Chương I Nghị định 60/2009/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp: Quy định chung
Số hiệu: | 60/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 23/07/2009 | Ngày hiệu lực: | 18/09/2009 |
Ngày công báo: | 05/08/2009 | Số công báo: | Từ số 369 đến số 370 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
11/11/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự; công chứng; chứng thực; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; giám định tư pháp; đăng ký giao dịch bảo đảm; hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật; bán đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; phổ biến, giáo dục pháp luật; trợ giúp pháp lý; cho, nhận, nuôi con nuôi; hợp tác quốc tế về pháp luật (sau đây gọi chung là lĩnh vực tư pháp).
2. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực tư pháp không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp mà không phải là tội phạm thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này.
Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử phạt theo quy định của Nghị định này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
2. Không áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này do cán bộ, công chức thực hiện trong khi thi hành công vụ được giao. Việc xử lý đối với hành vi vi phạm của họ được thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 3 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 (sau đây gọi là Nghị định số 128/2008/NĐ-CP).
2. Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 6 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hiệu nói trên mà vi phạm hành chính mới bị phát hiện thì không tiến hành xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hiệu xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi của người đó có dấu hiệu vi phạm hành chính; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu người vi phạm thực hiện vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực tư pháp hoặc cố tính trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
1. Hình thức xử phạt chính:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Trong trường hợp phạt tiền thì mức phạt tiền cụ thể đối với một vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt; đối với trường hợp vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không dưới mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. Đối với trường hợp vi phạm hành chính có cả tình tiết tăng nặng lẫn tình tiết giảm nhẹ thì tùy theo tính chất, mức độ của các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đó mà người có thẩm quyền quyết định áp dụng mức phạt cao hơn, thấp hơn mức trung bình hoặc áp dụng mức trung bình của khung tiền phạt.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn.
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính được quy định tại Chương II Nghị định này bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng chứng chỉ, giấy phép hành nghề, giấy đăng ký hoạt động, giấy đăng ký tham gia, giấy phép thành lập, thẻ thì cá nhân, tổ chức đó không được phép hành nghề, hoạt động trong thời gian bị tước quyền sử dụng chứng chỉ, giấy phép thành nghề, giấy đăng ký, giấy phép thành lập hoặc thẻ đó.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định cụ thể tại các điều của Chương II Nghị định này.
Trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp khi phát hiện đã quá thời hiệu xử phạt thì không xử phạt nhưng cơ quan, người có thẩm quyền có thể áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b) Tiêu hủy các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Thu hồi giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt (tức là kể từ ngày thực hiện xong các nghĩa vụ, yêu cầu ghi trong quyết định xử phạt hoặc từ ngày quyết định xử phạt được cưỡng chế thi hành) hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt quy định tại Điều 69 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Article 1. Scope of regulation
This Decree specifies acts of administrative violation, sanctions and levels, sanctioning competence, procedures for sanctioning administrative violations in enforcement of civil judgments; notarization; certification; civic status registration; citizenship; judicial records; judicial expertise; registration of security transactions; lawyer practice and legal consultancy; asset auction; commercial arbitration; law dissemination and education; legal aid; putting up of children for adoption, child adoption and nurturing of adopted children; and international cooperation in legal affairs (below collectively referred to as the judicial domain).
2. Other acts of administrative violation in the judicial domain which are not specified in this Decree shall be sanctioned under other government decrees on sanctioning of administrative violations in relevant state management domains.
Article 2. Subjects of application
1. Individuals and organizations that commit acts of intentionally or unintentionally violating regulations on state management in the judicial domain, which do not constitute crimes, shall be sanctioned under this Decree.
Foreign individuals and organizations that commit acts of administrative violation in the judicial domain in the territory of the Socialist Republic of Vietnam shall be sanctioned under this Decree, unless otherwise provided for by a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party. In this case, that treaty will prevail.
2. Administrative sanctions are not imposed for acts of violation specified in this Decree and committed by cadres and civil servants while performing their assigned duties. Their violations shall be handled under the law on cadres and civil servants.
Article 3. Principles for sanctioning administrative violations, extenuating circumstances and aggravating circumstances in sanctioning administrative violations
1. Principles for sanctioning administrative violations in the judicial domain comply with Article 3 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 3 of the Government's Decree No. 12812008/ND-CP dated December 16, 2008, detailing a number of articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations (below referred to as Decree No. 128/2008/ND-CP).
2. Extenuating circumstances and aggravating circumstances in sanctioning administrative violations in the judicial domain comply with Articles 8 and 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 6 of Decree No. 128/2008/ND-CP.
Article 4. Statute of limitations for sanctioning administrative violations
1. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in the judicial domain is one year after this violation is committed. For an administrative violation which is detected after the statute of limitations expires, no sanction shall be imposed but the violator is still subject to remedies specified in this Decree.
Persons with sanctioning competence who are at fault in letting an administrative violation be unsanctioned after the statute of limitations expires shall be handled under Article 121 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. An individual against whom a criminal case has been instituted, who has been prosecuted or against whom there has been a decision to bring his/her case to trial according to criminal procedures but there is now a decision to suspend the investigation or his/her case shall be administratively sanctioned if his/her act shows signs of administrative violation. Within 3 days from the date of issuance of a decision to suspend investigation or a case, the person who has issued that decision shall send the decision to a person with sanctioning competence. In this case, the statute of limitations for sanctioning the administrative violation is 3 months after the person with sanctioning competence receives the suspension decision and the violation case file.
3. Within the time limit specified in Clause 1 or 2 of this Article, if a violator commits a new act of administrative violation in the judicial domain or deliberately shirks or obstructs the sanctioning, the statute of limitations for sanctioning specified in Clause 1 or 2 of this Article will not apply but shall be recounted from the time of commission of the new administrative violation or the time of termination of the act of shirking or obstructing the sanctioning.
Article 5. Sanctions and remedies
1. Principal sanctions:
Administrative violators in the judicial domain are subject to the following principal sanctions:
a/ Caution;
b/ Fine
In case a fine is imposed, the specific fine level for an administrative violation without extenuating circumstances and aggravating circumstances as specified in Articles 8 and 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violation is the average level of the fine bracket. For a violation with extenuating circumstance(s), the fine level may be reduced but must not be lower than the minimum level of the fine bracket. For a violation with aggravating circumstance(s), the fine level may increase but must not exceed the maximum level of the fine bracket. For an administrative violation with both extenuating circumstance(s) and aggravating circumstance(s), a competent person shall decide to impose a fine level higher or lower than the average level or the average level of the fine bracket, depending on the nature and extent of these circumstances.
2. Additional sanctions:
Depending on the nature and severity of their violations, violators may also be subject to either or both of the following additional sanctions:
a/ Confiscation of material evidence and means used for committing administrative violations;
b/ Deprivation of the right to use practice licenses or certificates for a definite or an indefinite time.
In case individuals or organizations committing administrative violations specified in Chapter II of this Decree are imposed the additional sanction of deprivation of the right to use practice licenses or certificates, operation registration certificates, participation registration certificates, establishment licenses or cards, they will not be allowed to practice their profession or operate within the duration of deprivation of the right to use these licenses, certificates or cards.
3. Remedies:
Depending on the nature and severity of their violations, administrative violators may also be subject to one or several remedies specified in articles of Chapter II of this Decree.
In case an act of administrative violation in the judicial domain is detected after the statute of limitations for sanctioning expires, no sanction shall be imposed but competent agencies or persons may apply one or more of the following remedies:
a/ Forcible restoration of the original state which has been altered due to the administrative violation;
b/ Destruction of material evidence and means used for committing the administrative violation;
c/ Revocation of papers already issued by competent authorities.
Article 6. Duration upon the expiration of which individuals and organizations are regarded as having never been administratively sanctioned
If individuals and organizations already administratively sanctioned for violations in the judicial domain do not relapse into these violations within one year after they completely execute sanctioning decisions (i.e., from the date of fulfillment of obligations and requests stated in sanctioning decisions or the date of enforcement of sanctioning decisions) or the expiration of the statute of limitations for implementing sanctioning decisions specified in Article 69 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, they will be regarded as having never been administratively sanctioned.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Điều 5. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
Điều 50. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác
Điều 52. Lập biên bản vi phạm hành chính
Điều 56. Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hoãn chấp hành quyết định phạt tiền