Chương II Nghị định 59/2015/NĐ-CP: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án và hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án
Số hiệu: | 59/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 18/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 05/08/2015 |
Ngày công báo: | 30/06/2015 | Số công báo: | Từ số 641 đến số 642 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị, Đầu tư | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
03/03/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn mới về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 59/2015/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý dự án đầu tư xây dựng, trong đó đáng chú ý là việc phân loại dự án được thực hiện như sau:
Việc phân loại dự án được dựa trên quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án gồm 4 loại: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C.
Trường hợp phân loại theo nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án sử dụng nguồn vốn khác.
Bên cạnh đó, những dự án sau chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo và công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng.
Ngoài ra, Nghị định 59/2015/NĐ-CP còn quy định về thẩm quyền thẩm định dự án cũng như cách thức lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, trình tự xây dựng, quản lý, thực hiện và nghiệm thu dự án…
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 05/8/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để có cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng. Trường hợp các dự án Nhóm A (trừ dự án quan trọng quốc gia) đã có quy hoạch được phê duyệt đảm bảo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này thì không phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
2. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Luật Xây dựng năm 2014, trong đó phương án thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gồm các nội dung sau:
a) Sơ bộ về địa điểm xây dựng; quy mô dự án; vị trí, loại và cấp công trình chính;
b) Bản vẽ thiết kế sơ bộ tổng mặt bằng dự án; mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình chính của dự án;
c) Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ giải pháp thiết kế nền móng được lựa chọn của công trình chính;
d) Sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có).
1. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và quyết định chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
2. Đối với các dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác (trừ các dự án quy định tại Khoản 1 của Điều này) chưa có trong quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng được duyệt, chủ đầu tư phải báo cáo Bộ quản lý ngành, Bộ Xây dựng hoặc địa phương theo phân cấp để xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch trước khi lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo quy định.
Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chủ trì thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi có trách nhiệm lấy ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng của Bộ quản lý ngành và các cơ quan có liên quan để tổng hợp và trình người quyết định đầu tư xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Thời hạn có ý kiến chấp thuận về chủ trương đầu tư xây dựng không quá 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
1. Chủ đầu tư tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Điều 54 của Luật Xây dựng năm 2014 để trình người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định dự án, quyết định đầu tư, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 52 của Luật Xây dựng năm 2014 và Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Riêng đối với dự án PPP, việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng do cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thực hiện. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi được lập theo quy định của Nghị định này và Nghị định của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
2. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, chủ đầu tư tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi sau khi đã có quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Đầu tư công.
3. Đối với các dự án đầu tư xây dựng chưa có trong quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng thì chủ đầu tư phải báo cáo Bộ quản lý ngành, Bộ Xây dựng hoặc địa phương theo phân cấp để xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch ngành trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi. Thời gian xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày.
4. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp tại khu vực chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư đề nghị cấp giấy phép quy hoạch xây dựng theo quy định tại Điều 47 của Luật Xây dựng năm 2014 để làm cơ sở lập Báo cáo nghiên cứu khả thi.
5. Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A có yêu cầu về bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư thì khi phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, người quyết định đầu tư căn cứ điều kiện cụ thể của dự án có thể quyết định tách hợp phần công việc bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng và tái định cư để hình thành dự án riêng giao cho địa phương nơi có dự án tổ chức thực hiện. Việc lập, thẩm định, phê duyệt đối với dự án này được thực hiện như một dự án độc lập.
1. Đối với dự án quan trọng quốc gia: Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định riêng của pháp luật.
2. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định này chủ trì thẩm định các nội dung quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 đối với dự án nhóm A, dự án từ nhóm B trở xuống do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quyết định đầu tư. Đối với các dự án do Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức thẩm định thì cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc các Bộ này thực hiện việc thẩm định;
b) Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định này chủ trì thẩm định đối với các nội dung quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 của các dự án quy mô từ nhóm B trở xuống được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các dự án quy định tại Điểm a, Điểm c Khoản này;
c) Theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì thẩm định dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư.
3. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định này chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở với các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 (trừ phần thiết kế công nghệ) của dự án nhóm A; dự án quy mô từ nhóm B trở xuống do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư. Đối với các dự án do Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức thẩm định thì cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc các Bộ này thực hiện việc thẩm định thiết kế cơ sở của dự án;
b) Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định tại Điều 76 Nghị định này chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở với các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 (trừ phần thiết kế công nghệ) của dự án quy mô từ nhóm B trở xuống được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các dự án quy định tại Điểm a, Điểm c Khoản này;
c) Theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trừ phần thiết kế công nghệ) đối với dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư;
d) Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 và tổng hợp kết quả thẩm định, trình phê duyệt dự án; chủ trì tổ chức thẩm định dự án sửa chữa, cải tạo, bảo trì và nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 5 (năm) tỷ đồng.
4. Đối với dự án PPP, cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại Khoản 3 Điều này chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở với các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật Xây dựng năm 2014 (trừ phần thiết kế công nghệ); góp ý kiến về việc áp dụng đơn giá, định mức, đánh giá giải pháp thiết kế về tiết kiệm chi phí xây dựng công trình của dự án; đơn vị đầu mối quản lý về hoạt động PPP thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án chủ trì thẩm định các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế công nghệ (nếu có) và tổng hợp kết quả thẩm định thiết kế cơ sở do cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện, trình phê duyệt dự án.
5. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định này chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở với các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 (trừ phần thiết kế công nghệ) của dự án đầu tư xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I;
b) Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định tại Điều 76 Nghị định này chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở với các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 (trừ phần thiết kế công nghệ) của dự án đầu tư xây dựng công trình công cộng, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng đối với công trình từ cấp II trở xuống được xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh;
c) Người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định toàn bộ nội dung dự án theo quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014, trừ các nội dung thẩm định thiết kế cơ sở do cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện được quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này.
6. Cơ quan chủ trì thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan về các nội dung của dự án. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản trong thời hạn quy định về các nội dung của thiết kế cơ sở; phòng chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường; sử dụng đất đai, tài nguyên, kết nối hạ tầng kỹ thuật và các nội dung cần thiết khác.
7. Trong quá trình thẩm định, cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế công nghệ và các nội dung khác của dự án, cụ thể như sau:
a) Cơ quan chủ trì thẩm định được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia thẩm định từng phần dự án, từng phần thiết kế cơ sở, thiết kế công nghệ và các nội dung khác của dự án;
b) Trường hợp không đủ điều kiện thực hiện công tác thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư được yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn trực tiếp tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực phù hợp đã đăng ký công khai thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng để chủ đầu tư ký kết hợp đồng thẩm tra phục vụ công tác thẩm định. Trường hợp tổ chức, cá nhân tư vấn thẩm tra chưa đăng ký công khai thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng thì phải được cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng chấp thuận bằng văn bản. Tổ chức tư vấn lập dự án không được thực hiện thẩm tra dự án do mình lập. Bổ sung
1. Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
a) Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án đến người quyết định đầu tư, đồng thời gửi tới cơ quan chuyên môn về xây dựng quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định này để tổ chức thẩm định dự án. Hồ sơ trình thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm: Tờ trình thẩm định dự án theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; hồ sơ dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở; các văn bản pháp lý có liên quan;
b) Trong thời gian 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo trích lục hồ sơ có liên quan đến các cơ quan, tổ chức theo quy định tại Khoản 6 Điều 10 Nghị định này để lấy ý kiến về nội dung liên quan đến dự án. Khi thẩm định dự án có quy mô nhóm A được đầu tư xây dựng trong khu vực đô thị, cơ quan chủ trì thẩm định phải lấy ý kiến của Bộ Xây dựng về thiết kế cơ sở.
2. Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, dự án sử dụng vốn khác có yêu cầu thẩm định thiết kế cơ sở:
a) Chủ đầu tư, đơn vị đầu mối quản lý về hoạt động PPP gửi hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án đến người quyết định đầu tư, đồng thời gửi tới cơ quan chuyên môn về xây dựng quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 10 Nghị định này để tổ chức thẩm định;
b) Trong thời gian 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ dự án, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm gửi văn bản kèm theo hồ sơ đến các cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định tại Khoản 6 Điều 10 Nghị định này để lấy ý kiến về nội dung liên quan đến thiết kế cơ sở của dự án.
3. Thời hạn có văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức có liên quan đến dự án, thiết kế cơ sở theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này quy định như sau: Không quá 30 (ba mươi) ngày đối với dự án quan trọng quốc gia; 20 (hai mươi) ngày đối với dự án nhóm A; 15 (mười lăm) ngày đối với dự án nhóm B và 10 (mười) ngày đối với dự án nhóm C. Nếu quá thời hạn, các cơ quan, tổ chức liên quan không có văn bản trả lời thì được xem như đã chấp thuận về nội dung xin ý kiến về thiết kế cơ sở và chịu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý của mình.
4. Thời gian thẩm định dự án theo quy định tại Điều 59 của Luật Xây dựng năm 2014. Thời hạn thẩm định thiết kế cơ sở: Không quá 60 (sáu mươi) ngày đối với dự án quan trọng quốc gia, 30 (ba mươi) ngày đối với dự án nhóm A, 20 (hai mươi) ngày đối với dự án nhóm B và 15 (mười lăm) ngày đối với dự án nhóm C.
5. Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn trực tiếp đơn vị tư vấn thẩm tra theo quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều 10 Nghị định này, trong thời gian 5 (năm) ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về xây dựng có văn bản thông báo cho chủ đầu tư các nội dung cần thẩm tra để chủ đầu tư lựa chọn và ký kết hợp đồng với tư vấn thẩm tra; thời gian thực hiện thẩm tra không vượt quá 30 (ba mươi) ngày đối với dự án quan trọng quốc gia; 20 (hai mươi) ngày đối với dự án nhóm A; 15 (mười lăm) ngày đối với dự án nhóm B và 10 (mười) ngày đối với dự án nhóm C. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi kết quả thẩm tra cho cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư để làm cơ sở thẩm định dự án, thiết kế cơ sở.
6. Cơ quan chủ trì thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm tổ chức thẩm định theo cơ chế một cửa liên thông đảm bảo đúng nội dung và thời gian theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 và Nghị định này. Mẫu văn bản kết quả thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở thực hiện theo Mẫu số 02 và 03 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt tại quyết định đầu tư xây dựng. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định tại
Điều 60 Luật Xây dựng năm 2014.
2. Nội dung chủ yếu của quyết định đầu tư xây dựng gồm:
a) Tên dự án;
b) Chủ đầu tư;
c) Tổ chức tư vấn lập dự án, khảo sát (nếu có), lập thiết kế cơ sở;
d) Mục tiêu, quy mô đầu tư xây dựng, tiến độ thực hiện dự án;
đ) Công trình xây dựng chính, các công trình xây dựng và cấp công trình thuộc dự án;
e) Địa điểm xây dựng và diện tích đất sử dụng;
g) Thiết kế cơ sở, thiết kế công nghệ (nếu có), quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng được lựa chọn;
h) Yêu cầu về nguồn lực, khai thác sử dụng tài nguyên (nếu có), vận hành sử dụng công trình; phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, phương án bảo vệ môi trường (nếu có), phòng chống cháy nổ;
i) Tổng mức đầu tư và dự kiến phân bổ nguồn vốn sử dụng theo tiến độ;
k) Hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng.
2. Bộ Xây dựng quy định chi tiết về hồ sơ trình thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở và mẫu quyết định đầu tư xây dựng.
1. Dự án đầu tư xây dựng chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
2. Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:
a) Tờ trình thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 55 của Luật Xây dựng năm 2014.
3. Thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng quy định như sau:
a) Thẩm quyền thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này; mẫu kết quả thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định và trình hồ sơ dự án đến người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.
1. Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách theo quy định tại Điểm b, Điểm d Khoản 1 Điều 61 của Luật Xây dựng năm 2014 được quy định cụ thể như sau:
a) Chủ đầu tư phải có phương án giải trình, chứng minh hiệu quả bổ sung do việc điều chỉnh dự án mang lại gồm: Hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội đối với dự án sản xuất, kinh doanh, dự án có yêu cầu thu hồi vốn; hiệu quả trong giai đoạn xây dựng, hiệu quả kinh tế - xã hội đối với dự án không có yêu cầu thu hồi vốn;
b) Điều chỉnh thiết kế cơ sở của dự án khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí địa điểm xây dựng, hướng tuyến, quy mô, công năng sử dụng các công trình thuộc dự án;
c) Việc điều chỉnh dự án do yếu tố trượt giá xây dựng được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
2. Việc thẩm định dự án, thiết kế cơ sở điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm trình đề xuất điều chỉnh dự án, thiết kế cơ sở để người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
1. Công trình công cộng quy mô lớn, có yêu cầu kiến trúc đặc thù phải tổ chức thi tuyển hoặc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc gồm:
a) Công trình công cộng cấp I, cấp đặc biệt;
b) Trụ sở cơ quan Đảng, Nhà nước, trung tâm hành chính - chính trị, trung tâm phát thanh, truyền hình;
c) Nhà ga đường sắt trung tâm cấp tỉnh, nhà ga hàng không dân dụng;
d) Công trình giao thông trong đô thị từ cấp II trở lên có yêu cầu thẩm mỹ cao (cầu qua sông, cầu vượt, ga đường sắt nội đô);
đ) Các công trình có vị trí quan trọng, có yêu cầu cao về kiến trúc (công trình tượng đài, điểm nhấn trong đô thị);
2. Bộ Xây dựng quy định chi tiết các công trình khác có ý nghĩa quan trọng trong đô thị và trên các tuyến đường chính cần tổ chức thi tuyển; quy định cụ thể về hình thức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc xây dựng; quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc và chi phí cho việc thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.
Tổ chức, cá nhân có phương án thiết kế kiến trúc được lựa chọn được ưu tiên thực hiện các bước thiết kế tiếp theo khi có đủ điều kiện năng lực thực hiện theo quy định.
1. Người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức tổ chức quản lý dự án theo quy định tại Điều 62 của Luật Xây dựng năm 2014.
2. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực theo quy định tại Điều 63 của Luật Xây dựng năm 2014 và Điều 17 Nghị định này.
Trường hợp nếu người quyết định đầu tư giao cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình là chủ đầu tư dự án thì người quyết định đầu tư giao chủ đầu tư có trách nhiệm ký hợp đồng thuê Ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án khu vực để thực hiện quản lý dự án theo quy định.
3. Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ. Trường hợp điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ không có quy định cụ thể thì hình thức tổ chức quản lý dự án được thực hiện theo quy định của Nghị định này.
4. Đối với dự án sử dụng vốn khác, người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án.
5. Đối với dự án PPP, doanh nghiệp dự án lựa chọn hình thức quản lý dự án quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (sau đây gọi là Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực) để thực hiện chức năng chủ đầu tư và nhiệm vụ quản lý đồng thời nhiều dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách.
2. Hình thức Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được áp dụng đối với các trường hợp:
a) Quản lý các dự án được thực hiện trong cùng một khu vực hành chính hoặc trên cùng một hướng tuyến;
b) Quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc cùng một chuyên ngành;
c) Quản lý các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay của cùng một nhà tài trợ có yêu cầu phải quản lý thống nhất về nguồn vốn sử dụng.
3. Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thành lập là tổ chức sự nghiệp công lập; do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước thành lập là tổ chức thành viên của doanh nghiệp.
Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực có tư cách pháp nhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định; thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư và trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện các dự án được giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về các hoạt động của mình; quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn thành khi được người quyết định đầu tư giao.
4. Căn cứ số lượng dự án cần quản lý, yêu cầu nhiệm vụ quản lý và điều kiện thực hiện cụ thể thì cơ cấu tổ chức của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực có thể được sắp xếp theo trình tự quản lý đầu tư xây dựng của dự án hoặc theo từng dự án.
5. Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được thực hiện tư vấn quản lý dự án cho các dự án khác trên cơ sở bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ quản lý dự án được giao, có đủ điều kiện về năng lực thực hiện.
1. Người quyết định thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực quyết định về số lượng, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực, cụ thể như sau:
a) Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được thành lập phù hợp với các chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý hoặc theo yêu cầu về xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng tại các vùng, khu vực. Việc tổ chức các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng các Bộ này xem xét, quyết định để phù hợp với yêu cầu đặc thù trong quản lý ngành, lĩnh vực;
b) Đối với cấp tỉnh: Các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập gồm Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn. Riêng đối với các thành phố trực thuộc Trung ương có thể có thêm Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, Ban quản lý dự án phát triển đô thị.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý đối với Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do mình thành lập.
c) Đối với cấp huyện: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc thực hiện vai trò chủ đầu tư và quản lý các dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư xây dựng;
d) Đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đầu tư thì Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện vai trò của chủ đầu tư đồng thời ký kết hợp đồng với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng của cấp huyện hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định tại Khoản 5 Điều 17 Nghị định này để thực hiện quản lý dự án;
đ) Đối với tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước: Các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được thành lập phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính hoặc theo các địa bàn, khu vực đã được xác định là trọng điểm đầu tư xây dựng.
2. Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực được tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, số lượng, quy mô các dự án cần phải quản lý và gồm các bộ phận chủ yếu sau:
a) Ban giám đốc, các giám đốc quản lý dự án và các bộ phận trực thuộc để giúp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực thực hiện chức năng làm chủ đầu tư và chức năng quản lý dự án;
b) Giám đốc quản lý dự án của các Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 54 Nghị định này; cá nhân đảm nhận các chức danh thuộc các phòng, ban điều hành dự án phải có chuyên môn đào tạo và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với công việc do mình đảm nhận.
3. Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực do người quyết định thành lập phê duyệt, trong đó phải quy định rõ về các quyền, trách nhiệm giữa bộ phận thực hiện chức năng chủ đầu tư và bộ phận thực hiện nghiệp vụ quản lý dự án phù hợp với quy định của Luật Xây dựng năm 2014 và pháp luật có liên quan.
4. Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực.
1. Chủ đầu tư quyết định thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án để quản lý thực hiện dự án quy mô nhóm A có công trình xây dựng cấp đặc biệt, dự án áp dụng công nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản, dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước, dự án sử dụng vốn khác.
2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án là tổ chức sự nghiệp trực thuộc chủ đầu tư, có tư cách pháp nhân độc lập, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định để thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án được chủ đầu tư giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về hoạt động quản lý dự án của mình.
3. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Khoản 3 Điều 64 Nghị định này, được phép thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thực hiện một số công việc thuộc nhiệm vụ quản lý dự án của mình.
4. Chủ đầu tư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Khoản 2 Điều 64 của Luật Xây dựng năm 2014.
1. Trường hợp Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực không đủ điều kiện năng lực để thực hiện một số công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này để thực hiện.
2. Đối với các doanh nghiệp là thành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước nếu không đủ điều kiện năng lực để quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách hoặc vốn khác thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này để thực hiện.
3. Tổ chức tư vấn quản lý dự án có thể đảm nhận thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.
4. Tổ chức tư vấn quản lý dự án được lựa chọn phải thành lập văn phòng quản lý dự án tại khu vực thực hiện dự án và phải có văn bản thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện và bộ máy trực tiếp quản lý dự án gửi chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan.
5. Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án, xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với các nhà thầu và chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án.
1. Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc để trực tiếp quản lý đối với dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình xây dựng quy mô nhỏ có tổng mức đầu tư dưới 5 (năm) tỷ đồng, dự án có sự tham gia của cộng đồng và dự án có tổng mức đầu tư dưới 2 (hai) tỷ đồng do Ủy ban nhân dân cấp xã làm chủ đầu tư.
2. Cá nhân tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và phải có chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận. Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để giám sát thi công và tham gia nghiệm thu hạng mục, công trình hoàn thành. Chi phí thực hiện dự án phải được hạch toán riêng theo quy định của pháp luật.
1. Tổng thầu xây dựng thực hiện hợp đồng EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay có trách nhiệm tham gia quản lý thực hiện một phần hoặc toàn bộ dự án theo thỏa thuận hợp đồng với chủ đầu tư và phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để thực hiện công việc do mình đảm nhận.
2. Nội dung tham gia quản lý thực hiện dự án của tổng thầu xây dựng gồm:
a) Thành lập Ban điều hành để thực hiện quản lý theo phạm vi công việc của hợp đồng;
b) Quản lý tổng mặt bằng xây dựng công trình;
c) Quản lý công tác thiết kế xây dựng, gia công chế tạo và cung cấp vật tư, thiết bị, chuyển giao công nghệ, đào tạo vận hành;
d) Quản lý hoạt động thi công xây dựng, các kết nối với công việc của các nhà thầu phụ;
đ) Điều phối chung về tiến độ thực hiện, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường tại công trường xây dựng;
e) Tổ chức nghiệm thu hạng mục, công trình hoàn thành để bàn giao cho chủ đầu tư;
g) Quản lý các hoạt động xây dựng khác theo yêu cầu của chủ đầu tư.
3. Tổng thầu xây dựng được hưởng một phần chi phí quản lý dự án theo thỏa thuận với chủ đầu tư.
Chapter II
FORMULATION, APPRAISAL AND APPROVAL FOR THE PROJECT AND METHODS FOR MANAGING THE PROJECT
Section 1: Formulation, appraisal and approval of the construction project
Article 7. Pre-feasibility study report
1. The investor or agency or organization in charge of preparation of projects of national importance, projects group A shall formulate a pre-feasibility study report for decision of construction policies. In case projects group A (excluding projects of national importance) having planning approved ensuring contents prescribed in Clause 2 of this Article, pre-feasibility study report shall not be required.
2. Contents of pre-feasibility study report shall comply with Article 53 of the Law on Construction dated 2014, in which the preliminary design in the pre-feasibility study report shall contain:
a) Preliminary design on location; project scale; location, types and grades of Permanent Works;
b) Preliminary drawings of construction site of project; horizontal, vertical and cross section of the Permanent Works of the project;
c) Preliminary drawings and prescription of selected foundation design solutions of the Permanent Works;
d) Preliminary technology lines and technology equipment (if any).
Article 8. Appraisal of the pre-feasibility study report and decision on the construction investment policy
1. Regarding projects funded by public investment capital, the appraisal of the pre-feasibility study report and decision on the construction investment policy shall comply with law on public investment.
2. Regarding projects group A funded by capital derived from loans, bonds, funds, etc (excluding projects prescribed in Clause 1 of this Article) that are mentioned in the approved field planning or construction planning, the investor must send report to the Ministry in charge, the Ministry of Construction or local government to consider approving additional planning within their competence or request the Prime Minister to approve the additional planning before formulation of the pre-feasibility study report as prescribed.
The agency or organization in charge of appraisal of the pre-feasibility study report must request approval for the construction investment policy of Ministry in charge and agencies to synthesize and request the investment decision maker to consider deciding the construction investment policy. Time limit for approval for the construction investment policy is within 20 days from the date on which the application is received.
Article 9. The feasibility study report
1. The investor shall formulate the feasibility study report as prescribed in Article 54 of the Law on Construction dated 2014 then submit it to the investment decision maker for appraisal of the project and investment decision, excluding cases prescribed in Clause 4 Article 52 of the Law on Construction dated 2012 and Clause 2 Article 5 of this Decree.
Regarding PPP project, the feasibility study report shall be formulated by the agency or organization as prescribed in law on investment in the form of PPP. Contents of the feasibility study report shall be formulated as prescribed in this Decree and Decree on investment in the form of PPP of the Government.
2. Regarding projects funded by public investment capital, the investor shall formulate the feasibility study report after receiving the investment policy decision of competent authorities as prescribed in the Law on public investment.
3. Regarding construction projects not mentioned in the field planning or construction planning, the investor shall send report to the Ministry in charge, the Ministry of Construction or the local government to consider approving the additional planning within their competence or request the Prime Minister to approve the additional field planning before formulating the feasibility study report. Time limit for approval for the additional field planning or construction planning is within 45 days.
4. Regarding construction project for civil constructions or industrial constructions at places where there is no zoning plan, detailed construction planning approved by the competent agency, the investor shall apply for construction planning license as prescribed in Article 47 of the Law on Construction dated for the basis of formulation of the feasibility study report.
5. If there is any request for compensation, site clearance and relocation in projects of national importance, projects group A, when consider approving its pre-feasibility study report, the investment decision maker shall decide whether to separate or joint following task: compensation, site clearance or relocation according to particular condition of the project to give a private project to the local government where the project is carried out. The formulation, appraisal and approval of above project shall be carried out similarly to an independent project.
Article 10. Competence in appraisal of the project and appraisal of the basic design
1. Regarding projects of national importance: The Prime Minister shall decide to establish the State appraisal council to appraise pre-feasibility study reports and feasibility study reports as prescribed in regulations of law.
2. Regarding construction projects funded by government budget capital:
a) Construction authorities under management of the Ministry of Construction and the Ministry in charge of field-based Works as prescribed in Article 76 of this Decree shall take charge of appraisal of projects group A as prescribed in Article 58 of the Law on Construction dated 2014; Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, central agencies of political organizations or socio-political organizations shall make investment decisions on projects group B and below. Regarding projects assigned to the Ministry in charge of field-based Works by the Prime Minister, the construction authority under management of those Ministries shall carry out the appraisal;
b) Services of Construction, Services in charge of field-based Works as prescribed in Article 76 of this Decree shall carry out the appraisal of projects group B which are located in the province as prescribed in Article 58 of the Law on Construction dated 2014, excluding the projects prescribed in Point a and Point c of this Clause;
c) According to the assignment of the People’s Committee of the province, Committee division of construction management within the remit of the People’s Committees of districts shall carry out the appraisal of projects requiring construction economic-technical reports that under investment decision of the People’s Committees of districts or the People’s Committees of the communes.
3. Regarding construction projects funded by capital derived from loans, bonds, funds, etc:
a) Construction authorities under management of the Ministry of Construction and the Ministry in charge of field-based Works as prescribed in Article 76 of this Decree shall take charge of appraisal of basic design as prescribed in Clause 2 Article 58 of the Law on Construction dated 2014 (excluding technology design) of projects group A; Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, central agencies of political organizations, socio-political organizations, economic groups and general state-owned companies shall make investment decision on projects group B and below. Regarding projects assigned to the Ministries in charge of field-based Works by the Prime Minister, the construction authority under management of those Ministries shall carry out the appraisal of basic design of project;
b) Services of Construction, Services in charge of field-based Works prescribed in Article 76 of this Decree shall carry out the appraisal of basic design of projects group B which are located in the province as prescribed in Clause 2 Article 58 of the Law on Construction dated 2014 (excluding technology design), excluding the projects prescribed in Point a and Point c of this Clause;
c) According to the assignment of the People’s Committee of the province, Committee division of construction management within the remit of the People’s Committees of districts shall carry out the appraisal of construction drawings and construction estimates (excluding technology design) of projects requiring construction economic-technical reports that under investment decision of the People’s Committees of districts or the People’s Committees of the communes;
d) The authority under management of the investment decision maker shall carry out the appraisal of technology design (if any); other contents of the feasibility study report as prescribed in Article 58 of the Law on Construction dated 2014 and synthesize the appraisal result the request for the project approval; and carry out the appraisal of repair, innovation, maintenance and upgrade project with total investment of less than 5 VND billion.
4. Regarding PPP project, the construction authority prescribed in Clause 3 of this Article shall carry out the appraisal of basic design as prescribed in Clause 2 Article 58 of the Law on Construction dated 2014 (excluding technology design); offer opinions about unit price, quotas, appraisal of design solutions for cost savings of constructions work construction; the unit in charge of management of PPP activities under management of the competent agency signing the project contract shall carry out appraisal of other contents of the feasibility study report and technology design (if any) and synthesize the appraisal result of basic design carried out by the construction authority and request for the project approval.
5. Regarding construction projects funded by other capital source:
a) Construction authorities under management of the Ministry of Construction and Ministries in charge of specialized constructions works as prescribed in Article 76 of this Decree shall take charge of appraisal of basic designs as prescribed in Clause 2 Article 58 of the Law on Construction dated 2014 (excluding technology design) of projects group A; Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, central agencies of political organizations, socio-political organizations, economic groups and general state-owned companies shall make investment decision on projects group B and below.
b) Services of Construction, Services in charge of specialized constructions works as prescribed in Article 76 of this Decree shall carry out the appraisal of basic designs of construction projects for public works, Works creating significant impact on scenery, environment and safety of community regarding Works less than or equivalent to class II and under that are constructed in the province as prescribed in Clause 2 Article 58 of the Law on Construction dated 2014;
c) The investment decision maker shall carry out appraisal of the whole project as prescribed in Article 58 of the Law on Construction dated 2014, excluding appraisal of basic designs carried out by construction authorities prescribed in Point a and Point b of this Clause.
6. The authority take charge of appraisal of the project or basic designs (hereinafter referred to as appraising authority) shall consult relevant agencies or organizations about the content of the project. The appraising agencies or organizations shall provide opinions in writing by the deadline about basic designs; fire and explosion prevention; environment protection; use of land, natural resources, infrastructure connection and other necessary contents.
7. During the appraisal process the appraising authority must carry out the appraisal of basic designs, technology designs and other contents of the project, in particular:
a) The appraising authority may invite specialized and experienced organizations or individuals to participate in appraisal of each phase of the project, basic designs, technology design and other contents of the project;
b) If it fails to carry out the appraisal, the construction authority or the investment decision maker may request the investor to select an organization or individual publishing information about construction capacity on the websites of the Ministry of Construction and Services of Construction in order for the investor to conclude an appraisal contract with such organization or individual. If the assessment consultancy unit has not published information about construction capacity on the websites of the Ministry of Construction and Services of Construction, they must be approved by construction agencies affiliated to the Ministry of Construction or Services of Construction in writing. The organization that provide consultancy on planning of a project may not assess that same project.
Article 11. Procedures for appraisal of the project and appraisal of the basic design
1. Regarding construction projects funded by government budget capital:
a) The investor shall send the documentation of appraisal of the construction project to the investment decision maker and construction authority as prescribed in Clause 2 Article 10 of this Decree for appraisal. The documentation of appraisal of the construction project includes: A written request for project appraisal using the form No. 1 prescribed in Appendix II issued herewith; a project documentation, including description and basis design; and relevant legal documents;
b) Within 5 working days from the date on which the sufficient project documentation, the construction authority must send the documentation enclosed with relevant copies to agencies or organizations prescribed in Clause 6 Article 10 of this Decree for consultation about the project. When carrying out the appraisal for the project group A in the urban area, the appraising authority must consult with the Ministry of Construction about the basis design.
2. Regarding construction projects funded by capital derived from loans, bonds, funds, etc; or projects funded by other capital sources requiring appraisal of appraisal basis design:
a) The investor or the unit in charge of management of PPP activities shall send the basis design documentation of the project to the investment decision maker and construction authority prescribed in Clause 3 and Clause 4 Article 10 of this Decree for appraisal;
b) Within 5 working days from the date on which the adequate project documentation, the construction authority must send the documentation enclosed to agencies or organizations prescribed in Clause 6 Article 10 of this Decree for consultation about the basis design of the project.
3. Time limits for feedbacks of agencies or organizations related to the project or the basis design prescribed in Point b Clause 1 and Point b Clause 2 of this Article: within 30 days regarding projects of national importance; within 20 regarding projects group A; within 15 days regarding projects group B and within 10 days regarding projects group C. If the related agencies or organizations do not send any feedback after the aforesaid deadlines, they are considered to concur with the basic design and take responsibility for their managing field.
4. Time limit for project appraisal prescribed in Article 59 of the Law on Construction dated 2014. Time limit for basic design appraisal: within 60 days regarding projects of national importance, within 30 days regarding projects group A, within 20 days regarding projects group B and within 15 days regarding projects group C.
5. In case the construction authority request the investor to select the assessment consultancy unit prescribed in Point b Clause 7 Article 10 of this Decree, within 5 working days from the date on which the satisfactory documentation is sent, the construction authority must send notification of issues that need assessing in order for the investor to select and conclude a contract with the assessment consultancy unit; time limits for assessment are within 30 days regarding projects of national importance; within 20 days regarding projects group A; within 15 days regarding projects group B and within 10 days regarding projects group C. The investor must send the assessment results to the construction authority and the investment decision maker for appraisal of the project and basic design.
6. The appraising authority must carry out the appraisal under single-window system in accordance with the Law on Construction and this Decree. The form of appraisal results of project or basic design shall comply with form No. 02 and 03 prescribed in Appendix II issued herewith.
Article 12. Approval for project and construction decision
1. The construction project shall be approved in the construction decision. Competence in construction decision shall be prescribed in Article 60 of the Law on Construction dated 2014.
2. The construction decision shall contain:
a) Project name;
b) Investor;
c) The organization that provide consultancy on planning of a project, survey (if any) and basic design formulation;
d) Objectives, size, and rate of progress of the project;
dd) Permanent Works, constructions works and classifications of constructions works of the project;
e) Location and area of land used;
g) Basic design, technology design (if any), technical regulations, selected standards;
h) Requirements for natural resources (if any), operation of constructions works; plan for compensation, site clearance, plan for environment protection (if any), fire and explosion prevention;
i) Total investment rates and estimated capital.
k) Forms of project management applied.
2. The Ministry of Construction shall provide guidance on application for project or basic design appraisal and form of construction decision.
Article 13. Construction economic-technical reports
1. Only the construction economic-technical report is required for a construction project prescribed in Clause 2 Article 5 of this Decree.
2. Application for on appraisal of construction economic-technical reports includes:
a) A written request for appraisal of appraisal construction economic-technical reports using the form No. 4 prescribed in Appendix II issued herewith;
b) Contents of construction economic-technical reports prescribed in Article 55 of the Law on Construction dated 2014.
3. Appraisal and approval for construction economic-technical reports:
a) Competence in appraisal of construction economic-technical reports and construction drawing design and construction estimates shall comply with Article 10 of this Decree; the form of appraisal result of economic-technical reports shall use form No. 05 prescribed in Appendix II enclosed herewith;
b) The specialized agency of the investment decision maker shall synthesize the appraisal results and submit the project documentation to the investment decision maker for investment consideration and decision.
Article 14. Adjustments to the construction project and the basic design
1. The adjustments to the projects funded by government budget capital or capital derived from loans, bonds, funds, etc shall comply with Point b and Point d Clause 1 Article 61 of the Law on Construction dated 2014#
a) The investor must give demonstration of additional effect on additional adjustment, including: Finance effect, socio-economic effect on business projects, projects requiring capital recovery; effect during construction stage, socio-economic effect on projects not requiring capital recovery;
b) Basic design of the project shall be adjusted when the construction planning changes directly affect to construction location, route, size, and use of constructions works of the project;
c) The adjustments to the project due to construction cost escalation shall comply with Decree on construction cost management.
2. Appraisal of the adjusted construction project or basic design shall comply with Article 11 of this Decree.
3. The investor shall request for adjustments to the project or basic design in order for the investment decision maker to consider making decision.
Article 15. Contests or selection of work architecture designs
1. Public works with large scale or particular architecture requirements that require contests or selection of architecture design plans include:
a) public works Class I or special class;
b) Head offices of the Communist Party, the State, administrative – political centers, or broadcasters;
c) Central railway stations of provinces, or civil airports;
d) Class II urban traffic works or higher having high aesthetic requirements (such as overpasses, bridges over rivers, railway stations in urban areas);
dd) Works located in significant place, or works with high architecture requirements (monuments, prominent works);
2. The Ministry of Construction shall promulgate other significant works in urban areas and major routes that need contests; specific regulations on forms of contests or selection of construction architecture design; rights and obligations of agencies, organizations, and individuals related to the contests of selection and costs thereof.
The organization or individual having architecture design selected may carry out subsequent design steps if such organization or individual is qualified as prescribed.
Section 2. Construction project management
Article 16. Organizations in charge of CPM
1. The investment decision maker shall decide organizations in charge of CPM as prescribed in Article 62 of the Law on Construction dated 2014.
2. With regard to projects funded by government budget capital or capital derived from loans, bonds, funds, etc, field-based construction project management board (hereinafter referred to as field-based PMB) or area-based construction project management board (hereinafter referred to as area-based PMB) shall be in charge of CPM as prescribed in Article 63 of the Law on Construction dated 2014 and Article 17 of this Decree.
In case the investment decision maker assigns the project investor to manage and use investment capital, the investment decision maker shall conclude an agreement to hire a field-based PMB or an area-based PMB as prescribed.
3. With regard to projects funded by ODA or concessional loans granted by foreign donors, organizations in charge of CPM shall comply with regulations of international agreements on ODA or agreements with donors. If the international agreements on ODA or agreements with donors do not promulgate organizations in charge of CPM, it shall comply with this Decree.
4. With regard to projects funded by other capital sources, the investment decision maker shall decide project management form in conformity with management requirements and actual condition.
5. With regard to PPP projects, the project management enterprise shall establish organizations in charge of CPM as prescribed in Article 19 and Article 20 of this Decree.
Article 17. Field-based PMB or area-based PMB
1. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Presidents of People’s Committees of provinces or districts, President of the Board of Directors of economic groups or state-owned general companies shall decide to establish field-based PMB or area-based PMB that acts as the investor and concurrently manage multiple projects funded by government budget capital or capital derived from loans, bonds, funds, etc.
2. Field-based PMB or area-based PMB shall be established in following cases:
a) The projects are managed in the same administrative division or on the same route;
b) The projects relate to the same field;
c) The projects funded by ODA or concessional loans granted by the same donor that require unified management of capital source.
3. The field-based PMB or area-based PMB which is established by Ministers, Heads of ministerial-level agencies, or Presidents of People’s Committees of provinces or districts shall be a public service provider; and field-based PMB or area-based PMB which is established by the legal representative of state-owned enterprise shall be a member unit of the enterprise.
The field-based PMB or the area-based PMB shall have a complete legal status, use its own seal and open its account at a State Treasury and a commercial bank as prescribed; exercise rights and fulfill obligations of the investor and directly manage its assigned projects; take legal responsibility and take responsibility to the investment decision maker for its operation; and operation of the completed works as assigned.
4. According to the number of the projects that need manage, management requirements and actual condition, the organizational structure of the field-based PMB or the area-based PMB may be established according to CPM procedures of the project or according to each project.
5. The field-based PMB or the area-based PMB may provide project management consultancy for other projects provided that it ensures the fulfillment of the assigned project management and qualified for management of such projects.
Article 18. Organization and operation of the field-based PMB or the area-based PMB
1. The competent person establishing field-based PMB or area-based PMB shall decide number, functions, tasks, organizational structure and operation of field-based PMBs or area-based PMBs, in particular:
a) Regarding Ministries or ministerial-level agencies: Field-based PMBs or area-based PMBs shall be established suitable for the field of their management or requirements for infrastructure at administrative divisions. The organization of field-based PMBs or area-based PMBs affiliated to the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security shall be decided by their Ministers that suitable for particular requirements of field management;
b) Regarding provinces: Field-based PMBs or area-based PMBs established by the People’s Committee of the province shall comprise PMBs of civil and industrial works, PMBs of traffic works, and PMBs of agriculture and rural development. Regarding central-affiliated cities, PMBs of urban infrastructure and industrial parks or PMBs of urban development may be established beside aforesaid PMBs.
The People’s Committee of the province shall be in charge of field-based PMBs or area-based PMBs that it established.
c) Regarding districts: PMBs affiliated to the People’s Committee of district shall act as the investor and manage projects decided by the People’s Committee of district;
d) Regarding communes: The People’s Committee of commune shall act as the investor of the project that it decide investment and conclude an agreement with the PMB of district or PMB prescribed in Clause 5 Article 17 of this Decree;
dd) Regarding economic groups or state-owned general companies: field-based PMBs or area-based PMBs shall be established in conformity with their main business lines or their major administrative divisions in terms of construction.
2. Field-based PMBs or area-based PMBs shall be organized in conformity with their tasks, number and scope of their projects and consist of:
a) The Board of Directors, project managers and affiliated units that help the field-based PMB or the area-based PMB to act as the investor and manage the project;
b) The project manager of the field-based PMB or the area-based PMB must be qualified as prescribed in Article 54 of this Decree; persons holding positions in project steering committees must have professional knowledge and practice licenses suitable for their jobs.
3. The operation regulation of the field-based PMB or the area-based PMB shall be approved by the competent person deciding establishment, which clarifies rights and obligations of departments acting as the investor and departments managing the project in accordance with the Law on Construction dated 2014 and relevant law provisions.
4. The Ministry of Construction shall provide guidance on operation regulations of field-based PMBs or area-based PMBs.
Article 19. Single-project PMB
1. The investor shall decide to establish the single-project PMB to manage a project group A having special class works, a high-technology project certified by the Minister of Science and Technology in writing, a project for national defense and security that requires state secrets, or a project funded by other capital sources.
2. The single-project PMB is a public service provider affiliated to the investor which has complete legal status, use its own seal and open its account at a State Treasury and a commercial bank as prescribed; exercise rights and fulfill obligations of the investor; take legal responsibility and take responsibility to the investment decision maker for its operation.
3. The single-project PMB must be qualified as prescribed in Clause 3 Article 64 of this Decree and may hire a qualified advisor to perform a number of its tasks.
4. The investor shall define the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the single-project PMB as prescribed in Clause 2 Article 64 of the Law on Construction dated 2014.
Article 20. Hiring CPM consultancy
1. In case the field-based PMB or the area-based PMB is not qualified to perform CPM, it may hire a qualified CPM consultancy as prescribed in this Decree.
2. In case the enterprise which is the member unit of an economic group or state-owned general company is not qualified to perform CPM using capital derived from loans, bonds, funds, etc or other capital sources, it may hire a qualified CPM consultancy as prescribed in this Decree.
3. The CPM consultancy may partially or totally CPM tasks according to the agreement concluded with the investor.
4. The selected CPM consultancy must set up an office of CPM in the area where the project is carried out and send notifications of rights and obligations of the representative and the steering board of CPM to the investor and relevant contractors.
5. The investor must observe the execution of CPM advising contract, deal with issues arising between the CPM consultancy, contractors and local governments during the project process.
Article 21. Direct investor in charge of CPM
1. The investor shall use its legal status and affiliated units to manage directly projects for renovation, repair or upgrade of small-scale constructions works with less than VND 5 billion in total investment, projects involved by the community and projects with less than VND 2 billion in total investment whose investor is the People’s Committee of the commune.
2. Any person engaging in CPM shall work as a part-time job and have qualifications suitable for their jobs. The investor may hire any qualified organization or individual to supervise the construction execution and carry out acceptance of completed work items. Project costs shall be separately recorded as prescribed in regulations of law.
Article 22. CPM of general contractor
1. EPC contractors or turnkey general contractors must partially or totally execute the projects according to their agreements with the investors and be qualified as prescribed in this Decree and relevant law provisions.
2. Project tasks of general contractors include:
a) Establishing Steering committee to manage the agreement execution;
b) Managing total construction site;
c) Managing construction design, manufacture, processing and procurement of materials, equipment, technology transfers and training in operation;
d) Managing the construction stage and connections with subcontractors;
dd) Regulating the rate of process, inspecting the labor hygiene and safety and environment protection at the construction site;
e) Carrying out the final acceptance of work items as completed and transferring them to the investor;
g) Managing other construction activities at the request of the investor.
3. The general contractor may receive a partial project management cost as agreed with the investor.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 6. Trình tự đầu tư xây dựng
Điều 7. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
Điều 9. Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Điều 10. Thẩm quyền thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở
Điều 11. Trình tự thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở
Điều 13. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
Điều 14. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở
Điều 16. Hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
Điều 19. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
Điều 27. Nội dung thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng
Điều 40. Điều kiện cấp giấy phép xây dựng
Điều 41. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng
Điều 42. Công trình xây dựng đặc thù
Điều 43. Quản lý đầu tư xây dựng công trình xây dựng đặc thù
Điều 5. Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Điều 7. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
Điều 8. Thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và quyết định chủ trương đầu tư xây dựng
Điều 10. Thẩm quyền thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở
Điều 13. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
Điều 15. Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
Điều 17. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
Điều 21. Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện quản lý dự án
Điều 30. Quy trình thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng công trình
Điều 34. Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng
Điều 47. Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng
Điều 48. Chứng chỉ hành nghề thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng
Điều 49. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng
Điều 51. Chứng chỉ hành nghề an toàn lao động trong xây dựng
Điều 66. Chứng chỉ năng lực của tổ chức giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng
Điều 69. Đăng tải thông tin về năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng
Điều 74. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài
Điều 75. Trách nhiệm của chủ đầu tư hoặc chủ dự án đối với nhà thầu nước ngoài
Mục 1. LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Điều 11. Trình tự thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở
Điều 12. Phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng
Điều 13. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
Điều 14. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở
Mục 1. THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 30. Quy trình thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng công trình
Điều 46. Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng
Điều 47. Chứng chỉ hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng
Điều 48. Chứng chỉ hành nghề thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng
Điều 49. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng
Điều 52. Chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng
Điều 54. Điều kiện năng lực đối với giám đốc quản lý dự án
Điều 56. Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng