Chương 1 Nghị định 87/2001/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 87/2001/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 21/11/2001 | Ngày hiệu lực: | 06/12/2001 |
Ngày công báo: | 31/12/2001 | Số công báo: | Số 48 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
11/11/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định cụ thể về các hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt, thủ tục và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
2. Cá nhân, tổ chức cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định về hôn nhân và gia đình chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này.
Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam liên quan đến quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài được quy định trong pháp luật Việt Nam về hôn nhân và gia đình, thì bị xử phạt theo quy định của Nghị định này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
3. Đối với những hành vi vi phạm chế độ công vụ của cán bộ, công chức trong khi thi hành nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực hôn nhân gia đình mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình chủ yếu nhằm mục đích giáo dục để cá nhân, tổ chức vi phạm nhận thức được sai phạm, tự nguyện sửa chữa, thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật quy định hoặc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và để răn đe, phòng ngừa chung.
Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình đối với người vi phạm là người các dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa có xem xét đến ảnh hưởng và tác động của phong tục, tập quán để vận dụng cho phù hợp.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là một năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
2. Đối với người bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi của người đó có dấu hiệu vi phạm hành chính; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này là ba tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ.
Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu người vi phạm thực hiện vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt không được áp dụng. Thời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm người vi phạm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
1. Đối với mỗi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cá nhân, tổ chức vi phạm bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, tước quyền sử dụng giấy phép.
Ngoài các hình thức xử phạt trên đây, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người vi phạm bị buộc thực hiện một trong các biện pháp: buộc cấp dưỡng, buộc bồi thường thiệt hại thay cho con, buộc thực hiện nghĩa vụ giám hộ theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp áp dụng phạt tiền, thì mức phạt tiền cụ thể đối với một vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, là mức trung bình của khung tiền phạt. Đối với trường hợp vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì áp dụng mức phạt thấp hơn nhưng không dưới mức tối thiểu của khung tiền phạt; vi phạm có tình tiết tăng nặng thì áp dụng mức phạt cao hơn nhưng không vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. Đối với trường hợp vi phạm hành chính có cả tình tiết tăng nặng lẫn tình tiết giảm nhẹ, thì tuỳ theo tính chất mức độ của các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đó mà áp dụng mức phạt cao hơn, thấp hơn mức trung bình hoặc áp dụng mức trung bình của khung tiền phạt.
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu qua một năm kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm, thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Article 1.- Scope of regulation
1. This Decree prescribes in detail violation acts, sanctioning forms and levels, procedures and competence to sanction administrative violations in the field of marriage and family.
2. Individuals and organizations that intentionally or unintentionally violate the regulations on marriage and family, but not seriously enough for penal liability examination, shall be sanctioned according to the provisions of this Decree.
Foreign individuals and organizations that commit acts of administrative violation in the field of marriage and family on the territory of the Socialist Republic of Vietnam, which are related to the marriage and family relationships involving foreign elements as prescribed in the Vietnamese legislation on marriage and family, shall be sanctioned according to the provisions of this Decree, except otherwise provided for by the international treaties which Vietnam has signed or acceded to.
3. For acts of violating the public-mission regime by officials and public employees while performing their assigned tasks in the field of marriage and family, which, however, are not serious enough for penal liability examination, such officials and public employees shall be disciplined according to the provisions of the legislation on officials and public employees.
Article 2.- Principles for sanctioning administrative violations
The principles for sanctioning administrative violations in the field of marriage and family shall comply with the provisions of Article 3 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
The sanctioning of administrative violations in the field of marriage and family chiefly aims to educate violating individuals and organizations, so that they realize and voluntarily redress their wrong-doings or perform the law-prescribed obligations or stop their law-breaking acts, and to make general deterrence and prevention.
The sanctioning of administrative violations in the field of marriage and family against violators who are ethic minority people currently living in deep-lying or remote regions shall be properly applied with the influence and impact of their traditions and customs taken into consideration.
Article 3.- Statute of limitations for sanctioning
1. The statute of limitations for sanctioning administrative violations in the field of marriage and family shall be one year after administrative violations are committed.
2. Persons, who have been sued, prosecuted or had, by decisions, their cases brought to trial according to the criminal proceedings, but later the decisions are issued to suspend the investigation of their cases, shall be sanctioned for administrative violations if their acts show signs of administrative violations. The statute of limitations for sanctioning administrative violations applicable to such acts shall be three months after the suspension decisions are issued.
Within the time limits prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, if violators commit new administrative violations in the field of marriage and family or intentionally shirk or obstruct the sanctioning, the statute of limitations for sanctioning shall not apply. The statute of limitations for sanctioning shall be recounted from the time when the new administrative violations are committed or the time when the violators stop their acts of shirking or obstructing the sanctioning.
Article 4.- Administrative violation sanctioning forms
1. For each administrative violation in the field of marriage and family, the violating individual and/or organization shall be subject to one of the following principal sanctioning forms:
a/ Warning;
b/ Fine.
2. Depending on the nature and seriousness of their violations, the violating individuals and organizations may also have material evidences and violation means confiscated or be stripped of the right to use licenses and/or permits.
Apart from the above-said sanctioning forms, violators shall, on a case-by-case basis, be compelled to carry out one of the following measures: forcible financial support, forcible payment of damages on offspring’s behalf, forcible performance of guardian’s obligations as prescribed by law.
3. In cases where fines are applied, the specific fine level for an administrative violation involving neither aggravating nor extenuating circumstances specified in Articles 7 and 8 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, shall be the average level of the fine bracket. For case of violations involving extenuating circumstances, the lower fine levels may be imposed, but such levels must not be lower than the minimum level of the fine bracket. Violations involving aggravating circumstances may be subject to higher fine levels, but such levels must not exceed the maximum level of the fine bracket. For cases where a violation involves both aggravating and extenuating circumstances, a fine level higher or lower than the average level or the average level may be applied, depending on the nature and degree of such aggravating and extenuating circumstances.
Article 5.- Duration past which sanctioned violators shall be considered having never been sanctioned for administrative violations
If past one year after the date of completely executing sanctioning decisions or the date the effect of sanctioning decisions expires, individuals or organizations that have been sanctioned for administrative violations do not relapse into violation, they shall be considered having never been sanctioned for administrative violations in the field of marriage and family.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực