Nghị định 87/2001/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
Số hiệu: | 87/2001/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 21/11/2001 | Ngày hiệu lực: | 06/12/2001 |
Ngày công báo: | 31/12/2001 | Số công báo: | Số 48 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
11/11/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định cụ thể về các hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt, thủ tục và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
2. Cá nhân, tổ chức cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định về hôn nhân và gia đình chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này.
Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam liên quan đến quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài được quy định trong pháp luật Việt Nam về hôn nhân và gia đình, thì bị xử phạt theo quy định của Nghị định này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
3. Đối với những hành vi vi phạm chế độ công vụ của cán bộ, công chức trong khi thi hành nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực hôn nhân gia đình mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình chủ yếu nhằm mục đích giáo dục để cá nhân, tổ chức vi phạm nhận thức được sai phạm, tự nguyện sửa chữa, thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật quy định hoặc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và để răn đe, phòng ngừa chung.
Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình đối với người vi phạm là người các dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa có xem xét đến ảnh hưởng và tác động của phong tục, tập quán để vận dụng cho phù hợp.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là một năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
2. Đối với người bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi của người đó có dấu hiệu vi phạm hành chính; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này là ba tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ.
Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu người vi phạm thực hiện vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt không được áp dụng. Thời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm người vi phạm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
1. Đối với mỗi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép.
Ngoài các hình thức xử phạt trên đây, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người vi phạm bị buộc thực hiện một trong các biện pháp: buộc cấp dưỡng, buộc bồi thường thiệt hại thay cho con, buộc thực hiện nghĩa vụ giám hộ theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp áp dụng phạt tiền, thì mức phạt tiền cụ thể đối với một vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, là mức trung bình của khung tiền phạt. Đối với trường hợp vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng mức phạt thấp hơn nhưng không dưới mức tối thiểu của khung tiền phạt; vi phạm có tình tiết tăng nặng thì áp dụng mức phạt cao hơn nhưng không vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. Đối với trường hợp vi phạm hành chính có cả tình tiết tăng nặng lẫn tình tiết giảm nhẹ, thì tuỳ theo tính chất mức độ của các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đó mà áp dụng mức phạt cao hơn, thấp hơn mức trung bình hoặc áp dụng mức trung bình của khung tiền phạt.
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu qua một năm kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm, thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Toà án buộc chấm dứt quan hệ đó;
b) Tổ chức việc kết hôn cho người chưa đến tuổi kết hôn.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác;
b) Cản trở người khác kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng;
c) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
d) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
đ) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
e) Kết hôn giữa những người cùng giới tính.
2. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:
Buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung hoặc giả mạo giấy tờ để đăng ký kết hôn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; cố ý khai gian dối hoặc có hành vi lừa dối khác khi đăng ký kết hôn.
2. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:
Tịch thu và tiêu hủy giấy tờ đã bị sửa chữa làm sai lệch nội dung hoặc giấy tờ giả mạo đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con, lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên hoặc xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ, người có công nuôi dưỡng mình, các thành viên khác trong gia đình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn, anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã làm thủ tục công nhận giám hộ tại ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giả mạo giấy tờ để đăng ký nuôi con nuôi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; cố ý kê khai gian dối hoặc có hành vi lừa dối khác khi đăng ký nuôi con nuôi.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi có một trong những hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương;
b) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, người đứng đầu tổ chức, thay đổi trụ sở chính tại nơi thành lập.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi có một trong những hành vi sau đây:
a) Hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi mà không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Sửa chữa, làm sai lệch hoặc giả mạo hồ sơ, tài liệu để được cấp giấy phép hoạt động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Tự ý thay đổi Trưởng Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, thay đổi phạm vi nội dung hoạt động, địa bàn hoạt động tại Việt Nam;
d) Tiếp tục hoạt động khi giấy phép đã hết hạn;
đ) Thu lợi bất chính hoặc có hành vi trục lợi khác liên quan đến việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi.
4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:
a) Tịch thu và tiêu hủy giấy tờ giả mạo, giấy tờ đã bị sửa chữa, làm sai lệch nội dung đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, điểm b khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép đến 6 tháng hoặc tước quyền sử dụng giấy phép vĩnh viễn đối với trường hợp vi phạm điểm đ khoản 3 Điều này.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi thường xuyên cản trở người không trực tiếp nuôi con thăm nom con sau khi ly hôn, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của Toà án.
1. Người nào vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9, Điều 12 và khoản 1 Điều 14 của Nghị định này thì ngoài việc bị xử phạt hành chính theo quy định tại các điều đó, cơ quan có thẩm quyền xử phạt còn kiến nghị Toà án có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật đối với người bị xử phạt.
2. Người nào vi phạm quy định tại Điều 6, Điều 7, các điểm a, b khoản 1 Điều 8, Điều 11 và Điều 12 của Nghị định này gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ Luật Hình sự năm 1999.
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức cao nhất quy định tại Chương II của Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép.
Khi phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 17 của Nghị định này phải yêu cầu cá nhân, tổ chức vi phạm đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật quy định và kịp thời lập biên bản trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản. Hình thức và thể thức lập biên bản được thực hiện theo quy định tại Điều 47 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Biên bản lập xong phải trao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính một bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì phải gửi ngay biên bản đó đến người có thẩm quyền xử lý.
1. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày lập biên bản, người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt; nếu có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn trên có thể được kéo dài nhưng không được quá ba mươi ngày. Hình thức và nội dung quyết định xử phạt thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
2. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định xử phạt quy định ngày có hiệu lực khác.
3. Việc thu nộp tiền phạt, chế độ quản lý tiền phạt thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Trong trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 20.000 đồng, thì người có thẩm quyền xử phạt không tiến hành lập biên bản mà ra quyết định xử phạt tại chỗ.
1. Trong quá trình thụ lý vụ vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải hướng dẫn, giải thích cho cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của tổ chức bị xử phạt những quy định cụ thể của pháp luật liên quan đến hành vi vi phạm để họ tự nguyện thi hành quyết định xử phạt.
2. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp trong quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành khác.
3. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà cố tình không chấp hành quyết định xử phạt, thì bị cưỡng chế chấp hành và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện biện pháp cưỡng chế. Người có thẩm quyền xử phạt có quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế. Lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp.
Thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo các quy định của pháp luật.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định xử phạt đó là trái pháp luật hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Công dân có quyền tố cáo những vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức và những hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998.
1. Cá nhân, tổ chức có thành tích trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình được khen thưởng theo chế độ chung của nhà nước.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt thẩm quyền quy định, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 87/2001/ND-CP |
Hanoi, November 21, 2001 |
ON SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF MARRIAGE AND FAMILY
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on Marriage and Family of June 9, 2000;
Pursuant to the Ordinance on Handling of Administrative Violations of July 6, 1995;
At the proposal of the Justice Minister,
DECREES:
Article 1.- Scope of regulation
1. This Decree prescribes in detail violation acts, sanctioning forms and levels, procedures and competence to sanction administrative violations in the field of marriage and family.
2. Individuals and organizations that intentionally or unintentionally violate the regulations on marriage and family, but not seriously enough for penal liability examination, shall be sanctioned according to the provisions of this Decree.
Foreign individuals and organizations that commit acts of administrative violation in the field of marriage and family on the territory of the Socialist Republic of Vietnam, which are related to the marriage and family relationships involving foreign elements as prescribed in the Vietnamese legislation on marriage and family, shall be sanctioned according to the provisions of this Decree, except otherwise provided for by the international treaties which Vietnam has signed or acceded to.
3. For acts of violating the public-mission regime by officials and public employees while performing their assigned tasks in the field of marriage and family, which, however, are not serious enough for penal liability examination, such officials and public employees shall be disciplined according to the provisions of the legislation on officials and public employees.
Article 2.- Principles for sanctioning administrative violations
The principles for sanctioning administrative violations in the field of marriage and family shall comply with the provisions of Article 3 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
The sanctioning of administrative violations in the field of marriage and family chiefly aims to educate violating individuals and organizations, so that they realize and voluntarily redress their wrong-doings or perform the law-prescribed obligations or stop their law-breaking acts, and to make general deterrence and prevention.
The sanctioning of administrative violations in the field of marriage and family against violators who are ethic minority people currently living in deep-lying or remote regions shall be properly applied with the influence and impact of their traditions and customs taken into consideration.
Article 3.- Statute of limitations for sanctioning
1. The statute of limitations for sanctioning administrative violations in the field of marriage and family shall be one year after administrative violations are committed.
