Nghị định 17/2010/NĐ-CP bán đấu giá tài sản
Số hiệu: | 17/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 04/03/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2010 |
Ngày công báo: | 19/03/2010 | Số công báo: | Từ số 125 đến số 126 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2010/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2010 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh ngày 02 tháng 4 năm 2008 sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH:
1. Nghị định này quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản; đấu giá viên; tổ chức bán đấu giá tài sản và quản lý nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá tài sản;
2. Nghị định này áp dụng đối với việc bán đấu giá các loại tài sản sau đây:
a) Tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án;
b) Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Tài sản bảo đảm trong trường hợp pháp luật về giao dịch bảo đảm quy định phải xử lý bằng bán đấu giá;
d) Tài sản nhà nước được xử lý bằng bán đấu giá theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; tài sản là quyền sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất được bán đấu giá theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Các tài sản khác phải bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức lựa chọn tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp quy định tại Điều 14 Nghị định này để bán tài sản thuộc sở hữu của mình thì áp dụng nguyên tắc, trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản quy định tại Nghị định này.
4. Việc bán tài sản nhà nước ở nước ngoài, tài sản đặc biệt tại đơn vị vũ trang nhân dân không áp dụng các quy định của Nghị định này mà tuân theo quy định của pháp luật có liên quan đối với loại tài sản đó.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai theo phương thức trả giá lên, có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định này. Phương thức trả giá lên là phương thức trả giá từ thấp lên cao cho đến khi có người trả giá cao nhất.
2. Đấu giá viên là người được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá theo quy định tại Nghị định này.
3. Người mua được tài sản bán đấu giá là người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm; trong trường hợp không có người trả giá cao hơn giá khởi điểm thì tài sản được bán bằng giá khởi điểm.
4. Tài sản bán đấu giá là động sản, bất động sản, giấy tờ có giá và các quyền tài sản được phép giao dịch theo quy định của pháp luật.
5. Bước giá là mức chênh lệch của lần trả giá sau so với lần trả giá trước liền kề. Bước giá do tổ chức bán đấu giá tài sản quy định phù hợp với từng cuộc bán đấu giá.
6. Người có tài sản bán đấu giá là chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền bán tài sản, người có trách nhiệm chuyển giao tài sản để bán đấu giá hoặc cá nhân, tổ chức có quyền bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật.
7. Người tham gia đấu giá tài sản là cá nhân, đại diện tổ chức có đủ điều kiện tham gia đấu giá để mua tài sản bán đấu giá theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Việc bán đấu giá tài sản được thực hiện theo nguyên tắc công khai, liên tục, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
2. Mọi cuộc bán đấu giá đều phải do đấu giá viên điều hành theo đúng trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại Điều 20 của Nghị định này và Luật, Pháp lệnh có quy định khác.
1. Quyền, lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản bán đấu giá được pháp luật bảo vệ. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản bán đấu giá.
2. Trong trường hợp có người thứ ba tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đã bán đấu giá thì việc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đó được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
3. Trong trường hợp có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đổi một phần hoặc hủy bỏ toàn bộ các quyết định liên quan đến tài sản bán đấu giá do có vi phạm pháp luật trước khi tài sản được đưa ra bán đấu giá nhưng trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản đó bảo đảm tuân theo đầy đủ quy định của pháp luật thì tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người mua được tài sản bán đấu giá.
Tổ chức, cá nhân có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì có thể trở thành đấu giá viên:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt;
2. Đã tốt nghiệp đại học ngành luật hoặc ngành kinh tế;
3. Đã qua khóa đào tạo nghề đấu giá.
1. Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành luật hoặc ngành kinh tế được đăng ký tham dự khóa đào tạo nghề đấu giá tại cơ sở đào tạo nghề đấu giá.
2. Thời gian của khóa đào tạo nghề đấu giá là ba tháng. Nội dung đào tạo bao gồm kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng hành nghề đấu giá và thực tập tại tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề đấu giá được cơ sở đào tạo nghề đấu giá cấp Chứng chỉ đào tạo nghề đấu giá.
3. Bộ Tư pháp quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá và cơ sở đào tạo nghề đấu giá.
1. Những người sau đây được miễn đào tạo nghề đấu giá:
a) Giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ luật; giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ kinh tế; luật sư, thừa phát lại;
b) Đã là thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; thanh tra viên chính; thẩm tra viên chính thi hành án; chuyên viên chính; nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật hoặc kinh tế;
c) Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; thanh tra viên cao cấp; thẩm tra viên cao cấp thi hành án; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật hoặc kinh tế;
d) Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, đấu giá viên, công chứng viên, chấp hành viên.
2. Những người có bằng tốt nghiệp đại học ngành luật thì được giảm thời gian đào tạo kiến thức pháp luật.
Bộ Tư pháp quy định cụ thể về việc giảm thời gian đào tạo nghề đấu giá.
1. Hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm các giấy tờ sau đây:
a) Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá;
b) Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
c) Phiếu lý lịch tư pháp;
d) Bản sao bằng tốt nghiệp đại học ngành luật hoặc ngành kinh tế;
đ) Bản sao Chứng chỉ đào tạo nghề đấu giá hoặc giấy tờ chứng minh nếu thuộc trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 7 Nghị định này;
e) 2 ảnh cỡ 3cm x 4cm.
2. Người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp và nộp lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá theo quy định. Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá cho người đề nghị; trong trường hợp từ chối phải có thông báo lý do bằng văn bản cho người đề nghị.
3. Chứng chỉ hành nghề đấu giá là căn cứ để hành nghề bán đấu giá tài sản.
1. Người đang là cán bộ, công chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; trừ trường hợp là cán bộ, công chức được đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá để làm việc cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản.
2. Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đã bị kết án mà chưa được xóa án tích.
4. Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác, người đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác mà chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp đó theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá nếu bị mất Chứng chỉ hoặc Chứng chỉ bị hư hỏng không thể sử dụng được thì được xem xét, cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm các giấy tờ sau đây:
a) Đơn xin cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá;
b) Chứng chỉ cũ bị hư hỏng.
Trong trường hợp Chứng chỉ hành nghề đấu giá bị mất thì phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Thủ tục, thời hạn cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này.
1. Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá bị thu hồi Chứng chỉ trong những trường hợp sau đây:
a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định này;
b) Không làm việc thường xuyên tại tổ chức bán đấu giá tài sản; không còn hoạt động trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản;
c) Không điều hành cuộc bán đấu giá nào trong vòng một năm, trừ trường hợp có lý do chính đáng;
d) Bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá không thời hạn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
đ) Vi phạm các hành vi bị cấm quy định tại Điều 13 của Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thẩm quyền thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá và quy định thủ tục thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá.
1. Làm việc thường xuyên tại một tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp.
2. Trực tiếp điều hành cuộc bán đấu giá tài sản, chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổ chức bán đấu giá tài sản về việc thực hiện bán đấu giá tài sản.
3. Tuân thủ nguyên tắc bán đấu giá tài sản quy định tại Điều 3 Nghị định này.
4. Truất quyền tham gia đấu giá của người có hành vi vi phạm nội quy bán đấu giá tài sản.
5. Khách quan, vô tư trong việc thực hiện bán đấu giá tài sản.
6. Bồi hoàn thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
7. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Cho thuê, cho mượn hoặc cho các tổ chức, cá nhân khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình để thực hiện các hoạt động đấu giá.
2. Nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích nào từ người có tài sản bán đấu giá ngoài khoản tiền phí đấu giá và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng, hoặc lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên của mình để thu các lợi ích khác từ cá nhân, tổ chức.
3. Lợi dụng trách nhiệm, quyền hạn để thông đồng với tổ chức, cá nhân nhằm mục đích vụ lợi.
1. Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản.
2. Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề có kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp bán đấu giá tài sản).
1. Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản (sau đây gọi tắt là Trung tâm) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ thành lập một Trung tâm.
2. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu, có trụ sở, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Giám đốc Trung tâm phải là đấu giá viên.
1. Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định tại Nghị định này.
2. Ngoài các điều kiện về thành lập, hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, doanh nghiệp được hoạt động kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bán đấu giá tài sản phải là đấu giá viên;
b) Có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết khác bảo đảm cho hoạt động bán đấu giá tài sản.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc đăng ký kinh doanh cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
1. Yêu cầu người có tài sản bán đấu giá cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, giấy tờ có liên quan đến tài sản bán đấu giá.
2. Yêu cầu người mua được tài sản bán đấu giá thanh toán tiền mua tài sản bán đấu giá và thực hiện các nghĩa vụ khác được xác định trong hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá.
3. Yêu cầu người có tài sản bán đấu giá thanh toán phí, chi phí bán đấu giá tài sản và thực hiện các nghĩa vụ khác được xác định trong hợp đồng bán đấu giá tài sản.
1. Thực hiện việc bán đấu giá tài sản theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này và chịu trách nhiệm về kết quả bán đấu giá tài sản.
2. Ban hành nội quy bán đấu giá tài sản phù hợp với quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật có liên quan.
3. Giao tài sản bán đấu giá được giao bảo quản hoặc quản lý cho người mua được tài sản bán đấu giá; yêu cầu người có tài sản bán đấu giá giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá trong trường hợp người có tài sản bán đấu giá đang trực tiếp quản lý tài sản đó.
4. Cung cấp đầy đủ các giấy tờ liên quan đến tài sản bán đấu giá cho người mua được tài sản bán đấu giá.
5. Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
6. Lập Sổ theo dõi tài sản bán đấu giá, Sổ đăng ký bán đấu giá tài sản.
7. Bồi thường thiệt hại do lỗi của đấu giá viên và các nhân viên khác của tổ chức mình gây ra trong khi thực hiện bán đấu giá tài sản.
8. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo hợp đồng bán đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá.
9. Cấp Thẻ đấu giá viên cho đấu giá viên để sử dụng trong khi làm việc theo các nội dung ghi trong Chứng chỉ hành nghề đấu giá.
10. Đăng ký danh sách đấu giá viên, việc thay đổi, bổ sung danh sách đấu giá viên với Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi tổ chức bán đấu giá tài sản đặt trụ sở chính.
11. Báo cáo Sở Tư pháp về tổ chức, hoạt động của mình theo định kỳ 06 tháng, hàng năm hoặc trong trường hợp đột xuất theo yêu cầu.
1. Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định thành lập để bán đấu giá tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện gồm có đại diện của cơ quan có thẩm quyền quyết định tịch thu tài sản, đại diện phòng Tài chính, phòng Tư pháp cấp huyện và đại diện các cơ quan có liên quan.
1. Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt được thành lập để bán đấu giá tài sản nhà nước, tài sản là quyền sử dụng đất giá có giá trị lớn, phức tạp hoặc trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện việc bán đấu giá.
2. Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt bao gồm đại diện của cơ quan có thẩm quyền quyết định bán đấu giá tài sản, cơ quan tài chính, cơ quan tư pháp cùng cấp và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan.
1. Hội đồng bán đấu giá tài sản được quy định tại Điều 19 và Điều 20 Nghị định này có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền theo quy định tại Điều 17; nghĩa vụ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6 và khoản 8 Điều 18 Nghị định này;
b) Ký hợp đồng với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để tổ chức này cử đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá tài sản của Hội đồng, trừ Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 20 Nghị định này;
c) Thực hiện nghĩa vụ về tài chính, thống kê theo quy định của pháp luật.
2. Định kỳ 06 tháng và hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Sở Tư pháp về tổ chức, hoạt động của Hội đồng bán đấu giá tài sản do mình thành lập.
Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt báo cáo bằng văn bản cho cơ quan ra quyết định thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản, đồng thời gửi cho Sở Tư pháp nơi thành lập Hội đồng về kết quả từng cuộc bán đấu giá tài sản.
3. Cơ quan ra quyết định thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản có trách nhiệm giải quyết khiếu nại sau khi Hội đồng giải thể và bồi thường thiệt hại do lỗi của đấu giá viên, thành viên của Hội đồng gây ra trong khi thực hiện bán đấu giá tài sản.
Đấu giá viên, thành viên của Hội đồng phải bồi hoàn thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho cơ quan ra quyết định thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Người có tài sản bán đấu giá có quyền lựa chọn tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, hình thức bán đấu giá quy định tại Nghị định này để bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1. Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá được xác định trước khi ký kết hợp đồng bán đấu giá tài sản hoặc trước khi chuyển giao tài sản để bán đấu giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Việc xác định giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá được thực hiện như sau:
a) Đối với tài sản bán đấu giá để thi hành án, thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
b) Đối với tài sản bán đấu giá là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trong trường hợp không xác định được giá tài sản theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì thành lập hội đồng để xác định giá tài sản;
c) Đối với tài sản là tang chứng, vật chứng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bán đấu giá, thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan;
d) Đối với tài sản bán đấu giá là tài sản nhà nước, thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
đ) Đối với tài sản là quyền sử dụng đất được bán đấu giá để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuế đất, thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai;
e) Đối với tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức có yêu cầu bán đấu giá, thì giá khởi điểm do tổ chức, cá nhân tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác xác định.
1. Tài sản bán đấu giá được giám định khi có yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp giám định theo yêu cầu thì người yêu cầu giám định phải thanh toán chi phí giám định, nếu các bên không có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp giám định theo quy định của pháp luật, thì người có tài sản bán đấu giá phải thanh toán chi phí giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1. Hợp đồng bán đấu giá tài sản được ký kết giữa tổ chức bán đấu giá tài sản và người có tài sản bán đấu giá hoặc người đại diện của người đó.
Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản hoặc Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện căn cứ quyết định tịch thu và biên bản chuyển giao tài sản để tổ chức bán đấu giá mà không phải ký kết hợp đồng bán đấu giá tài sản.
2. Hợp đồng bán đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản và có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ của người có tài sản bán đấu giá; tên, địa chỉ của tổ chức bán đấu giá tài sản;
b) Liệt kê, mô tả tài sản bán đấu giá;
c) Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá;
d) Thời hạn, địa điểm bán đấu giá tài sản;
đ) Thời hạn, địa điểm, phương thức giao tài sản để bán đấu giá;
e) Thời hạn, địa điểm, phương thức thanh toán tiền bán tài sản trong trường hợp bán đấu giá thành;
g) Phí, chi phí bán đấu giá tài sản trong trường hợp bán đấu giá thành và chi phí bán đấu giá tài sản trong trường hợp bán đấu giá không thành;
h) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
i) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
k) Các nội dung khác do các bên thỏa thuận.
1. Trong trường hợp bán đấu giá một số loại tài sản dưới đây thì các bên ký kết hợp đồng bán đấu giá tài sản được xác định như sau:
a) Tài sản để thi hành án thì hợp đồng bán đấu giá tài sản được ký kết giữa chấp hành viên có thẩm quyền xử lý tài sản đó với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp.
b) Tài sản nhà nước thì hợp đồng bán đấu giá tài sản được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bán tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật với tổ chức bán đấu giá tài sản;
c) Tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất thì hợp đồng bán đấu giá tài sản được ký kết giữa các chủ sở hữu chung hoặc người đại diện của họ với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
d) Tài sản thuộc sở hữu chung theo phần thì hợp đồng bán đấu giá tài sản được ký kết giữa chủ sở hữu phần tài sản bán đấu giá hoặc người đại diện của người đó với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp;
đ) Tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh thì hợp đồng bán đấu giá tài sản được ký kết giữa người có quyền xử lý tài sản đó theo thỏa thuận trong hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh hoặc theo quy định của pháp luật với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp;
e) Tài sản là tang chứng, vật chứng trong quá trình tố tụng thì hợp đồng bán đấu giá tài sản được ký kết giữa thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền xử lý tài sản với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp;
g) Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức thì hợp đồng bán đấu giá tài sản được ký kết giữa cá nhân, tổ chức có tài sản hoặc người được cá nhân, tổ chức có tài sản ủy quyền với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp.
2. Khi ký kết hợp đồng bán đấu giá tài sản, người có tài sản bán đấu giá có trách nhiệm cung cấp cho tổ chức bán đấu giá tài sản giấy chứng nhận hợp pháp hoặc bằng chứng khác chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền được bán tài sản theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các bằng chứng đó.
3. Tổ chức bán đấu giá tài sản có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của các thông tin về nguồn gốc tài sản, quyền sở hữu, quyền sử dụng của tài sản do người có tài sản bán đấu giá cung cấp.
1. Người có tài sản bán đấu giá hoặc tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bán đấu giá tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự trước khi tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia và phải trả chi phí thực tế phát sinh (nếu có).
1. Tổ chức bán đấu giá tài sản phải niêm yết việc bán đấu giá tài sản là động sản tại nơi bán đấu giá, nơi trưng bày tài sản và nơi đặt trụ sở của tổ chức bán đấu giá tài sản chậm nhất là bảy ngày trước khi tiến hành bán đấu giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Đối với bất động sản, tổ chức bán đấu giá tài sản phải niêm yết việc bán đấu giá tài sản tại nơi bán đấu giá, nơi có bất động sản bán đấu giá và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có bất động sản bán đấu giá chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày mở cuộc bán đấu giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Đối với tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức, thời hạn niêm yết việc bán đấu giá tài sản có thể được rút ngắn theo thỏa thuận của các bên.
2. Đối với tài sản bán đấu giá là động sản có giá khởi điểm từ ba mươi triệu đồng trở lên và bất động sản thì đồng thời với việc niêm yết, tổ chức bán đấu giá tài sản phải thông báo công khai ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ba ngày trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi có tài sản bán đấu giá về việc bán đấu giá tài sản. Thời hạn thông báo công khai được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Việc thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng cũng được thực hiện đối với tài sản bán đấu giá là động sản có giá khởi điểm dưới ba mươi triệu đồng, nếu người có tài sản bán đấu giá yêu cầu.
3. Niêm yết, thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức bán đấu giá tài sản;
b) Thời gian, địa điểm bán đấu giá tài sản;
c) Danh mục tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản bán đấu giá;
d) Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá;
đ) Địa điểm, thời hạn trưng bày tài sản bán đấu giá;
e) Địa điểm, thời hạn tham khảo hồ sơ tài sản bán đấu giá;
g) Địa điểm, thời hạn đăng ký mua tài sản bán đấu giá;
h) Những thông tin cần thiết khác liên quan đến tài sản bán đấu giá, gồm cả những thông tin mà người có tài sản bán đấu giá yêu cầu thông báo công khai.
1. Người tham gia đấu giá tài sản phải nộp phí tham gia đấu giá và khoản tiền đặt trước. Phí tham gia đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
Khoản tiền đặt trước do tổ chức bán đấu giá tài sản và người có tài sản bán đấu giá thỏa thuận quy định nhưng tối thiểu là 1% và tối đa không quá 15% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá. Khoản tiền đặt trước được nộp cho tổ chức bán đấu giá tài sản.
2. Người tham gia đấu giá tài sản có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác thay mặt mình tham gia đấu giá.
3. Trong trường hợp người tham gia đấu giá tài sản đã nộp khoản tiền đặt trước mua được tài sản bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước được trừ vào giá mua; nếu không mua được tài sản, thì khoản tiền đặt trước được trả lại cho người tham gia đấu giá tài sản sau khi cuộc bán đấu giá kết thúc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp người đăng ký tham gia đấu giá tài sản đã nộp khoản tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc bán đấu giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng thì khoản tiền đặt trước đó thuộc về tổ chức bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
1. Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người tại thời điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
2. Người làm việc trong tổ chức bán đấu giá tài sản, nơi thực hiện việc bán đấu giá tài sản đó, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người đó; người trực tiếp giám định, định giá tài sản, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người đó.
3. Người được chủ sở hữu ủy quyền bán tài sản; người ra quyết định tịch thu tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; người có thẩm quyền quyết định bán tài sản nhà nước; người ký hợp đồng thuê tổ chức bán đấu giá tài sản để bán đấu giá tài sản nhà nước; cá nhân, tổ chức có quyền bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật.
4. Người không có quyền mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật, bao gồm:
a) Người không được tham gia mua tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
b) Người không đủ điều kiện tham gia mua tài sản đối với một số loại tài sản theo quy định của pháp luật về loại tài sản đó.
5. Người không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; người không thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
1. Đối với tài sản bán đấu giá là bất động sản thì người tham gia đấu giá tài sản được trực tiếp xem tài sản từ khi niêm yết và thông báo công khai cho đến trước ngày mở cuộc bán đấu giá tài sản hai ngày.
2. Đối với tài sản bán đấu giá là động sản thì ít nhất hai ngày trước ngày mở cuộc bán đấu giá tài sản, người bán đấu giá tài sản phải tạo điều kiện cho người tham gia đấu giá được xem tài sản bán đấu giá. Trên tài sản hoặc mẫu tài sản phải ghi rõ tên của người có tài sản bán đấu giá và thông tin về tài sản đó.
Cuộc bán đấu giá tài sản có thể được tổ chức tại trụ sở của tổ chức bán đấu giá tài sản, tại nơi có tài sản hoặc tại một địa điểm khác theo thỏa thuận của tổ chức bán đấu giá tài sản và người có tài sản bán đấu giá.
Tổ chức bán đấu giá tài sản có thể lựa chọn một trong các hình thức đấu giá sau đây để tiến hành cuộc bán đấu giá tài sản:
1. Đấu giá trực tiếp bằng lời nói;
2. Đấu giá bằng bỏ phiếu;
3. Các hình thức khác do người có tài sản bán đấu giá và tổ chức bán đấu giá tài sản thỏa thuận.
1. Cuộc bán đấu giá tài sản phải được tiến hành liên tục theo trình tự sau đây:
a) Mở đầu cuộc bán đấu giá tài sản, đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá giới thiệu bản thân, người giúp việc; thông báo nội quy của cuộc bán đấu giá tài sản; công bố danh sách người đăng ký mua tài sản bán đấu giá và điểm danh để xác định người tham gia đấu giá tài sản; giới thiệu từng tài sản bán đấu giá; nhắc lại giá khởi điểm; thông báo bước giá và khoảng thời gian tối đa giữa các lần trả giá (nếu có); trả lời các câu hỏi của người tham gia đấu giá;
b) Đấu giá viên yêu cầu người tham gia đấu giá tài sản trả giá. Sau mỗi lần người tham gia đấu giá tài sản trả giá, đấu giá viên thông báo công khai về giá đã trả cho người người tham gia đấu giá tài sản;
c) Nếu sau ba lần đấu giá viên nhắc lại giá cao nhất đã trả mà không có người trả giá cao hơn thì đấu giá viên công bố người mua được tài sản bán đấu giá. Sau khi đấu giá viên công bố, người mua được tài sản bán đấu giá được coi là đã chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá.
Trong trường hợp giá trả cao nhất được công bố thấp hơn so với giá khởi điểm thì cuộc bán đấu giá tài sản coi như không thành.
Trong trường hợp đấu giá bằng bỏ phiếu, nếu có từ hai người trở lên cùng trả giá cao nhất, thì đấu giá viên tổ chức đấu giá tiếp giữa những người cùng trả giá cao nhất để chọn ra người mua được tài sản bán đấu giá. Nếu không có người trả giá cao hơn thì đấu giá viên tổ chức bốc thăm để chọn ra người mua được tài sản bán đấu giá.
2. Diễn biến của cuộc bán đấu giá tài sản phải được ghi vào biên bản bán đấu giá tài sản. Biên bản bán đấu giá tài sản phải có chữ ký của đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá tài sản, người ghi biên bản, một người tham gia đấu giá và một người tham dự cuộc bán đấu giá (nếu có).
3. Kết quả cuộc bán đấu giá tài sản được ghi vào Sổ đăng ký bán đấu giá tài sản. Trong trường hợp bán đấu giá tài sản thành thì đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá tài sản lập hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá.
4. Tùy từng trường hợp bán đấu giá tài sản cụ thể hoặc theo yêu cầu của người có tài sản bán đấu giá thì tổ chức bán đấu giá tài sản mời tổ chức, cá nhân có liên quan đến tham dự cuộc bán đấu giá.
1. Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá có giá trị xác nhận việc mua bán tài sản bán đấu giá, là cơ sở pháp lý để chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản bán đấu giá.
2. Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức bán đấu giá tài sản;
b) Họ, tên của đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá tài sản;
c) Họ, tên, địa chỉ của người có tài sản bán đấu giá;
d) Họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân của người mua được tài sản bán đấu giá;
đ) Thời gian, địa điểm bán đấu giá tài sản;
e) Tài sản bán đấu giá;
g) Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá;
h) Giá bán tài sản;
i) Thời hạn, phương thức, địa điểm thanh toán tiền mua tài sản đã bán đấu giá;
k) Thời hạn, địa điểm giao tài sản đã bán đấu giá cho người mua được tài sản bán đấu giá phù hợp với hợp đồng bán đấu giá tài sản, trừ khi các bên liên quan có thỏa thuận khác;
l) Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ của các bên.
3. Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá được ký kết giữa tổ chức bán đấu giá tài sản và người mua được tài sản bán đấu giá. Đối với những tài sản mà pháp luật quy định hợp đồng mua bán phải có công chứng hoặc phải được đăng ký, thì hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá phải phù hợp với quy định đó.
4. Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá được lập thành ít nhất là 04 bản, trong đó tổ chức bán đấu giá tài sản giữ một bản và gửi cho người mua được tài sản bán đấu giá, người có tài sản bán đấu giá, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, mỗi nơi một bản. Trong trường hợp tài sản bán đấu giá là bất động sản thì một bản hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá còn được gửi cho cơ quan thuế.
1. Quyền và nghĩa vụ của người mua được tài sản bán đấu giá được xác định từ thời điểm đấu giá viên tuyên bố người đó mua được tài sản bán đấu giá.
2. Người mua được tài sản bán đấu giá có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản cho tổ chức bán đấu giá tài sản;
b) Nhận tài sản đã mua, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ được xác định trong hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá;
c) Được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bán đấu giá;
d) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Việc bán đấu giá tài sản trong trường hợp chỉ có một người tham gia đấu giá không áp dụng đối với tài sản được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 1 Nghị định này.
2. Trong trường hợp đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá tài sản mà chỉ có một người đăng ký mua tài sản bán đấu giá hoặc có nhiều người đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một người tham gia cuộc bán đấu giá và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm thì tài sản được bán cho người đó, nếu người có tài sản bán đấu giá đồng ý. Việc bán tài sản trong trường hợp này chỉ được tiến hành sau khi đã thực hiện đầy đủ việc niêm yết, thông báo công khai, trưng bày tài sản và không có khiếu nại liên quan đến trình tự, thủ tục cho đến khi quyết định bán tài sản.
3. Khi bán tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều này, đấu giá viên chịu trách nhiệm về việc bán đấu giá tài sản phải lập biên bản về việc bán tài sản, ghi kết quả vào Sổ đăng ký bán đấu giá tài sản và lập hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá.
Biên bản về việc bán tài sản phải thể hiện quá trình thực hiện bán đấu giá tài sản trong trường hợp chỉ có một người tham gia đấu giá, sự đồng ý của người có tài sản, có chữ ký của đấu giá viên, người ghi biên bản, người có tài sản và người mua được tài sản.
1. Tại cuộc bán đấu giá tài sản, người đã trả giá cao nhất mà rút lại giá đã trả trước khi đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá công bố người mua được tài sản thì cuộc bán đấu giá vẫn tiếp tục và bắt đầu từ giá của người trả giá liền kề trước đó. Trong trường hợp không có người trả giá tiếp thì cuộc bán đấu giá coi như không thành.
2. Người rút lại giá đã trả bị truất quyền tham gia trả giá tiếp và không được hoàn trả khoản tiền đặt trước. Khoản tiền đặt trước của người rút lại giá đã trả thuộc về tổ chức bán đấu giá tài sản.
1. Tại cuộc bán đấu giá, khi đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá tài sản đã công bố người mua được tài sản bán đấu giá mà người này từ chối mua thì tài sản được bán cho người trả giá liền kề nếu giá liền kề đó cộng với khoản tiền đặt trước ít nhất bằng giá đã trả của người từ chối mua.
Đối với cuộc đấu giá bằng hình thức bỏ phiếu, trong trường hợp từ chối mua nêu trên mà có từ hai người trở lên cùng trả giá liền kề, nếu giá liền kề đó cộng với khoản tiền đặt trước ít nhất bằng giá đã trả của người từ chối mua thì tài sản được bán cho một trong hai người trả giá liền kề đó, sau khi đấu giá viên tổ chức bốc thăm để chọn ra người mua được tài sản bán đấu giá.
Trong trường hợp giá liền kề cộng với khoản tiền đặt trước nhỏ hơn giá đã trả của người từ chối mua thì cuộc bán đấu giá coi như không thành.
2. Trong trường hợp người trả giá liền kề không đồng ý mua thì cuộc bán đấu giá coi như không thành.
3. Khoản tiền đặt trước của người từ chối mua theo quy định tại khoản 1 Điều này thuộc về người có tài sản bán đấu giá.
Trong trường hợp bán đấu giá tài sản không thành, thì tổ chức bán đấu giá tài sản trả lại tài sản cho người có tài sản bán đấu giá trong thời hạn chậm nhất là ba ngày làm việc, kể từ ngày bán đấu giá tài sản không thành, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
1. Thời hạn, phương thức, địa điểm thanh toán tiền mua tài sản đã bán đấu giá do tổ chức bán đấu giá tài sản và người mua được tài sản bán đấu giá thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Thời hạn, địa điểm giao tài sản đã bán đấu giá do tổ chức bán đấu giá tài sản và người mua được tài sản bán đấu giá thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1. Người có tài sản bán đấu giá chỉ được mua lại tài sản đã bán đấu giá nếu người mua được tài sản bán đấu giá đồng ý.
2. Việc mua lại tài sản đã bán đấu giá được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự về hợp đồng mua bán tài sản.
1. Trong trường hợp bán đấu giá tài sản thành, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, người có tài sản bán đấu giá thanh toán cho tổ chức bán đấu giá các khoản phí và chi phí sau đây:
a) Phí bán đấu giá theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
b) Chi phí thực tế, hợp lý cho việc bán đấu giá tài sản do người có tài sản bán đấu giá và tổ chức bán đấu giá tài sản thỏa thuận.
2. Trong trường hợp bán đấu giá tài sản không thành thì người có tài sản bán đấu giá tài sản thanh toán cho tổ chức bán đấu giá tài sản các chi phí thực tế, hợp lý quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Đối với tài sản thi hành án, trong trường hợp bán đấu giá không thành thì cơ quan thi hành án có trách nhiệm thanh toán chi phí bán đấu giá tài sản cho tổ chức bán đấu giá tài sản.
4. Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trong trường hợp bán đấu giá không thành thì cơ quan tài chính có trách nhiệm thanh toán chi phí bán đấu giá cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu và được tổ chức bán đấu giá tài sản cung cấp dịch vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản và dịch vụ khác liên quan đến tài sản bán đấu giá thì phải trả chi phí dịch vụ cho tổ chức bán đấu giá tài sản.
2. Mức chi phí dịch vụ do các bên thỏa thuận trên cơ sở chi phí cần thiết hợp lý và giá thị trường.
1. Việc quản lý, sử dụng phí, chi phí bán đấu giá tài sản, chi phí dịch vụ và các khoản thu khác của Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
2. Việc quản lý, sử dụng phí, chi phí bán đấu giá tài sản, chi phí dịch vụ và các khoản thu khác của doanh nghiệp bán đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định pháp luật về phí, lệ phí và chế độ tài chính của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý, sử dụng chi phí bán đấu giá tài sản của hội đồng bán đấu giá tài sản quy định tại Nghị định này được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá.
2. Thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đã bán đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với loại tài sản đó.
3. Căn cứ vào văn bản xác nhận kết quả bán đấu giá, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người mua được tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về đất đai.
Tổ chức bán đấu giá tài sản không chịu trách nhiệm về giá trị, chất lượng của tài sản đã bán đấu giá, trừ trường hợp không thông báo đầy đủ, chính xác cho người tham gia đấu giá tài sản những thông tin cần thiết có liên quan đến giá trị, chất lượng của tài sản đã bán đấu giá theo hợp đồng bán đấu giá tài sản.
1. Kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy trong các trường hợp sau đây:
a) Do thỏa thuận giữa người có tài sản bán đấu giá, người mua được tài sản bán đấu giá và tổ chức bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với tài sản thi hành án, thì còn phải có thỏa thuận của người phải thi hành án;
b) Hợp đồng bán đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá bị Tòa án tuyên bố vô hiệu hoặc bị hủy theo quy định của pháp luật dân sự;
c) Kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy theo quyết định của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo quy định tại khoản 3 Điều 56 Nghị định này.
2. Trong trường hợp kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy theo quy định tại Điều này thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật, thì phải trả bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Trong trường hợp bán đấu giá tài sản không thành thì việc xử lý tài sản bán đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận giữa người có tài sản bán đấu giá và tổ chức bán đấu giá tài sản.
Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì sau hai lần giảm giá mà cuộc bán đấu giá tài sản vẫn không thành, thì tổ chức bán đấu giá tài sản trả lại cho cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tịch thu để thực hiện thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Mỗi lần giảm giá không quá 10% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá.
2. Trong trường hợp tổ chức bán đấu giá lại thì trình tự, thủ tục bán đấu giá lại được tiến hành như đối với việc bán đấu giá tài sản lần đầu.
Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Soạn thảo, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản; hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật đó.
2. Ban hành, quản lý và hướng dẫn theo thẩm quyền việc sử dụng các mẫu văn bản, giấy tờ trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản, Sổ theo dõi tài sản bán đấu giá, Sổ đăng ký bán đấu giá tài sản; ban hành mẫu Thẻ đấu giá viên.
3. Quy định chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá.
4. Cấp, thu hồi, cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá.
5. Kiểm tra, thanh tra về tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản theo thẩm quyền.
6. Tổng hợp và hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản.
7. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản.
8. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ giao.
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Hướng dẫn về chế độ tài chính trong hoạt động bán đấu giá tài sản.
2. Hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá là tài sản nhà nước, tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3. Hướng dẫn chung về mức thu, việc quản lý, sử dụng lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá, phí đấu giá thuộc nguồn thu của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
4. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong công tác quản lý nhà nước về bán đấu giá tài sản đối với các loại tài sản có liên quan đến lĩnh vực quản lý của mình.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động bán đấu giá tài sản tại địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản;
b) Bảo đảm biên chế, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc cho Trung tâm theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp có thu;
c) Quy định cụ thể về mức phí đấu giá tại địa phương căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với các quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
d) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về tổ chức, hoạt động bán đấu giá tài sản trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền;
đ) Hàng năm báo cáo Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động bán đấu giá tại địa phương để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
e) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bán đấu giá tài sản tại địa phương, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Hướng dẫn nghiệp vụ bán đấu giá tài sản cho các tổ chức bán đấu giá tài sản trong phạm vi địa phương;
b) Xây dựng đề án về lộ trình chuyển đổi Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản sang mô hình doanh nghiệp đối với tỉnh, thành phố có từ 02 doanh nghiệp bán đấu giá tài sản trở lên, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt; tổ chức thực hiện đề án sau khi được phê duyệt;
c) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về tổ chức, hoạt động bán đấu giá tài sản trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền;
d) Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản tại địa phương theo định kỳ hàng năm và trong các trường hợp đột xuất;
đ) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
1. Tổ chức bán đấu giá tài sản có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Đấu giá viên có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Người tham gia đấu giá tài sản có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử phạt vi phạm hành chính, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Hành vi vi phạm hành chính, hình thức, thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính về bán đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính khác có liên quan.
1. Các Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và doanh nghiệp bán đấu giá tài sản được thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục hoạt động theo quy định của Nghị định này.
Doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản muốn thực hiện bán đấu giá các loại tài sản được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 1 của Nghị định này thì phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị định này.
2. Tổ chức phát triển quỹ đất được thành lập theo quy định của pháp luật về đất đai khi tổ chức thực hiện việc bán đấu giá quyền sử dụng đất phải ký hợp đồng với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp quy định tại Điều 14 Nghị định này để thực hiện việc bán đấu giá quyền sử dụng đất.
3. Thẻ đấu giá viên đã được cấp theo quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP có giá trị pháp lý như Chứng chỉ hành nghề đấu giá.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 và thay thế Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.
2. Các quy định về trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản, hướng dẫn bán đấu giá tài sản tại các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành:
a) Điểm d, đ khoản 2 Điều 44 Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
b) Khoản 4 Điều 62 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
c) Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 và bỏ quy định về Hội đồng đấu giá tại khoản 1 Điều 12 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2005 về đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất.
3. Bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả “hủy kết quả bán đấu giá tài sản” đối với hành vi vi phạm hành chính “không thực hiện quy định về việc niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 Nghị định số 60/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
4. Các quy định khác có liên quan đến hoạt động bán đấu giá tài sản trái với quy định của Nghị định này đều bị bãi bỏ.
1. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 17/2010/ND-CP |
Hanoi, March 04, 2010 |
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Civil Code;
Pursuant to the November 26, 2003 Land Law;
Pursuant to the June 3, 2008 Law on Management and Use of State Property;
Pursuant to the November 14, 2008 Law on Enforcement of Civil Judgments;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations; and the April 2, 2008 Ordinance Amending and Supplementing the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Minister of Justice,
DECREES:
Article 1. Scope of regulation
1. This Decree provides for property auction principles, order and procedures, auctioneers, property auction organizations, and state management of property auction activities.
2. This Decree applies to the auction of the following kinds of property:
a/ Properly for judgment enforcement under the law on judgment enforcement:
b/ Property being material evidences or means used in administrative violations which arc confiscated into state funds under the law on handling of administrative violations;
c/ Security property subject to auction under the law on security transactions:
d/State property subject to auction under the law on management and use of state property, property being land use rights in case the State allocates land and collects land use levy or leases land through auction under decisions of competent state agencies;
e/ Other property subject to auction under law.
3. Individuals and organizations that select professional auction organizations defined in Article 14 of this Decree for selling their own property shall comply with property auction principles, order and procedures provided in this Decree.
4. The sale of state property overseas or of special property in people's armed forces units is not regulated by this Decree but must comply with relevant laws applicable to such property.
Article 2. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below arc construed as follows:
1. Property auction means a form of public sale of property in which increasing bids are offered by two or more bidders according to the principles, order and procedures provided in this Decree. Offer of increasing bids means the offer of bids from lower to higher levels until the highest bidder is identified.
2. Auctioneer means a person possessing an auction practice certificate under this Decree.
3. Successful buyer of property at auction means the person who offers the highest bid compared to the reserve price. If nobody offers a bid higher than the reserve price, property may be sold at the reserve price.
4. Property put up for auction may include movables, real estate, valuable papers and property rights permitted for trading under law.
5. Bid difference means the minimum amount by which a bid must exceed the preceding bid. The property auction organization shall specify a bid difference suitable to each auction.
6. Persons having property put up for auction include property owners, persons authorized by property owners to sell property, persons responsible for delivering property for auction or individuals or organizations having the right to sell others' property under law.
7. Bidders include individuals or representatives of organizations qualified to bid for property at auction under this Decree and other relevant laws.
Article 3. Property auction principles
1. Property auction must adhere to the principles of publicity, continuity, objectivity, honesty, equality, and protection of the lawful rights and interests of the involved parties.
2. All auctions must be conducted by auctioneers according to the property auction order and procedures provided in this Decree, except the case specified in Article 20 of this Decree and unless otherwise provided in laws and ordinances.
Article 4. Protection of lawful rights and interests of successful buyers of auctioned property
1. The lawful rights and interests of successful buyers of auctioned property shall be protected under law. Competent state agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, guarantee the lawful rights and interests of successful buyers of auctioned property.
2. In case a third party has a dispute over the ownership or use right of the auctioned property, such ownership or use right shall be determined under the civil law.
3. In case a competent state agency issues a decision partially amending or annulling all decisions concerning the to-be-auctioned property due to violations of law committed before the property is put up for auction while the auction of such property has been held strictly according to the order and procedures prescribed by law, such property will still come under the ownership or use right of its successful buyer.
Organizations or individuals that cause damage due to their fault shall pay compensation under law.
Article 5. Criteria for an auctioneer
A Vietnamese citizen permanently residing in Vietnam who satisfies all the following criteria may work as an auctioneer:
1. Having good moral qualities:
2. Being a university graduate in law or economics;
3. Having completed an auction profession training course.
Article 6. Auction profession training
1. Holders of university degree in law or economics may register to attend auction profession training courses with auction profession training establishments.
2. The duration of an auction profession training course is 3 months. Training contents include legal knowledge, professional ethics, auction practice skills, and probation at a professional auction organization. A person who completes the auction profession training program will be issued an auction profession training certificate by the auction profession training establishment.
3. The Ministry of Justice shall specify the framework program for auction profession training courses and auction profession training establishments.
Article 7. Persons who are not required to attend auction profession training or are entitled to a shortened auction profession training duration
1. The following persons are not required to attend auction profession training:
a/ Professors, associate professors and doctors of law; professors, associate professors and doctors of economics; lawyers and executors.
b/ Principal verifiers in the court system and principal examiners in the procuracy system; principal inspectors; principal verifiers in judgment enforcement; principal officials; principal researchers and principal lecturers in law or economics;
c/ Senior verifiers in the court system and senior examiners in the procuracy system; senior inspectors; senior verifiers in judgment enforcement; senior officials and senior researchers in law or economics:
d/ Judges, procurators, investigators, auctioneers, notaries public and civil judgment enforcers.
2. Holders of university diplomas in law are entitled to a shortened legal knowledge training duration.
The Ministry of Justice shall specify the shortened auction profession training duration.
Article 8. Issuance of auction practice certificates
1. A dossier of request for an auction practice certificate comprises:
a/ An application for the certificate;
b/ A curriculum vitae stuck with a photo and certified by a competent agency;
c/ A judicial record card;
d/ A copy of the university degree in law or economics;
e/ A copy of the auction profession training certificate, or evidencing paper for those not required to attend auction profession training specified in Article 7 of this Decree:
f/ Two 3 cm x 4 cm photos.
2. An applicant for an auction practice certificate shall send one dossier set to the Ministry of Justice and pay a fee under regulations. Within 15 working days after receiving a valid dossier, the Ministry of Justice shall issue an auction practice certificate to the applicant. In case of refusal, it shall notify in writing the reason to the applicant.
3. The auction practice certificate serves as a ground for practicing property auction.
Article 9. Persons ineligible for issuance of auction practice certificates
1. Cadres and civil servants; army officers and professional army men and defense workers in People's Army agencies and units: operational officers and non-commissioned officers and technical officers and non-commissioned officers in People's Public Security agencies and units, except cadres and civil servants who need auction practice certificates to work for property auction service centers.
2. Persons who have lost their civil act capacity or have it restricted.
3. Persons who are currently subject to penal liability examination or who have been convicted and are not entitled to criminal record remission.
4. Persons who are currently subject to other administrative handling measures or who have been subjected to other administrative handling measures but the duration after which they are regarded as not yet having subjected to such measures has not expired under the law on handling of administrative violations.
Article 10. Re-issuance of auction practice certificates
1. The holder of an auction practice certificate which is lost or unusably damaged may have it re-issued.
2. A dossier of request for re-issuance of a certificate comprises:
a/ An application for re-issuance of a certificate;
b/ The damaged certificate.
For a lost auction practice certificate, a competent agency's or organization's certification is required.
3. The procedures and time limit for re- issuance of an auction practice certificate are the same as those specified in Clause 2. Article 8 of this Decree.
Article 11. Revocation of auction practice certificates
1. The holder of an auction practice certificate
may have it revoked in the following cases:
a/ Any of the cases specified in Article 9 of this Decree;
b/ He/she fails to regularly work at a property auction organization or no longer operates in the field of property auction;
c/ He/she has not conducted any auction for one year, unless he/she can give a plausible reason;
d/ He/she has been deprived of the right to use the certificate indefinitely under the law on handling of administrative violations;
e/ He/she commits prohibited acts specified in Article 13 of this Decree.
2. The Minister of Justice may revoke auction practice certificates and shall specify procedures for such revocation.
Article 12. Rights and obligations of an auctioneer
1. To regularly work at a professional auction organization.
2. To personally conduct property auctions and take responsibility before law and the property auction organization for property auction.
3. To adhere to the property auction principles provided in Article 3 of this Decree.
4. To deprive of the bidding right of violators of property auction rules.
5. To be objective and impartial in conducting property auction.
6. To compensate under law for damage caused by his/her fault to the property auction organization.
7. To exercise other rights and perform other obligations provided for by law.
Article 13. Prohibited acts of an auctioneer
1. Leasing, lending or allowing other organizations or individuals to use his/her auction practice certificate for carrying out auction activities.
2. Receiving any sum of money or benefit from the person having property put up for auction other than the auction charge and expenses agreed in the contract, or abusing his/ her capacity as an auctioneer to gain other benefits from organizations or individuals.
3. Abusing his/her responsibilities and powers to collude with organizations or individuals for self-seeking purposes.
PROPERTY AUCTION ORGANIZATIONS
Article 14. Professional auction organizations
1. Property auction service centers.
2. Property auction enterprises and enterprises which have different business lines including the provision of property auction services (below collectively referred to as property auction enterprises).
Article 15. Property auction service centers
1. A property auction service center (below referred to as center) shall be set up under a decision of the chairperson of a provincial-level
People's Committee. Each province or centrally run city may set up only one center.
2. Such center is a revenue-generating non-business unit having a head office, the legal entity status, seal and bank account. The center's director must be an auctioneer.
Article 16. Property auction enterprises
1. Property auction enterprises shall be set up and operate under the enterprise law and this Decree.
2. In addition to the conditions on setting-up and operation of enterprise of each type under the enterprise law, to provide property auction services, an enterprise must satisfy all the following conditions:
a/ Its representative at law must be an auctioneer;
b/ Having a head office, physical foundations and other equipment necessary for property auction activities.
3. Within 7 working days after obtaining a business registration certificate, an enterprise shall notify in writing its business registration to the provincial-level Justice Department of the locality where it is headquartered.
Article 17. Rights of a professional auction organization
1. To request the person having property put up for auction to provide adequate and accurate information and papers related to such property.
2. To request the successful buyer of auctioned property to pay for such property and fulfill other obligations stated in the contract on purchase and sale of auctioned property.
3. To request the person having property put up for auction to pay property auction charges and expenses and fulfill other obligations stated in the property auction contract.
Article 18. Obligations of a professional auction organization
1. To auction property according to the principles, order and procedures specified in this Decree and take responsibility for property auction outcomes.
2. To issue property auction rules in accordance with this Decree and relevant legal documents.
3. To deliver property assigned to them for preservation or management to its successful buyer; to request the person having property put up for auction to deliver such property to its successful buyer in case the latter is personally managing such property.
4. To provide adequate papers related to property put up for auction to its successful buyer.
5. To comply with the labor, tax. finance and statistics laws.
6. To keep books for monitoring auctioned property and property auction registries.
7. To pay compensation for damage caused by its auctioneers and other employees due to their fault during auction.
8. To perform other obligations stated in the property auction contract or the contract on purchase and sale of auctioned property.
9. To issue auctioneer's cards to auctioneers for use in performing their duties, with the details the same as those stated in their auction practice certificates.
10. To register a list of auctioneers and the modification and supplementation of such list with the provincial-level Justice Department of the locality where it is headquartered.
11. To report on its organizational apparatus and operation to the provincial-level Justice Department on a biannual and annual basis or upon request.
Article 19. District-level property auction councils
1. District-level property auction councils shall be set up under decisions of chairpersons of People's Committees of urban districts, rural districts, towns or provincial cities (below collectively referred to as district-level People's Committees) for auctioning property that is confiscated material evidences and means used in administrative violations under the law on handling of administrative violations.
2. A district-level property auction council consists of representatives of the agency competent to decide on property confiscation, the district-level Finance Division and Justice Division and relevant agencies.
Article 20. Property auction councils in special cases
A property auction council in a special case shall be set up for auctioning state property, property being land use rights of great value or involving complicated circumstances or when no professional auction organization can be hired to conduct auction.
A property auction council in a special case consists of representatives of the agency competent to decide on the property auction, finance agency and justice agency of the same level, and relevant agencies and organizations.
Article 21. Rights and obligations of a property auction council
1. A property auction council defined in Article 19 or 20 of this Decree has the following rights and obligations:
a/ The rights specified in Article 17 and the obligations specified in Clauses 1. 2. 3, 4. 6 and 8. Article 18, of this Decree;
b/ To sign contracts with a professional auction organization for assigning its auctioneer to run the Council's auctions, except property auction councils in special cases defined in Article 20 of this Decree;
c/ To perform the financial and statistical obligations under law.
2. District-level People's Committees shall biannually and annually report to provincial-level Justice Departments on the organization and operation of property auction councils they have set up.
A property auction council in a special case shall report in writing on the outcomes of each auction to the agency which has issued the decision to set up the council up and the provincial-level Justice Department of the locality where the council is set up.
3. The agency which has issued the decision to set up a property auction council shall settle complaints arising after the council dissolves and compensate for damage caused due to the fault of the council's auctioneers or members during auction.
The property auction council's auctioneers and members shall pay compensation under law for damage caused due to their fault to the agency which has issued the decision to set up the council.
PROPERTY AUCTION ORDER AND PROCEDURES
Article 22. Selection of property auction organizations
Persons having property put up for auction may select a professional auction organization to auction their property in the forms provided in this Decree, unless otherwise provided for by law.
Article 23. Determination of the reserve price of property put up for auction
1. The reserve price of property put up for auction shall be determined before the signing of a property auction contract or before the delivery of the property for auction, unless otherwise provided for by law.
2. The reserve price of property put up for auction shall be determined as follows:
a/ For property put up for auction for judgment enforcement, their reserve price shall be determined under the law on enforcement of civil judgments;
b/ For property put up for auction that is material evidences or means used in administrative violations, their reserve price shall be determined under the law on handling of administrative violations: if the properly price cannot be determined under the law on handling of administrative violations, a council shall be set up for determining such price:
c/ For property that is material evidences to be auctioned under decisions of competent state agencies, their reserve price shall be determined under the penal, criminal procedure and other relevant laws;
d/ For state property put up for auction, their reserve price shall be determined under the law on management and use of state property;
e/ For property that is land use rights to be auctioned for allocation of land subject to land use levy or for land lease, their reserve price shall be determined under the land law;
f/ For property under the ownership of individuals or organizations that wish to have such property auctioned, these individuals or organizations shall determine its reserve price or authorize others to do so.
Article 24. Assessment of property put up for auction
1. Property put up for auction shall be assessed upon request or under law.
2. In case of assessment upon request, the assessment requester shall pay assessment expenses, unless otherwise agreed by the parties.
In case assessment is required by law, the person having property put up for auction shall pay assessment expenses, unless otherwise provided for by law.
Article 25. Property auction contracts
1. A property auction contract shall be signed between a property auction organization and a person having property put up for auction or his/ her representative.
For property that is material evidences or means used in administrative violations, the district-level property auction service center or property auction council shall, based on the property confiscation decision and property delivery record, conduct an auction without having to sign a property auction contract.
2. A property auction contract must be made in writing and contain the following principal details:
a/Full name and address of the person having property put up for auction; name and address of the property auction organization;
b/ List and description of the property;
c/ The reserve price of the property:
d/ Time and place of the auction;
e/Time limit, place and method of delivering the property for auction;
f/Time limit, place and method of paying for property in case of successful auction;
g/ Auction charges and expenses in case of successful auction, or auction expenses in case of unsuccessful auction;
h/ Rights and obligations of the parties;
i/ Liabilities for contract breaches;
j/ Other details as agreed by the parties.
Article 26. Signing of property auction contracts
1. For the following kinds of property put up for auction, the parties to a property auction contract shall be determined as follows:
a/ For property used for judgment enforcement, such contract shall be signed by the judgment enforcer competent to dispose of such property and a professional auction organization;
b/ For state property, such contract shall be signed by a state agency competent to decide on the sale of state property under law and a property auction organization;
c/ For property under common ownership by integration, such contract shall be signed by co-owners or their representatives and a professional auction organization, unless otherwise agreed by the parties;
d/ For property under common ownership by shares, such contract shall be signed by the owner of the pail of property put up for auction or his/ her representative and a professional auction organization;
e/ For property used for pledge, mortgage or guarantee, such contract shall be signed by the person with the right to dispose of such property as agreed in the pledge, mortgage or guarantee contract or provided for by law and a professional auction organization;
f/ For property that is material evidences in legal proceedings, such contract shall be signed between the head of the agency competent to dispose of and a professional auction organization;
g/ For property under ownership of individuals or organizations, such contract shall be signed between these individuals or organizations or their authorized persons and a professional auction organization.–
2. When signing a property auction contract, the person having property put up for auction shall provide the property auction organization with a lawful certificate or another proof of the property ownership or sale right under law and take responsibility before law for such proof.
3. The property auction organization shall verify the accuracy of information on the origin, ownership and use right of property, which is provided by the person having property put up for auction.
Article 27. Unilateral termination of property auction contracts
1. The person having property put up for auction or a professional auction organization may unilaterally terminate a property auction contract under the Civil Code before the organization posts up and publicly notifies property auction information, unless otherwise provided for by law.
2. The party unilaterally terminating a contract shall notify such in writing to the other party and pay all actually arising expenses (if any).
Article 28. Posting up and public notification of property auction information
1. A property auction organization shall post up information on the auction of property being movables at the place of auction, the place of property display and the place where it is headquartered at least 7 days before conducting the auction, unless otherwise provided for by law.
For real estate, the property auction organization shall post up property auction information at the place of auction, the place where exists the real estate to be auctioned and the commune-level People's Committee of the locality where exists such real estate at least 30 days before opening the auction, unless otherwise provided for by law.
For property under ownership of individuals or organizations, the time limit for posting up property auction information may be shortened as agreed by the parties.
2. For to-be-auctioned property that is movables with their reserve price of 30 million dong or more or real estate, the property auction organization shall, simultaneously with posting up auction information, publicly notify such information at least twice at 3-day intervals in a central mass medium or a mass medium of the locality where exists properly put up for auction. The deadline for public notification is specified in Clause 1 of this Article.
The public notification of information in the mass media also applies to to-be-auctioned property that is real estate with the reserve price of under 30 million dong if so requested by the person having such property.
3. Property auction information to be posted up and publicly notified includes:
a/ Name and address of the property auction organization:
b/Time and place of auction; c/ List, quantity and quality of property put up for auction;
d/ Reserve price of the property;
e/ Place and duration of property display;
f/ Place and time limit for reading the dossiers of the property;
g/ Place and time limit for registering the purchase of the property;
h/ Other necessary information relating to the property, including information to be publicly notified at the request of the person having the property.
Article 29. Registration of participation in property auction
1. A bidder shall pay an auction participation charge and a deposit. The auction participation charge complies with the law on charges and fees.
The deposit shall be agreed by the property auction organization and the person having property put up for auction, which must be between 1% and 15% of the reserve price of the property put up for auction. Such deposit shall be paid to the property auction organization.
2. A bidder may authorize in writing another to participate in the auction on his/her behalf.
3. In case a bidder who has paid a deposit succeeds in buying the auctioned property, such deposit will be subtracted from the purchase price. If he/she fails to buy the property, such deposit shall be returned to him/her after the auction finishes, unless otherwise provided for by law.
4. In case a registered bidder has paid a deposit but does not participate in the auction and this is not a force majeure case, such deposit will belong to the property auction organization, unless otherwise agreed by the parties.
Article 30. Persons disallowed to participate in property auction
1. Persons having no civil act capacity, persons having lost their civil act capacity or having it restricted or persons unable to perceive or control their acts at the time of auction.
2. Persons working in property auction organizations or places of auction and their parents, spouses, children and siblings; persons directly assessing or valuing property and their parents, spouses, children and siblings.
3. Persons authorized by property owners to sell such property; persons issuing decisions to confiscate property being material evidences or means used in administrative violations; persons competent to decide on the sale of state property; persons signing contracts to hire property auction organizations for auctioning stale property; and individuals and organizations having the right to sell others" property under law.
4. Persons not entitled to buy auctioned property under law, including:
a/ Persons disallowed to buy property put up for auction for judgment enforcement under the law on enforcement of civil judgments;
b/ Persons ineligible to buy property, for some kinds of property specified by law.
5. Persons disallowed to be transferred land use rights: persons ineligible for allocation of land subject to land use levy or for land lease by the .State under the land law.
Article 31. Display and examination of property put up for auction
1. For to-be-auctioned property being real estate, bidders may personally examine the property from the time information on such property is posted up and publicly notified till 2 days before the opening date of the auction.
2. For to-be-auctioned property being movables, at least 2 days before the opening date of the auction, the auctioneer shall create conditions for the bidders to examine such property. On property or property samples, the name of the person having the property and information on such property must be shown.
A property auction may be held at the head office of the property auction organization, the place where exists the property or another place as agreed by the property auction organization and the person having the property put up for auction.
The property auction organization may select any of the following forms of auction for conducting an auction:
1. Call auction;
2. Auction through casting bids;
3. Other forms agreed by the person having property put up for auction and the property auction organization.
Article 34. Order of conducting a property auction
1. A property auction must be conducted continuously in the following order:
a/ In opening an auction, the auctioneer shall introduce him/herself and his/her assistant: announce the rules of the auction and the list of persons registering to buy property put up for auction and call the roll for identifying the bidders; introduce each property put up for auction; recall the reserve price; notify the bid difference and the maximum interval between bids (if any): and answer questions raised by the bidders;
b/ The auctioneer shall ask the bidders to offer bids. After a bid is offered, the auctioneer shall publicly announce it to the bidders:
c/ After the auctioneer has repeated thrice the highest bid. if nobody offers a higher bid. he/she shall announce the successful buyer of the auctioned property. After such announcement, this buyer will be regarded as having accepted to sign a contract on purchase and sale of the property.
In case the announced highest bid is lower than the reserve price, the auction will be regarded unsuccessful.
In case of auction through casting bids, if two or more persons offer the same highest bid. the auctioneer shall conduct another auction between these persons to select a successful buyer. If no one has offered a higher bid. the auctioneer shall organize a draw to for select a successful buyer.
2. The proceedings of an auction must be recorded in a minutes, which must bear the signatures of the auctioneer conducting the auction, the minutes maker, a bidder and a person attending the auction (if any).
3. The outcomes of a property auction shall be recorded in the property auction register. In case of successful auction, the auctioneer conducting the auction shall make a contract on purchase and sale of the property put up for auction.
4. The property auction organization shall, on a case-by-case basis or at the request of the person having property put up for auction, invite concerned organizations and individuals to attend the auction.
Article 35. Contracts on purchase and sale of property put up for auction
1. A contract on purchase and sale of property put up for auction is valid for certifying the purchase and sale of property put up for auction and serves as a legal ground for the transfer the ownership or use right of such property.
2. A contract on purchase and sale of property put up for auction contains the following principal details:
a/ Name and address of the property auction organization:
b/ Full name of the auctioneer conducting the auction;
c/ Full name and address of the person having properly put up for auction;
d/ Full name, address and number of the identity card of the successful buyer of the property;
e/ Time and place of auction:
f/ Property put up for auction;
g/ Reserve price of the property;
h/ Selling price of the property;
i/ Time limit, method and place of payment for the auctioned property;
j/ Time limit and place of handover of the auctioned property to its successful buyer in accordance with the property auction contract, unless otherwise agreed by the involved parties;
k/ The parties' liabilities for breaching their obligations.
3.3. A contract on purchase and sale of auctioned property shall be signed by the property auction organization and the successful buyer of the property. For property whose purchase and sale contracts are subject to notarization or registration under regulations, these contracts must comply with such regulations.
4. A contract on purchase and sale of property put up for auction shall be made in at least 4 copies, each of them shall be kept by the property auction organization and sent to the successful buyer of the property, the person having the property put up for auction and the state agency competent to register the ownership and use right of property. In case the property put up for auction is real estate, a copy of such contract shall be sent to the tax agency.
Article 36. Rights and obligations of successful buyers of auctioned property
1. The rights and obligations of a successful buyer of auctioned property shall be determined from the time the auctioneer announces such buyer.
2. A successful buyer of property put up for auction has the following rights and obligations:
a/ To fully pay for the property to the property auction organization;
b/To receive the bought property and exercise all rights and perform all obligations indicated in the contract on purchase and sale of the property;
c/ To be issued by a competent agency a certificate of ownership or use right of the property;
d/ Other rights and obligations provided for by law.
Article 37. Auction of property with a sole bidder
1. The auction of property with a sole bidder does not apply to property specified at Point d, Clause 2, Article 1 of this Decree.
2. Upon the expiration of the time limit for registration of participation in an auction, if only one person registers to buy the auctioned property or more than one person register to participate in the auction but only one of them actually participates in the auction and offers a bid at least equal to the reserve price, the property put up for auction shall be sold to such person if so agreed by the person having such property. In this case, the sale of property shall be effected only after information on such property has been posted up and publicly notified and such property has been displayed and no complaint is lodged about the auction order and procedures until the property sale decision is made.
3. When selling property under Clause 2 of this Article, the auctioneer responsible for property auction shall make a minutes on the sale of property, write the outcomes in the property auction register and make a contract on purchase and sale of the property.
A minutes on the sale of property must describe the process of auction with a sole bidder and the agreement of the property owner, and bear the signatures of the auctioneer, the minutes maker, the property owner and the successful buyer of the property.
Article 38. Withdrawal of offered bids
1. At an auction, if the person having offered the highest bid withdraws the bid before the auctioneer conducting the auction announces the successful buyer, such auction will still continue, starling from the immediate lower bid already offered. If nobody further bids, the auction will be regarded unsuccessful.
2. The bid-withdrawing person shall be deprived of his/her right to further offer bids and not be refunded the paid deposit, which will belong to the property auction organization.
Article 39. Refusal to buy auctioned property
1. At an auction, when the auctioneer conducting the auction has announced the successful buyer of property but this buyer refuses to buy it, such property shall be sold to the person offering the immediate lower bid if such bid plus the deposit at least equals the bid offered by the refusing person.
For an auction conducted in the form of casting bids, in the above case, if 2 or more persons offer the same immediate lower bid, and such bid plus the deposit at least equals the bid offered by the person refusing to buy property, such property shall be sold to any of these persons after the auctioneer organizes a draw to select the successful buyer.
In case the immediate lower bid plus the deposit is smaller than the bid offered by the person refusing to buy property, the auction will be regarded unsuccessful.
2. In case the person offering the immediate lower bid refuses to buy property, the auction will be regarded unsuccessful.
3. The deposit made by the person refusing to buy property specified in Clause 1 of this Article will belong to the person having property put up for auction.
Article 40. Return of property put up for auction in case of unsuccessful auction
In case of unsuccessful auction, the property auction organization shall return the property to its owner within 3 working days from the date of unsuccessful auction, unless otherwise agreed by the parties or provided for by law.
Article 41. Time limit, method and place of payment for. and handover of. auctioned property
1. The time limit, method and place of payment for auctioned property shall be agreed by the property auction organization and the successful buyer of the property in the contract on purchase and sale of the property, unless otherwise provided for by law.
2. The lime limit and place of handover of auctioned property shall be agreed by the property auction organization and the successful buyer of the property in the contract on purchase and sale of the property, unless otherwise provided for by law.
Article 42. Redemption of auctioned property
1. A person having property put up for auction may only redeem the auctioned property if so agreed by its successful buyer.
2. The redemption of auctioned property complies with the Civil Code's provisions on property purchase and sale contracts.
Article 43. Property auction charge and expenses
1. In case of successful auction, unless otherwise provided for by law, the person having property put up for auction shall pay to the property auction organization the following charge and expenses:
a/ Auction charge under the law on charges and fees;
b/ Actual and reasonable expenses for property auction as agreed by person having property put up for auction and the property auction organization.
2. In case of unsuccessful auction, the person having property put up for auction shall pay to the property auction organization actual and reasonable expenses specified at Point b. Clause 1 of this Article, unless otherwise agreed by the parties or provided for by law.
3. For property auctioned for judgment enforcement, in case of unsuccessful auction, the judgment enforcement agency shall pay property auction expenses to the property auction organization.
4. For property being material evidences and means used in administrative violations, in case of unsuccessful auction, the finance agency shall pay auction expenses to the district-level properly auction service center and property auction council in accordance with law.
Article 44. Charges for the service of completing procedures for ownership or use right transfer and other services related to property put up for auction (below collectively referred to as service charges)
1. Organizations and individuals that wish and have the service of completing procedures for ownership or use right transfer and other services related to property put up for auction provided by property auction organizations shall pay service charges to such organizations.
2. Service charge rates shall be agreed by the parties on the basis of necessary and reasonable expenses and market prices.
Article 45. Management and use of property auction charge and expenses, service charges and other revenues
1. Property auction charge and expenses, service charges and other revenues of property auction service centers shall be managed and used under the law on charges and fees and financial regulations applicable to non-business units with revenues.
2. Property auction charge and expenses, service charges and other revenues of property auction enterprises shall be managed and used under the law on charges and fees and financial regulations applicable to enterprises.
3. Properly auction expenses of properly auction councils specified in this Decree shall be managed and used under the Finance Ministry's guidance.
Article 46. Issuance of certificates of ownership or use right of auctioned property
1. Competent slate agencies shall issue property ownership or use right certificates to successful buyers of property put up for auction.
2. The time limit for issuing a certificate of ownership or use right of auctioned properh complies with regulations applicable to such kind of property.
3. Based on written certifications of auction outcomes, competent agencies shall issue land use right certificates and house and land-attached asset ownership certificates to successful buyers of property put up for auction in accordance with the land law.
Article 47. Liability for the value and quality of auctioned property
Property auction organizations are not liable for the value and quality of auctioned property, unless they fail to fully and accurately notify bidders of necessary information relating to the value and quality of auctioned property under property auction contracts.
Article 48. Cancellation of property auction outcomes
1. Property auction outcomes shall be cancelled in the following cases:
a/ When it is so agreed by the person having property put up for auction, the successful buyer of property and the property auction organization, unless otherwise provided for by law. For property auctioned for judgment enforcement, the judgment debtor's agreement is also required.
b/ When the property auction contract or contract on purchase and sale of property put up for auction is declared to be null and void by the court or cancelled under the civil law:
c/ When they are cancelled under decisions of persons with sanctioning competence under the law on handling of administrative violations and Clause 3, Article 56 of this Decree.
2. When the property auction outcomes are cancelled under this Article, the parties shall restore the original state of the received property and return it to one another; property which cannot be returned in kind must be returned in cash. The damage-causing party shall pay compensations under law.
Article 49. Re-conducting of auctions
1. In case of unsuccessful auction, property put up for auction shall be handled under law or the agreement between the person having such property and the property auction organization.
For property being material evidences or means used in administrative violations, after two price reductions, if the auction still fails, the property auction organization shall return the property to the agency competent to issue confiscation decisions for liquidating the property under the law on handling of administrative violations. Each price reduction must not exceed 10% of the reserve price of property put up for auction.
2. The order and procedures for re-conducting an auction are the same as those for the first-time auction.
STATE MANAGEMENT OF PROPERTY AUCTION
Article 50. Responsibilities of the Ministry of Justice
The Ministry of Justice is an agency assisting the Government in performing the unified state management of property auction organization and operations nationwide and has the following tasks and powers:
1. To elaborate and submit to competent state agencies for promulgation or promulgate according to its competence legal documents on property auction organization and operations, and guide their implementation.
2. To promulgate, manage, and guide according to its competence the use of, forms of documents and papers in property auction, books for monitoring auctioned property and property auction registers; to promulgate the form of auctioneer's card.
3. To stipulate the framework programs for auction profession training courses and auction profession training establishments.
4. To issue, revoke and re-issue auction practice certificates.
5. To examine and inspect property auction organization and operations according to its competence.
6. To summarize and annually report to the Prime Minister on property auction organization and operations.
7. To implement international cooperation in property auction.
8. To perform other tasks and exercise other powers assigned by the Government.
9. To perform other tasks and exercise other powers provided for by law.
Article 51. Responsibilities of the Ministry of Finance
1. To guide financial regulations applicable to property auction operations.
2. To guide the determination of the reserve price of to-be-auctioned property being state property or material evidences or means used in administrative violations.
3. To provide general guidance on rates and the management and use of the fee for issuance of auction practice certificates and the auction charge which are state budget revenues under the law on charges and fees.
4. To perform other tasks and exercise other powers provided for by law.
Article 52. Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies
Within the ambit of their tasks and powers, ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall coordinate with the Ministry of Justice in the state management of the auction of property under their management.
Article 53. Responsibilities of provincial-level People's Committees
1. Provincial-level People's Committees shall perform the state management of properly auction operations in their localities and have the following tasks and powers:
a/ To decide on the appointment and relief from duty of directors of property auction service centers;
b/ To assure payrolls, physical foundations and working conditions for such centers under regulations applicable to revenue-generating non-business units;
c/ To set specific rates of the auction charge for application in their localities, pursuant to resolutions of provincial-level People's Councils and the law on charges and fees;
d/To examine, inspect, and handle violations related to property auction organization and operations in localities according to their competence;
e/To annually report to the Ministry of Justice on property auction organization and operations in localities for summarization and reporting to the Prime Minister;
f/ To perform other tasks and exercise other powers provided for by law.
2. Provincial-level Justice Departments shall assist provincial-level People's Committees in performing the state management of property auction in localities, and have the following tasks and powers:
a/ To guide local property auction organizations in property auction operations;
b/ To formulate a scheme on the roadmap for converting property auction service centers to operate as enterprises, for provinces and centrally run cities with two or more property auction enterprises, submit it to provincial-level People's Committees for approval and organize the implementation of the scheme after it is approved;
c/To examine, inspect, and handle violations related to property auction organization and operations in localities according to their competence;
d/ To annually or extraordinarily report on property auction organization and operations in localities to provincial-level People's Committees and the Ministry of Justice;
d/ To perform other tasks and exercise other powers under decisions of chairpersons of provincial-level People's Committees or authorization of the Minister of Justice.
Article 54. Handling of violations of property auction organizations, auctioneers and bidders
1. Property auction organizations which violate this Decree shall be administratively sanctioned; if causing damage, they shall pay compensation under law.
2. Auctioneers who violate this Decree shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability.
3. Bidders that violate this Decree shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they shall pay compensation under law.
4. Acts of administrative violation and the forms, competence and procedures for handling administrative violations in property auction comply with the law on handling of administrative violations in judicial and other relevant domains.
Article 55. Transitional provisions
1. Property auction service centers and property auction enterprises set up before the effective date of this Decree may continue their operation under this Decree.
Enterprises having registered to provide property auction services and wishing to auction property of the kinds specified in Clauses 2 and 3. Article 1 of this Decree must satisfy all the conditions specified in Article 16 of this Decree.
2. To auction land use rights, land fund development organizations set up under the land law shall sign contracts with professional auction organizations defined in Article 14 of this Decree.
3. Auctioneer's cards issued under Decree No. 05/2005/ND-CP have the same legal validity as auction practice certificates.
1. This Decree takes effect on July 1. 2010. and replaces the Government's Decree No. 05/ 2005/ND-CP of January 18. 2005. on property auction.
2. The provisions on the property auction order, procedures and guidance in the following documents cease to be effective:
a/ Point d and e. Clause 2, Article 44 of the Government's Decree No. 159/2007/ND-CP of October 30, 2007, on the sanctioning of administrative violations in forest management and protection and forest product management;
b/ Clause 4. Article 62 of the Government's Decree No. 181/2004/ND-CP of October 29, 2004, on the implementation of the Land Law;
c/ Articles 7 thru 11. and the provisions on auction councils under Clause 1, Article 12 of the Prime Minister's Decision No. 216/2005/QD-TTg of August 31, 2005. on the auction of land use rights for allocation of land subject to with land use levy or for land lease.
3. To add the remedy "cancellation of property auction outcomes" for administrative violations "failure to comply with regulations on posting up and public notification of property auction information" under Point a. Clause 1. Article 29 of Decree No. 60/2009/ND-CP. on the sanctioning of administrative violations in the judicial domain.
4. Other property auction-related provisions which are contrary to this Decree are all annulled.
Article 57. Implementation responsibility
1. The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, guiding the implementation of this Decree.
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decree-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực