căn cứ cho rằng nơi bị khám có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
4 Họ tên người ra Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
5 Ghi rõ địa điểm bị khám.
6 Nếu không có người chủ nơi bị khám thì ghi rõ người thành niên trong gia đình họ là …………...
7 Trường hợp người quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không phải là người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì Quyết định này phải được gửi để báo cáo cho Thủ trưởng của người ra Quyết định tạm giữ.
Tên cơ quan chủ quản1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
A2……, ngày ….. tháng ….năm …… |
Vi phạm hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo trong lĩnh vực tư pháp
Căn cứ Điều 45, Điều 49 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ………. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
Xét hành vi vi phạm hành chính do …………………………………. thực hiện;
Tôi3, ………………………………….; Chức vụ: ………………………………………………………
Đơn vị: .........................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt cảnh cáo đối với: ..................................................................
Ông (bà)/Tổ chức4:........................ …………………………………………………;
Nghề nghiệp (Lĩnh vực hoạt động): ................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số:/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: ...................
Cấp ngày: …………………………… Tại: …………………..
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính5: .............................................................
Quy định tại điểm ……….. khoản …… Điều … của Nghị định số ……….. ngày … tháng ……… năm quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm: .................................
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký
Quyết định này được gửi cho: .......................................................................
1. Ông (bà)/Tổ chức:6 …………………………………………………… để chấp hành;
2. ……………………………………….;
Quyết định này gồm …………………… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang
|
Người ra quyết định ký |
1 Nếu Quyết định xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ……., huyện, thành phố thuộc tỉnh …., xã ……… mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh;
3 Họ tên người ra Quyết định xử phạt.
4 Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm
5 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
6 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
Tên cơ quan chủ quản1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
A2……, ngày ….. tháng ….năm …… |
Vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ………. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
Xét hành vi vi phạm hành chính do3 …………………………………. thực hiện;
Tôi4, ………………………………….; Chức vụ: ………………………………………………………
Đơn vị: .........................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản đối với:
Ông (bà)/Tổ chức5:........................ …………………………………………………;
Nghề nghiệp (Lĩnh vực hoạt động): ................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số:/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: ...................
Cấp ngày: …………………………… Tại: ………………….. ..............................
Bằng hình thức phạt tiền với mức phạt là: ………………………………… đồng
(Ghi bằng chữ: ............................................................................................ )
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính6: .............................................................
Hành vi của Ông (bà)/Tổ chức đã vi phạm quy định tại điểm …… khoản …. Điều ……… của Nghị định số …….. ngày …… tháng ……. năm quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm: .................................
Điều 2. Ông (bà)/ Tổ chức ………………… phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày ……. tháng … năm …… trừ trường hợp ……………… 7. Quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/Tổ chức …………. cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.
Số tiền phạt theo quy định tại Điều 1 phải nộp ngay cho người ra Quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt hoặc tại điểm thu phạt số ………… của Kho bạc Nhà nước.8 …………… trong vòng mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.
Ông (bà)/Tổ chức ……………. có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký
Quyết định này được giao cho: ......................................................................
1. Ông (bà)/Tổ chức: …………………………………………………… để chấp hành;
2. Kho bạc ……………………………………….để thu tiền phạt
3: …………………………………………;
Quyết định này gồm …………………… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang
|
Người ra quyết định |
1 Nếu Quyết định xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ……., huyện, thành phố thuộc tỉnh …., xã ……… mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh;
3 Ghi họ tên người/đại diện tổ chức vi phạm.
4 Họ tên người ra Quyết định xử phạt.
5 Ghi họ tên người/đại diện tổ chức vi phạm
6 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
7 Ghi rõ lý do
8 Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc
Tên cơ quan chủ quản1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
A2……, ngày ….. tháng ….năm …… |
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều ………. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính do3 ……………… lập hồi ……… giờ ……. ngày …… tháng …… năm ……….. tại ……………………………………………………….;
Tôi4, ………………………………….; Chức vụ: ………………………………………………………
Đơn vị: .........................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:
Ông (bà)/Tổ chức5:........................ …………………………………………………;
Nghề nghiệp (Lĩnh vực hoạt động): ................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số:/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: ...................
Cấp ngày: …………………………… Tại: ………………….. ..............................
Với các hình thức sau:
1. Hình thức xử phạt hành chính:
Cảnh cáo/phạt tiền với mức phạt là …………………. đồng (Viết bằng chữ: …………………)
2. Hình phạt bổ sung (nếu có):
1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề: ...............................
2. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính gồm: ..
.....................................................................................................................
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính6: .............................................................
Quy định tại điểm ………….. khoản ……………. Điều …………. của Nghị định số ….. ngày ……. tháng ………….. năm quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm: .................................
Điều 2. Ông (bà)/ Tổ chức ………………… phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt là ngày ….. tháng … năm …… trừ trường hợp được hoãn chấp hành hoặc 7 ………………
Quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/Tổ chức ……………. cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành.
Số tiền phạt theo quy định tại Điều 1 phải nộp vào tài khoản số ………….. của Kho bạc Nhà nước 8 …………….. trong vòng mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.
Ông (bà)/Tổ chức ………….. có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ………… tháng ………… năm …………….9
Trong thời hạn ba ngày Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/Tổ chức: …………………………………………………… để chấp hành;
2. Kho bạc …………………………….để thu tiền phạt
3: …………………………………………;
Quyết định này gồm …………… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang
|
Người ra quyết định |
1 Nếu Quyết định xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ……., huyện, thành phố thuộc tỉnh …., xã ……… mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh;
3 Họ tên, chức vụ người lập biên bản.
4 Họ tên người ra Quyết định xử phạt.
5 Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm
6 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm.
7 Ghi rõ lý do
8 Ghi rõ tên, địa chỉ Kho bạc
9 Ngày ký Quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền xử phạt quyết định
Tên cơ quan chủ quản1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
A2……, ngày ….. tháng ….năm …… |
Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Để đảm bảo thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về …….. số ……… ngày ……. tháng …….. năm ……………. của …………………………
Tôi3, ………………………………….; Chức vụ: ………………………………………………………
Đơn vị: .........................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ……… ngày ……. tháng …… năm ………. của …………….. về ………………..
Đối với:
Ông (bà)/Tổ chức4:........................ …………………………………………………;
Nghề nghiệp (Lĩnh vực hoạt động): ................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số:/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: ...................
Cấp ngày: …………………………… Tại: ………………….. ..............................
Biện pháp cưỡng chế5:
Điều 2. Ông (bà)/ Tổ chức ………………… phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt này và chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày …………
Quyết định này gồm …………………… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang
Quyết định này được gửi cho Ông (bà)/Tổ chức: ………………………………… để thực hiện
2. ……………………để………………….6
3: ……………………để…………………7;
|
Người ra quyết định |
1 Nếu Quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ……., huyện, thành phố thuộc tỉnh …., xã ……… mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh;
3 Họ tên người ra Quyết định cưỡng chế.
4 Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
5 Ghi cụ thể biện pháp cưỡng chế, số tiền cưỡng chế, hoặc các biện pháp khắc phục phải thực hiện
6 Nếu biện pháp cưỡng chế là khấu trừ lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại Ngân hàng thì Quyết định được gửi cho cơ quan, tổ chức nơi cá nhân làm việc hoặc ngân hàng để phối hợp thực hiện.
7 Nếu biện pháp cưỡng chế là kê biên tài sản hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện, buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại thì Quyết định được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện việc cưỡng chế để phối hợp thực hiện.
Tên cơ quan chủ quản1 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
A2……, ngày ….. tháng ….năm …… |
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt trong lĩnh vực tư pháp
Căn cứ Điều 3 ……………. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Điều 4……………. Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp;
Vì 5 ………………. nên không áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
Để khắc phục triệt để hậu quả do vi phạm hành chính gây ra,
Tôi6, ………………………………….; Chức vụ: ………………………………………………………
Đơn vị: .........................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính đối với:
Ông (bà)/Tổ chức7:........................ …………………………………………………;
Nghề nghiệp (Lĩnh vực hoạt động): ................................................................
Địa chỉ: .........................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số:/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD: ...................
Cấp ngày: …………………………… Tại: ………………….. ..............................
Lý do:
- Đã có hành vi vi phạm hành chính8: .............................................................
Quy định tại điểm ………… khoản ………… Điều …….. của …………………..9;
Những tình tiết liên quan đến việc giải quyết vụ vi phạm: .................................
Lý do không xử phạt vi phạm hành chính: ......................................................
Hậu quả cần khắc phục là:
Biện pháp để khắc phục hậu quả là:
Điều 2. Ông (bà)/ Tổ chức ………………… phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định này trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định là ngày …… tháng …… năm …………. trừ trường hợp ……………… 10 Quá thời hạn này, nếu Ông (bà)/Tổ chức ………….. cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành.
Ông (bà)/Tổ chức có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng ………. năm …………. 11
Quyết định này gồm ………… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang
Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:
Ông (bà)/Tổ chức: ………………………………… để chấp hành
2. ……………………
3: ……………………
|
Người ra quyết định |
1 Nếu Quyết khắc phục hậu quả của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì chỉ cần ghi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ……., huyện, thành phố thuộc tỉnh …., xã ……… mà không cần ghi cơ quan chủ quản.
2 Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh;
3 Nếu Quyết định khắc phục hậu quả trong trường hợp hết thời hiệu thì căn cứ vào Điều 10, nếu trong trường hợp hết thời hạn ra Quyết định xử phạt thì ghi căn cứ vào Điều 56 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
4 Ghi cụ thể điều, khoản của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp
5 Ghi rõ lý do không xử phạt
6 Họ tên người ra Quyết định xử phạt.
7 Nếu là tổ chức thì ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức vi phạm.
8 Nếu có nhiều hành vi thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm
9 Ghi cụ thể từng điều, khoản, mức phạt của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp mà cá nhân, tổ chức vi phạm
10 Ghi rõ lý do
11 Ngày ký Quyết định hoặc ngày do người có thẩm quyền quyết định.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 60/2009/ND-CP |
Hanoi, July 23, 2009 |
ON SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE JUDICIAL DOMAIN
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 9, 2000 Law on Marriage and Family;
Pursuant to the June 14, 2005 Civil Code;
Pursuant to the June 29, 2005 Law on Lawyers;
Pursuant to the November 29, 2006 Law on Legal Aid;
Pursuant to the November 29, 2006 Law on Notarization;
Pursuant to the November 13, 2008 Law on Vietnamese Nationality;
Pursuant to the November 14, 2008 Law on Enforcement of Civil Judgments;
Pursuant to the February 25, 2003 Ordinance on Commercial Arbitration;
Pursuant to the September 29, 2004 Ordination Judicial Expertise;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the April 2, 2008 Ordinance on Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Minister of Justice,
DECREES:
Article 1. Scope of regulation
This Decree specifies acts of administrative violation, sanctions and levels, sanctioning competence, procedures for sanctioning administrative violations in enforcement of civil judgments; notarization; certification; civic status registration; citizenship; judicial records; judicial expertise; registration of security transactions; lawyer practice and legal consultancy; asset auction; commercial arbitration; law dissemination and education; legal aid; putting up of children for adoption, child adoption and nurturing of adopted children; and international cooperation in legal affairs (below collectively referred to as the judicial domain).
2. Other acts of administrative violation in the judicial domain which are not specified in this Decree shall be sanctioned under other government decrees on sanctioning of administrative violations in relevant state management domains.
Article 2. Subjects of application
1. Individuals and organizations that commit acts of intentionally or unintentionally violating regulations on state management in the judicial domain, which do not constitute crimes, shall be sanctioned under this Decree.
Foreign individuals and organizations that commit acts of administrative violation in the judicial domain in the territory of the Socialist Republic of Vietnam shall be sanctioned under this Decree, unless otherwise provided for by a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party. In this case, that treaty will prevail.
2. Administrative sanctions are not imposed for acts of violation specified in this Decree and committed by cadres and civil servants while performing their assigned duties. Their violations shall be handled under the law on cadres and civil servants.
Article 3. Principles for sanctioning administrative violations, extenuating circumstances and aggravating circumstances in sanctioning administrative violations
1. Principles for sanctioning administrative violations in the judicial domain comply with Article 3 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 3 of the Government's Decree No. 12812008/ND-CP dated December 16, 2008, detailing a number of articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations (below referred to as Decree No. 128/2008/ND-CP).
2. Extenuating circumstances and aggravating circumstances in sanctioning administrative violations in the judicial domain comply with Articles 8 and 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 6 of Decree No. 128/2008/ND-CP.
Article 4. Statute of limitations for sanctioning administrative violations
1. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in the judicial domain is one year after this violation is committed. For an administrative violation which is detected after the statute of limitations expires, no sanction shall be imposed but the violator is still subject to remedies specified in this Decree.
Persons with sanctioning competence who are at fault in letting an administrative violation be unsanctioned after the statute of limitations expires shall be handled under Article 121 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. An individual against whom a criminal case has been instituted, who has been prosecuted or against whom there has been a decision to bring his/her case to trial according to criminal procedures but there is now a decision to suspend the investigation or his/her case shall be administratively sanctioned if his/her act shows signs of administrative violation. Within 3 days from the date of issuance of a decision to suspend investigation or a case, the person who has issued that decision shall send the decision to a person with sanctioning competence. In this case, the statute of limitations for sanctioning the administrative violation is 3 months after the person with sanctioning competence receives the suspension decision and the violation case file.
3. Within the time limit specified in Clause 1 or 2 of this Article, if a violator commits a new act of administrative violation in the judicial domain or deliberately shirks or obstructs the sanctioning, the statute of limitations for sanctioning specified in Clause 1 or 2 of this Article will not apply but shall be recounted from the time of commission of the new administrative violation or the time of termination of the act of shirking or obstructing the sanctioning.
Article 5. Sanctions and remedies
1. Principal sanctions:
Administrative violators in the judicial domain are subject to the following principal sanctions:
a/ Caution;
b/ Fine
In case a fine is imposed, the specific fine level for an administrative violation without extenuating circumstances and aggravating circumstances as specified in Articles 8 and 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violation is the average level of the fine bracket. For a violation with extenuating circumstance(s), the fine level may be reduced but must not be lower than the minimum level of the fine bracket. For a violation with aggravating circumstance(s), the fine level may increase but must not exceed the maximum level of the fine bracket. For an administrative violation with both extenuating circumstance(s) and aggravating circumstance(s), a competent person shall decide to impose a fine level higher or lower than the average level or the average level of the fine bracket, depending on the nature and extent of these circumstances.
2. Additional sanctions:
Depending on the nature and severity of their violations, violators may also be subject to either or both of the following additional sanctions:
a/ Confiscation of material evidence and means used for committing administrative violations;
b/ Deprivation of the right to use practice licenses or certificates for a definite or an indefinite time.
In case individuals or organizations committing administrative violations specified in Chapter II of this Decree are imposed the additional sanction of deprivation of the right to use practice licenses or certificates, operation registration certificates, participation registration certificates, establishment licenses or cards, they will not be allowed to practice their profession or operate within the duration of deprivation of the right to use these licenses, certificates or cards.
3. Remedies:
Depending on the nature and severity of their violations, administrative violators may also be subject to one or several remedies specified in articles of Chapter II of this Decree.
In case an act of administrative violation in the judicial domain is detected after the statute of limitations for sanctioning expires, no sanction shall be imposed but competent agencies or persons may apply one or more of the following remedies:
a/ Forcible restoration of the original state which has been altered due to the administrative violation;
b/ Destruction of material evidence and means used for committing the administrative violation;
c/ Revocation of papers already issued by competent authorities.
Article 6. Duration upon the expiration of which individuals and organizations are regarded as having never been administratively sanctioned
If individuals and organizations already administratively sanctioned for violations in the judicial domain do not relapse into these violations within one year after they completely execute sanctioning decisions (i.e., from the date of fulfillment of obligations and requests stated in sanctioning decisions or the date of enforcement of sanctioning decisions) or the expiration of the statute of limitations for implementing sanctioning decisions specified in Article 69 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, they will be regarded as having never been administratively sanctioned.
ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION AND SANCTIONS
Section 1. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN CIVIL JUDGMENT ENFORCEMENT AND SANCTIONS
Article 7. Acts of violation of regulations on civil judgment enforcement
1. A caution or a fine of between VND 50,000 and 200,000 shall be imposed on an individual for failing to show up at a place for judgment enforcement indicated in a second-time notice or summon without any plausible reason after he/she has received that notice or summon from a competent person (enforcer or executor).
2. A fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed on a judgment debtor for any of the following acts:
a/ Deliberately failing to execute a court ruling on application of provisional urgent measures or a judgment or ruling which must be immediately executed;
b/ Failing to perform a compulsory job or to terminate the performance of a banned job indicated in a court judgment or ruling under a judgment enforcement decision;
c/ Deliberately delaying the performance of the judgment execution obligation though having conditions for judgment execution;
d/ Failing to satisfy a request of a person with judgment-enforcing competence for supply of information on or handover of papers related to handled assets for judgment enforcement without any plausible reason;
dd/ Failing to realize the commitment he/she has agreed upon under a court ruling recognizing the agreement.
3. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Dispersing or damaging assets subject to distraint in order not to perform the judgment execution obligation or to shirk the asset distraint for judgment enforcement;
b/ Failing to suspend the illegal registration, use, consumption, transfer, exchange, hiding or change of the state of distrained assets;
c/ Breaking seals on or destroying distrained assets;
d/ Failing to abide by a decision of a person with judgment-enforcing competence on deduction of account or income or of valuable papers of the judgment debtor;
dd/ Failing to abide by a decision of a person with judgment-enforcing competence on collection of money from business activities of the judgment debtor, money being held by the judgment debtor, or the judgment debtor’s money being held by a third party;
e/ Failing to blockade the judgment debtor’s account under a decision of a person with judgment-enforcing competence.
4. Remedies:
a/ Forcible restoration of the original state which has been altered due to the administrative violation;
b/ Forcible observance of regulations on account blockade, forcible handover of money and valuable papers, forcible deduction of money for judgment enforcement or deduction of money from accounts, for acts specified at Point d, e and f, Clause 3 of this Article.
Section 2. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN CERTIFICATION AND SANCTIONS
Article 8. Acts of violation of regulations on certification of copies of originals and signatures
1. A caution or a fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed for modifying or erasing without permission or otherwise falsifying to-be-certified copies or originals for carrying out procedures for requesting certification.
2. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for either of the following acts:
a/ Forging papers or using forged papers or employing other deceitful tricks in carrying out procedures for requesting certification;
b/ Forging papers or using forged papers as certified copies or imitating signatures of certifiers.
3. Additional sanction:
Confiscation of papers which have been modified or erased or have their contents falsified or of forged papers, for acts specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 9. Acts of violation of regulations on certification of contracts and transactions
1. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for modifying or erasing without permission or otherwise falsifying papers for certification of contracts or transactions.
2. A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 shall be imposed for forging papers or using forged papers or impersonating contractual or transacting parties to obtain certification of contracts or transactions.
3. Additional sanction:
Confiscation of modified, erased, falsified or forged papers, for acts specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
Section 3. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN MANAGEMENT OF CIVIC STATUS REGISTRATION, CITIZENSHIP AND JUDICIAL RECORDS, AND SANCTIONS
Article 10. Acts of violation of regulations on birth registration
1. A caution or a fine of between VND 50,000 and 100,000 shall be imposed on a person responsible for making birth registration for a child who fails to do so within a law-prescribed time limit.
2. A fine of between VND 100,000 and 300,000 shall be imposed for either of the following acts:
a/ Intentionally providing an untruthful testimony in birth registration; the birth registration maker's guarantee is untrue to the birth;
b/ Modifying or erasing without permission or otherwise falsifying papers for carrying out procedures for birth registration.
3. A fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Forging papers or using forged papers for carrying out procedures for birth registration;
b/ Committing another deceitful act to obtain birth registration for self-seeking purpose;
c/ Forging one's birth certificate or borrowing another person's birth certificate to commit an illegal act.
4. Additional sanction:
Confiscation of modified, erased, falsified or forged papers, for acts specified at Point b, Clause 2, and Clause 3, of this Article.
5. Remedies:
Competent agencies shall revoke, upon request, issued birth certificates and compel lawful birth registration, for acts specified at Point a, Clause 2, and Points a and b, Clause 3, of this Article.
Article 11. Acts of violation of regulations on marriage registration
1. A fine of between VND 100,000 and 300,000 shall be imposed for modifying or erasing or otherwise falsifying papers for carrying out procedures for marriage registration.
2. A fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Using another person's papers for carrying out procedures for marriage registration;
b/ Forging papers or using forged papers for carrying out procedures for marriage registration;
c/ Committing another deceitful act in marriage registration.
3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for making a guarantee untrue to one's actual marital status for carrying out procedures for marriage registration or obtaining a marital status certificate for use for other purposes.
4. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for either of the following acts:
a/ Providing illegal marriage brokerage;
b/ Abusing marriage registration for self-seeking, sexual assault or labor exploitation purpose.
5. Additional sanction:
Confiscation of modified, erased, falsified or forged papers, for acts specified in Clause 1, and Points b and c, Clause 2, of this Article.
6. Remedies:
a/ Revocation and cancellation of issued marriage certificates, for acts specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article;
b/ Competent agencies shall revoke, upon request, issued marriage certificates, and guide involved parties to make marriage registration again under law, for acts specified in Clauses 1 and 2 of this Article which are not in violation of regulations on marriage conditions.
Article 12. Acts of violation of regulations on organization and operation of marriage assistance centers
1. A caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed on a marriage assistance center committing any of the following acts:
a/ Failing to notify a competent state agency of a change in its name, head office or head;
b/ Failing to comply with regulations on reporting, compilation, management and use of books, records and forms;
c/ Failing to publicize and collect charges for marriage assistance services at publicized rates under regulations;
d/ Modifying or erasing without permission or otherwise falsifying operation registration certificates or papers in dossiers of application for operation registration certificates.
2. A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 shall be imposed on a marriage assistance center committing any of the following acts:
a/ Forging papers or using forged papers in a dossier of application for an operation registration certificate or dossier of application for registration of a change in its operation; forging an operation registration certificate or using a forged operation registration certificate;
b/ Making untruthful declarations in carrying out procedures for applying for an operation registration certificate;
c/ Operating beyond the registered scope of operation or conducting operations not stated in its operation registration certificate;
d/ Failing to register with a competent state agency a change in its registered operation, name or head office;
dd/ Forcing marriage assistance recipients to give money or material benefits in addition to prescribed remuneration;
e/ Letting an individual or another organization use its operation registration certificate.
3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed on a marriage assistance center committing any of the following acts:
a/ Providing marriage assistance upon expiration of its operation registration certificate or operating before being issued the operation registration certificate;
b/ Providing marriage assistance for sexual assault, labor exploitation or self-seeking purpose;
c/ Providing marriage assistance in any form without satisfying marriage assistance conditions as prescribed by law.
4. Additional sanctions:
a/ Deprivation of the right to use operation registration certificates for 1-3 months, for acts specified at Point d, Clause 1, and Points c, d and f, Clause 2, of this Article;
b/ Deprivation of the right to use operation registration certificates for an indefinite time, for acts specified at Point b, Clause 3 of this Article;
c/ Deprivation of modified, erased, falsified or forged papers, for acts specified at Point d, Clause 1, and Points a and b, Clause 2, of this Article;
d/ Confiscation of illegal benefits earned from acts specified at Points e and f, Clause 2, and Clause 3, of this Article.
Article 13. Acts of violation of regulations on death registration
1. A caution or a fine of between VND 50,000 and 100,000 shall imposed on a person responsible for registering a deceased person's death who fails to do so within a law-prescribed time limit.
2. A fine of between VND 100,000 and 300,000 shall be imposed for modifying or erasing without permission or otherwise falsifying papers for carrying out procedures for death registration.
3. A fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed for forging papers or using forged papers or committing another deceitful act for carrying out procedures for death registration.
4. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for either of the following acts:
a/ Registering the death of a living person for self-seeking purpose;
b/ Intentionally providing an untruthful testimony to the death of another person.
5. Additional sanction:
Confiscation of modified, erased, falsified or forged papers, for acts specified in Clauses 2 and 3 of this Article.
6. Remedies:
Revocation of issued death certificates and guidance on death declaration re-registration under law, by the issuing agency or a competent agency requested to do so, for acts specified in Clauses 2, 3 and 4 of this Article.
Article 14. Acts of violation of regulations on registration of guardianship; registration of recognition of parents or children; change in or correction of civic status registration; nationality re-identification; sex reassignment; supplementation or adjustment of civic status registration; issuance of marital status certificates
1. A fine of between VND 100,000 and 300,000 shall be imposed for either of the following acts:
a/ Intentionally providing an untruthful testimony;
b/ Modifying or erasing without permission or otherwise falsifying papers for carrying out prescribed procedures.
2. A fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed for forging pagers or using forged papers or committing another deceitful act in carrying out prescribed procedures for self-seeking purpose.
3. Additional sanction:
Confiscation of modified, erased, falsified or forged papers, for acts specified at Point b, Clause 1, and Clause 2, of this Article.
Article 15. Acts of violation of regulations on citizenship management
1. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for modifying or erasing without permission or otherwise falsifying papers or intentionally making untruthful declarations in a dossier of application for naturalization in Vietnam, restoration renunciation of Vietnamese citizenship, or a dossier of application for registration for Vietnamese citizenship retention.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for forging papers or using forged papers for carrying out citizenship procedures.
3. Additional sanction:
Confiscation of modified, erased, falsified or forged papers, for acts specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
4. Remedies:
a/ Revocation of papers certifying the registration for Vietnamese citizenship retention, restoration or renunciation of Vietnamese citizenship by competent agencies upon request, for acts specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
b/ Cancellation of decisions permitting the naturalization in Vietnam by competent agencies upon request within 5 years after these decisions are issued, for acts specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 16. Acts of violation of regulations on issuance and use of judicial record cards, computerized data and databases on judicial records
1. A caution or a fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed for modifying or erasing without permission or falsifying papers for carrying out procedures for applying for judicial record cards.
2. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for forging papers or using forged papers for carrying out procedures for applying for judicial record cards.
3. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Illegally accessing or using, or eradicating judicial record data;
b/ Illegally printing, copying or changing judicial record data;
c/ Illegally using judicial record cards of others;
d/ Modifying or erasing without permission or otherwise falsifying judicial record cards; forging judicial record cards or using forged ones.
4. Acts of administrative violation in accessing information on judicial records in computerized databases shall be sanctioned under the decree on sanctioning of administrative violations in information technology.
5. Additional sanction:
Confiscation of modified, erased, falsified or forged papers, for acts specified in Clauses 1 and 2, and Point d, Clause 3, of this Article.
6. Remedy:
Revocation of issued judicial record cards by competent agencies upon request, for violations specified in Clauses 1 and 2, and Point d, Clause 3, of this Article.
Section 4. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN NOTARIZATION AND SANCTIONS
Article 17. Acts of violation of regulations on notarization of contracts and transactions
1. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for deceitful or dishonest acts in providing testimony.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for modifying or erasing without permission or otherwise falsifying papers for notarization of a contract or transaction.
3. A fine of between VND 2,000,000 and 4,000,000 shall be imposed for forging paper or using forged papers or impersonating contracting or transacting parties to obtain notarization of a contract or transaction.
4. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ A notary public compiling a contract or transaction document at the request of a notarization applicant whose intention to enter into a contract or transaction or content of that contract or transaction is unclear, unlawful or contrary to social ethics;
b/ Conducting notarization outside the office of a notary public organization, unless the notarization applicant is an aged and weak person who cannot walk, a person temporarily held in custody or a detention facility or currently serving an imprisonment sentence or a person who is, for a plausible reason, unable to show up at the office of the notary public organization;
c/ Failing to conduct notarization within a prescribed time limit;
d/ Correcting technical errors in notarized documents in contravention of regulations.
5. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed on a notary public notarizing a real estate contract or transaction falling beyond his/her competence specified in Article 37 of the Law on Notarization.
6. Additional sanction:
Confiscation of modified, erased, falsified or forged papers, for acts specified in Clauses 2 and 3 of this Article.
7. Remedy:
Cancellation of performed contracts or transactions, for acts specified at Point a, Clause 4 of this Article.
Article 18. Acts of violation of regulations on procedures for notarizing real estate mortgage contracts, testaments, written agreements on inheritance division, written declarations of inheritance receipt or inheritance waivers, and archive of testaments
1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for either of the following acts:
a/ Notarizing a real estate mortgage contract outside a province or centrally run city where any of mortgaged real estate is situated and the notary public organization is located;
b/ Failing to strictly comply with regulations on notarization of mortgaged real estate to secure the fulfillment of an obligation and in case a mortgage contract which has been notarized is notarized again for mortgage as security for another obligation.
2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Notarizing a testament for an individual who is not the testament maker or in case the testament maker suffers from a mental disease or another disease which renders him/her incapable of perceiving and controlling his/her acts or when there is a ground to believe that the testament is made as a result of fraudulence or intimidation or under coercion;
b/ Notarizing a written agreement on division of an inheritance without verifying the reliability of the land use rights or property ownership right of the bequeather or without identifying whether or not the notarization requester is the heir or when there is a ground to believe that the bequeathal and receipt of the inheritance are unlawful;
c/ A notary public who undertakes to keep in custody a testament failing to seal up the testament before the testament maker or failing to record in writing the undertaking to keep in custody the testament or failing to hand over the testament to its maker;
d/ A notarization practice organization which undertakes to keep in custody a testament before its dissolution or termination of its operation failing to reach agreement with the testament maker on transfer of the testament to another notarization practice organization for keeping in custody or failing to return the testament to its maker and refund the testament keeping charge to the testament maker in case no agreement is reached.
3. Additional sanction:
Deprivation of notary public cards for between 6 and 12 months, for acts specified in Clause 1, and Points a, b and c, Clause 2, of this Article.
4. Remedies:
a/ Forcible notarization under law, for acts specified at Point b, Clause 1, and Point c and d, Clause 2 of this Article;
b/ Revocation of notarized documents, for acts specified at Points a and b, Clause 2 of this Article;
Article 19. Acts of violation of regulations on dossiers and procedures for requesting the appointment of notaries public
1. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for modifying or erasing without permission or otherwise falsifying originals of papers issued by competent agencies in a dossier of request for appointment of a notary public or issuance of a notary public card.
2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for forging a notary public card or using a forged notary public card; forging papers or using forged papers in a dossier of request for appointment of a notary public.
3. Additional sanction:
Deprivation of modified, erased, falsified or forged papers or notary public cards, for acts specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 20. Acts of breaching obligations of notaries public
1. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Disclosing information on notarized documents without written consent of document owners, unless otherwise provided for by law;
b/ Using notarized information and documents to infringe upon legitimate rights and interests of other persons;
c/ Harassing for bribe or causing troubles to a notarization requester;
d/ Refusing to notarize a contract or transaction without any plausible reason.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Receiving or asking for a sum of money or another benefit to be paid by the notarization requester other than notarization charge or remuneration and other expenses already determined or agreed;
b/ Notarizing a contract or transaction in case the purpose and content of this contract or transaction are unlawful or contrary to social ethics;
c/ A notary public performing notarization which is related to his/her assets or benefits or his/her spouse, parents, parents-in-law, adoptive parents, blood children, adopted children, children-in-law or grandchildren, his/her or his/her spouse's paternal or maternal grandparents or blood siblings;
d/ Using another person's notary public card or letting another person use one's notary public card to practice notarization;
dd/ Practicing notarization in any form without fully satisfying the law-prescribed conditions therefore.
3. Additional sanctions:
Deprivation of the right to use notary public cards for between 6 and 12 months, for acts specified at Points a, c and d, Clause 2 of this Article. Deprivation of the right to use notary public cards for an indefinite duration, for acts specified at Point b, Clause 2 of this Article.
4. Remedies:
a/ Forcible notarization of contracts or transactions, for acts specified at Point d, Clause 1 of this Article;
b/ Forcible refund of sums of money or other benefits, for acts specified at Point a, Clause 2 of this Article;
c/ Revocation of notarized documents, for acts specified at Point c, Clause 2 of this Article.
Article 21. Acts of violation of notarization- practicing organizations
1. A caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ A notarization-practicing organization failing to publish on a newspaper or publishing on a newspaper insufficient registered operations or for an insufficient number of issues;
b/ A notarization-practicing organization violating regulations on reporting upon request of a competent state agency; failing to report in writing on its operation termination to the provincial-level Justice Department with which it has registered its operation under law; failing to compile, manage or use books, records and forms under regulations;
c/ A notarization-practicing organization failing to post up its working schedule, notarization procedures and charge or remuneration levels, internal rules on reception of notarization requesters at its office;
d/ Failing to observe the working days and hours of state administration agencies;
dd/ Violating regulations on archive of notarization dossiers.
2. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Modifying or erasing without permission or otherwise falsifying contents of papers in a dossier of request for operation registration or a dossier of request for registration of a change in registered operations, or a decision permitting the establishment of a notary public office, or an operation registration certificate;
b/ A notarization office failing to purchase professional liability insurance for its public under the law on insurance business.
3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Forging papers or using forged papers dossier for operation registration or a dossier of request for registration of a change in registered operations, a decision permitting the establishment of a notary public office, or an operation registration certificate;
b/ Failing to register operation with a competent agency in charge of operations of notarization-practicing organizations;
c/ A notarization-practicing organization failing to register or notify a change in its registered operations, name or working office;
d/ A notarization-practicing organization operating in inconsistency with its registered operations, name or working office;
dd/ Practicing notarization in any form without fully satisfying the law-prescribed conditions therefor.
4. Additional sanction:
Deprivation of modified, erased, erased, falsified or forged papers, for acts specified at Point a, Clause 2, and Point a, Clause 3, of this Article.
5. Remedy:
Forcible compliance with law, for acts specified in Clause 1, and Points b, c and e, Clause 3, of this Article.
Section 5. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN JUDICIAL EXPERTISE AND SANCTIONS
Article 22. Acts of violation of judicial expertise performers
1. A caution or a fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed on judicial expertise performers committing any of the following acts of violation:
a/ Failing to perform expertise within a required time limit without any plausible reason;
b/ Failing to show up at a procedure-conducting agency's office after summoned by this agency without any plausible reason;
c/ Failing to promptly and fully record in writing the whole process of expertise.
2. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Performing judicial expertise without fully satisfying the law-prescribed conditions therefor;
b/ Failing to preserve exhibits and documents related to the case subject to expertise under law;
c/ Disclosing expertise results, information and documents;
d/ Failing to keep written records of the expert's process in expertise dossiers;
dd/ Modifying or erasing without permission or otherwise falsifying the content of a written request for appointment of an expert;
e/ Using another person's judicial expert card or letting another person use one's judicial expert card practice expertise.
3. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed on a judicial expertise performer committing any of the following acts:
a/ Abusing his/her expertise performance for self-seeking purpose;
b/ Revealing an investigation secret he/she knows through participating in criminal procedures in the capacity as judicial expertise performer; disclosing secret information he/she knows through performing expertise in other cases;
c/ Refusing to make expertise conclusions without any plausible reason;
d/ Intentionally making untruthful expertise conclusions;
dd/ Forging papers or using forged papers in a dossier of request for appointment of an expert;
e/ Modifying or erasing without permission or otherwise falsifying documents subject to expertise;
g/ Intentionally performing expertise in case expertise must be refused under regulations;
h/ Failing to record truthful results of the expertise process;
i/ Conducting expertise in any form without fully satisfying the law-prescribed conditions therefor.
4. Additional sanctions:
a/ Deprivation of modified, erased, falsified or forged papers, for acts specified at Point e, Clause 2, and Point e, Clause 3 of this Article;
b/ Confiscation of illicit profits, for acts specified at Point a, Clause 3, of this Article;
c/ Deprivation of the right to use expert cards for between 3 and 6 months, for acts specified at Points a, b, d and g, Clause 3 of this Article.
Section 6. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN LAWYER PRACTICE AND LEGAL CONSULTANCY AND SANCTIONS
Article 23. Acts of violation of regulations on dossiers of application for lawyer practice certificates, law practitioner registration certificates or foreign lawyers' licenses for practice in Vietnam
1. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Modifying or erasing without permission or otherwise falsifying contents of papers in a dossier of application for a lawyer practice certificate, law practitioner registration certificate or foreign lawyer's license for practice in Vietnam;
b/ Modifying or erasing without permission or otherwise falsifying the content of a lawyer practice certificate, law practitioner registration certificate or foreign lawyer's license for practice in Vietnam.
2. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for forging papers or using forged papers in dossiers of application for lawyer practice certificates, law practitioner registration certificates or foreign lawyers' licenses for practice in Vietnam.
3. Additional sanction:
Confiscation of forged papers and documents used for committing acts specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 24. Acts of violation of regulations on practicing activities of lawyers
1. A caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed on a lawyer for any of the following acts:
a/ Failing to notify his/her professional rights, obligations and responsibilities to his/her clients in providing legal services to them;
b/ Failing to notify in writing a competent agency or bar association of being granted a law practitioner registration certificate or a change in contents his/her practice registration;
c/ A law practitioner failing to report on the organization and operation of his/her office under regulations; or failing to compile, manage or use books, records and forms under regulations.
2. A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 shall be imposed on a lawyer for any of the following acts:
a/ A law practitioner practicing in domains other than those stated in his/her lawyer practice registration certificate;
b/ Concurrently founding or taking part in founding two or more lawyer practice organizations;
c/ Letting another person use his/her lawyer practice certificate, law practitioner registration certificate or foreign lawyer's license for practice in Vietnam for practicing as a lawyer;
d/ Using another person's lawyer practice certificate, law practitioner registration certificate or foreign lawyer's license for practice in Vietnam for practicing as a lawyer;
dd/ Transferring a case he/she has received to another lawyer without obtaining consent of his/her client(s), except in force majeure circumstances.
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed on a lawyer for any of the following acts:
a/ Providing a legal service without having entered into a written contract or under an improperly made contract;
b/ Harassing for bribes, deceiving or forcing his/her clients to pay a sum of money or material benefit in addition to remuneration and expenses already agreed in a legal service contract;
c/ Refusing to provide free legal aid under law when so requested;
d/ Modifying or erasing without permission or otherwise falsifying contents of his/her proceeding participation certificate, foreign lawyer's license for practice in Vietnam or law practitioner license;
dd/ Forging a proceeding participation certificate, foreign lawyer's license for practice in Vietnam or law practitioner license;
e/ A law practitioner failing to make practice registration at a competent agency or failing to purchase professional liability insurance under the law on insurance business;
g/ Practicing without a law practitioner registration certificate or foreign lawyer's license for practice in Vietnam;
h/ Practicing in domains other than those stated in his/her law practitioner registration certificate.
4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed on a lawyer for any of the following acts:
a/ Providing legal services to clients with conflicting interests in the same case;
b/ Intentionally supplying counterfeit or untruthful documents and material evidence;
c/ Inciting clients to make untruthful testimonies or lodge unlawful complaints or denunciations or institute unlawful lawsuits;
d/ Disclosing information on a case or client he/she knows through his/her practice, unless it is consented to in writing by the client or otherwise provided for by law;
dd/ Contacting or forging ties with procedure-conducting persons or participants, other cadres and civil servants for handling a case in contravention of law;
e/ Taking advantage of the lawyer practice or capacity to cause bad impacts on national security, social order and safety, infringe upon the State's or public interests, legitimate rights and interests of agencies, organizations and other individuals;
g/ A foreign lawyer practicing law not in the prescribed form of practice by foreign lawyers;
h/ A foreign lawyer providing consultancy on Vietnamese law without possessing a law bachelor degree of Vietnam and fully satisfying requirements similar to those on Vietnamese lawyers;
i/ A foreign lawyer participating in proceedings in the capacity as defense counsel or protector of interests of involved parties, representative or protector of legitimate rights and interests of involved parties before a procedure-conducting agency of Vietnam;
k/ A foreign lawyer practicing in Vietnam when his/her license for practice in Vietnam has expired;
l/ Practicing in any form without fully satisfying the law-prescribed conditions for lawyer practice.
5. Additional sanctions:
a/ Deprivation of the right to use lawyer practice certificates, law practitioner licenses or foreign lawyer's license for practice in Vietnam for between 6 and 12 months, for acts specified at Points a, b and c, Clause 2; Point b and h, Clause 3; and Points a, b, c and e, Clause 4, of this Article. Deprivation of the right to use lawyer practice certificates, law practitioner licenses or foreign lawyer's license for practice in Vietnam for an indefinite duration, for acts specified at Point f and g, Clause 4 of this Article;
b/ Confiscation of modified, erased, falsified or forged papers, for acts specified at Point d and e, Clause 3 of this Article.
6. Remedies:
a/ Forcible compliance with law, for acts specified at Points c and f, Clause 3 of this Article;
b/ Forcible refund of illicitly earned profits, for acts specified at Point b, Clause 3 of this Article.
Article 25. Acts of violation of regulations on operation of lawyer practice organizations
1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed on a lawyer practice organization committing any of the following acts:
a/ Failing to notify in writing or within a prescribed time limit a competent agency or bar association of the establishment or termination of operation of an overseas lawyer practice office;
b/ Failing to register a change in its registered operations with a competent agency within a prescribed time limit;
c/ Failing to notify in writing or within a prescribed time limit a competent agency or bar association of being granted an operation registration certificate; suspension and resumption of its operation; termination of its operation; an operation registration certificate of its branch; a change in its or its branch's registered operations; address of its transaction office;
d/ Failing to report under regulations on its organization and operation; failing to compile, manage and use books, records and forms under regulations;
dd/ Failing to publicize or improperly publicizing its registered operations or a change in its operations in terms of contents, time limit, time and form under regulations;
e/ Modifying or erasing without permission or otherwise falsifying contents of its or its branch's operation registration certification certificate.
2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed on a lawyer practice organization committing any of the following acts:
a/ Forging papers or using forged papers in a dossier of application for operation registration or dossier of application for registration of a change in its or its branch's operations; a dossier of application for a license for establishing a foreign law firm's Vietnam-based branch; forging a license or using a forged license for establishing a foreign law firm's Vietnam-based branch;
b/ Letting a person who is not a lawyer practice in its name; c/ Operating in domains other than those stated in its operation registration certificate or establishment license of a foreign law firm’s branch or at an office other than the registered one; having no signboard or using a signboard in contravention of law;
d/ Its transaction office providing legal services;
dd/ Failing to nominate its lawyers to participate in court proceedings as assigned by its bar association;
e/ Failing to allow or create conditions for its lawyers to provide free legal aid;
g/ Failing to purchase professional liability insurance for its lawyers under the law insurance business.
3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Collecting lawyer charges in contravention of law or signed legal service contracts;
b/ Letting another individual or organization use its operation registration certificate or establishment license, or a foreign law firm’s or its branch's operation registration certificate to practice law;
c/ Letting another individual or organization provide legal services at its transaction office;
d/ A lawyer practice organization, a foreign law firm or its branch changing any of its operations without having its operation registration certificate renewed under regulations;
e/ A foreign law firm or its branch practicing in Vietnam nominating a foreign lawyer to participate in proceedings in the capacity as defense counsel or protector of interests of involved parties, representative or protector of legitimate rights and interests of involved parties before a Vietnamese procedure-conducting agency.
4. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Practicing law in any form without fully satisfying the law-prescribed conditions for lawyer practice;
b/ A lawyer practice organization or its branch; a foreign law firm or its Vietnam-based branch failing to register its operation with a competent agency;
c/ Operating without an operation registration certificate;
d/ Taking advantage of lawyer practice to cause bad impacts on national security, social order and safety, infringe upon the State's or public interests, legitimate rights and interests of agencies, organizations and individuals.
5. Additional sanctions:
a/ Confiscation of modified, erased, falsified or forged papers, for acts specified at Point f, Clause 2 and Point a, Clause 2, of this Article;
b/ Deprivation of the right to use operation registration certificates for between 3 and 6 months, for acts specified at Points b and c, Clause 2; Points b and c, Clause 3; Point b, Clause 4, of this Article. Deprivation of the right to use operation registration certificates for an indefinite duration, for acts specified at Point d, Clause 4 of this Article.
6. Remedies:
a/ Forcible compliance with law, for acts specified at Points a, b, c, d and e, Clause 1; and Points e and f, Clause 2, of this Article;
b/ Forcible refund of improperly collected sums of money, for acts specified at Point a, Clause 3 of this Article.
Article 26. Acts of violation of regulations on state management of lawyers' socio- professional organizations
1. A caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed on such an organization for any of the following acts:
a/ Failing to report to a competent agency on a scheme on organization of a meeting for each term of office, a plan on establishment of the management board or the commendation and disciplining council for a new term before holding such meeting;
b/ Failing to send to a competent agency a report on results of a meeting for each term of office and other required papers, or a report on results of a meeting to relieve from duty the incumbent director and elect a new director or elect a substitute director or additional members to the management board or the commendation and disciplining council, to a competent agency for approval according to its competence;
c/ Failing to annually report on its organization and operation to a competent agency or the lawyers’ socio-professional organization.
2. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Failing to assign a lawyer practice organization to nominate a lawyer or directly nominate a law practitioner to participate in legal procedures at request of the procedure- conducting agency;
b/ Failing to send a regulation, decision or resolution adopted by a lawyers' socio-professional organization to a competent agency or the lawyers' socio-professional organization;
c/ Failing to submit to a competent agency a dossier of request for approval of its charter under regulations;
d/ Modifying or erasing without permission or otherwise falsifying contents of papers in the dossier of request for approval of its charter or dossier of request for approval of meeting results.
3. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed on a lawyers' socio-professional organization for either of the following acts:
a/ Forging papers or using forged papers in its dossier of request for approval of its charter or dossier of request for approval of meeting results;
b/ Taking advantage of its status to cause bad impacts on national security, social order and safety, or infringe upon the State's or public interests, rights and interests of agencies, organizations and individuals.
4. Additional sanction:
Confiscation of modified, erased, falsified or forged papers, for acts specified at Point d, Clause 2 and Point a, Clause 3, of this Article.
Article 27. Acts of violation of regulations on organization and operation of legal consultancy centers and their branches.
1. A caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed on such a center for any of the following acts;
a/ Failing to post up legal consultancy charge rates at its office under regulations;
b/ Failing to make reports, compile, manage and use books, records and forms under regulations;
c/ Failing to report in writing to a competent agency on a change in its registered operations; establishment of its branch; relocation of its office or replacement of its director, its branch's head, legal consultants or lawyers; termination of its or its branch's operation.
2. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed on such a center for any of the following acts:
a/ Assigning a person who is not a legal consultant or law practitioner working under a labor contract for it or a legal consultancy collaborator to provide legal consultancy;
b/ Nominating an ineligible person to participate in proceedings to defend, represent or protect legitimate rights and interests of individuals or organizations requesting legal consultancy in a case on which it undertakes to provide legal consultancy.
3. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed on such a center for any of the following acts:
a/ Providing consultancy without an operation registration certificate;
b/ Failing to carry out procedures for terminating labor contracts signed with its lawyer, collaborators or staff members; failing to complete a case it has undertaken to handle before the date of operation termination;
c/ Modifying for erasing without permission or otherwise falsifying contents of papers in its dossier of application for an operation registration certificate or contents of its operation registration certificate.
4. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for either of the following acts:
a/ Forging papers or using forged papers in a dossier of application for an operation registration certificate or forging an operation registration certificate;
b/ Inciting an individual or organization requesting legal consultancy to supply untruthful information or documents, lodge an unlawful complaint or denunciation or institute an unlawful lawsuit.
5. A fine of between VND 5,000,000 and 15,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ A legal consultancy center or its branch failing to register its operation with a competent agency under regulations;
b/ Taking advantage of legal consultancy activities to seek personal benefits; cause social disorder or unsafety or bad impacts on ethics and fine traditions and customs of the nation; or infringe upon interests of the State, legitimate rights and interests of individuals and organizations;
c/ Letting another individual or organization use its operation registration certificate;
d/ Operating in domains other than those stated in its operation registration certificate or not at the registered office; having no signboard or using a signboard in contravention of law;
dd/ Letting another individual or organization provide consultancy in its name;
e/ Providing legal consultancy in any form without fully satisfying the law-prescribed operation conditions.
6. Additional sanctions:
a/ Confiscation of modified, erased, falsified or forged papers, for acts specified at Point c, Clause 3 and Point a, Clause 4 of this Article;
b/ Deprivation of the right to use the operation registration certificate for between 3 and 6 months, for acts specified at Point b, Clause 4 and Points c and e, Clause 5, of this Article. Deprivation of the right to use the operation registration certificate for an indefinite duration, for the act specified at Point b, Clause 5 of this Article.
7. Remedy:
Forcible compliance with regulations, for acts specified in Clauses 1 and 2; Point b, Clause 3; and Point a, Clause 5, of this Article;
Article 28. Acts of violation of regulations on legal consultancy by legal consultants
1. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Intentionally providing unlawful consultancy;
b/ Collecting extra charges or other material benefits in addition to charge amounts the legal consultancy center has collected;
c/ Taking advantage of the name of the legal consultancy center or the capacity of a legal consultant, lawyer or legal consultancy collaborator to provide legal consultancy for self-seeking purpose or performing illegal acts;
d/ Modifying or erasing without permission or otherwise falsifying contents of a legal consultant card or papers in a dossier of application for a legal consultancy card.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Forging a legal consultant card or using a forged legal consultant card; forging papers or using forged papers in a dossier of application for a legal consultant card;
b/ Inciting another individual or organization requesting legal consultancy to supply untruthful information and documents or lodge an unlawful complaint or denunciation or institute an unlawful lawsuit;
c/ Taking advantage of legal consultancy to seek personal benefits, cause social disorder and unsafety or bad impacts on ethics and fine traditions and customs of the nation, or infringe upon interests of the State and lawful rights and interests of individuals or organizations;
d/ Providing legal consultancy to parties with conflicting interests in the same case;
dd/ Disclosing information on the case, individual or organization requesting legal consultancy, unless it is so agreed by that individual or organization or otherwise provided for by law;
e/ Providing legal consultancy in any form without fully satisfying the law-prescribed conditions.
3. Additional sanctions:
a/ Confiscation of illicit profits earned from acts specified at Points b and c, Clause 1 of this Article;
b/ Deprivation of the right to use legal consultant cards or lawyer practice certificates for between 3 and 6 months, for acts specified at Points a, b and c, Clause 1, and Point b, d and e, Clause 2, of this article. Deprivation of the to use legal consultant cards or lawyer practice certificates for an indefinite duration, for acts specified at Point c, Clause 2 of this Article;
c/ Confiscation of modified, erased, falsified or forged papers or legal consultant cards, for acts specified at Point d, Clause 1, and Points a Clause 2, of this Article.
4. Remedy:
Forcible refund of sums of money, or other material benefits, for acts specified at Points b and c, Clause 1 of this Article.
Section 7. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN ASSET AUCTION AND SANCTIONS
Article 29. Acts of violation of regulations on order of and procedures for auctioning assets
1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Failing to implement or improperly implementing regulations on posting up or public notification of asset auction or checking of to-be-auctioned assets;
b/ Committing a deceitful act for participating in or letting another person participate in an auction contravention of regulations on persons banned from participating in auctions;
c/ Obstructing or causing difficulties to persons registering for participation in an auction during the period of registration for purchase of auctioned assets;
d/ Making an untrue list of registered purchasers of auctioned assets;
dd/ Failing to make a written record of an auction to record auction results in the register of asset auction;
d/ Failing to preserve to-be-auctioned assets under law.
2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Supplying inaccurate or untruthful necessary information or papers related to auctioned assets;
b/ Failing to implement or improperly implementing regulations on determination of reserve prices of auctioned assets;
c/ Failing to implement or improperly implementing regulations on assessment of to-be-auctioned assets in case these assets must be assessed under law;
d/ Collecting advances from auction participants in contravention of regulations;
dd/ Failing to display or restricting the checking of auctioned assets or examination of dossiers of auctioned assets before the date of opening of the auction.
3. Additional sanction:
Confiscation of Illicit profits earned from acts specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
4. Remedies:
a/ Cancellation of asset auction results, for acts specified at Points b and d, Clause 1, and Points b and c, Clause 2, of this Article;
b/ Forcible refund of advances for excessively collected amounts, for acts specified at Point d, Clause 2 of this Article.
Article 30. Acts of violation committed by asset auction participants
1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for fraudulently declaring the conditions on asset auction participation, except acts specified at Point b, Clause 1, Article 29 of this Decree.
2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for acts of collusion between auction participants to keep bids low in the course of auction participation.
3. Remedy:
Cancellation of asset auction results, for acts specified at Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 31. Acts of violation of regulations on use of auctioneer cards
1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed on an auctioneer for any of the following acts:
a/ Letting another person use his/her auctioneer card to conduct an auction or using his/her own to conduct an auction at an organization without the auctioning function;
b/ Using another person's auctioneer card to conduct an auction or conducting an auction without an auctioneer card, unless otherwise provided for by law;
c/ Forging an auctioneer card or using a forged auctioneer card; forging papers or using forged papers in a dossier of application for an auctioneer card;
d/ Modifying or erasing without permission or otherwise falsifying contents of an auctioneer card or papers in a dossier of application for an auctioneer card.
2. Additional sanctions:
a/ Deprivation of the right to use auctioneer cards for between 3 and 6 months, for acts specified at Point a, Clause 1 of this Article;
b/ Confiscation of illicit profits earned from acts specified at Point b, Clause 1 of this Article;
c/ Confiscation of modified, erased, falsified or forged papers or auctioneer cards, for acts specified at Points c and d, Clause l of this Article.
Article 32. Acts of violation of regulations of organizations with the auctioning function
1. A caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for either of the following acts:
a/ An asset-auctioning service center or enterprise improperly implementing the reporting regime, or compiling, managing or using books, records and forms;
b/ Failing to report to a competent agency in the locality where the enterprise is headquartered on its registration of provision of asset-auctioning services.
2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ An agency or organization without the asset-auctioning function under law conducting an auction;
b/ An asset-auctioning service center or enterprise having no auctioneer conducting an auction;
c/ Collecting charges not prescribed by law;
d/ Letting another individual or organization conduct asset-auctioning activities in one’s name.
3. Remedies:
a/ Forcible compliance with regulation, for acts specified at Points a and b, Clause 1 of this Article;
b/ Forcible refund of improperly collected sums of money, for acts specified at Points a, b and c, Clause 2 of this Article;
c/ Cancellation of auction results, for acts specified at Point b, Clause 2 of this Article.
Section 8. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN COMMERCIAL ARBITRATION AND SANCTIONS
Article 33. Acts of violation of regulations on organization and arbitral operations of arbitration centers and arbiters
1. A caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Failing to observe the reporting regime, or failing to compile, manage and use books, records and forms under regulations;
b/ An arbitration center failing to notify in writing the change of its chairman, office location or list of arbiters, the establishment or termination of operation of its branch or representative office to a competent agency within a prescribed time limit.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for either of the following acts:
a/ Modifying or erasing without permission or otherwise falsifying contents of papers in a dossier of request for establishment registration or a dossier of application for an operation registration certificate, establishment license, or contents an operation registration certificate;
b/ An arbitration center or its branch or representative office failing to publish on a newspaper or publishing on a newspaper insufficient contents or for an insufficient number of issues upon its establishment; failing to post up or insufficiently posting up the list of arbiters of and principal information on the arbitration center under regulations.
3. A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ An arbitration center operating at variance with its establishment license; amending or supplementing its charter without the Ministry of Justice’s approval;
b/ Operating without an operation registration certificate or with an expired operation registration certificate;
c/ Letting another individual or organization use one's operation registration certificate;
d/ Failing to observe regulations on public notification of completion termination and competent procedures for operation termination to competent agencies under regulations;
dd/ Forging papers or using forged papers in a dossier of application for an establishment license or a dossier of application for a certificate of registration of changed operations, or contents of an establishment license or operation registration certificate of the arbitration center;
d/ Failing to register within a prescribed time limit a change in an establishment license with the provincial-level Justice Department with which the arbitration center has registered its operation;
g/ Failing to elaborate proceeding rules of the arbitration center or in case these rules are against the law;
h/ Failing to strictly observe the regime of archive of arbitration dossiers;
i/ Failing to supply copies of arbitral awards at request of disputing parties or competent state agencies;
k/ Failing to delete names of arbiters on the list of arbiters of the arbitration center when these arbiters seriously violate the arbitration center's charter and the law.
4. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Disclosing confidential information on a dispute which has been settled by arbiters, thus causing damage to proceeding participants.
b/ Forcing clients to pay extra money or other material benefits in addition to prescribed charges;
c/ Conducting arbitration activities in any form without fully satisfying the law-prescribed conditions on arbitration operation.
5. Additional sanctions:
a/ Confiscation of modified, erased, falsified or forged papers, for acts specified at Point a, Clause 2 and Point e, Clause 3 of this Article;
b/ Deprivation of the right to use establishment licenses or operation registration certificates of arbitration centers for between 3 and 6 months, for acts specified at Point a, Clause 3 of this Article. Deprivation of the right to use arbiter cards for between 3 and 6 months, for acts specified at Point c, Clause 3 of this article.
6. Remedies:
a/ Forcible compliance with law, for acts specified at Clause 1; Point b, Clause 2; and Points d, f, g, h, i and j, Clause 3, of this Article;
b/ Forcible recovery of illicit profits, for acts specified at Point b, Clause 4 of this Article.
Section 9. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN LAW DISSEMINATION AND EDUCATION AND SANCTIONS
Article 34. Acts of violation of regulations on obligations of law rapporteurs and disseminators, or conciliators
1. A caution or a fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed for taking advantage of the capacity of a law rapporteur or disseminator, or a conciliator to conduct activities beyond his/her assigned task for self-seeking purpose.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed on a law, rapporteur or disseminator who takes advantage of law dissemination or education to provoke acts against or prejudice security, politics, social order and safety, cultural and ethical traditions and fine customs of the nation, which does not constitute a crime.
3. Additional sanction:
Deprivation of the right to use law rapporteur or disseminator cards for between 3 and 6 months, for acts specified in Clause 1 of this Article. Deprivation of the right to use law rapporteur or disseminator cards for an indefinite duration, for acts specified in Clause 2 of this Article.
Section 10. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN LEGAL AID AND SANCTIONS
Article 35. Acts of violation of legal aid beneficiaries
1. A caution or a fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed for either of the following acts:
a/ Intentionally supplying untruthful information and documents on or untrue evidence of the case entitled to legal aid, thus causing serious consequences;
b/ Modifying or erasing without permission or otherwise falsifying contents of papers required for a person to act as a legal aid beneficiary.
2. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for forging papers or using forged papers to satisfy the conditions on acting as a legal aid beneficiary.
3. Additional sanction:
Confiscation of modified, erased, falsified or forged papers, for acts specified at Point b, Clause 1, and Clause 2, of this Article.
Article 36. Acts of violation of legal aid providers
1. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Using a legal aid collaborator card or legal aid provider card, or taking advantage of the capacity of a legal aid collaborator lo conduct activities beyond one's assigned tasks for self-seeking purpose;
b/ Using another person's legal aid collaborator card or legal aid provider card or letting another person use one's legal aid collaborator card or legal aid provider card to provide card to provide legal aid for self-seeking purpose;
c/ Receiving money or asking for other benefits in any form from legal aid beneficiaries;
d/ Modifying or erasing without permission or otherwise falsifying contents of papers required for a person to act as a legal aid provider.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Disclosing information on the case entitled to legal aid or a legal aid beneficiaries in contravention of law, thus causing serious consequences;
b/ Intentionally supplying false evidence; inciting legal aid beneficiaries to provide untrue testimonies or lodge groundless or unlawful complaints or denunciations or institute groundless or unlawful lawsuits;
c/ Failing to refuse or continue providing legal aid in a case in which legal aid provision must be refused or discontinued under law;
d/ Taking advantage of legal aid to cause social disorder or unsafety, badly impact ethics and fine traditions and customs of the nation, or infringe upon the State's interests and legitimate rights and interests of organizations and individuals;
dd/ Providing legal aid to two or more beneficiaries with conflicting interests in the same case, except conciliation or answering of inquiries about law;
e/ Forging papers or using forged papers to satisfy the conditions for acting as a legal aid provider or collaborator;
g/ Harassing for bribes, delaying the case or causing troubles to a legal aid beneficiary, or prolonging the duration of legal aid provision;
h/ Promising or guaranteeing in advance results of handling of a case or taking act(s) affecting requirements and quality of a case entitled to legal aid;
i/ Providing legal aid in any form without satisfying the law-prescribed conditions on legal aid provision.
3. Additional sanctions:
a/ Deprivation of the right to use legal aid provider cards or legal aid collaborator cards for between 3 and 6 months, for acts specified at Points a and b, Clause 1, and Points a and b, Clause 2, of this Article. Deprivation of the right to use legal aid provider cards or legal aid collaborator cards for an indefinite duration, for acts specified at Point d, Clause 2 of this Article;
b/ Confiscation of modified, erased, falsified or forged papers, for acts specified at Point d, Clause 1, and Point f, Clause 2, of this Article.
4. Remedies:
a/ Forcible making of public apologies, for acts specified at Point a, Clause 2 of this Article;
b/ Forcible refund of received sums of money, for acts specified at Point c, Clause 1 of this Article;
c/ Forcible compliance with law, for acts specified at Point c, Clause 2 of this Article.
Article 37. Acts of violation of legal aid organizations and related agencies, organizations and individuals
1. A caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Failing to make reports, or compile, manage and use books, records and forms under regulations;
b/ Failing to notify operation termination under regulations;
c/ Modifying or erasing without permission or otherwise falsifying contents of papers in a dossier of request for registration of legal aid participation, or a dossier of request for a change in contents of the registration of legal aid participation or registered legal aid operations.
2. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Illegally establishing a legal aid organization;
b/ Failing to provide legal aid to eligible persons and cases within the scope, form and fields of law stated in a registration of legal aid participation when so requested;
c/ Providing legal aid at variance with registered operations or after having the registration of legal aid participation revoked;
d/ Providing legal aid without registering legal aid participation under regulations or without registering a change in the registration of legal aid participation;
dd/ Failing to transfer the dossier d a case entitled to legal aid to a state legal aid center in a locality where the legal aid participation has previously been registered in case the legal aid center currently handling the case terminates its operation;
e/ Forging papers or using forged papers in a dossier of request for registration of legal aid participation or a dossier of request for registration of a change to contents of registration of legal aid participation or registered legal aid operations;
g/ Taking advantage of activities of a legal aid club to provoke illegal acts, undermine community solidarity; cause social disorder or unsafety or bad impacts on ethics and fine traditions and customs of the nation; or infringe upon the State's interests and legitimate rights and interests of individuals and organizations;
h/ Intentionally supplying untruthful information and documents on or untrue evidence of the case entitled to legal aid;
i/ Taking advantage of legal aid activities to cause social disorder and unsafety, badly impact ethics and fine traditions and customs of the nation, or infringe upon of the State’s Interests, legitimate rights and interests of organizations and individuals.
3. Additional sanctions:
a/ Confiscation of modified, erased, falsified or forged papers, for acts specified at Point c, Clause 1, and Point f, Clause 2, of this Article;
b/ Deprivation of the right to use registrations of legal aid participation for between 3 and 6 months, for acts specified at Point c, Clause 2 of this Article. Deprivation of the right to use registrations of legal aid participation for an indefinite duration, for acts specified at Point g and i, Clause 2 of this Article.
4. Remedy:
Forcible compliance with law, for acts specified at Points a and b, Clause 1, and Points b and e, Clause 2, of this Article.
Section 11. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN SECURITY TRANSACTION REGISTRATION AND SANCTIONS
Article 38. Violations of regulations on security transaction registration
1. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for modifying or erasing without permission or otherwise falsifying contents of a certificate or document supplying information issued by a registry office or an application already certified by a registry office.~
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for forging the signature of a person having the right to request registration in an application for registration or a written notice; forging papers or using forged papers in a dossier for security transaction registration.
3. A e of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for forging or using a forged certificate or document supplying information issued by a registry office, or an application certified by a registry office.
4. Additional sanction:
Confiscation of modified, erased, falsified or forged papers, for acts specified in Clause 2 of this Article.
5. Remedy:
Cancellation of security transaction registrations by competent agencies upon request, for acts specified at Points 1, 2 and 3 of this Article.
Article 39. Violations of regulations on access information in computerize d databases on security transactions
Acts of administrative violation in accessing information on security transaction registration in computerized databases shall be sanctioned under the decree on sanctioning of administrative violations in information technology.
Section 12. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN PUTTING UP FOR ADOPTION AND ADOPTION OF CHILDREN AND NURTURING OF ADOPTED CHILDREN, AND SANCTIONS
Article 40. Acts of violation of regulations on child adoption by individuals
1. A Caution or a fine of between VND 50,000 and 100,000 shall be imposed for putting up for adoption or adopting a child without carrying out law-prescribed procedures.
2. A fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed for either of the following acts:
a/ Putting up for adoption or adopting a child in case a competent agency has disapproved in writing this act;
b/ Modifying or erasing without permission or otherwise falsifying contents of papers for carrying out procedures for registration for putting up for adoption or adoption of a child;
3. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for either of the following acts:
a/ Making untruthful declarations in registering the putting up for adoption or adoption of a child;
b/ Forging papers or using forged papers in carrying out procedures for putting up for adoption or adopting a child.
4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Enticing, buying off, forcing or intimidating persons competent to approve the putting up of children for adoption to obtain their approval;
b/ Taking advantage of the putting up or recommendation of children for adoption, or adoption of children for self-seeking purpose,
c/ Providing illegal service of brokerage in putting up for adoption or adoption of children.
5. Additional sanctions:
a/ Confiscation of modified, erased, falsified or forged papers, for acts specified at Point b, Clause 2, and Point b, Clause 3, of this Article;
b/ Confiscation of illicit profits earned from acts specified in Clause 4 of this Article.
6. Remedies:
a/ Cancellation or request for cancellation by a competent agency of decisions on child adoption, for acts specified at Point a, Clause 3, and Points a and b, Clause 4, of this Article;
b/ Forcible compliance with law, for acts specified in Clause 1, and Point a, Clause 2, of this Article.
Article 41. Acts of violation of regulations on child adoption committed by Vietnam-based foreign child adoption agencies.
1. A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 shall be imposed on a foreign child adoption agency committing any of the following acts:
a/ Failing to observe the reporting regime; failing to make, manage and use books, records and forms under regulations;
b/ Modifying or erasing without permission to falsify contents of a dossier of application for an establishment license;
c/ Falling to notify in writing a competent state agency of its operation termination within a prescribed time limit.
2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed on a foreign child adoption agency committing any of the following acts:
a/ Relocating its Vietnam-based office or replacing head without permission of a competent agency;
b/ Failing to fully comply with regulations on procedures for putting up of children for adoption or child adoption.
3. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed on a foreign child adoption agency committing any of the following acts:
a/ Forging papers or using forged papers in a dossier of application for an establishment license;
b/ Forging an establishment license or using a forged establishment license;
c/ Operating beyond the scope, operations and geographical areas indicated in its license;
d/ Directly recommending a child for adoption in contravention of law;
dd/ Letting another individual or organization use its establishment license.
4. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for either of the following acts:
a/ Operating when its license has expired or it has no license;
b/ Operating in any form without fully satisfying the law-prescribed conditions on child adoption operations in Vietnam.
5. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for taking advantage of child adoption to exploit child labor or for self-seeking purpose.
6. Additional sanctions:
a/ Confiscation of modified, erased, falsified or forged papers, for acts specified at Point b, Clause 1, and Points a and b, Clause 3, of this Article;
b/ Deprivation of the right to use establishment licenses for between 3 and 6 months, for acts specified at Point a, Clause 2, and Points c, d, and e, Clause 3, of this Article. Deprivation of the right to use establishment licenses for an indefinite duration, for acts specified in Clause 5 of this Article;
c/ Confiscation of illicit profits earned from acts specified in Clause 5 of this Article.
7. Remedy:
Forcible compliance with law, for acts specified Points a and c, Clause 1, and Point b, Clause 2, of this Article.
Section 13. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN INTERNATIONAL COOPERATION IN LEGAL AFFAIRS AND SANCTIONS
Article 42. Acts of violation of regulations on international cooperation in legal affairs committed by central agencies of social organizations, socio-professional organizations below collectively referred to as managing agencies) and units attached to managing agencies
1. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed for failing to report under law on international cooperation in legal affairs and a tentative cooperation program or project for the subsequent period
2. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for either of the following acts:
a/ Failing to monitor or evaluate a program or project in the course of implementation under law;
b/ Failing to observe regulations on evaluation and approval of cooperation programs and projects falling within the Prime Minister's approving competence, or an amended, supplemented or adjusted program or project, thus leading to a change in objectives of that program or project.
3. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for any of the following acts:
a/ Organizing without permission or permitting the implementation of a program, plan or project without having a signed written agreement or with a signed written agreement which has not yet taken effect;
b/ A unit attached to a managing agency conducting international cooperation in legal affairs not through its managing agency;
c/ Terminating, suspending or canceling a program, plan or project on international cooperation in legal affairs without permission of a competent state management agency under law.
4. Remedies:
a/ Cancellation of programs, plans or projects, for acts specified at Point b, Clause 2, Points a and b, Clause 3, of this Article;
b/ Forcible strict compliance with law, for acts specified in Clause 1; Point a, Clause 2; and Point c, Clause 3, of this Article.
Section 14. OTHER ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION AND SANCTIONS
Article 43. Acts of violation of regulations on accounting, statistics, charges and fees
Acts of administrative violation in accounting, statistics, and collection of charges and fees in the judicial domain shall be sanctioned under the decrees on sanctioning of administrative violations in accounting, statistics, and charges and fees.
Article 44. Acts of bribing, disturbing or obstructing persons on duty in the judicial domain
1. A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 shall be imposed for giving money, assets or other material benefits to have prescribed procedures in the judicial domain completed or to shirk sanctioning of administrative violations which are not serious enough for examination for penal liability.
2. Individuals' acts of obstructing or failing to abide by requests of persons on duty; verbally abusing or offending or opposing persons on duty; inciting other persons not to abide by requests of persons on duty; or causing public disorder or other acts disturbing or obstructing activities in the judicial domain, shall be sanctioned under the Decree on sanctioning of administrative violations in the domain of security and social order and safety.
3. Additional sanction:
Confiscation of sums of money, assets or materials used as bribes, for acts specified in Clause 1 of this Article.
Article 45. Competence of chairpersons of People's Committees at all levels to sanction administrative violations
1. Chairpersons of People's Committees of communes, wards or townships are competent to:
a/ Impose cautions;
b/ Impose fines of up to VND 2,000,000;
c/ Confiscate material evidence and means used for committing administrative violations and valued at up to VND 2,000,000;
d/ Apply remedies specified in Chapter II of this Decree.
2. Chairpersons of People's Committees of rural districts, urban districts, towns or provincial cities are competent to:
a/ Impose cautions;
b/ Impose fines of up to VND 30,000,000;
c/ Confiscate material evidence and means used for committing administrative violations;
d/ Deprive of the right to use practice licenses or certificates according to their competence;
dd/ Apply remedies specified in Chapter II of this Decree.
3. Chairpersons of People's Committees of provinces or centrally run cities are competent to:
a/ Impose cautions;
b/ Impose fines of up to the maximum level specified in this Decree;
c/ Confiscate material evidence and means used for committing administrative violations;
d/ Deprive of the right to use practice licenses or certificates according to their competence;
dd/ Apply remedies specified in Chapter II of this Decree.
Article 46. Competence of specialized judicial inspectorates to sanction administrative violations
1. Specialized judicial inspectors on duty may:
a/ Impose cautions;
b/ Impose fines of up to VND 500,000;
c/ Confiscate material evidence and means used for committing administrative violations and valued at up to VND 2,000,000;
d/ Apply remedies specified in Chapter II of this Decree.
2. Chief inspectors of provincial-level Justice Departments may:
a/ Impose cautions;
b/ Impose fines of up to VND 30,000,000;
c/ Confiscate material evidence and means used for committing administrative violations;
d/ Deprive of the right to use practice licenses or certifies according to their competence;
dd/ Apply remedies specified in Chapter II of this Decree.
3. The Chief Inspector of the Ministry of Justice may:
a/ Impose cautions;
b/ Impose fines of up to the maximum level specified in this Decree;
c/ Confiscate material evidence and means used for committing administrative violations;
d/ Deprive of the right to use practice licenses certificates according to his/her competence;
dd/ Apply remedies specified in Chapter II of this Decree.
Article 47. Competence of civil judgment enforcement agencies to sanction administrative violations
1. Civil judgment enforcers on duty may:
a/ Impose cautions;
b/ Impose fines of up to VND 200,000.
2. Heads of district-level civil judgment enforcement agencies may:
a/ Impose cautions;
b/ Impose fines of up to VND 500,000.
3. Heads of provincial-level civil judgment enforcement agencies or judgment enforcement agencies of military zones may:
a/ Impose cautions;
b/ Impose fines of up to VND 1,000,000.
Article 48. Competence of heads of foreign-based Vietnamese diplomatic representation or consular offices or other agencies authorized to perform the consular function to sanction administrative violations
Heads of foreign-based Vietnamese diplomatic representation or consular offices or other agencies authorized to perform the consular function may:
1. Impose cautions;
2. Impose fines of up to VND 10,000,000.
Article 49. Decentralization of competence to People's Committees at all levels, specialized judicial inspectorates and' civil judgment enforcement agencies to sanction administrative violations
1. Chairpersons of People's Committees at all levels shall sanction administrative violations in domains under their management according to their competence specified in Article 45 of this Decree.
2. Specialized judicial inspectorates shall sanction administrative violations specified in Chapter II of this Decree and other acts of administrative violation relevant to the judicial domain specified in the Government’s decrees on sanctioning of administrative violations in state management domains according to their competence specified in Article 46 of this Decree.
Chief inspectors and specialized inspectors of provincial-level Justice Departments may not sanction acts of administrative violation specified in Section 11 of Chapter II of this Decree. These administrative violations shall be sanctioned by the Chief Inspector and specialized inspectors of the Ministry of Justice.
3. Civil judgment enforcement agencies shall sanction according to their competence specified in Article 47 of this Decree administrative violations in civil judgment enforcement.
4. In case an administrative violation specified in this Decree falls within the sanctioning competence of many persons in different branches, the chairman of the People’s committee with sanctioning competence in the locality where the violation is committed may sanction it.
Article 50. Competence of other agencies to sanction administrative violations
In addition to persons with the sanctioning competence defined in Articles 45, 46 and 47 of this Decree, persons of other agencies who are competent to sanction administrative violations under the Ordinance on Handling of Administrative Violations within the ambit of their functions and assigned tasks and detect acts of administrative violation specified in this Decree and committed in domains or geographical areas under their management may also sanction these acts under Article 42 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 51. Termination of acts of administrative violation
Upon detecting acts of administrative violation or receiving reports on or written records of acts of administrative violation in the judicial domain, persons with sanctioning competence shall inspect, verify and order immediate termination of these acts.
Article 52. Making of written records of administrative violations
1. Competent persons who are performing their tasks or on duty shall promptly make written records of administrative violations, except cases of imposing cautions or fines of up to VND 200,000.
Persons competent to make written records of administrative violations in the judicial domain are those competent to sanction these violations, persons competent to enforce judgments, notaries public, cadres and civil servants performing assigned tasks or on duty in the judicial domain.
2. Written records of administrative violations shall be made under Article 55 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 22 of Decree No. 128/2008/ND-CP.
Article 53. Sanctioning decisions
1. Sanctioning decisions according to simple procedures complies with Article 54 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations
2. The issuance of decisions on sanctioning of administrative violations, except the case specified in Clause 1 of this Article, complies with Article 56 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 23 of Decree No. 128/2008/ND-CP.
Article 54. Procedures for imposing fines
Procedures for imposing, collecting and paying fines comply with Articles 57 and 58 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 55. Procedures for depriving of the right to use practice licenses or certificates, confiscating and handling material evidence and means used for committing administrative violations
Procedures for depriving of the right to use practice licenses or certificates, confiscating and handling material evidence and means used for committing administrative violations comply with Article 59, 60 and 61 of the Ordinance on Handling of administrative Violations.
Article 56. Abidance by sanctioning decisions postponement of abidance by decisions imposing fines
1. Individuals and organizations sanctioned for their administrative violations shall abide by sanctioning decisions under Article 64 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 24 of Decree No. 128/2008/ND-CP.
2. Individuals liable to pay fines of VND 500,000 or more may delay abiding by sanctioning decisions under Article 65 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 57. Enforcement of sanctioning decisions and transfer of these decisions for execution
1. The enforcement of sanctioning decisions complies with Articles 66 and 67 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and the Government's Decree No. 37/2005/ND-CP dated March 18, 2005, prescribing procedures for applying coercive measures to enforce sanctioning decisions.
2. The transfer of sanctioning decisions for execution complies with Article 68 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 30 of Decree No. 128/2008/ND-CP.
Article 58. Statute of limitations for enforcement of sanctioning decisions
The statute of limitations for enforcement of a decision sanctioning an administrative violation in the judicial domain is one year after this decision is issued. Past this statute of limitations, if that decision has not yet been enforced, it will not been forced but remedy(ies) specified in that decision shall still be applied.
In case sanctioned individuals and organizations intentionally shirk or delay the execution of sanctioning decisions, the statute of limitations shall be recounted from the date of termination of the shirking or delaying act.
Article 59. Promulgation of forms of written records and decisions used in sanctioning administrative violations
Promulgated together with this Decree are forms of written records and decisions for use in sanctioning administrative violations in the judicial domain (not translated herein).
COMPLAINTS, DENUNCIATIONS AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 60. Complaints and denunciations
1. Individuals and organizations sanctioned for their administrative violations in the judicial domain or their lawful representatives may lodge complaints about sanctioning decisions of competent persons.
Citizens may denounce illegal acts in sanctioning administrative violations in the judicial domain to competent state agencies.
2. Procedures for lodging and settling complaints and denunciations comply with Article 118 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
3. The institution of lawsuits against decisions on sanctioning administrative violations or decisions applying preventive measures and measures to secure the sanctioning of administrative violations in the judicial domain complies with regulations on procedures for handling of administrative cases.
Article 61. Handling of persons competent to sanction administrative violations in the judicial domain
Persons competent to sanction administrative violations in the judicial domain who harass, tolerate or cover up violators, fail to sanction or sanction violations improperly or beyond their competence shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability. If causing damage to the State, citizens or organizations, they shall pay compensations under law.
Article 62. Handling of violations of persons sanctioned for their administrative violations
If persons sanctioned for their administrative violations in the judicial domain commit acts of opposing persons on duty, delaying the execution or shirking the enforcement or other acts of violation shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively handled or examined for penal liability. If causing damage, they shall pay compensations under law.
1. This Decree takes effect on September 18, 2009, and replaces the Government's Decree No. 76/2006/ND-CP dated August 2, 2006, on sanctioning of administrative violations in the judicial domain.
2. To annul Articles 9 and 14 in Chapter II of the Government's Decree No. 87/2001/ND-CP dated November 21, 2001, on sanctioning of administrative violations in the marriage and family domain, from the effective date of this Decree.
Article 64. Implementation responsibility
1. The Minister of Justice shall organize the implementation of this Decree and the making of statistics on Sanctioning of administrative violations in the judicial domain to serve the prevention and combat of administrative violations.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Điều 5. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
Điều 50. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác
Điều 52. Lập biên bản vi phạm hành chính
Điều 56. Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hoãn chấp hành quyết định phạt tiền