2. Persons, who have been sued, prosecuted or had, by decisions, their cases brought to trial according to the criminal proceedings, but later the decisions are issued to suspend the investigation of their cases, shall be sanctioned for administrative violations if their acts show signs of administrative violations. The statute of limitations for sanctioning administrative violations applicable to such acts shall be three months after the suspension decisions are issued.
Within the time limits prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, if violators commit new administrative violations in the field of marriage and family or intentionally shirk or obstruct the sanctioning, the statute of limitations for sanctioning shall not apply. The statute of limitations for sanctioning shall be recounted from the time when the new administrative violations are committed or the time when the violators stop their acts of shirking or obstructing the sanctioning.
Article 4.- Administrative violation sanctioning forms
1. For each administrative violation in the field of marriage and family, the violating individual and/or organization shall be subject to one of the following principal sanctioning forms:
a/ Warning;
b/ Fine.
2. Depending on the nature and seriousness of their violations, the violating individuals and organizations may also have material evidences and violation means confiscated or be stripped of the right to use licenses and/or permits.
Apart from the above-said sanctioning forms, violators shall, on a case-by-case basis, be compelled to carry out one of the following measures: forcible financial support, forcible payment of damages on offspring’s behalf, forcible performance of guardian’s obligations as prescribed by law.
3. In cases where fines are applied, the specific fine level for an administrative violation involving neither aggravating nor extenuating circumstances specified in Articles 7 and 8 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, shall be the average level of the fine bracket. For case of violations involving extenuating circumstances, the lower fine levels may be imposed, but such levels must not be lower than the minimum level of the fine bracket. Violations involving aggravating circumstances may be subject to higher fine levels, but such levels must not exceed the maximum level of the fine bracket. For cases where a violation involves both aggravating and extenuating circumstances, a fine level higher or lower than the average level or the average level may be applied, depending on the nature and degree of such aggravating and extenuating circumstances.
Article 5.- Duration past which sanctioned violators shall be considered having never been sanctioned for administrative violations
If past one year after the date of completely executing sanctioning decisions or the date the effect of sanctioning decisions expires, individuals or organizations that have been sanctioned for administrative violations do not relapse into violation, they shall be considered having never been sanctioned for administrative violations in the field of marriage and family.
ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN THE FIELD OF MARRIAGE AND FAMILY, SANCTIONING FORMS AND LEVELS
Article 6.- Acts of entering into underage marriage or organizing underage marriage
A warning or a fine of between VND 50,000 and 200,000 shall be imposed for one of the following acts:
a/ Deliberately maintaining illegal conjugal relationship with another person, who has not yet reached the marriage age, though there has been a court ruling compelling the termination of such relationship;
b/ Organizing the marriage for persons who have not yet attained the marriage age.
Article 7.- Acts of forcing marriage or divorce or hindering voluntary and progressive marriage
A warning or a fine of between VND 50,000 and 200,000 shall be imposed for one of the following acts:
a/ Forcing others into marriage or divorce by persecuting, ill-treating, mentally intimidating them or by other means;
b/ Hindering others from entering into marriage or hindering their voluntary and progressive marriage by persecuting, ill-treating, mentally intimidating them, making property claims or by other means.
Article 8.- Acts of violating regulations on marriage ban or monogamy regime
1. A fine of between VND 100,000 and 500,000 shall be imposed for one of the following acts:
a/ Married person entering into marriage or living with another person like husband or wife but such act has not yet caused serious consequences;
b/ Unmarried person entering into marriage or living with another person, who he/she knows is a married person, but such act has not yet caused serious consequences;
c/ Marriage between relatives within three generations;
d/ Marriage between foster parents and adopted children;
e/ Marriage between persons who were once foster parents and their adopted children, between fathers-in-law and daughters-in-law, between mothers-in-law and their sons-in-law, between step-fathers and daughters of their wives previous marriages, between step mothers and sons of their husbands previous marriages;
f/ Marriage between persons of the same sex.
2. Additional sanctioning forms and other measures:
Forcible termination of illegal conjugal relationship, for violations prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 9.- Acts of violating regulations on marriage registration
1. A fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed for acts of modifying or falsifying contents of or forging papers for marriage registration, which, how-ever, are not serious enough for penal liability examination; deliberately making false declarations or taking other deceitful acts when making marriage registration.
2. Additional sanctioning forms and other measures:
Confiscating and destroying papers, which have been modified or falsified, or forged papers, for violations prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 10.- Acts of violating regulations on parent-children relationship
A fine of between VND 100,000 and 500,000 shall be imposed for acts of shirking the obligation to care for and foster children, abusing labor of minor children, or inciting or forcing children to do things in contravention of laws, which, however, are not serious enough for penal liability examination.
Article 11.- Acts of ill-treating or persecuting one’s family members or fosterers
A fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed for acts of ill-treating or persecuting grand parents, parents, fosterers or other family members, provided that such acts have not yet caused serious consequences.
Article 12.- Acts of violating regulations on financial support provision
1. A warning or a fine of between VND 20,000 and 100,000 shall be imposed for acts of refusing or shirking the obligation to provide the financial support between wives and husbands after their divorce, or financial support between siblings, between paternal or maternal grand parents and grand children as prescribed by law.
2. A warning or a fine of between VND 50,000 and 200,000 shall be imposed for acts of refusing or shirking the obligation to provide financial support to one’s parents, or post-divorce financial support for children as prescribed by law.
Article 13.- Acts of violating regulations on guardianship
A warning or a fine of between VND 20,000 and 100,000 shall be imposed for acts of shirking or failing to perform the guardians obligation after the procedures for recognizing the guardianship are carried out at the People’s Committees of communes, wards or district townships according to the provisions of law.
Article 14.- Acts of violating regulations on child adoption
1. A fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed for acts of modifying or falsifying contents of or forging papers for purposes of registering child adoption, which, however, are not serious enough for penal liability examination; deliberately making false declarations or committing other deceitful acts when registering child adoption.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed on organizations engaged in child adoption activities, which commit one of the following acts:
a/ Violating regulations on registration of operations at the local competent State agencies;
b/ Failing to notify the competent State agencies at localities where they are established of changes in the names and/or heads of their organizations, or relocation of their headquarters.
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed on organizations engaged in child adoption activities, which commit one of the following acts:
a/ Being engaged in child adoption activities without permits of the competent State agencies;
b/ Modifying, falsifying or forging dossiers and/or documents for purpose of being granted operation permits, which, however, are not serious enough for penal liability examination;
c/ Changing heads of Vietnam-based foreign child adoption offices without permission of the competent State agencies, or changing the operation scope, contents and/or locations in Vietnam;
d/ Continuing operations after their permits expire;
e/ Earning illicit profits or taking profit-seeking acts related to the recommendation of children to be adopted.
4. Additional sanctioning forms and other measures:
a/ Confiscating and destroying forged papers, modified or falsified papers, for violations prescribed in Clause 1 and Point b, Clause 3 of this Article;
b/ Stripping of the right to use permits for 6 months or stripping of the right to use permits for indefinite time, for violations prescribed at Point e, Clause 3 of this Article.
Article 15.- Acts of violating regulations on the right to visit and give care to children after divorce
A warning or a fine of between VND 20,000 and 100,000 shall be imposed for acts of frequently hindering persons who do not directly foster children from visiting and giving care to them after divorce, except for cases where the parents’ right to visit and give care to their children is restricted according to a court ruling.
Article 16.- Proposing the court to apply a number of measures according to its competence and the handling of cases where violators, who have been administratively sanctioned, relapse into violations
1. Persons who violate the provisions of Clause 1, Article 9, Article 12 and Clause 1 of Article 14 of this Decree shall, apart from being administratively sanctioned according to the provisions of the said Articles, be subject to necessary measures proposed by the agencies with sanctioning competence to the competent court for decision on application thereof according to the provisions of law.
2. Persons, who violate the provisions of Articles 6 and 7, Points a and b, Clause 1, Article 8, Articles 11 and 12 of this Decree, thus causing serious consequences, or who have been administratively sanctioned but relapse into violations, shall be examined for penal liability according to the provisions of the 1999 Penal Code.
SANCTIONING COMPETENCE AND PROCEDURES
Section I - SANCTIONING COMPETENCE
Article 17.- Competence to sanction administrative violations of the presidents of the People�s Committees of all levels
1. Presidents of the People’s Committees of communes, wards or district townships have the right to:
a/ Serve warnings;
b/ Impose fines of up to VND 200,000 each;
c/ Confiscate material evidences and/or means involved in administrative violations, which are valued at up to VND 500,000.
2. Presidents of the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or towns have the right to:
a/ Serve warnings;
b/ Impose fines of up to VND 2,000,000 each;
c/ Confiscate material evidences and/or means involved in administrative violations.
3. Presidents of the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities have the right to:
a/ Serve warnings;
b/ Impose fines of up to the highest level prescribed in Chapter II of this Decree;
c/ Confiscate material evidences and/or means involved in administrative violations;
d/ Strip of the right to use permits.
Section II. SANCTIONING PROCEDURES
Article 18.- Stopping violation acts and making written records on administrative violations
Upon detecting administrative violations in the field of marriage and family, the persons with sanctioning competence, defined in Article 17 of this Decree shall have to request the violating individuals and/or organizations to immediately stop their administrative violation acts or to perform the law-prescribed obligations, and promptly make written records thereon, except for cases where the sanctioning is effected according to simple procedures. The form and mode of making written records shall comply with the provisions of Article 47 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations. For each case, one copy of written record thereon, after being made, must be handed to the violating individual or organization. In cases where an administrative violation falls beyond the sanctioning competence of the written record maker, such written record must be immediately sent to the competent person for handling.
Article 19.- Administrative violation-sanctioning decisions
1. Within 15 days after making written records, the competent persons shall have to issue sanctioning decisions. For violations involving complicated factors, the above-said time limit may be extended but must not exceed 30 days. The form and content of sanctioning decisions must comply with the provisions in Clause 2, Article 48 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. A sanctioning decision shall take effect after its signing, except for cases where the effective date is prescribed in such decision.
3. The fine collection and payment, the fine management regime shall comply with the State�s current regulations.
Article 20.- Sanctioning administrative violations according to simple procedures
In cases where an administrative violation is sanctioned in form of warning or fine of VND 20,000, the person with sanctioning competence shall not make a written record thereon but issue an on-the-spot sanctioning decision.
Article 21.- Execution of administrative violation-sanctioning decisions
1. In the course of accepting and handling an administrative violation, the person with sanctioning competence shall have to guide and explain to the sanctioned individual or the lawful representative of the sanctioned organization the specific law provisions related to violation acts, so that the latter can voluntarily execute the sanctioning decision.
2. The sanctioned individuals and organizations shall have to execute the sanctioning decisions within 5 days after being handed such sanctioning decisions, except for cases where the execution time limits are inscribed in the decisions.
3. Individuals and organizations sanctioned for their administrative violations, that deliberately fail to abide by the sanctioning decisions, shall be coerced to do so and have to pay all expenses for organizing the application of coercive measures. The persons with sanctioning competence may issue coercive decisions and are tasked to organize the coercion. The people�s police forces shall have to execute coercive decisions of the presidents of the People�s Committees of the same level.
The procedures for coercing the execution of administrative violation-sanctioning decisions shall comply with the provisions of law.
COMPLAINTS, DENUNCIATIONS AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 22.- Complaints, denunciations and settlement thereof
1. Individuals and organizations sanctioned for administrative violations or their lawful representatives may lodge complaints about sanctioning decisions of the competent persons when having grounds to believe that such sanctioning decisions are unlawful or infringe upon their legitimate rights and interests.
2. Citizens may denounce administrative violations committed by individuals and organizations as well as law-breaking acts of the persons with administrative violation-sanctioning competence to the competent State agencies.
The competence, procedures and time limit for settling complaints and denunciations shall comply with the provisions of the December 2, 1998 Law on Complaints and Denunciations.
Article 23.- Commendation, reward and handling of violations
1. Individuals and organizations that record merits in the detection, prevention and/or sanctioning of administrative violations in the field of marriage and family shall be commended and/or rewarded according to the common regime of the State.
2. Persons with the administrative violation- sanctioning competence, who cause troubles, tolerate or cover up violators, fail to sanction or fail to promptly or properly sanction violations, sanction violations ultra vires, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability. If material damage is caused, compensations therefor must be made according to provisions of law.
1. This Decree takes effect 15 days after its signing.
2. To annul Point a, Clause 2, Article 26 of the Government’s Decree No. 49/CP of August 15, 1996 on sanctioning administrative violations in the field of security and order.
Article 25.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |