Chương 1 Pháp lệnh Giám định tư pháp: Những quy định chung
Số hiệu: | 24/2004/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/09/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2005 |
Ngày công báo: | 14/10/2004 | Số công báo: | Số 11 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Giám định tư pháp là việc sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ án) do người giám định tư pháp thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm phục vụ cho việc giải quyết các vụ án.
1. Pháp lệnh này quy định về tiêu chuẩn, quyền, nghĩa vụ của người giám định tư pháp; tổ chức giám định tư pháp; trình tự, thủ tục trưng cầu giám định, thực hiện giám định; phí giám định tư pháp và quản lý nhà nước về giám định tư pháp.
2. Giám định không do cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu và không nhằm phục vụ cho việc giải quyết các vụ án thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh này.
1. Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn.
2. Trung thực, chính xác, khách quan.
3. Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề liên quan đến vụ án trong phạm vi được yêu cầu.
4. Chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về kết luận giám định.
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định theo quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, cản trở trái pháp luật việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp.
Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giám định tư pháp; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và có chính sách đãi ngộ đối với người thực hiện giám định tư pháp; bảo đảm về cơ sở vật chất, kỹ thuật cho tổ chức giám định tư pháp.
1. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
2. Trong trường hợp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong hoạt động giám định tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại, nhưng không trái pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.
Article 1.- Judicial expertise
Judicial expertise means the use of scientific, technical and professional knowledge, means and methods to make professional conclusions on matters related to criminal, administrative cases, civil cases and/or matters (hereinafter referred collectively to as cases) by judicial experts at the requests of procedure-conducting agencies and/or persons with a view to serving the settlement of cases.
1. This Ordinance prescribes the criteria, rights and obligations of judicial experts, judicial expertise organizations; order and procedures to solicit expertise, the realization of expertise; judicial expertise charges and the State management over judicial expertise.
2. Expertise not solicited by procedure-conducting agencies and/or persons and not aiming to service the settlement of cases shall not be governed by this Ordinance.
Article 3.- Principles for performance of judicial expertise
1. To comply with law, to abide by professional standards.
2. To be honest, accurate, objective.
3. To make professional conclusions only on matters related to cases within the requested scope.
4. To bear personal liability before law for expertising conclusions.
Article 4.- Responsibilities of organizations, individuals for judicial expertise activities
Organizations and individuals have the responsibility to create conditions for judicial experts to perform the expertise according to the provisions of this Ordinance and other relevant law provisions.
All acts of illegally interfering in or hindering the performance of expertise by judicial experts are strictly forbidden.
Article 5.- The State's policies on judicial expertise activities
The State encourages and creates conditions for organizations and individuals to participate in judicial expertise activities; provides professional training and fostering for, and adopts preferential treatment policies towards, judicial experts; ensures material and technical foundations for judicial expertise organizations.
Article 6.- Application of international treaties
1. In cases where the international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain provisions different from the provisions of this Ordinance, the provisions of such international treaties shall apply.
2. In cases where the Socialist Republic of Vietnam has not yet signed or acceded to any relevant international treaties, the international cooperation in judicial expertise activities shall comply with the principle of reciprocity but must not contravene the laws of the Socialist Republic of Vietnam, international laws and practices.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực