Chương 3 Nghị định 87/2001/NĐ-CP: Thẩm quyền, thủ tục xử phạt
Số hiệu: | 87/2001/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 21/11/2001 | Ngày hiệu lực: | 06/12/2001 |
Ngày công báo: | 31/12/2001 | Số công báo: | Số 48 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
11/11/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức cao nhất quy định tại Chương II của Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép.
Khi phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 17 của Nghị định này phải yêu cầu cá nhân, tổ chức vi phạm đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật quy định và kịp thời lập biên bản trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản. Hình thức và thể thức lập biên bản được thực hiện theo quy định tại Điều 47 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Biên bản lập xong phải trao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính một bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì phải gửi ngay biên bản đó đến người có thẩm quyền xử lý.
1. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày lập biên bản, người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt; nếu có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn trên có thể được kéo dài nhưng không được quá ba mươi ngày. Hình thức và nội dung quyết định xử phạt thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
2. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định xử phạt quy định ngày có hiệu lực khác.
3. Việc thu nộp tiền phạt, chế độ quản lý tiền phạt thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Trong trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 20.000 đồng, thì người có thẩm quyền xử phạt không tiến hành lập biên bản mà ra quyết định xử phạt tại chỗ.
1. Trong quá trình thụ lý vụ vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải hướng dẫn, giải thích cho cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp của tổ chức bị xử phạt những quy định cụ thể của pháp luật liên quan đến hành vi vi phạm để họ tự nguyện thi hành quyết định xử phạt.
2. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp trong quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành khác.
3. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà cố tình không chấp hành quyết định xử phạt, thì bị cưỡng chế chấp hành và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện biện pháp cưỡng chế. Người có thẩm quyền xử phạt có quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế. Lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp.
Thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo các quy định của pháp luật.
SANCTIONING COMPETENCE AND PROCEDURES
Section I - SANCTIONING COMPETENCE
Article 17.- Competence to sanction administrative violations of the presidents of the People�s Committees of all levels
1. Presidents of the People’s Committees of communes, wards or district townships have the right to:
a/ Serve warnings;
b/ Impose fines of up to VND 200,000 each;
c/ Confiscate material evidences and/or means involved in administrative violations, which are valued at up to VND 500,000.
2. Presidents of the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or towns have the right to:
a/ Serve warnings;
b/ Impose fines of up to VND 2,000,000 each;
c/ Confiscate material evidences and/or means involved in administrative violations.
3. Presidents of the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities have the right to:
a/ Serve warnings;
b/ Impose fines of up to the highest level prescribed in Chapter II of this Decree;
c/ Confiscate material evidences and/or means involved in administrative violations;
d/ Strip of the right to use permits.
Section II. SANCTIONING PROCEDURES
Article 18.- Stopping violation acts and making written records on administrative violations
Upon detecting administrative violations in the field of marriage and family, the persons with sanctioning competence, defined in Article 17 of this Decree shall have to request the violating individuals and/or organizations to immediately stop their administrative violation acts or to perform the law-prescribed obligations, and promptly make written records thereon, except for cases where the sanctioning is effected according to simple procedures. The form and mode of making written records shall comply with the provisions of Article 47 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations. For each case, one copy of written record thereon, after being made, must be handed to the violating individual or organization. In cases where an administrative violation falls beyond the sanctioning competence of the written record maker, such written record must be immediately sent to the competent person for handling.
Article 19.- Administrative violation-sanctioning decisions
1. Within 15 days after making written records, the competent persons shall have to issue sanctioning decisions. For violations involving complicated factors, the above-said time limit may be extended but must not exceed 30 days. The form and content of sanctioning decisions must comply with the provisions in Clause 2, Article 48 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. A sanctioning decision shall take effect after its signing, except for cases where the effective date is prescribed in such decision.
3. The fine collection and payment, the fine management regime shall comply with the State�s current regulations.
Article 20.- Sanctioning administrative violations according to simple procedures
In cases where an administrative violation is sanctioned in form of warning or fine of VND 20,000, the person with sanctioning competence shall not make a written record thereon but issue an on-the-spot sanctioning decision.
Article 21.- Execution of administrative violation-sanctioning decisions
1. In the course of accepting and handling an administrative violation, the person with sanctioning competence shall have to guide and explain to the sanctioned individual or the lawful representative of the sanctioned organization the specific law provisions related to violation acts, so that the latter can voluntarily execute the sanctioning decision.
2. The sanctioned individuals and organizations shall have to execute the sanctioning decisions within 5 days after being handed such sanctioning decisions, except for cases where the execution time limits are inscribed in the decisions.
3. Individuals and organizations sanctioned for their administrative violations, that deliberately fail to abide by the sanctioning decisions, shall be coerced to do so and have to pay all expenses for organizing the application of coercive measures. The persons with sanctioning competence may issue coercive decisions and are tasked to organize the coercion. The people�s police forces shall have to execute coercive decisions of the presidents of the People�s Committees of the same level.
The procedures for coercing the execution of administrative violation-sanctioning decisions shall comply with the provisions of law.