Pháp lệnh Giám định tư pháp
Số hiệu: | 24/2004/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/09/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2005 |
Ngày công báo: | 14/10/2004 | Số công báo: | Số 11 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Giám định tư pháp là việc sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ án) do người giám định tư pháp thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm phục vụ cho việc giải quyết các vụ án.
1. Pháp lệnh này quy định về tiêu chuẩn, quyền, nghĩa vụ của người giám định tư pháp; tổ chức giám định tư pháp; trình tự, thủ tục trưng cầu giám định, thực hiện giám định; phí giám định tư pháp và quản lý nhà nước về giám định tư pháp.
2. Giám định không do cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu và không nhằm phục vụ cho việc giải quyết các vụ án thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh này.
1. Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn.
2. Trung thực, chính xác, khách quan.
3. Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề liên quan đến vụ án trong phạm vi được yêu cầu.
4. Chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về kết luận giám định.
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định theo quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, cản trở trái pháp luật việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp.
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giám định tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và có chính sách đãi ngộ đối với người thực hiện giám định tư pháp; bảo đảm về cơ sở vật chất, kỹ thuật cho tổ chức giám định tư pháp.
1. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Trong trường hợp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong hoạt động giám định tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại, nhưng không trái pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.
Người giám định tư pháp bao gồm:
1. Giám định viên tư pháp;
2. Người giám định tư pháp theo vụ việc.
1. Giám định viên tư pháp là người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp theo quy định của Pháp lệnh này.
2. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn theo ngành đã học từ năm năm trở lên;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt;
c) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Những người sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích;
b) Đang bị quản chế hành chính;
c) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
4. Giám định viên tư pháp có thể làm việc trong tổ chức giám định tư pháp, tổ chức chuyên môn.
1. Việc bổ nhiệm giám định viên tư pháp được thực hiện trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự, tài chính - kế toán, xây dựng, văn hoá, môi trường và các lĩnh vực cần thiết khác.
2. Giám định viên tư pháp bị miễn nhiệm trong trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 8 của Pháp lệnh này;
b) Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do cố ý vi phạm trong hoạt động chuyên môn hoặc vi phạm đạo đức nghề nghiệp;
c) Bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về giám định tư pháp;
d) Vi phạm quy định tại Điều 14 của Pháp lệnh này.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp ở trung ương trong lĩnh vực thuộc bộ, ngành mình quản lý.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp, sau khi thống nhất ý kiến với Giám đốc Sở chuyên môn.
1. Người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp thì được Bộ Tư pháp cấp thẻ giám định viên tư pháp theo đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh).
2. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thẻ giám định viên tư pháp của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm cấp thẻ giám định viên tư pháp cho người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
3. Bộ Tư pháp lập và công bố danh sách giám định viên tư pháp.
4. Bộ Tư pháp thu hồi thẻ giám định viên tư pháp của giám định viên tư pháp bị miễn nhiệm trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Người không phải là giám định viên tư pháp nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 8 và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 8 của Pháp lệnh này có thể được trưng cầu thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc.
2. Trong trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực cần giám định và có uy tín trong lĩnh vực đó thì có thể được trưng cầu thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc.
3. Bộ Tư pháp lập và công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định (sau đây gọi chung là người trưng cầu giám định) cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến đối tượng giám định.
2. Lựa chọn phương pháp cần thiết và phù hợp để tiến hành giám định theo nội dung yêu cầu giám định.
3. Sử dụng kết quả xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do tổ chức, cá nhân khác thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định.
4. Độc lập đưa ra kết luận giám định.
5. Từ chối giám định trong trường hợp đối tượng giám định, các tài liệu liên quan được cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định; thời gian không đủ để thực hiện giám định hoặc có lý do chính đáng khác.
6. Được bảo đảm an toàn khi thực hiện giám định hoặc khi tham gia tố tụng với tư cách là người giám định tư pháp.
7. Người giám định tư pháp là người hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì được hưởng phụ cấp và các khoản bồi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
Người giám định tư pháp là người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì được hưởng thù lao giám định tư pháp.
Chính phủ quy định cụ thể chế độ phụ cấp, bồi dưỡng và thù lao đối với người giám định tư pháp.
8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật tố tụng.
1. Tuân thủ các nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp.
2. Thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định.
3. Thực hiện giám định theo đúng thời hạn yêu cầu; trong trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để thực hiện giám định thì phải thông báo kịp thời cho cơ quan trưng cầu giám định, người trưng cầu giám định biết.
4. Lập hồ sơ giám định.
5. Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng và giải thích kết luận giám định khi có yêu cầu.
6. Bảo quản các mẫu vật giám định, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định.
7. Giữ bí mật về kết quả giám định, thông tin và tài liệu giám định.
8. Từ chối giám định trong những trường hợp quy định tại Điều 37 của Pháp lệnh này.
9. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức có liên quan.
10. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật tố tụng.
1. Từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng.
2. Cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật.
3. Lợi dụng việc thực hiện giám định để trục lợi.
4. Tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người giám định tư pháp; tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định đối với các vụ án khác.
Tổ chức giám định tư pháp được thành lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự.
1. Viện Pháp y quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Y tế và trực thuộc Bộ Y tế.
2. Viện Pháp y quốc gia là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
1. Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Trung tâm Pháp y tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Trung tâm Pháp y) theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp, sau khi thống nhất ý kiến với Giám đốc Sở Y tế và trực thuộc Sở Y tế.
ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa thành lập Trung tâm Pháp y thì có bộ phận giám định pháp y thuộc Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh.
2. Trung tâm Pháp y là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và đặt tại Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh.
1. Bộ Quốc phòng có Viện Pháp y quân đội.
Bệnh viện cấp quân khu có giám định viên pháp y.
2. Bộ Công an có Trung tâm Pháp y thuộc Viện khoa học hình sự.
Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có giám định viên pháp y.
1. Viện Giám định pháp y tâm thần trung ương được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế, sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp và trực thuộc Bộ Y tế.
Viện Giám định pháp y tâm thần trung ương là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng.
2. Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Bệnh viện tâm thần cấp tỉnh thì thành lập Trung tâm Giám định pháp y tâm thần trực thuộc Bệnh viện đó để thực hiện giám định pháp y tâm thần.
Trung tâm Giám định pháp y tâm thần do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp, sau khi thống nhất ý kiến với Giám đốc Sở Y tế và trực thuộc Sở Y tế.
Trung tâm Giám định pháp y tâm thần là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng.
Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không có Bệnh viện tâm thần cấp tỉnh thì Trung tâm Phòng chống các bệnh xã hội hoặc khoa tâm thần thuộc Bệnh viện đa khoa cấp tỉnh thực hiện giám định pháp y tâm thần khi được trưng cầu.
3. Bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng và Bệnh viện cấp quân khu có giám định viên pháp y tâm thần.
1. Kinh phí, trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện vật chất cần thiết khác cho hoạt động của tổ chức giám định tư pháp do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức chuyên môn có trách nhiệm tạo điều kiện cho người giám định tư pháp sử dụng trang thiết bị, phương tiện của tổ chức mình để phục vụ việc thực hiện giám định.
1. Người trưng cầu giám định có thể trưng cầu cá nhân, tổ chức sau đây:
a) Người giám định tư pháp quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh này;
b) Tổ chức giám định tư pháp quy định tại Chương III của Pháp lệnh này;
c) Tổ chức chuyên môn có đủ điều kiện về chuyên môn, cơ sở vật chất bảo đảm cho việc thực hiện giám định.
2. Trong trường hợp khả năng chuyên môn, điều kiện về trang thiết bị, phương tiện giám định của tổ chức giám định tư pháp, tổ chức chuyên môn, người giám định tư pháp trong nước không đáp ứng được yêu cầu giám định thì cơ quan tiến hành tố tụng cấp dưới đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng cấp trung ương của mình quyết định việc trưng cầu cá nhân, tổ chức giám định nước ngoài. Việc trưng cầu cá nhân, tổ chức giám định nước ngoài được thực hiện thông qua Bộ Tư pháp.
1. Trưng cầu tổ chức hoặc cá nhân thực hiện giám định.
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân nhận trưng cầu giám định trả kết luận giám định đúng nội dung yêu cầu và thời hạn.
3. Yêu cầu người giám định tư pháp giải thích kết luận giám định.
4. Các quyền khác theo quy định của pháp luật tố tụng.
1. Trưng cầu giám định bằng văn bản.
2. Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp.
3. Tạm ứng chi phí giám định khi cá nhân, tổ chức nhận trưng cầu giám định tư pháp có yêu cầu.
4. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật tố tụng.
1. Văn bản trưng cầu giám định có nội dung chính sau đây:
a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ, tên người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định;
b) Tên tổ chức; họ, tên người được trưng cầu giám định;
c) Tóm tắt sự việc có liên quan đến đối tượng cần giám định;
d) Nguồn gốc và đặc điểm của đối tượng giám định;
đ) Tên các tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo;
e) Nội dung yêu cầu giám định;
g) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.
2. Trong trường hợp trưng cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại thì văn bản trưng cầu giám định phải ghi rõ là trưng cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại.
1. Tổ chức giám định tư pháp, tổ chức chuyên môn, người giám định tư pháp thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện việc giám định do cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng ở cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương trưng cầu.
2. Tổ chức giám định tư pháp, tổ chức chuyên môn, người giám định tư pháp thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện việc giám định do cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng ở cấp trung ương trưng cầu và các việc giám định phức tạp do cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng ở cấp huyện, cấp tỉnh trưng cầu.
3. Tổ chức giám định tư pháp, tổ chức chuyên môn, người giám định tư pháp phải từ chối nhận trưng cầu giám định nếu không có đủ trang thiết bị, phương tiện để thực hiện giám định, nội dung yêu cầu giám định không thuộc chuyên môn hoặc vượt quá khả năng chuyên môn của mình.
4. Căn cứ vào quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc tiếp nhận trưng cầu giám định của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quân đội.
1. Trong trường hợp việc trưng cầu giám định có kèm theo đối tượng giám định thì việc giao, nhận đối tượng giám định phải được lập thành biên bản. Biên bản giao, nhận đối tượng giám định có nội dung chính sau đây:
a) Thời gian, địa điểm giao, nhận đối tượng giám định;
b) Họ, tên người đại diện của bên giao và bên nhận đối tượng giám định;
c) Tên đối tượng giám định;
d) Cách thức bảo quản đối tượng giám định khi giao, nhận;
đ) Tình trạng đối tượng giám định khi giao, nhận;
e) Tài liệu hoặc đồ vật liên quan;
g) Chữ ký của bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
2. Việc giao, nhận lại đối tượng giám định sau khi việc giám định đã hoàn thành được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Trong trường hợp tổ chức giám định tư pháp hoặc tổ chức chuyên môn được trưng cầu giám định thì người đứng đầu tổ chức đó cử người thực hiện giám định và chịu trách nhiệm về việc cử người đó. Người thực hiện giám định chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về kết luận giám định.
2. Trong trường hợp cá nhân được trưng cầu giám định thì người đó tiếp nhận và thực hiện việc giám định. Người đứng đầu tổ chức chủ quản có trách nhiệm tạo điều kiện cho người giám định tư pháp thực hiện giám định.
1. Giám định cá nhân là việc giám định do một người thực hiện. Giám định tập thể là việc giám định do hai người trở lên thực hiện.
2. Trong trường hợp giám định cá nhân thì người giám định thực hiện toàn bộ việc giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình.
3. Trong trường hợp giám định tập thể về một lĩnh vực chuyên môn thì những người giám định cùng thực hiện việc giám định, ký vào bản kết luận giám định chung và cùng chịu trách nhiệm về kết luận giám định đó; nếu có ý kiến khác nhau thì mỗi người giám định ghi riêng ý kiến kết luận của mình vào bản kết luận giám định chung và chịu trách nhiệm về ý kiến đó.
Trong trường hợp giám định tập thể thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau thì mỗi người giám định thực hiện phần việc giám định thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình.
1. Việc giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ án đã được kết luận giám định trước đó.
2. Việc giám định bổ sung có thể do người giám định tư pháp trước đó hoặc người giám định tư pháp khác thực hiện.
1. Việc giám định lại được thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong trường hợp có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn giữa các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định. Việc giám định lại có thể do người đã giám định trước đó hoặc do người giám định khác thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng.
2. Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một vấn đề cần giám định thì việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện. Hội đồng giám định do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quản lý về lĩnh vực cần giám định quyết định thành lập. Hội đồng giám định gồm có ít nhất ba thành viên là những người có trình độ chuyên môn cao và có uy tín trong lĩnh vực cần giám định.
3. Trong trường hợp Hội đồng giám định quy định tại khoản 2 Điều này đã thực hiện giám định lại lần thứ hai thì không thực hiện giám định lại nữa, trừ trường hợp đặc biệt do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
1. Người thực hiện giám định phải ghi nhận kịp thời, đầy đủ và trung thực toàn bộ quá trình thực hiện giám định bằng văn bản.
2. Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định phải được lưu trong hồ sơ giám định.
1. Kết luận giám định phải được lập thành văn bản và có nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên người thực hiện giám định;
b) Tên cơ quan tiến hành tố tụng hoặc họ, tên người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định; số văn bản trưng cầu giám định;
c) Thời gian nhận văn bản trưng cầu giám định;
d) Nội dung yêu cầu giám định;
đ) Phương pháp thực hiện giám định;
e) Kết luận về đối tượng giám định;
g) Thời gian, địa điểm hoàn thành việc giám định.
2. Bản kết luận giám định phải có chữ ký của người giám định tư pháp; trong trường hợp tổ chức được trưng cầu giám định thì bản kết luận giám định còn phải được người đứng đầu tổ chức đó ký tên, đóng dấu.
3. Trong trường hợp việc giám định được thực hiện trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng và Pháp lệnh này quy định thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể không trưng cầu giám định nữa mà sử dụng kết luận giám định đó như kết luận giám định tư pháp.
1. Hồ sơ giám định do người giám định tư pháp lập và gồm có các tài liệu sau đây:
a) Quyết định trưng cầu giám định;
b) Biên bản giao, nhận đối tượng giám định;
c) Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
d) Bản ảnh giám định;
đ) Kết luận giám định trước đó hoặc kết quả xét nghiệm, thực nghiệm giám định do người khác thực hiện;
e) Các tài liệu khác có liên quan đến việc giám định;
g) Kết luận giám định.
2. Hồ sơ giám định được lưu giữ ít nhất ba mươi năm, kể từ ngày kết thúc việc giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tổ chức giám định tư pháp, tổ chức chuyên môn chịu trách nhiệm bảo quản, lưu giữ hồ sơ giám định do người giám định tư pháp thuộc tổ chức mình thực hiện.
3. Hồ sơ giám định phải được xuất trình theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đang giải quyết vụ án.
Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:
1. Đã tiến hành tố tụng với tư cách là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án hoặc đã tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong vụ án đó;
2. Đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc của bị can, bị cáo;
3. Được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong một vụ án mà mình đã thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
4. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng người đó có thể không vô tư trong khi thực hiện giám định.
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện giám định tư pháp được thu phí giám định tư pháp.
2. Phí giám định tư pháp là khoản tiền chi trả cho thù lao giám định tư pháp và các chi phí cần thiết khác cho việc thực hiện giám định theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Đối với các vụ án hình sự, phí giám định tư pháp do cơ quan tiến hành tố tụng trả và được cấp từ ngân sách nhà nước theo dự toán hàng năm của cơ quan đó.
2. Đối với các vụ việc dân sự, vụ án hành chính thì phí giám định tư pháp do đương sự chịu theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật tố tụng hành chính.
Trong trường hợp đương sự phải chịu phí giám định tư pháp thuộc diện nghèo, đối tượng chính sách thì có thể được miễn hoặc giảm phí giám định tư pháp theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ vào pháp luật về phí và lệ phí, Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý và sử dụng phí giám định tư pháp của tổ chức, cá nhân thực hiện giám định tư pháp.
1. Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về giám định tư pháp.
2. Thành lập tổ chức giám định tư pháp.
3. Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp; cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp; lập và công bố danh sách giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc.
4. Xây dựng các quy chuẩn chuyên môn giám định tư pháp.
5. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cần thiết cho giám định viên tư pháp.
6. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về giám định tư pháp.
7. Bảo đảm kinh phí, phương tiện hoạt động và điều kiện vật chất cho hoạt động giám định tư pháp.
8. Hợp tác quốc tế về giám định tư pháp.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giám định tư pháp.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện quản lý nhà nước về giám định tư pháp.
3. Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc quản lý về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp thuộc lĩnh vực do bộ, ngành mình quản lý.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành hữu quan trong việc thực hiện quản lý nhà nước về giám định tư pháp.
5. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước về giám định tư pháp ở địa phương theo quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Ban hành hoặc soạn thảo, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giám định tư pháp và hướng dẫn thi hành các văn bản đó.
2. Cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp; lập và công bố danh sách giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc.
3. Ban hành và hướng dẫn sử dụng các mẫu văn bản giám định tư pháp.
4. Xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật cần thiết cho giám định viên tư pháp; phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cần thiết cho giám định viên tư pháp.
5. Thực hiện quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về giám định tư pháp.
6. Tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp.
1. Thành lập tổ chức giám định tư pháp theo thẩm quyền.
2. Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp theo thẩm quyền; lập danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc bộ, ngành mình quản lý.
3. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp theo thẩm quyền.
4. Xây dựng các quy chuẩn chuyên môn giám định tư pháp.
5. Bảo đảm kinh phí, phương tiện hoạt động và các điều kiện vật chất cần thiết khác cho hoạt động giám định tư pháp.
6. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cần thiết cho giám định viên tư pháp.
7. Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp theo thẩm quyền.
8. Tổng kết, báo cáo Chính phủ về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp.
9. Hợp tác quốc tế về giám định tư pháp thuộc lĩnh vực bộ, ngành mình quản lý.
1. Quyết định thành lập tổ chức giám định tư pháp theo thẩm quyền.
2. Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp theo thẩm quyền; lập danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc ở địa phương.
3. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp theo thẩm quyền.
4. Bảo đảm kinh phí, phương tiện hoạt động và các điều kiện vật chất cần thiết khác cho hoạt động giám định tư pháp ở địa phương.
5. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cần thiết cho giám định viên tư pháp ở địa phương.
6. Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về giám định tư pháp theo thẩm quyền.
7. Tổng kết, báo cáo Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp ở địa phương.
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực giám định tư pháp khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Việc giải quyết khiếu nại về giám định tư pháp quy định tại khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Trong trường hợp người tham gia tố tụng có căn cứ cho rằng kết luận giám định tư pháp không chính xác, không khách quan, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải ra quyết định hoặc từ chối yêu cầu việc trưng cầu giám định lại; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do cho người yêu cầu bằng văn bản.
Trong trường hợp người yêu cầu không đồng ý với việc từ chối trưng cầu giám định lại của Cơ quan điều tra thì có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát cùng cấp là quyết định cuối cùng.
Trong trường hợp người yêu cầu không đồng ý với việc từ chối trưng cầu giám định lại của Viện kiểm sát, Toà án thì có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Toà án cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát cấp trên, Toà án cấp trên là quyết định cuối cùng.
3. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh này của người giám định tư pháp.
Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2005.
Nghị định số 117/HĐBT ngày 21 tháng 7 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về giám định tư pháp hết hiệu lực kể từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
|
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 24/2004/PL-UBTVQH11 |
Hanoi, September 29, 2004 |
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly, its 10th session;
This Ordinance prescribes the organization and operation of judicial expertise.
Article 1.- Judicial expertise
Judicial expertise means the use of scientific, technical and professional knowledge, means and methods to make professional conclusions on matters related to criminal, administrative cases, civil cases and/or matters (hereinafter referred collectively to as cases) by judicial experts at the requests of procedure-conducting agencies and/or persons with a view to serving the settlement of cases.
1. This Ordinance prescribes the criteria, rights and obligations of judicial experts, judicial expertise organizations; order and procedures to solicit expertise, the realization of expertise; judicial expertise charges and the State management over judicial expertise.
2. Expertise not solicited by procedure-conducting agencies and/or persons and not aiming to service the settlement of cases shall not be governed by this Ordinance.
Article 3.- Principles for performance of judicial expertise
1. To comply with law, to abide by professional standards.
2. To be honest, accurate, objective.
3. To make professional conclusions only on matters related to cases within the requested scope.
4. To bear personal liability before law for expertising conclusions.
Article 4.- Responsibilities of organizations, individuals for judicial expertise activities
Organizations and individuals have the responsibility to create conditions for judicial experts to perform the expertise according to the provisions of this Ordinance and other relevant law provisions.
All acts of illegally interfering in or hindering the performance of expertise by judicial experts are strictly forbidden.
Article 5.- The State's policies on judicial expertise activities
The State encourages and creates conditions for organizations and individuals to participate in judicial expertise activities; provides professional training and fostering for, and adopts preferential treatment policies towards, judicial experts; ensures material and technical foundations for judicial expertise organizations.
Article 6.- Application of international treaties
1. In cases where the international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from the provisions of this Ordinance, the provisions of such international treaties shall apply.
2. In cases where the Socialist Republic of Vietnam has not yet signed or acceded to any relevant international treaties, the international cooperation in judicial expertise activities shall comply with the principle of reciprocity but must not contravene the laws of the Socialist Republic of Vietnam, international laws and practices.
Article 7.- Judicial expertise performers
The judicial expertise performers shall include:
1. Judicial experts;
2. Casual judicial expertise performers.
1. Judicial experts are those who fully satisfy the standards prescribed in Clause 2 of this Article and do not fall into the cases prescribed in Clause 3 of this Article, are appointed and granted judicial expert's card by competent State bodies according to the provisions of this Ordinance.
2. Vietnamese citizens who permanently reside in Vietnam and fully meet the following standards can be appointed to be judicial experts:
a) Having university or higher degree and having been engaged in practical professional activities in the branches of their study for five years or more;
b) Having good moral qualities;
c) Having full civil act capacity.
3. The following persons shall not be appointed to be judicial experts:
a) Being examined for penal liability or having been convicted but not yet given criminal record remission;
b) Being under administrative probation;
c) Having lost, or been restricted in, civil act capacity.
4. Judicial experts can work in judicial expertise organizations or professional organizations.
Article 9.- Appointment, relief from duty of judicial experts
1. The appointment of judicial experts shall be effected in the domains of forensic medicine, psychiatrically forensic medicine, criminological techniques, finance-accounting, construction, culture, environment and other necessary domains.
2. Judicial experts shall be relieved from duty in the following cases:
a) They no longer fully satisfy the criteria prescribed in Clause 2, Article 8 of this Ordinance;
b) They are disciplined with caution or higher penalties for their deliberate violations in professional activities or violation of professional ethics;
c) They are administratively sanctioned for acts of violating law provisions on judicial expertise;
d) They violate the provisions in Article 14 of this Ordinance.
3. The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of Government-attached agencies shall appoint, relieve from duty judicial experts at the central level in the fields under their ministries' or branches' management.
The presidents of the People's Committees of the provinces or centrally-run cities (hereinafter referred collectively to as the presidents of the provincial-level People's Committees) shall decide on the appointment and relief from duty of judicial experts in localities at the proposals of the directors of the provincial/municipal Services of Justice after consulting with the directors of the specialized Services.
Article 10.- Judicial expert's card
1. Persons appointed to be judicial experts shall be granted judicial expert's cards by the Ministry of Justice at the proposals of ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, People's Committees of provinces or centrally-run cities (hereinafter referred collectively to as the provincial-level People's Committees).
2. Within fifteen days after the receipt of written proposals of ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies or provincial-level People's Committees on the grant of judicial expert's cards, the Ministry of Justice shall have to grant judicial expert's cards to persons who are appointed to be judicial experts.
3. The Ministry of Justice shall make and publicize the list of judicial experts.
4. The Ministry of Justice shall withdraw the judicial expert's cards of judicial experts who are relieved from duty within fifteen days as from the date of receiving the relief-from-duty decisions of ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies or presidents of provincial-level People's Committees.
Article 11.- Casual judicial expertise performers
1. Persons who are not judicial experts but fully satisfy the criteria prescribed in Clause 2, Article 8 and do not fall into one of the cases prescribed in Clause 3, Article 8 of this Ordinance can be solicited to perform the judicial expertise on a case-by-case basis.
2. Where persons have no university degree but have intensive knowledge about the fields needed to be expertised and prestige in such fields, they can be solicited to perform the judicial expertise on a case-by-case basis.
3. The Ministry of Justice shall make and publicize the list of casual judicial expertise performers prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article at the proposal of ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies or provincial-level People's Committees.
Article 12.- Rights of judicial expertise performers
1. To request procedure-conducting agencies or persons that solicit expertise (hereinafter referred collectively to as expertise solicitors) to supply information and/or documents related to expertised objects.
2. To select necessary and suitable methods to conduct expertise according to the contents requested for expertise.
3. To use additional testing results or professional conclusions made by other organizations or individuals in service of the expertise.
4. To be independent in making expertising conclusions.
5. To refuse the expertise in cases where the to be-expertised objects, the supplied relevant documents are inadequate or invalid for making expertising conclusions; the time is not enough for the expertise or for other plausible reasons.
6. To have their safety ensured when performing the expertise or when participating in the procedures in their capacity as judicial expertise performers.
7. Judicial expertise performers who are salaried by the State budget shall enjoy subsidies and other allowances according to law provisions.
Judicial expertise performers who do not enjoy salaries from the State budget shall be paid the judicial expertise remunerations.
The Government shall specify the regimes of subsidies, allowances and remunerations for judicial expertise performers.
8. Other rights prescribed by the procedural legislation.
Article 13.- Obligations of judicial expertise performers
1. To abide by the principles for performance of judicial expertise.
2. To perform judicial expertise strictly according to the contents requested for expertise.
3. To perform expertise strictly within the requested time limit; in case of needing more time for the performance of expertise, to promptly notify such to the expertise-soliciting agencies or persons.
4. To compile expertise dossiers.
5. To be present under the summons of procedure-conducting agencies and explain the expertising conclusions when so requested.
6. To preserve expertise specimen, documents related to the expertised cases or matters.
7. To keep secret the expertising results, information and documents.
8. To refuse expertise in cases prescribed in Article 37 of this Ordinance.
9. To compensate for damage if deliberately making untruthful expertising conclusions, causing damage to relevant individuals or organizations.
10. Other obligations prescribed by procedural legislation.
Article 14.- Strictly prohibited acts of judicial expertise performers.
1. Refusing to make expertising conclusions without plausible reasons.
2. Deliberately making untruthful expertising conclusions.
3. Abusing expertise for self-seeking purposes.
4. Disclosing investigating secrets which they know when participating in criminal procedures in their capacity as judicial expertise performers; disclosing secret information which they know when performing the expertise for other cases.
JUDICIAL EXPERTISE ORGANIZATIONS
Article 15.- Setting up of judicial expertise organizations
Judicial expertise organizations shall be set up in the field of forensic medicine, psychiatrically forensic medicine and criminological techniques.
Article 16.- Forensic expertise organizations
1. The National Institute of Forensic Medicine.
2. The provincial/municipal centers for forensic medicine.
3. The Army Institute of Forensic Medicine, the Forensic Medicine Center of the Criminological Institute of the Ministry of Public Security.
Article 17.- The National Institute of Forensic Medicine
1. The National Institute of Forensic Medicine is set up under the Prime Minister's decision at the proposal of the Justice Minister and the Health Minister and is attached to the Ministry of Health.
2. The National Institute of Forensic Medicine is a non-business unit with revenues, has the legal person status, its own seal, accounts and head-office.
Article 18.- The provincial/municipal Centers for Forensic Medicine
1. Basing themselves on their local demands and practical conditions, the provincial-level People's Committee presidents shall decide on the establishment of provincial/municipal Centers for Forensic Medicine (hereinafter called the Forensic Medicine Centers for short) at the proposals of the directors of the provincial/municipal Services of Justice after reaching agreement with the directors of the provincial/municipal Health Services, which are attached to the provincial/municipal Health Services.
In provinces or centrally-run cities where Forensic Medicine Centers are yet established, there shall be forensic expertise sections attached to the provincial-level general hospitals.
2. The Forensic Medicine Centers are non-business units with revenues, have the legal person status, their own seals, accounts, which are located in provincial-level general hospitals.
Article 19.- Forensic medicine expertise in the army and the police forces
1. The Defense Ministry has the Army Forensic Medicine Institute.
The military zone-level hospitals shall have forensic medicine experts.
2. The Ministry of Public Security has the Forensic Medicine Center under the Criminological Institute.
The Police Departments of the provinces or centrally-run cities shall have forensic medicine experts.
Article 20.- Psychiatrically forensic medicine expertise organizations
1. The Central Institute of Psychiatrically Forensic Expertise is set up under the Health Minister's decision, after reaching agreement with the Justice Minister, and attached to the Health Ministry.
The Central Institute of Psychiatrically Forensic Expertise is a non-business unit with revenues, has the legal person status, its own seal and accounts.
2. In provinces and centrally-run cities where exist the provincial-level psychiatric hospitals, the psychiatrically forensic expertise centers attached to such hospitals shall be set up for performance of psychiatrically forensic expertise.
The psychiatrically forensic medicine expertise centers are set up under decisions of the provincial-level People's Committee presidents at the proposals of the directors of the provincial/municipal Services of Justice, after reaching agreement with the directors of the provincial/municipal Health Services, which are attached to the provincial/municipal Health Services.
The psychiatrically forensic expertise centers are non-business units with revenues, have the legal person status, their own seals and accounts.
In provinces and centrally-run cities where there are no provincial-level psychiatric hospitals, the Centers for Social Disease Prevention and Combat or the Psychiatric Departments of the provincial-level general hospitals shall perform psychiatrically forensic medicine expertise when so requested.
3. Hospitals attached to the Defense Ministry and military zone-level hospitals are staffed with psychiatric forensic experts.
Article 21.- Criminological expertise organizations
1. The Criminological Institute under the Ministry of Public Security.
2. The Criminological Technique Sections under the Police Departments of the provinces or centrally-run cities.
3. Criminological technique organizations under the Defense Ministry.
Article 22.- Functions, tasks and organizational structures of judicial expertise organizations
The Government specifies the functions, tasks, organizational structures and operation of judicial expertise organizations defined in Articles 17, 18, 19, 20 and 21 of this Ordinance.
Article 23.- Ensuring material foundations for judicial expertise activities
1. Funding, equipment and facilities, means and other necessary material conditions for operation of judicial expertise organizations shall be provided by the State budget according to law provisions.
2. The professional organizations have the responsibility to create conditions for judicial expertise performers to use their equipment, facilities and means for the performance of judicial expertise.
Article 24.- Solicitation of judicial expertise
1. Judicial expertise solicitors may solicit the following individuals, organizations:
a) The judicial expertise performers defined in Article 7 of this Ordinance;
b) The judicial expertise organizations defined in Chapter III of this Ordinance;
c) Professional organizations with adequate professional conditions and material foundations to ensure the expertise performance.
2. In cases where the professional capabilities, the conditions on expertise equipment, facilities and means of the domestic judicial expertise organizations, professional organizations and judicial expertise performers fail to meet the expertise requirements, the subordinate procedure-conducting agencies shall propose their central-level procedure-conducting agencies to solicit foreign expertise individuals or organizations. The solicitation of foreign expertise individuals and organizations shall be effected through the Justice Ministry.
Article 25.- Rights of judicial expertise solicitors
1. To solicit organizations or individuals for performance of expertise.
2. To request organizations or individuals solicited for expertise to return the expertising conclusions strictly according to the requested contents and time limit.
3. To request judicial expertise performers to explain the expertising conclusions.
4. Other rights prescribed by procedural legislation.
Article 26.- Obligations of expertise solicitors
1. To solicit expertise in writing.
2. To supply information and/or documents related to expertised objects at the requests of judicial expertise performers.
3. To advance expertise expenses when so requested by individuals, organizations solicited for judicial expertise.
4. Other obligations prescribed by procedural legislation.
Article 27.- Written solicitation of expertise
1. A written expertise solicitation shall include the following principal contents:
a) Name of the expertise - soliciting organization; full name of the procedure-conducting person soliciting the expertise;
b) Name of the solicited organization; full name of the solicited individual;
c) Summary of matters related to the to be-expertised object;
d) Origin and characteristics of the expertised object;
e) Names of relevant documents or accompanying comparative samples;
f) Contents requested for expertise;
g) Date of soliciting the expertise and the deadline for return of expertising conclusions.
2. Where additional expertise or re-expertise is solicited, the written expertise solicitation must clearly state that it is the additional expertise or re-expertise.
Article 28.- Acceptance of expertise solicitation
1. Judicial expertise organizations, professional organizations, judicial expertise performers managed by the provincial-level People's Committees shall have to accept and perform the expertises solicited by procedure-conducting agencies, procedure-conducting persons at the district, provincial or central level.
2. Judicial expertise organizations, professional organizations, judicial expertise performers managed by ministries, ministerial-level agencies or Government-attached agencies shall have to accept and perform the expertises solicited by procedure-conducting agencies, procedure-conducting persons at the central level and complicated expertises solicited by procedure-conducting agencies or persons at the district or provincial level.
3. Judicial expertise organizations, professional organizations, judicial expertise performers must refuse to take the expertise solicitations if they have not enough equipment, facilities and means for expertise performance or the contents requested for expertise do not fall in their respective professional field or fall beyond their professional capability.
4. Basing himself/herself on the provisions in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, the Defense Minister shall guide the acceptance of expertise solicitations by procedure-conducting agencies in the army.
Article 29.- Delivery and receipt of expertised objects
1. Where the expertise solicitation is accompanied with to be- expertised objects, the delivery and receipt thereof must be effected with written records. A written record on expertise object delivery and receipt shall include the following principal contents:
a) Time and place for delivery and receipt of to be- expertised object;
b) Full names of the representatives of the expertise object-delivering and receiving parties;
c) Name of the expertised object;
d) Method of preserving the expertised objects upon the delivery and receipt thereof;
e) The conditions of the expertised objects upon delivery and receipt;
f) Relevant documents or objects;
g) Signatures of the deliverer and the receiver.
2. The delivery and receipt of expertised objects after the expertise is completed shall comply with the Government's regulations.
Article 30.- Expertise performance
1. Where judicial expertise organizations or professional organizations solicited for expertise, the heads of such organizations shall appoint the judicial expertise performers and bear responsibility for the appointment of such persons. The expertise performers shall bear personal liability before law for the expertising conclusions.
2. Where individuals are solicited for expertise performance, they shall accept and perform the expertises. The heads of their managing organizations shall have to create conditions for them to perform the expertises.
Article 31.- Personal expertise, collective expertise
1. Personal expertise means the expertise performed by a person. Collective expertise means the expertise performed by two or more persons.
2. In case of personal expertise, the expertise performers shall perform the entire expertise and take responsibility for their expertising conclusions.
3. In case of collective expertise of a professional field, the expertise performers shall jointly perform the expertise, sign the common written expertising conclusions and jointly bear the responsibility for such expertising conclusions; in case of divergent opinions, each expertise performer shall write his/her own conclusion in the common written expertising conclusions and bear responsibility for such opinion.
In case of collective expertise of many different professional domains, each expertise performer shall perform the expertise work falling under his/her own professional domain and bear responsibility for his/her expertising conclusions.
Article 32.- Additional expertise
1. The additional expertise shall be carried out in cases where the contents of the expertising conclusions are unclear, inadequate or when arise new matters related to the details of the cases with previous expertising conclusions.
2. The additional expertise can be performed by the previous judicial expertise performer or other judicial expertise performers.
1. The re-expertise shall be carried out at the requests of procedure-conducting agencies or persons in case of doubt about the expertising results or contradiction between expertising conclusions on the same expertised matters. The re-expertise may be carried out by the previous or other expertise performers according to the provisions of procedural legislation.
2. In case of contradictions between the conclusions of the first expertise and the re-expertise conclusions on the same expertised matters, the second re-expertises must be effected by the expertise councils. The expertise councils shall be set up under decisions of ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies managing the domains which need to be expertised. Such an expertise council is composed of at least three members with high professional qualifications and prestige in the to be- expertised domains.
3. Where the expertise councils defined in Clause 2 of this Article has already performed the second re-expertise, no more re-expertise shall be carried out, except for special cases decided by the chairman of the Supreme People's Procuracy.
Article 34.- Written acknowledgement of expertising process
1. The expertise performers must promptly, fully and truthfully acknowledge in writing the entire expertising process.
2. The written acknowledgement of the expertising process must be included in the expertise dossiers.
Article 35.- Expertising conclusions
1. The expertising conclusions must be made in writing with the following principal contents:
a) Full name of the expertise performer;
b) Name of the procedure-conducting agency or full name of the procedure-conducting person that solicits the expertise; the serial number of the written solicitation of expertise;
c) Time of receiving the written solicitation of expertise;
d) Contents requested for expertise;
e) Expertising methods;
f) Conclusions on the expertised objects;
g) Time and place of expertise completion.
2. The written expertising conclusions must be signed by the judicial expertise performers; in cases where organizations are solicited for expertise, the expertising conclusions must also be signed and stamped by the heads of such organizations.
3. In cases where the expertise is carried out before the issuance of decision to institute a criminal case, strictly according to the order and procedures prescribed by the procedural legislation and this Ordinance, the procedure-conducting agency may not solicit expertise any more but use the conclusions of such expertise as the judicial expertise conclusions.
Article 36.- Expertise dossiers
1. The expertise dossiers shall be compiled by the judicial expertise performers and comprise the following documents:
a) Decisions to solicit expertise;
b) Records on delivery and receipt of expertised objects;
c) Written acknowledgement of the expertising process;
d) The expertise photos;
e) The previous expertising conclusions or results of expertise testing, experimentation performed by other persons;
f) Other documents related to the expertise;
g) Expertising conclusions.
2. The expertise dossiers shall be archived for at least thirty years counting from the date of concluding the expertise, except otherwise provided for by law.
The judicial expertise organizations, the professional organizations shall have to preserve and archive the dossiers on expertises conducted by the judicial expertise performers in their organizations.
3. The expertise dossiers must be presented at the requests of procedure-conducting organizations or persons, that are handling the cases.
Article 37.- Cases not entitled to conduct judicial expertises
Those who fall into one of the following cases must not conduct judicial expertises:
1. Having conducted procedures in their capacity as investigator, procurator, judge, juror, court clerk or have participated in the procedures in their capacity as counsel, defenders of legitimate rights and interests of the involved parties, witness or interpreter in such cases;
2. Being concurrently the victim, civil plaintiff, civil defendant; persons with rights and interests related to the cases; the lawful representatives, relatives of those persons or defendants, the accused;
3. Being solicited for re-expertise of the same contents in a case for which they already performed the expertise, except otherwise provided for by law;
4. Having other clear grounds to believe that such persons are not impartial in performing the expertise.
Article 38.- Judicial expertise charges
1. Organizations and individuals performing judicial expertises are entitled to collect judicial expertise charges.
2. Judicial expertise charge is a sum of money paid as remuneration for judicial expertise and other necessary expenses for expertise performance according to regulations of the Finance Ministry.
Article 39.- Payment of judicial expertise charge
1. For criminal cases, the judicial expertise charge shall be paid by procedure-conducting agencies and allocated from the State budget according to annual estimates of such agencies.
2. For civil cases, administrative cases, the judicial expertise charge shall be paid by the involved parties according to the provisions of the civil procedure legislation and administrative procedure legislation.
In cases where the involved parties must pay the judicial expertise charge but are poor or policy beneficiaries they can enjoy judicial charge exemption or reduction as provided for by the Government.
Article 40.- Management and use of judicial expertise charges
Based on the legislation on charges and fees, the Government shall specify the management and use of judicial expertise charges by organizations and individuals performing the judicial expertises.
STATE MANAGEMENT OVER JUDICIAL EXPERTISE
Article 41.- Contents of State management over judicial expertise
1. Promulgating and guiding the implementation of legal documents on judicial expertise.
2. Setting up judicial expertise organizations.
3. Appointing, relieving from duty judicial experts; granting, withdrawing judicial expert’s cards; making and publicizing the lists of judicial experts, casual judicial expertise performers.
4. Formulating professional standards on judicial expertise.
5. Providing professional training, fostering and necessary legal knowledge for judicial experts.
6. Examining, inspecting, settling complaints, denunciations and handling violations related to judicial expertise.
7. Supplying operation funding and means as well as material conditions for judicial expertise activities.
8. Entering into international cooperation on judicial expertise.
Article 42.- Judicial expertise-State management agencies
1. The Government shall perform the uniform State management over judicial expertise.
2. The Justice Ministry shall bear responsibility before the Government for the performance of State management over judicial expertise.
3. The Health Ministry, the Ministry of Public Security, the Defense Ministry, other ministries, ministerial-level agencies shall manage the organization and activities of judicial expertises in the domains under their respective management.
4. Ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to coordinate with the Justice Ministry and concerned ministries or branches in performing the State management over judicial expertise.
5. The provincial-level People's Committees shall perform the State management over judicial expertises in their respective localities according to the provisions of this Ordinance and other relevant law provisions.
Article 43.- Tasks and powers of the Justice Ministry in the State management over judicial expertise
1. To promulgate or draft and submit to the competent State bodies for promulgation legal documents on judicial expertise and guide the implementation thereof.
2. To grant and withdraw judicial expert's cards; to make and publicize lists of judicial experts, casual judicial expertise performers.
3. To promulgate and guide the use of forms of judicial expertise documents.
4. To work out programs on fostering necessary legal knowledge for judicial experts; to coordinate with ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies and provincial-level People's Committees in organizing the fostering of professional and legal knowledge for judicial experts.
5. To perform the State management over international cooperation on judicial expertise.
6. To sum up and report to the Prime Minister on judicial expertise organization and activities.
Article 44.- Tasks and powers of the Health Ministry, the Public Security Ministry, the Defense Ministry, other ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies in managing judicial expertise organization and activities in the domains under their respective management
1. To set up judicial expertise organizations according to competence.
2. To appoint, relieve from duty judicial experts according to competence; to make lists of casual judicial expertise performers under their respective ministries' or branches' management.
3. To request the Justice Minister to grant, withdraw judicial expert's cards according to competence.
4. To set professional standards on judicial expertise.
5. To ensure operation funding and means as well as other necessary material conditions for judicial expertise activities.
6. To provide professional training and necessary legal knowledge for judicial experts.
7. To examine, inspect and settle complaints, denunciation against judicial expertise organization and activities according to competence.
8. To sum up and report to the Government on judicial expertise organization and activities.
9. To enter into international cooperation on judicial expertise in the domains under their respective management.
Article 45.- Tasks and powers of the provincial-level People's Committees in State management over judicial expertise
1. To decide on the establishment of judicial expertise organizations according to competence.
2. To appoint, relieve from duty judicial experts according to competence; to make lists of casual judicial expertise performers in localities.
3. To request the Justice Minister to grant, withdraw judicial expert's cards according to competence.
4. To ensure operation funding and means as well as other necessary material conditions for judicial expertise activities in localities.
5. To provide professional training and necessary legal knowledge for judicial experts in localities.
6. To examine, inspect and settle complaints, denunciations related to judicial expertise according to competence.
7. To sum up and report to the Justice Ministry judicial expertise organization and activities in localities.
Article 46.- Complaints, denunciations
1. Organizations and individuals are entitled to complain about administrative decisions, administrative acts of State administrative bodies, of competent persons in State administrative agencies in the field of judicial expertise when there are grounds to believe that such administrative decisions or acts are illegal, infringing upon their legitimate rights and interests.
The settlement of complaints about judicial expertise prescribed in this Clause shall comply with the provisions of the legislation on complaints and denunciations.
2. In cases where procedure-participating persons have grounds to believe that the judicial expertise conclusions are inaccurate, non-objective, infringing upon their legitimate rights and interests, they shall have the right to request the procedure-conducting agencies or persons to solicit re-expertise. Within seven days counting from the date of receiving such requests, the procedure-conducting agencies or persons must issue decisions on, or refuse the request for, re-expertise solicitation; in case of refusal, the reasons therefor must be notified in writing to the requesters.
In cases where the requesters disagree with the refusal to solicit re-expertises by the investigating agencies, they may complain with the procuracies of the same level. Within fifteen days counting from the date of receiving the complaints, the procuracies of the same level must consider and settle them. The complaint-settling decisions of the procuracies of the same level shall be the final ones.
In cases where the requesters disagree with the procuracies' or courts' refusal to solicit re-expertise, they shall be entitled to complain with the immediate superior procuracies or immediate superior courts. Within fifteen days as from the date of receiving the complaints, the procuracies or courts must consider and settle them. The complaint-settling decisions of the superior procuracies or superior courts shall be the final ones.
3. Individuals shall have the right to denounce to competent State bodies acts of violating the provisions of this Ordinance by judicial expertise performers.
The settlement of denunciations shall comply with law provisions on complaints and denunciations.
Article 47.- Implementation effect
This Ordinance takes implementation effect as from January 1, 2005.
Decree No. 117/HDBT of July 21, 1988 of the Council of Ministers on judicial expertise shall cease to be effective as from the date this Ordinance takes implementation effect.
Article 48.- Implementation guidance
The Government shall detail and guide the implementation of this Ordinance.
|
ON BEHALF OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE |