Chương 6 Pháp lệnh Giám định tư pháp: Quản lý Nhà nước về giám định tư pháp
Số hiệu: | 24/2004/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/09/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2005 |
Ngày công báo: | 14/10/2004 | Số công báo: | Số 11 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về giám định tư pháp.
2. Thành lập tổ chức giám định tư pháp.
3. Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp; cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp; lập và công bố danh sách giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc.
4. Xây dựng các quy chuẩn chuyên môn giám định tư pháp.
5. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cần thiết cho giám định viên tư pháp.
6. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về giám định tư pháp.
7. Bảo đảm kinh phí, phương tiện hoạt động và điều kiện vật chất cho hoạt động giám định tư pháp.
8. Hợp tác quốc tế về giám định tư pháp.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giám định tư pháp.
2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện quản lý nhà nước về giám định tư pháp.
3. Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc quản lý về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp thuộc lĩnh vực do bộ, ngành mình quản lý.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành hữu quan trong việc thực hiện quản lý nhà nước về giám định tư pháp.
5. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước về giám định tư pháp ở địa phương theo quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Ban hành hoặc soạn thảo, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giám định tư pháp và hướng dẫn thi hành các văn bản đó.
2. Cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp; lập và công bố danh sách giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc.
3. Ban hành và hướng dẫn sử dụng các mẫu văn bản giám định tư pháp.
4. Xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật cần thiết cho giám định viên tư pháp; phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cần thiết cho giám định viên tư pháp.
5. Thực hiện quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về giám định tư pháp.
6. Tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp.
1. Thành lập tổ chức giám định tư pháp theo thẩm quyền.
2. Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp theo thẩm quyền; lập danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc bộ, ngành mình quản lý.
3. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp theo thẩm quyền.
4. Xây dựng các quy chuẩn chuyên môn giám định tư pháp.
5. Bảo đảm kinh phí, phương tiện hoạt động và các điều kiện vật chất cần thiết khác cho hoạt động giám định tư pháp.
6. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cần thiết cho giám định viên tư pháp.
7. Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp theo thẩm quyền.
8. Tổng kết, báo cáo Chính phủ về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp.
9. Hợp tác quốc tế về giám định tư pháp thuộc lĩnh vực bộ, ngành mình quản lý.
1. Quyết định thành lập tổ chức giám định tư pháp theo thẩm quyền.
2. Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp theo thẩm quyền; lập danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc ở địa phương.
3. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp theo thẩm quyền.
4. Bảo đảm kinh phí, phương tiện hoạt động và các điều kiện vật chất cần thiết khác cho hoạt động giám định tư pháp ở địa phương.
5. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cần thiết cho giám định viên tư pháp ở địa phương.
6. Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về giám định tư pháp theo thẩm quyền.
7. Tổng kết, báo cáo Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp ở địa phương.
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực giám định tư pháp khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Việc giải quyết khiếu nại về giám định tư pháp quy định tại khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Trong trường hợp người tham gia tố tụng có căn cứ cho rằng kết luận giám định tư pháp không chính xác, không khách quan, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải ra quyết định hoặc từ chối yêu cầu việc trưng cầu giám định lại; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do cho người yêu cầu bằng văn bản.
Trong trường hợp người yêu cầu không đồng ý với việc từ chối trưng cầu giám định lại của Cơ quan điều tra thì có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát cùng cấp là quyết định cuối cùng.
Trong trường hợp người yêu cầu không đồng ý với việc từ chối trưng cầu giám định lại của Viện kiểm sát, Toà án thì có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Toà án cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát cấp trên, Toà án cấp trên là quyết định cuối cùng.
3. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh này của người giám định tư pháp.
Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
STATE MANAGEMENT OVER JUDICIAL EXPERTISE
Article 41.- Contents of State management over judicial expertise
1. Promulgating and guiding the implementation of legal documents on judicial expertise.
2. Setting up judicial expertise organizations.
3. Appointing, relieving from duty judicial experts; granting, withdrawing judicial expert’s cards; making and publicizing the lists of judicial experts, casual judicial expertise performers.
4. Formulating professional standards on judicial expertise.
5. Providing professional training, fostering and necessary legal knowledge for judicial experts.
6. Examining, inspecting, settling complaints, denunciations and handling violations related to judicial expertise.
7. Supplying operation funding and means as well as material conditions for judicial expertise activities.
8. Entering into international cooperation on judicial expertise.
Article 42.- Judicial expertise-State management agencies
1. The Government shall perform the uniform State management over judicial expertise.
2. The Justice Ministry shall bear responsibility before the Government for the performance of State management over judicial expertise.
3. The Health Ministry, the Ministry of Public Security, the Defense Ministry, other ministries, ministerial-level agencies shall manage the organization and activities of judicial expertises in the domains under their respective management.
4. Ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to coordinate with the Justice Ministry and concerned ministries or branches in performing the State management over judicial expertise.
5. The provincial-level People's Committees shall perform the State management over judicial expertises in their respective localities according to the provisions of this Ordinance and other relevant law provisions.
Article 43.- Tasks and powers of the Justice Ministry in the State management over judicial expertise
1. To promulgate or draft and submit to the competent State bodies for promulgation legal documents on judicial expertise and guide the implementation thereof.
2. To grant and withdraw judicial expert's cards; to make and publicize lists of judicial experts, casual judicial expertise performers.
3. To promulgate and guide the use of forms of judicial expertise documents.
4. To work out programs on fostering necessary legal knowledge for judicial experts; to coordinate with ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies and provincial-level People's Committees in organizing the fostering of professional and legal knowledge for judicial experts.
5. To perform the State management over international cooperation on judicial expertise.
6. To sum up and report to the Prime Minister on judicial expertise organization and activities.
Article 44.- Tasks and powers of the Health Ministry, the Public Security Ministry, the Defense Ministry, other ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies in managing judicial expertise organization and activities in the domains under their respective management
1. To set up judicial expertise organizations according to competence.
2. To appoint, relieve from duty judicial experts according to competence; to make lists of casual judicial expertise performers under their respective ministries' or branches' management.
3. To request the Justice Minister to grant, withdraw judicial expert's cards according to competence.
4. To set professional standards on judicial expertise.
5. To ensure operation funding and means as well as other necessary material conditions for judicial expertise activities.
6. To provide professional training and necessary legal knowledge for judicial experts.
7. To examine, inspect and settle complaints, denunciation against judicial expertise organization and activities according to competence.
8. To sum up and report to the Government on judicial expertise organization and activities.
9. To enter into international cooperation on judicial expertise in the domains under their respective management.
Article 45.- Tasks and powers of the provincial-level People's Committees in State management over judicial expertise
1. To decide on the establishment of judicial expertise organizations according to competence.
2. To appoint, relieve from duty judicial experts according to competence; to make lists of casual judicial expertise performers in localities.
3. To request the Justice Minister to grant, withdraw judicial expert's cards according to competence.
4. To ensure operation funding and means as well as other necessary material conditions for judicial expertise activities in localities.
5. To provide professional training and necessary legal knowledge for judicial experts in localities.
6. To examine, inspect and settle complaints, denunciations related to judicial expertise according to competence.
7. To sum up and report to the Justice Ministry judicial expertise organization and activities in localities.
Article 46.- Complaints, denunciations
1. Organizations and individuals are entitled to complain about administrative decisions, administrative acts of State administrative bodies, of competent persons in State administrative agencies in the field of judicial expertise when there are grounds to believe that such administrative decisions or acts are illegal, infringing upon their legitimate rights and interests.
The settlement of complaints about judicial expertise prescribed in this Clause shall comply with the provisions of the legislation on complaints and denunciations.
2. In cases where procedure-participating persons have grounds to believe that the judicial expertise conclusions are inaccurate, non-objective, infringing upon their legitimate rights and interests, they shall have the right to request the procedure-conducting agencies or persons to solicit re-expertise. Within seven days counting from the date of receiving such requests, the procedure-conducting agencies or persons must issue decisions on, or refuse the request for, re-expertise solicitation; in case of refusal, the reasons therefor must be notified in writing to the requesters.
In cases where the requesters disagree with the refusal to solicit re-expertises by the investigating agencies, they may complain with the procuracies of the same level. Within fifteen days counting from the date of receiving the complaints, the procuracies of the same level must consider and settle them. The complaint-settling decisions of the procuracies of the same level shall be the final ones.
In cases where the requesters disagree with the procuracies' or courts' refusal to solicit re-expertise, they shall be entitled to complain with the immediate superior procuracies or immediate superior courts. Within fifteen days as from the date of receiving the complaints, the procuracies or courts must consider and settle them. The complaint-settling decisions of the superior procuracies or superior courts shall be the final ones.
3. Individuals shall have the right to denounce to competent State bodies acts of violating the provisions of this Ordinance by judicial expertise performers.
The settlement of denunciations shall comply with law provisions on complaints and denunciations.