Chương 2 Pháp lệnh Giám định tư pháp: Người giám định Tư pháp
Số hiệu: | 24/2004/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/09/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2005 |
Ngày công báo: | 14/10/2004 | Số công báo: | Số 11 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Người giám định tư pháp bao gồm:
1. Giám định viên tư pháp;
2. Người giám định tư pháp theo vụ việc.
1. Giám định viên tư pháp là người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp theo quy định của Pháp lệnh này.
2. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn theo ngành đã học từ năm năm trở lên;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt;
c) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Những người sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích;
b) Đang bị quản chế hành chính;
c) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
4. Giám định viên tư pháp có thể làm việc trong tổ chức giám định tư pháp, tổ chức chuyên môn.
1. Việc bổ nhiệm giám định viên tư pháp được thực hiện trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự, tài chính - kế toán, xây dựng, văn hoá, môi trường và các lĩnh vực cần thiết khác.
2. Giám định viên tư pháp bị miễn nhiệm trong trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 8 của Pháp lệnh này;
b) Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do cố ý vi phạm trong hoạt động chuyên môn hoặc vi phạm đạo đức nghề nghiệp;
c) Bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về giám định tư pháp;
d) Vi phạm quy định tại Điều 14 của Pháp lệnh này.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp ở trung ương trong lĩnh vực thuộc bộ, ngành mình quản lý.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp, sau khi thống nhất ý kiến với Giám đốc Sở chuyên môn.
1. Người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp thì được Bộ Tư pháp cấp thẻ giám định viên tư pháp theo đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh).
2. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thẻ giám định viên tư pháp của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm cấp thẻ giám định viên tư pháp cho người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
3. Bộ Tư pháp lập và công bố danh sách giám định viên tư pháp.
4. Bộ Tư pháp thu hồi thẻ giám định viên tư pháp của giám định viên tư pháp bị miễn nhiệm trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Người không phải là giám định viên tư pháp nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 8 và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 8 của Pháp lệnh này có thể được trưng cầu thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc.
2. Trong trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực cần giám định và có uy tín trong lĩnh vực đó thì có thể được trưng cầu thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc.
3. Bộ Tư pháp lập và công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này theo đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định (sau đây gọi chung là người trưng cầu giám định) cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến đối tượng giám định.
2. Lựa chọn phương pháp cần thiết và phù hợp để tiến hành giám định theo nội dung yêu cầu giám định.
3. Sử dụng kết quả xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do tổ chức, cá nhân khác thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định.
4. Độc lập đưa ra kết luận giám định.
5. Từ chối giám định trong trường hợp đối tượng giám định, các tài liệu liên quan được cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định; thời gian không đủ để thực hiện giám định hoặc có lý do chính đáng khác.
6. Được bảo đảm an toàn khi thực hiện giám định hoặc khi tham gia tố tụng với tư cách là người giám định tư pháp.
7. Người giám định tư pháp là người hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì được hưởng phụ cấp và các khoản bồi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
Người giám định tư pháp là người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì được hưởng thù lao giám định tư pháp.
Chính phủ quy định cụ thể chế độ phụ cấp, bồi dưỡng và thù lao đối với người giám định tư pháp.
8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật tố tụng.
1. Tuân thủ các nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp.
2. Thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định.
3. Thực hiện giám định theo đúng thời hạn yêu cầu; trong trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để thực hiện giám định thì phải thông báo kịp thời cho cơ quan trưng cầu giám định, người trưng cầu giám định biết.
4. Lập hồ sơ giám định.
5. Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng và giải thích kết luận giám định khi có yêu cầu.
6. Bảo quản các mẫu vật giám định, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định.
7. Giữ bí mật về kết quả giám định, thông tin và tài liệu giám định.
8. Từ chối giám định trong những trường hợp quy định tại Điều 37 của Pháp lệnh này.
9. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức có liên quan.
10. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật tố tụng.
1. Từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng.
2. Cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật.
3. Lợi dụng việc thực hiện giám định để trục lợi.
4. Tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người giám định tư pháp; tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định đối với các vụ án khác.
Article 7.- Judicial expertise performers
The judicial expertise performers shall include:
1. Judicial experts;
2. Casual judicial expertise performers.
1. Judicial experts are those who fully satisfy the standards prescribed in Clause 2 of this Article and do not fall into the cases prescribed in Clause 3 of this Article, are appointed and granted judicial expert's card by competent State bodies according to the provisions of this Ordinance.
2. Vietnamese citizens who permanently reside in Vietnam and fully meet the following standards can be appointed to be judicial experts:
a) Having university or higher degree and having been engaged in practical professional activities in the branches of their study for five years or more;
b) Having good moral qualities;
c) Having full civil act capacity.
3. The following persons shall not be appointed to be judicial experts:
a) Being examined for penal liability or having been convicted but not yet given criminal record remission;
b) Being under administrative probation;
c) Having lost, or been restricted in, civil act capacity.
4. Judicial experts can work in judicial expertise organizations or professional organizations.
Article 9.- Appointment, relief from duty of judicial experts
1. The appointment of judicial experts shall be effected in the domains of forensic medicine, psychiatrically forensic medicine, criminological techniques, finance-accounting, construction, culture, environment and other necessary domains.
2. Judicial experts shall be relieved from duty in the following cases:
a) They no longer fully satisfy the criteria prescribed in Clause 2, Article 8 of this Ordinance;
b) They are disciplined with caution or higher penalties for their deliberate violations in professional activities or violation of professional ethics;
c) They are administratively sanctioned for acts of violating law provisions on judicial expertise;
d) They violate the provisions in Article 14 of this Ordinance.
3. The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of Government-attached agencies shall appoint, relieve from duty judicial experts at the central level in the fields under their ministries' or branches' management.
The presidents of the People's Committees of the provinces or centrally-run cities (hereinafter referred collectively to as the presidents of the provincial-level People's Committees) shall decide on the appointment and relief from duty of judicial experts in localities at the proposals of the directors of the provincial/municipal Services of Justice after consulting with the directors of the specialized Services.
Article 10.- Judicial expert's card
1. Persons appointed to be judicial experts shall be granted judicial expert's cards by the Ministry of Justice at the proposals of ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, People's Committees of provinces or centrally-run cities (hereinafter referred collectively to as the provincial-level People's Committees).
2. Within fifteen days after the receipt of written proposals of ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies or provincial-level People's Committees on the grant of judicial expert's cards, the Ministry of Justice shall have to grant judicial expert's cards to persons who are appointed to be judicial experts.
3. The Ministry of Justice shall make and publicize the list of judicial experts.
4. The Ministry of Justice shall withdraw the judicial expert's cards of judicial experts who are relieved from duty within fifteen days as from the date of receiving the relief-from-duty decisions of ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies or presidents of provincial-level People's Committees.
Article 11.- Casual judicial expertise performers
1. Persons who are not judicial experts but fully satisfy the criteria prescribed in Clause 2, Article 8 and do not fall into one of the cases prescribed in Clause 3, Article 8 of this Ordinance can be solicited to perform the judicial expertise on a case-by-case basis.
2. Where persons have no university degree but have intensive knowledge about the fields needed to be expertised and prestige in such fields, they can be solicited to perform the judicial expertise on a case-by-case basis.
3. The Ministry of Justice shall make and publicize the list of casual judicial expertise performers prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article at the proposal of ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies or provincial-level People's Committees.
Article 12.- Rights of judicial expertise performers
1. To request procedure-conducting agencies or persons that solicit expertise (hereinafter referred collectively to as expertise solicitors) to supply information and/or documents related to expertised objects.
2. To select necessary and suitable methods to conduct expertise according to the contents requested for expertise.
3. To use additional testing results or professional conclusions made by other organizations or individuals in service of the expertise.
4. To be independent in making expertising conclusions.
5. To refuse the expertise in cases where the to be-expertised objects, the supplied relevant documents are inadequate or invalid for making expertising conclusions; the time is not enough for the expertise or for other plausible reasons.
6. To have their safety ensured when performing the expertise or when participating in the procedures in their capacity as judicial expertise performers.
7. Judicial expertise performers who are salaried by the State budget shall enjoy subsidies and other allowances according to law provisions.
Judicial expertise performers who do not enjoy salaries from the State budget shall be paid the judicial expertise remunerations.
The Government shall specify the regimes of subsidies, allowances and remunerations for judicial expertise performers.
8. Other rights prescribed by the procedural legislation.
Article 13.- Obligations of judicial expertise performers
1. To abide by the principles for performance of judicial expertise.
2. To perform judicial expertise strictly according to the contents requested for expertise.
3. To perform expertise strictly within the requested time limit; in case of needing more time for the performance of expertise, to promptly notify such to the expertise-soliciting agencies or persons.
4. To compile expertise dossiers.
5. To be present under the summons of procedure-conducting agencies and explain the expertising conclusions when so requested.
6. To preserve expertise specimen, documents related to the expertised cases or matters.
7. To keep secret the expertising results, information and documents.
8. To refuse expertise in cases prescribed in Article 37 of this Ordinance.
9. To compensate for damage if deliberately making untruthful expertising conclusions, causing damage to relevant individuals or organizations.
10. Other obligations prescribed by procedural legislation.
Article 14.- Strictly prohibited acts of judicial expertise performers.
1. Refusing to make expertising conclusions without plausible reasons.
2. Deliberately making untruthful expertising conclusions.
3. Abusing expertise for self-seeking purposes.
4. Disclosing investigating secrets which they know when participating in criminal procedures in their capacity as judicial expertise performers; disclosing secret information which they know when performing the expertise for other cases.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực