Thông tư 16/2016/TT-BXD hướng dẫn 59/2015/NĐ-CP hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
Số hiệu: | 16/2016/TT-BXD | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng | Người ký: | Bùi Phạm Khánh |
Ngày ban hành: | 30/06/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2016 |
Ngày công báo: | 03/08/2016 | Số công báo: | Từ số 809 đến số 810 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị, Đầu tư | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/08/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 16/2016/TT-BXD hướng dẫn việc tổ chức lại hoạt động, thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách; xây dựng Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, khu vực.
1. Tổ chức lại hoạt động, thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phạm vi Điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn việc tổ chức lại hoạt động, thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách; xây dựng Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (sau đây viết tắt là Ban QLDA chuyên ngành, khu vực). Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài đã có thỏa thuận về hình thức quản lý dự án thì việc tổ chức quản lý dự án được thực hiện theo thỏa thuận với nhà tài trợ.
2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với người quyết định thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 của Luật Xây dựng, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước căn cứ quy định của Luật Xây dựng, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 59/2015/NĐ-CP) và Thông tư này để tiếp tục hướng dẫn tổ chức thực hiện đối với các dự án thuộc phạm vi quản lý trong trường hợp cần thiết.
4. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn khác căn cứ quy định của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này để vận dụng, tổ chức quản lý dự án phù hợp với Điều kiện cụ thể của mình.
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị thành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước: là doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và có tên trong Điều lệ hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
2. Giám đốc quản lý dự án: là chức danh chuyên môn do Giám đốc Ban quản lý dự án bổ nhiệm, miễn nhiệm để trực tiếp quản lý Điều hành đối với một hoặc một số dự án cụ thể được phân công.
3. Người quyết định thành lập Ban quản lý dự án: là người có thẩm quyền thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 của Luật Xây dựng.
4. Ủy thác quản lý dự án: là việc người quyết định đầu tư chấp thuận để chủ đầu tư giao cho Ban QLDA chuyên ngành, khu vực nơi có dự án thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án, bàn giao công trình hoàn thành cho chủ đầu tư theo thỏa thuận hợp đồng được ký kết.
Việc tổ chức lại hoạt động, thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực theo quy định của Luật Xây dựng phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
1. Phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển của Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, kế hoạch đầu tư công trung hạn, chủ trương đầu tư và yêu cầu về tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
2. Đáp ứng các Điều kiện thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực quy định tại Khoản 2 Điều 62 và Khoản 1 Điều 63 của Luật Xây dựng.
3. Không làm gián đoạn tiến độ thực hiện dự án, không làm tăng thêm biên chế Ban quản lý dự án khi được sắp xếp, tổ chức lại hoạt động để thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực. Cán bộ, viên chức trong biên chế Ban QLDA chuyên ngành, khu vực không kiêm nhiệm các chức danh, nhiệm vụ công tác khác ngoài nhiệm vụ quản lý dự án được giao.
4. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động trên cơ sở sử dụng kinh phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt và các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có). Đối với các Ban QLDA chuyên ngành, khu vực được giao quản lý các dự án tại địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn, dự án quy mô nhỏ có yêu cầu lập Báo cáo Kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng, dự án mới phê duyệt nhưng chưa được bố trí vốn thực hiện thì người quyết định thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực, người quyết định đầu tư căn cứ Điều kiện cụ thể để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các Ban quản lý dự án này.
5. Bảo đảm Điều kiện năng lực hoạt động của Ban QLDA chuyên ngành, khu vực khi được tổ chức lại, thành lập theo quy định của pháp luật về xây dựng.
1. Ban QLDA chuyên ngành, khu vực do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập theo quy định tại Điều 17, Điều 18 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP là tổ chức sự nghiệp công lập, hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Ban QLDA chuyên ngành, khu vực do Người đại diện có thẩm quyền của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định thành lập theo quy định tại Điều 17, Điều 18 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP là đơn vị thành viên hạch toán độc lập hoặc là đơn vị hạch toán phụ thuộc sử dụng tư cách pháp nhân của công ty Mẹ để quản lý thực hiện dự án. Ban QLDA chuyên ngành, khu vực được tổ chức lại, thành lập theo Nghị quyết của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị và hoạt động theo cơ chế tự đảm bảo kinh phí hoặc được cấp kinh phí hoạt động trong trường hợp là đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty Mẹ.
3. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án thành lập theo quy định tại Điều 19 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP là tổ chức sự nghiệp trực thuộc chủ đầu tư được thành lập, giải thể và hoạt động theo quyết định của chủ đầu tư phù hợp với Điều kiện thực hiện dự án và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Đối với dự án sử dụng vốn khác, người quyết định đầu tư quyết định hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng phù hợp với yêu cầu quản lý và Điều kiện cụ thể của dự án.
Việc sắp xếp, tổ chức lại hoạt động của các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư thành lập trước ngày Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Tổ chức lại hoạt động của các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách:
a) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án do chủ đầu tư thành lập trước ngày Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành được phép tiếp tục hoạt động cho đến khi hoàn thành dự án, đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Trường hợp cần thiết, tùy thuộc vào yêu cầu, Điều kiện cụ thể của từng Bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp, người quyết định đầu tư có thể sắp xếp, tổ chức lại hoạt động của các Ban quản lý dự án này để hình thành Ban QLDA chuyên ngành, khu vực theo quy định của Luật Xây dựng;
b) Các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án do chủ đầu tư thành lập sau ngày Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành (trừ các Ban quản lý dự án được thành lập theo quy định Khoản 2 Điều 62 của Luật Xây dựng) phải được tổ chức lại hoạt động trên cơ sở thực hiện sáp nhập vào Ban QLDA chuyên ngành, khu vực do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Người có thẩm quyền của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thành lập;
c) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước do đơn vị thành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư nhưng không đủ Điều kiện để thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án thì người quyết định đầu tư đề xuất với Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước để giao cho Ban QLDA chuyên ngành, khu vực của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP;
d) Đối với các dự án thuộc các chương trình Mục tiêu khác nhau được đầu tư xây dựng trên cùng địa bàn hành chính của tỉnh, huyện chủ chương trình Mục tiêu cần thống nhất với UBND cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện việc lồng ghép các dự án để giao cho Ban QLDA chuyên ngành, khu vực của cấp tỉnh, cấp huyện quản lý;
đ) Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài đã có cam kết, thỏa thuận về hình thức quản lý dự án thì việc quản lý dự án được thực hiện theo cam kết, thỏa thuận với nhà tài trợ;
e) Đối với dự án thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC, chủ đầu tư có thể thỏa thuận giao cho tổng thầu EPC quản lý thực hiện dự án theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức bộ phận chức năng để theo dõi, kiểm tra công tác quản lý dự án của tổng thầu EPC.
2. Các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng nhiều dự án do người quyết định đầu tư thành lập đang hoạt động tại một số Bộ ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cần được sắp xếp, tổ chức lại hoạt động để đáp ứng các yêu cầu, Điều kiện đối với Ban QLDA chuyên ngành, khu vực theo quy định của Luật Xây dựng. Việc sắp xếp, tổ chức lại hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng nhiều dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách gồm các nội dung sau:
a) Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư các dự án thực hiện rà soát về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các Ban quản lý dự án hiện có và đề xuất phương án sắp xếp, tổ chức lại hoạt động đối với các Ban quản lý dự án này để báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc tổ chức lại hoạt động của các Ban quản lý dự án;
b) Bổ sung, kiện toàn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của Ban quản lý dự án hiện có làm cơ sở để ra quyết định thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực sau khi đã được sắp xếp, tổ chức lại hoạt động;
c) Tăng cường cơ sở vật chất, bổ sung năng lực hoạt động để đáp ứng yêu cầu về Điều kiện năng lực của Ban QLDA chuyên ngành, khu vực theo quy định tại Điều 64 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP.
3. Căn cứ vào Điều kiện cụ thể của địa phương, UBND cấp tỉnh xem xét, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị được thành lập theo quy định của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị để đảm nhận quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công trình hạ tầng kỹ thuật tại địa phương.
1. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, cấp huyện, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có trách nhiệm thành lập các Ban QLDA chuyên ngành, khu vực theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP để quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách do mình quyết định đầu tư.
Tùy thuộc Điều kiện cụ thể của Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, Người có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 của Luật Xây dựng có thể lựa chọn một hoặc một số Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng đang hoạt động làm nòng cốt để tổ chức lại hoạt động, thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực phù hợp với quy định hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.
2. Thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cấp tỉnh, cấp huyện
a) Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ:
- Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP thành lập các Ban QLDA chuyên ngành, khu vực để quản lý các dự án do mình quyết định đầu tư. Trường hợp đã có doanh nghiệp trực thuộc có chức năng quản lý dự án, người quyết định thành lập Ban quản lý dự án căn cứ Điều kiện cụ thể để xem xét, chuyển đổi mô hình hoạt động của doanh nghiệp hoặc bổ sung chức năng của Ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực để đảm nhận việc quản lý các dự án thuộc phạm vi quản lý của mình. Tùy thuộc số lượng, quy mô dự án được phân cấp quản lý và Điều kiện tổ chức thực hiện cụ thể, Bộ trưởng Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có thể ủy quyền cho Tổng cục trưởng thành lập Ban quản lý dự án trực thuộc để quản lý các dự án được phân cấp cho Tổng cục quyết định đầu tư;
- Các Bộ ngành, cơ quan ngang Bộ căn cứ nhu cầu, quy mô đầu tư xây dựng theo kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm để xem xét, quyết định việc thành Lập các Ban QLDA chuyên ngành, khu vực phù hợp với yêu cầu, Điều kiện tổ chức quản lý thực hiện dự án. Trường hợp chưa có Điều kiện để thành lập Ban quản lý dự án hoặc Ban quản lý dự án được thành lập không đủ Điều kiện năng lực để quản lý tất cả các dự án thuộc phạm vi quản lý thì người quyết định đầu tư giao chủ đầu tư thực hiện ủy thác quản lý dự án cho Ban QLDA chuyên ngành, khu vực tại nơi có dự án để quản lý thực hiện.
b) Đối với cấp tỉnh:
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập các Ban QLDA chuyên ngành, khu vực theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 18 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP gồm: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Riêng đối với các thành phố trực thuộc trung ương, các tỉnh đã có quy hoạch với khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu đô thị mới, khu bảo tồn thiên nhiên với số lượng từ hai (02) khu trở lên thì có thể thành lập thêm Ban QLDA khu vực để quản lý các dự án phát triển hạ tầng tại các khu vực này;
- UBND cấp tỉnh trực tiếp quản lý hoặc ủy quyền cho các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quản lý đối với hoạt động của các Ban QLDA chuyên ngành, khu vực do mình quyết định thành lập.
c) Đối với cấp huyện:
- Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Ban QLDA đầu tư xây dựng khu vực của huyện sau khi có ý kiến chấp thuận của UBND cấp tỉnh để quản lý các dự án do cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư và dự án được UBND cấp tỉnh giao làm chủ đầu tư, trừ các dự án do chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP;
- UBND cấp huyện trực tiếp quản lý đối với hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng của cấp huyện.
3. Thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước:
a) Người có thẩm quyền của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực để quản lý các dự án sử dụng vốn nhà nước do Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định đầu tư. Trường hợp tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã có đơn vị thành viên có chức năng và đủ Điều kiện năng lực để quản lý dự án thì có thể thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại hoạt động của đơn vị thành viên này;
b) Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước xem xét, chấp thuận việc thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực trực thuộc đơn vị thành viên trong trường hợp cần thiết để quản lý các dự án do đơn vị thành viên quyết định đầu tư. Ban QLDA chuyên ngành, khu vực do đơn vị thành viên thành lập phải có đủ Điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng và được tổ chức hoạt động theo hướng dẫn tại Thông tư này;
c) Đối với dự án nhóm A của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Bộ ngành quyết định đầu tư, việc quản lý dự án được giao cho Ban QLDA chuyên ngành, khu vực của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thực hiện trên cơ sở chấp thuận của người quyết định đầu tư.
1. Vị trí của Ban QLDA chuyên ngành, khu vực:
a) Ban QLDA chuyên ngành, khu vực do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập là tổ chức sự nghiệp công lập, hoạt động theo nguyên tắc tự bảo đảm về kinh phí hoạt động quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Thông tư này;
b) Ban QLDA chuyên ngành, khu vực do Người có thẩm quyền của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định thành lập là tổ chức thành viên hạch toán độc lập hoặc đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty Mẹ. Ban quản lý dự án hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính hoặc được Công ty Mẹ cấp kinh phí quản lý dự án để hoạt động;
c) Ban QLDA chuyên ngành, khu vực khi hoạt động phải đăng ký năng lực hoạt động với cơ quan quản lý xây dựng địa phương nơi đặt trụ sở chính;
d) Ban QLDA chuyên ngành, khu vực có quan hệ phối hợp công tác với các cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này.
2. Chức năng của Ban QLDA chuyên ngành, khu vực quy định tại Khoản 2 Điều 63 của Luật Xây dựng và Khoản 3 Điều 17 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Làm chủ đầu tư một số dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoài ngân sách khi được giao. Căn cứ Điều kiện cụ thể của Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, người quyết định đầu tư xem xét, quyết định giao cho Ban quản lý dự án thực hiện chức năng chủ đầu tư đối với từng dự án cụ thể;
b) Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban quản lý dự án quy định tại Điều 68, Điều 69 của Luật Xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;
d) Thực hiện các chức năng khác khi được người quyết định thành lập Ban quản lý dự án giao và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này;
đ) Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư;
e) Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao.
Căn cứ quy định về quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Điều 68, Điều 69 của Luật Xây dựng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban QLDA chuyên ngành, khu vực được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư gồm:
a) Lập kế hoạch dự án: lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng năm, trong đó phải xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, Mục tiêu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện;
b) Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng: thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ cảnh quan, môi trường, phòng chống cháy nổ có liên quan đến xây dựng công trình; tổ chức lập dự án, trình thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định; tiếp nhận, giải ngân vốn đầu tư và thực hiện các công việc chuẩn bị dự án khác;
c) Các nhiệm vụ thực hiện dự án: thuê tư vấn thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng và trình thẩm định, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng (theo phân cấp); chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có) và thu hồi, giao nhận đất để thực hiện dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; giám sát quá trình thực hiện; giải ngân, thanh toán theo hợp đồng xây dựng và các công việc cần thiết khác;
d) Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng, bàn giao công trình để vận hành, sử dụng: tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành; vận hành chạy thử; quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và bảo hành công trình;
đ) Các nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân: tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiến độ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu xây dựng; thực hiện chế độ quản lý tài chính, tài sản của Ban quản lý dự án theo quy định;
e) Các nhiệm vụ hành chính, Điều phối và trách nhiệm giải trình: tổ chức văn phòng và quản lý nhân sự Ban quản lý dự án; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức thuộc phạm vi quản lý; thiết lập hệ thống thông tin nội bộ và lưu trữ thông tin; cung cấp thông tin và giải trình chính xác, kịp thời về hoạt động của Ban quản lý dự án theo yêu cầu của người quyết định đầu tư và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Các nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo: thực hiện giám sát đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật; định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án gồm:
a) Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý dự án theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Luật Xây dựng;
b) Phối hợp hoạt động với tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án để bảo đảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường;
c) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án khác do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư giao hoặc ủy quyền thực hiện.
3. Nhận ủy thác quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu, phù hợp với năng lực hoạt động của mình.
4. Giám sát thi công xây dựng công trình khi đủ Điều kiện năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật.
1. Người quyết định thành lập Ban quản lý dự án quyết định cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án gồm một số phòng (ban) chủ yếu như: Ban giám đốc, văn phòng, một số phòng (ban) nghiệp vụ theo chức năng và các phòng (ban) Điều hành dự án. Trong quá trình hoạt động, căn cứ quy mô, số lượng, Điều kiện cụ thể của các dự án được giao quản lý, Giám đốc Ban quản lý dự án đề xuất phương án tổ chức các phòng (ban) trực thuộc trên cơ sở phân công thực hiện theo từng chức năng, nhiệm vụ hoặc kết hợp giữa các chức năng, nhiệm vụ được giao để trình người quyết định thành lập Ban quản lý dự án quyết định số lượng và tên gọi các phòng (ban) của Ban quản lý dự án.
Cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác giữa các phòng (ban) của Ban quản lý dự án được hướng dẫn cụ thể tại Điều 15 của Thông tư này.
2. Nhân sự của Ban QLDA chuyên ngành, khu vực
a) Các chức danh chủ chốt của Ban quản lý dự án gồm: Giám đốc, các Phó giám đốc, Kế toán trưởng Ban quản lý dự án do người quyết định thành lập Ban quản lý dự án bổ nhiệm và miễn nhiệm;
b) Giám đốc Ban quản lý dự án quyết định việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm các viên chức của Ban quản lý dự án theo phân cấp, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về tuyển dụng, quản lý và sử dụng viên chức, người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập và tại doanh nghiệp;
c) Giám đốc quản lý dự án là chức danh chuyên môn quản lý dự án do Giám đốc Ban quản lý dự án bổ nhiệm, miễn nhiệm và được bố trí làm việc tại các phòng (ban) Điều hành dự án;
d) Cá nhân đảm nhận thực hiện công việc chuyên môn, của Ban quản lý dự án phải có đủ Điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng; Giám đốc quản lý dự án phải có đủ Điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 54 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt của Ban quản lý dự án còn phải có trình độ ngoại ngữ phù hợp.
3. Biên chế và số lượng người làm việc của Ban QLDA chuyên ngành, khu vực được xác định trên cơ sở Đề án vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được phê duyệt.
4. Ban QLDA chuyên ngành, khu vực hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ công tác, tổ chức bộ máy, quản lý viên chức, người lao động và quản lý tài chính theo Quy chế hoạt động được người có thẩm quyền thành lập Ban quản lý dự án phê duyệt theo quy định của pháp luật.
5. Ban QLDA chuyên ngành, khu vực được nhận ủy thác quản lý dự án theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này. Trường hợp quản lý nhiều dự án tại cùng một thời Điểm thì có thể thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ Điều kiện năng lực để thực hiện một số công việc quản lý dự án cụ thể.
1. Nguồn kinh phí được sử dụng cho hoạt động của Ban QLDA chuyên ngành, khu vực gồm:
a) Chi phí quản lý dự án tính trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt: chi phí quản lý dự án được xác định bằng cách lập dự toán hoặc áp dụng định mức chi phí quản lý dự án theo quy định của Bộ Xây dựng. Trường hợp Ban quản lý dự án ký kết hợp đồng ủy thác quản lý dự án với chủ đầu tư thì tùy thuộc vào việc phân giao thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án giữa các Bên hợp đồng để quyết định mức chi phí quản lý dự án được sử dụng;
b) Các Khoản phí, lệ phí được trích từ việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án như: tổ chức đấu thầu, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng và các nguồn thu hợp pháp khác. Mức phí, lệ phí được trích lại cho hoạt động của Ban quản lý dự án thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính;
c) Kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp khác và các hoạt động khác;
d) Hỗ trợ kinh phí thực hiện của người quyết định thành lập Ban quản lý dự án, người quyết định đầu tư. Mức hỗ trợ kinh phí hoạt động của ban quản lý dự án được thực hiện đối với các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Thông tư này. Hình thức hỗ trợ kinh phí có thể gồm: tạm ứng kinh phí hoạt động, hỗ trợ về phương tiện, trang bị làm việc, đào tạo và các hình thức hỗ trợ khác khi cần thiết.
2. Trường hợp chủ đầu tư thực hiện ủy thác quản lý dự án cho Ban QLDA chuyên ngành, khu vực thì chi phí ủy thác quản lý dự án không vượt quá mức chi phí quản lý dự án tính theo định mức của Bộ Xây dựng.
3. Khi tiến độ thực hiện dự án bị kéo dài do các nguyên nhân bất khả kháng hoặc do lỗi của nhà thầu xây dựng thì Giám đốc Ban quản lý dự án phải có báo cáo giải trình và đề xuất giải pháp Điều chỉnh, bổ sung kinh phí quản lý dự án để người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
1. Ban quản lý dự án do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập được thành lập và giải thể theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Ban quản lý dự án của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước được thành lập, giải thể theo Nghị quyết của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị phù hợp với Điều lệ hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
1. Ban QLDA chuyên ngành, khu vực có trách nhiệm nhận ủy thác quản lý dự án cho các chủ đầu tư không đủ Điều kiện để tổ chức quản lý thực hiện dự án theo quy định của pháp luật phù hợp với năng lực hoạt động và Điều kiện cụ thể của mình. Việc ủy thác quản lý dự án được thực hiện thông qua hợp đồng ủy thác quản lý dự án được ký kết. Trường hợp Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư đồng thời là người quyết định thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực thì việc ủy thác quản lý dự án được thực hiện theo phân giao nhiệm vụ của người quyết định đầu tư và hợp đồng ủy thác quản lý dự án.
2. Trình tự thực hiện ủy thác quản lý dự án được hướng dẫn cụ thể như sau:
a) Chủ đầu tư có đề xuất về yêu cầu ủy thác quản lý dự án gửi Ban QLDA chuyên ngành, khu vực nơi thực hiện dự án để có thỏa thuận sơ bộ về việc nhận ủy thác quản lý dự án. Nội dung đề xuất cần mô tả cụ thể về dự án và các yêu cầu, phạm vi công việc quản lý dự án cần phải thực hiện;
b) Trên cơ sở thỏa thuận sơ bộ với Ban QLDA chuyên ngành, khu vực, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận việc giao nhiệm vụ quản lý dự án cho Ban QLDA chuyên ngành, khu vực được dự kiến nhận ủy thác quản lý dự án;
c) Chủ đầu tư tổ chức đàm phán, ký kết hợp đồng ủy thác quản lý dự án theo quy định của pháp luật về hợp đồng xây dựng.
3. Khi thực hiện ủy thác quản lý dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức bộ phận chuyên môn trực thuộc để giám sát thực hiện hợp đồng ủy thác quản lý dự án và phối hợp để thực hiện các công việc quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Thông tư này.
4. Ban QLDA chuyên ngành, khu vực được phép cung cấp dịch vụ ủy thác quản lý dự án cho các chủ đầu tư khác khi đáp ứng các Điều kiện sau:
a) Bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ quản lý dự án được người quyết định đầu tư giao theo tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt;
b) Có đủ Điều kiện năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về xây dựng;
c) Được chủ đầu tư ủy thác quản lý dự án theo trình tự quy định tại Khoản 2 của Điều này.
Căn cứ quy định của Luật Xây dựng, pháp luật có liên quan và hướng dẫn của Thông tư này, Giám đốc Ban quản lý dự án có trách nhiệm tổ chức soạn thảo, trình người quyết định thành lập Ban quản lý dự án phê duyệt Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Thể hiện đầy đủ chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ làm chủ đầu tư dự án; nhiệm vụ và phạm vi hoạt động quản lý dự án trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức có liên quan và trong nội bộ Ban quản lý dự án.
2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy và nhân sự Ban quản lý dự án phải phù hợp với số lượng, quy mô, tính chất của các dự án được giao quản lý. Hoạt động của Ban quản lý dự án phải được phân định rõ giữa chức năng của chủ đầu tư và thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án.
3. Mỗi chức danh, vị trí công tác trong Ban quản lý dự án phải được quy định rõ về nhiệm vụ công việc, yêu cầu về năng lực chuyên môn và phạm vi trách nhiệm, quyền hạn được giao.
4. Thực hiện tự chủ về tài chính, tự bảo đảm kinh phí thường xuyên đối với các hoạt động của Ban quản lý dự án.
1. Quy chế hoạt động của Ban QLDA chuyên ngành, khu vực gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Căn cứ pháp lý ban hành Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án;
b) Vị trí và chức năng;
c) Nhiệm vụ và quyền hạn;
d) Cơ cấu tổ chức và biên chế;
đ) Kinh phí hoạt động;
e) Chế độ làm việc, đãi ngộ đối với cán bộ, viên chức;
g) Quản lý tài chính, tài sản;
h) Chế độ kiểm soát, đánh giá và trách nhiệm báo cáo, giải trình;
i) Các nội dung cần thiết khác (nếu có).
2. Mẫu Quy chế hoạt động của Ban QLDA chuyên ngành, khu vực tham khảo hướng dẫn tại Phụ lục I của Thông tư này.
1. Để thực hiện chức năng chủ đầu tư và nhiệm vụ quản lý các dự án, tùy số lượng và quy mô dự án, khối lượng công việc được giao mà Ban quản lý dự án có thể có cơ cấu tổ chức gồm: Ban giám đốc, văn phòng dự án, một số phòng (ban) nghiệp vụ để thực hiện chức năng của chủ đầu tư và các phòng (ban) chuyên môn để Điều hành thực hiện dự án. Các phòng (ban) Điều hành dự án được tổ chức theo các dự án được giao quản lý hoặc theo trình tự thực hiện đầu tư xây dựng như: chuẩn bị dự án; giải phóng mặt bằng; quản lý thiết kế, dự toán; quản lý đấu thầu và hợp đồng; giám sát thi công; nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành.
2. Giám đốc Ban quản lý dự án quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng (ban) trực thuộc và mối liên hệ công tác giữa các phòng (ban) này trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Quy định về trách nhiệm, quy trình thực hiện đối với các phòng (ban) Điều hành dự án trong việc báo cáo, giải trình, trình thẩm định, phê duyệt, xử lý các tình huống liên quan đến các dự án được giao quản lý;
b) Làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng (ban) chức năng trong việc tham mưu cho Giám đốc Ban quản lý dự án và phối hợp công việc với các phòng (ban) Điều hành quản lý thực hiện dự án;
c) Tự tổ chức giám sát hoạt động của Ban quản lý dự án để tránh chồng chéo giữa thực hiện chức năng của chủ đầu tư với thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án.
1. Quản lý tài chính của Ban quản lý dự án
a) Thực hiện chế độ tài chính đầu tư xây dựng trong việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư của các dự án được giao làm chủ đầu tư và của các dự án nhận ủy thác quản lý thực hiện;
b) Thực hiện chế độ tài chính, kế toán của đơn vị sự nghiệp có thu hoặc của doanh nghiệp đối với các hoạt động của Ban quản lý dự án.
2. Quản lý tài sản của Ban quản lý dự án
a) Ban quản lý dự án được trang bị tài sản để phục vụ công tác quản lý dự án theo quy định của pháp luật. Tài sản của Ban quản lý dự án phải được sử dụng đúng Mục đích, Tiết kiệm và hiệu quả. Nghiêm cấm việc cho thuê, mượn, biếu, tặng và sử dụng tài sản của Ban quản lý dự án vào Mục đích cá nhân;
b) Ban quản lý dự án định kỳ báo cáo người quyết định thành lập Ban quản lý dự án, người quyết định đầu tư về các tài sản được nhà thầu, nhà cung cấp bàn giao, tặng hoặc để lại cho Ban quản lý dự án để quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật;
c) Tài sản của Ban quản lý dự án phải được đánh giá lại sau khi kết thúc từng dự án; tài sản không cần sử dụng phải được xử lý theo quy định hiện hành.
Căn cứ quy mô, tính chất và Điều kiện của dự án được giao quản lý, người quyết định thành lập Ban quản lý dự án quy định mối quan hệ phối hợp công tác giữa Ban quản lý dự án với cơ quan, tổ chức có liên quan. Cụ thể như sau:
1. Đối với người quyết định thành lập Ban quản lý dự án, người quyết định đầu tư:
a) Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trực tiếp của người quyết định thành lập Ban quản lý dự án, người quyết định đầu tư của các dự án được giao làm chủ đầu tư trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được người quyết định đầu tư ủy quyền;
b) Trình phê duyệt Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án (kể cả trong trường hợp Điều chỉnh, bổ sung);
c) Trình thẩm định, phê duyệt các nội dung thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư theo nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật;
d) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình triển khai thực hiện các dự án được giao quản lý; đề xuất biện pháp phối hợp xử lý những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình;
e) Giải trình các nội dung cần thiết theo yêu cầu của người quyết định thành lập Ban quản lý dự án, người quyết định đầu tư.
2. Đối với chủ đầu tư ủy thác quản lý dự án, chủ quản lý sử dụng công trình:
a) Thực hiện các quyền, nghĩa vụ đối với chủ đầu tư ủy thác quản lý dự án theo hợp đồng ký kết và theo quy định của pháp luật có liên quan; chịu sự kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư trong quá trình thực hiện các dự án nhận ủy thác quản lý dự án;
b) Tiếp nhận, quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng và tạm ứng, thanh toán, quyết toán với nhà thầu theo ủy quyền của chủ đầu tư;
c) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án của chủ đầu tư theo ủy quyền và theo quy định của pháp luật có liên quan;
d) Phối hợp với chủ quản lý sử dụng công trình khi lập, phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình, tổ chức lựa chọn nhà thầu xây dựng và nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành vào vận hành, sử dụng (kể cả việc bảo hành công trình theo quy định);
đ) Bàn giao công trình hoàn thành cho chủ đầu tư hoặc chủ quản lý sử dụng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng; quản lý công trình xây dựng hoàn thành trong trường hợp chưa xác định được chủ quản lý sử dụng công trình hoặc theo yêu cầu của người quyết định đầu tư.
3. Đối với nhà thầu xây dựng:
a) Tổ chức lựa chọn nhà thầu, đàm phán, ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn theo quy định của pháp luật hoặc theo ủy quyền của chủ đầu tư có dự án được ủy thác quản lý dự án;
b) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với nhà thầu xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;
c) Tiếp nhận, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết các đề xuất, vướng mắc của nhà thầu trong quá trình thực hiện.
4. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước theo phân cấp:
a) Thực hiện (hoặc theo ủy quyền) các thủ tục liên quan đến công tác chuẩn bị dự án, cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật;
b) Trình cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
c) Chủ trì phối hợp với UBND các cấp trong việc thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư;
d) Phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác quản lý hành chính, bảo đảm an ninh, an toàn cộng đồng trong quá trình thực hiện dự án, bàn giao công trình vào sử dụng;
đ) Báo cáo, giải trình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình thực hiện quản lý dự án (khi được yêu cầu), sự cố công trình, an toàn trong xây dựng và đề xuất biện pháp phối hợp xử lý những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình;
e) Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện sắp xếp, tổ chức lại hoạt động, thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực theo quy định của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của các Bộ ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
2. Tổng hợp các báo cáo định kỳ của Bộ ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước về tình hình hoạt động của các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc phạm vi quản lý.
3. Hướng dẫn xử lý kịp thời các vướng mắc về tổ chức lại, thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và hoạt động của các Ban này theo yêu cầu của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư.
4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng cho các Bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp khi có yêu cầu.
5. Phối hợp với các Hội nghề nghiệp có liên quan hướng dẫn việc đánh giá Điều kiện năng lực của các Ban quản lý dự án, xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động, năng lực hành nghề đối với tổ chức tư vấn, cá nhân tham gia hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng.
1. Người quyết định thành lập Ban quản lý dự án có trách nhiệm:
a) Quyết định việc thành lập, sáp nhập và giải thể Ban quản lý dự án theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế của Ban quản lý dự án;
c) Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám đốc, các nhân sự chủ chốt của Ban quản lý dự án;
d) Phê duyệt Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án;
đ) Theo dõi, chỉ đạo Ban quản lý dự án thực hiện các nhiệm vụ được giao và thực hiện chế độ báo cáo trong đầu tư xây dựng theo quy định, hiện hành;
e) Hỗ trợ về kinh phí hoạt động, phương tiện làm việc cho Ban quản lý dự án trong trường hợp cần thiết;
g) Giám sát, kiểm tra theo định kỳ và đột xuất đối với hoạt động của Ban quản lý dự án theo quy định của Thông tư này;
h) Định kỳ tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của các Ban quản lý dự án thuộc thẩm quyền quản lý với cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo phân cấp.
2. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm:
a) Quyết định hình thức quản lý dự án áp dụng khi quyết định đầu tư;
b) Quyết định phương án, biện pháp sắp xếp, tổ chức lại hoạt động của các Ban quản lý dự án hiện có thuộc thẩm quyền quản lý theo hướng dẫn của Thông tư này, phù hợp với Điều kiện cụ thể của mình.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm:
a) Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo quy định của Luật Xây dựng và pháp luật có liên quan;
b) Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng ủy thác quản lý dự án trong trường hợp dự án được giao cho Ban QLDA chuyên ngành, khu vực thực hiện;
c) Nhận bàn giao công trình hoàn thành từ Ban QLDA chuyên ngành, khu vực sau khi công trình đã được nghiệm thu hoàn thành và tổ chức bàn giao theo quy định của pháp luật về xây dựng.
1. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án sử dụng vốn nhà nước được quyết định thành lập trước ngày Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành được tiếp tục hoạt động cho đến khi hoàn thành dự án, đưa công trình vào khai thác sử dụng. Đối với dự án thực hiện theo hình thức thuê tư vấn quản lý dự án trước ngày Luật Xây dựng có hiệu lực, đã lựa chọn được nhà thầu tư vấn quản lý dự án được tiếp tục ký kết, thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án cho đến khi dự án hoàn thành, bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
2. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án sử dụng vốn nhà nước được quyết định thành lập trong thời gian từ ngày 01/01/2015 đến ngày 05/8/2015 không đáp ứng Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 62 Luật Xây dựng phải thực hiện chuyển đổi hình thức quản lý dự án được áp dụng.
3. Đối với việc tổ chức lại hoạt động và thành lập các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, khu vực:
a) Người có thẩm quyền quyết định thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực có trách nhiệm sắp xếp, tổ chức lại hoạt động, thành lập các Ban QLDA chuyên ngành, khu vực thuộc phạm vi quản lý của mình theo quy định của Nghị định 59/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này. Việc sắp xếp, tổ chức lại hoạt động, thành lập các Ban QLDA chuyên ngành, khu vực phải được hoàn thành trước ngày 31/10/2016;
b) Chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn nhà nước căn cứ Điều kiện cụ thể thực hiện dự án có trách nhiệm đề xuất phương án chuyển đổi hình thức quản lý đối với dự án của mình để báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016;
2. Quy định trước đây về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng được quy định tại Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 Quy định chi Tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 Quy định chi Tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Thông tư số 09/2014/TT-BXD ngày 10/7/2014 Sửa đổi, bổ sung một số Điều tại các Thông tư hướng dẫn Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đối với những nội dung quy định hướng dẫn tại Thông tư này, đề nghị tổ chức, cá nhân gửi ý kiến góp ý về Bộ Xây dựng để xem xét, chỉnh sửa cho phù hợp./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng)
TÊN ĐƠN VỊ THÀNH LẬP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: |
…………, ngày…… tháng…… năm…… |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng...
THẨM QUYỀN BAN HÀNH...
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Thông tư số... /2016/TT-BXD ngày.../.../ 2016 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ....
Theo đề nghị....
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng (tên Ban quản lý dự án).
Điều 2. Hiệu Lực thi hành Quyết định...
Điều 3. Các đơn vị ……… chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP BAN QLDA |
QUY CHẾ MẪU
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định……..)
I. Vị trí pháp lý của Ban QLDA
1. Tên Ban QLDA
- Tên giao dịch:
- Tên tiếng Anh (nếu có):
- Trụ sở giao dịch chính: Số nhà, đường phố thuộc xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố)
- Ban QLDA... được thành lập theo Quyết định số... ngày, tháng, năm của Bộ trưởng...(Chủ tịch UBND tỉnh, huyện/ HĐTV, HĐQT tập đoàn, tổng công ty...)
- Người đại diện theo pháp luật: Ông (Bà)....
- Nơi đăng ký hoạt động của Ban quản lý dự án...
2. Vị trí pháp lý
- Ban QLDA... là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ, UBND, hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ. (Đối với Ban QLDA do Chủ tịch HĐTV, HĐQT của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định thành lập thì Ban QLDA... là đơn vị thành viên hạch toán độc hoặc là chi nhánh hạch toán phụ thuộc công ty Mẹ, hoạt động theo cơ chế tự bảo đảm kinh phí hoặc được cấp kinh phí hoạt động).
- Ban QLDA... có con dấu riêng, có tài Khoản tại Kho Bạc Nhà nước.... (Ngân hàng thương mại...) để giao dịch theo quy định của pháp luật.
II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban QLDA
1. Chức năng
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng.... (tên Ban quản lý dự án) thực hiện các chức năng theo Quyết định thành lập Ban QLDA và theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 7 của Thông tư số /2016/TT-BXD ngày, tháng, năm của Bộ Xây dựng, gồm:
- Làm chủ đầu tư một số dự án sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoài ngân sách do người quyết định đầu tư giao;
- Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác theo hợp đồng ủy thác quản lý dự án được ký kết;
- Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức quản lý các dự án do mình làm chủ đầu tư và nhận ủy thác quản lý dự án theo hợp đồng ủy thác quản lý dự án cho các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và có đủ Điều kiện năng lực để thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Bàn giao công trình hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng;
- Thực hiện các chức năng khác do người quyết định thành lập Ban quản lý dự án giao.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Ban quản lý dự án... có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý dự án theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tại Điều 8 của Thông tư số /2016/TT-BXD ngày, tháng, năm của Bộ Xây dựng gồm:
- Các nhiệm vụ, nội dung quản lý dự án quy định tại Điều 66 của Luật Xây dựng và của pháp luật có liên quan gồm:
…
- Các nhiệm vụ được xác định theo hợp đồng ủy thác quản lý dự án được ký giữa chủ đầu tư với Ban QLDA gồm:
…
- Các nhiệm vụ phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan và nhiệm vụ khác (nếu có) do người quyết định đầu tư giao gồm:
…
- Ban QLDA... có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 68, Điều 69 của Luật Xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan gồm:
…
III. Cơ cấu tổ chức, quyền và trách nhiệm các thành viên của Ban QLDA
1. Cơ cấu tổ chức và biên chế Ban QLDA
1.1. Ban giám đốc Ban quản lý dự án... gồm: Giám đốc, các Phó giám đốc Ban QLDA
- Giám đốc Ban quản lý dự án (Ông, Bà...) do.... (người quyết định thành lập Ban QLDA) bổ nhiệm và miễn nhiệm, có trách nhiệm:...
- Phó Giám đốc Ban quản lý dự án (Ông, Bà...) do... (người quyết định thành lập Ban QLDA) bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Ban QLDA, có trách nhiệm:...
- Kế toán trưởng Ban QLDA (Ông, Bà...) do.... (người quyết định thành lập Ban) bổ nhiệm và miễn nhiệm, có trách nhiệm:...
1.2. Khối các phòng (ban) chức năng, nghiệp vụ gồm:
- Văn phòng Ban QLDA;
- Phòng kế hoạch - tổng hợp;
- Phòng kỹ thuật - thẩm định;
- Phòng Tài chính - kế toán;
- Các phòng (ban) khác (nếu cần thiết) theo yêu cầu cụ thể của dự án.
1.3. Khối các phòng (ban) Điều hành dự án
- Ban QLDA... có các phòng (ban) Điều hành dự án sau đây:
- Phòng (ban) Điều hành dự án...;
- Phòng (ban) Điều hành dự án...;
…
- Phòng (ban) Điều hành dự án có 01 giám đốc quản lý dự án do Giám đốc Ban QLDA bổ nhiệm, miễn nhiệm để trực tiếp Điều hành quản lý thực hiện dự án được giao. Giám đốc quản lý dự án phải có đủ Điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng.
1.4. Biên chế Ban quản lý dự án
- Giám đốc Ban QLDA có trách nhiệm xây dựng, sửa đổi bổ sung Đề án vị trí việc làm để làm cơ sở xác định số lượng người làm việc phù hợp với nhu cầu và nhiệm vụ được giao trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyển dụng lao động của Ban QLDA được căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức Ban QLDA, quỹ tiền lương được giao và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Quyền, trách nhiệm của các thành viên Ban quản lý dự án
2.1. Quyền và trách nhiệm của giám đốc Ban quản lý dự án
- Giám đốc Ban QLDA chịu trách nhiệm trước...(người quyết định thành lập) và pháp luật về quản lý, Điều hành toàn bộ hoạt động của Ban QLDA và là chủ tài Khoản của đơn vị;
- Xây dựng, ban hành Quy chế làm việc và các quy định khác về hoạt động của Ban QLDA;
- Phân công nhiệm vụ của các phó giám đốc và thành viên Ban QLDA; tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật các chức danh Trưởng, Phó trưởng phòng (ban), nhân viên thuộc Ban QLDA;
- Tổ chức, chủ trì các cuộc họp định kỳ và đột xuất (nếu có) của Ban QLDA, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ công tác của các phòng (ban) và của các thành viên Ban QLDA;
- Ký các văn bản, hợp đồng xây dựng với các nhà thầu được lựa chọn, hợp đồng lao động đối với cán bộ, viên chức Ban QLDA.
2.2. Quyền và trách nhiệm của các Phó giám đốc Ban QLDA
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi được giám đốc Ban QLDA phân công hoặc ủy quyền; thực hiện chế độ báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc Ban QLDA và người quyết định thành lập Ban QLDA về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Tham gia các cuộc họp, đề xuất hoặc kiến nghị về các giải pháp, biện pháp cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ của Ban QLDA;
2.3. Quyền, nghĩa vụ của viên chức Ban QLDA
- Được bảo đảm về Điều kiện làm việc, được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật;
- Có trách nhiệm thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao, chấp hành tốt pháp luật, chính sách hiện hành và quy chế làm việc của đơn vị; có quyền từ chối thực hiện công việc được giao khi xét thấy công việc đó ảnh hưởng đến uy tín và quyền lợi của đơn vị, nhưng phải được sự chấp thuận của Trưởng phòng (ban) phụ trách;
- Có quyền đề xuất đóng góp ý kiến, biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao và xây dựng đơn vị;
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng (ban) và Ban Giám đốc Ban QLDA về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao;
- Có trách nhiệm bảo quản và sử dụng Tiết kiệm, hiệu quả tài sản của đơn vị.
IV. Chế độ làm việc của Ban quản lý dự án
1. Nguyên tắc làm việc của Ban QLDA
- Đối với Ban giám đốc Ban QLDA...
- Đối với phòng (ban) chức năng, nghiệp vụ và Điều hành dự án...
- Đối với viên chức, lao động của Ban QLDA....
2. Chế độ hội họp, báo cáo
- Chế độ họp với người quyết định đầu tư, các nhà thầu, giao ban nội bộ Ban QLDA...
- Chế độ báo cáo thường xuyên, định kỳ của Ban QLDA, các phòng (ban)...
3. Chế độ kiểm tra, giám sát
- Chế độ kiểm tra, giám sát đối với dự án được giao quản lý...;
- Chế độ kiểm tra, giám sát các hoạt động trong nội bộ Ban QLDA...
4. Chế độ phối hợp công tác
- Giữa các phòng (ban) của Ban QLDA...;
- Giữa Ban QLDA với các cơ quan, dom vị chức năng của người quyết định thành lập Ban QLDA, người quyết định đầu tư...;
- Giữa Ban QLDA với tổ chức, cá nhân có liên quan...
V. Tài chính, tài sản của Ban quản lý dự án
1. Chế độ tài chính
- Là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính, tự bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (là đơn vị hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc công ty Mẹ trong trường hợp Ban QLDA do tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thành lập);
- Được mở tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước; được mở tài Khoản giao dịch tại Ngân hàng thương mại để phản ánh các Khoản thu, chi từ hoạt động quản lý dự án theo quy định pháp luật;
- Có tổ chức bộ máy kế toán Ban QLDA theo quy định của Luật Kế toán, có trách nhiệm quản lý sử dụng Tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn kinh phí được cấp để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
- Hàng năm, Ban QLDA có trách nhiệm lập dự toán thu, chi và mở sổ kế toán theo dõi, quản lý sử dụng các nguồn kinh phí theo quy định của pháp luật; báo cáo tổng hợp dự toán và quyết toán hàng năm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Các nguồn tài chính của Ban QLDA gồm:
- Vốn đầu tư phát triển của các dự án được giao hoặc được ủy thác quản lý thực hiện;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên (nếu có);
- Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ trong trường hợp cần thiết (nếu có);
- Các Khoản thu từ hoạt động quản lý dự án gồm...;
- Các Khoản thu khác (nếu có)...
3. Nội dung chi
- Chi thường xuyên gồm…..:
- Chi không thường xuyên gồm:...;
4. Sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm
- Trích lập các quỹ gồm:…;
- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động...;
- Các Khoản thuê, khoán…;
- Sử dụng các quỹ của Ban QLDA...
5. Quản lý tài sản, vật tư, trang thiết bị...
VI. Mối quan hệ công tác của Ban quản lý dự án
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng... có các mối quan hệ công tác với các cơ quan, tổ chức sau:
1. Đối với người quyết định thành lập Ban QLDA, người quyết định đầu tư (tên cơ quan, tổ chức...)
- Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trực tiếp của người quyết định thành lập, người quyết định đầu tư về thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Trình... phê duyệt Quy chế hoạt động của Ban QLDA (kể cả việc Điều chỉnh, bổ sung);
- Trình... thẩm định, phê duyệt các nội dung thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư theo nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo, đề xuất và giải trình các nội dung cần thiết theo yêu cầu của người quyết định thành lập, người quyết định đầu tư;
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng của người quyết định thành lập, người quyết định đầu tư trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án.
2. Đối với chủ đầu tư ủy thác quản lý dự án, chủ quản lý sử dụng công trình (tên cơ quan, tổ chức...)
- Thực hiện các quyền, nghĩa vụ đối với các chủ đầu tư khác theo hợp đồng ủy thác quản lý dự án;
- Phối hợp với chủ quản lý sử dụng công trình khi lập, phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình, tổ chức lựa chọn nhà thầu và nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng hoàn thành vào vận hành, sử dụng (kể cả việc thực hiện bảo hành công trình theo quy định);
- Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư hoặc chủ quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật; quản lý công trình xây dựng hoàn thành trong thời gian chưa xác định được đơn vị quản lý sử dụng công trình theo yêu cầu của người quyết định đầu tư.
3. Đối với nhà thầu thi công xây dựng (tên cơ quan, tổ chức...)
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu thuộc dự án do mình làm chủ đầu tư hoặc được ủy thác quản lý thực hiện; đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng với nhà thầu xây dựng được lựa chọn theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các quyền, nghĩa vụ đối với nhà thầu xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;
- Tiếp nhận, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết các đề xuất, vướng mắc của nhà thầu trong quá trình thực hiện.
5. Đối với cơ quan quản lý nhà nước theo phân cấp
- Thực hiện (hoặc theo ủy quyền) các thủ tục liên quan đến công tác chuẩn bị dự án, chuẩn bị xây dựng theo quy định của pháp luật;
- Trình cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Chủ trì phối hợp với UBND các cấp (tên cơ quan, tổ chức...) trong việc thực hiện công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, tái định cư khi dự án có yêu cầu về thu hồi đất để xây dựng;
- Phối hợp với chính quyền địa phương (tên cơ quan, tổ chức...) trong công tác quản lý hành chính, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn của cộng đồng trong quá trình thực hiện dự án và bàn giao công trình vào khai thác, sử dụng;
- Báo cáo, giải trình về tình hình thực hiện quản lý dự án khi được yêu cầu, về sự cố công trình, an toàn trong xây dựng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đề xuất biện pháp phối hợp xử lý những vấn đề vượt quá thẩm quyền;
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
VII. Hiệu lực thi hành
- Quy chế hoạt động của Ban QLDA... có hiệu lực kể từ ngày ký;
- Các thành viên của Ban quản lý dự án có trách nhiệm...
- Các cơ quan, tổ chức có liên quan gồm:.... có trách nhiệm...
- Trường hợp cần thiết, Quy chế hoạt động của Ban QLDA... được sửa đổi, bổ sung theo đề nghị của Giám đốc Ban QLDA
|
NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP BAN QLDA |
MINISTRY OF CONSTRUCTION |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No:16/2016/TT-BXD |
Hanoi, June 30, 2016 |
GUIDANCE ON APPLICATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT’S DECREE NO.59/2015/ND-CP DATED JUNE 18, 2015 ON CONSTRUCTION PROJECT MANAGEMENT
Pursuant to the Law No.50/2014/QH13 on Construction dated June 18, 2014;
Pursuant to the Government’s Decree No.62/2013/ND-CP defining the functions, responsibilities, entitlements and organizational structure of the Ministry of Construction dated June 25, 2013;
Pursuant to the Government’s Decree No.59/2015/ND-CP dated June 18, 2015 on construction project management;
In consideration of the request of Departments of Construction Management,
The Minister of Construction hereby issues this Circular providing guidance on application of a number of articles of the Government’s Decree No.59/2015/ND-CP dated June 18, 2015 on construction project management.
Article 1. Scope and regulated entities
1. Scope: This Circular provides guidance on the establishment and responsibilities of Management Boards of construction projects funded with the State budget and extrabudgetary funds; and introduction of Operation Regulations of field-based and area-based project management boards (hereinafter referred to as “field-based and area-based PMB”). Management of projects funded with ODA, or concessional loans from foreign sponsors shall conform to the agreement signed with the sponsor.
2. Regulated entities: This Circular applies to field-based and area-based PM founders specified in clause 1, Article 63 of the Law on Construction, investment decision-makers, investors and management boards of projects funded with the State budget, extrabudgetary funds and relevant entities.
3. Under the Law on Construction and the Government’s Decree No.59/2015/ND-CP on construction project management dated June 18, 2015 (hereinafter referred to as “ Decree No.59/2015/ND-CP “), Ministries, ministerial-level agencies, Central authorities of political organizations, socio-political organizations, People’s Committees of provinces, economic groups and state-owned corporations shall continue to provide instruction on project management within their administration.
4. Investment decision-makers and investors of projects funded with other sources of finance shall consider applying provisions in the Decree No. 59/2015/ND-CP and guidance hereof to manage their projects according to the reality.
For the purpose of this Circular, terms herein shall be construed as follows:
1. Subsidiary of economic groups or State-owned corporations means a business entity incorporated and operated in accordance with the Law on Enterprises and named in the Charter of the economic group or State-owned Corporation.
2. Project manager means a title of persons appointed to take charge of or execute part or whole project.
3. PMB founder means a person who is competent to establish field-based and area-based PMB under clause 1, Article 63 of the Law on Construction.
4. Management entrustment means the entrustment of project management to field-based or area-based PMBs via under entrustment agreements by the investment decision-maker and investor.
Article 3. Principles for establishment and reorganization of field-based or area-based PMBs
The establishment and operation of field-based or area-based PMBs under the Law on Construction shall:
1. Be conformable to the development orientations and planning, mid-term public investment plans, and policies on public investment and state-owned enterprise investment and restructure.
2. Satisfy all requirements for field-based and area-based PMBs stipulated in clause 2, Article 62 and clause 1, Article 63 of the Law on Construction.
3. Do not interrupt project progress nor make payroll increase Field-based and area-based PMB’s officials on the payroll must not concurrently hold different positions or take charge of tasks other than those designated.
4. Self-arrange operation funds on the basis of project management budget allocated from the approved total investment and other legal proceedings (if any) With respect to field-bases and area-based PMBs of projects in mountainous areas, islands, severely disadvantaged areas, small-scale projects required to have economic-technical reports, or newly approved projects to which capital has not been mobilized yet, the PMB founders and investment decision – makers may provide funding for PMBs according to the reality.
5. Ensure the capacity of established/reorganized field-based /area-based PMBs under the under the Law on Construction.
1. Every field-based or area-based PMB established by the Minister, Head of Ministerial-level agency, president of People’s Committee of provinces or districts under Articles 17 and 18 of the Decree No.59/2015/ND-CP is considered as a public service provider that exercises financial autonomy and finances its recurrent expenditures under the Government's Decree No.16/2015/ND-CP dated February 14, 2015 on public service provider autonomy.
2. Every field-based/ area–based PMB established by the competent person of any economic group or state-owned general corporation under Article 18 and 18 of the Decree No.59/2015/ND-CP shall be considered as a subsidiary whose costs may be independently or dependently accounted. Such member will operate under its parent company’s legal status. Field-based or area-based PMBs may be restructured or established under the Resolution of the Board of Members or Board of Directors and either exercises their financial autonomy or is funded in case of dependent cost-accounting.
3. The PMB of single construction project established under Article 19 of the Decree No.59/2015/ND-CP shall be considered as a service provider under the investor’s authority. Such PMB is established, operated and dissolved under the investor’s Decision and according to the reality and relevant regulations of laws.
4. For construction projects funded with other sources of finance, the investment decision-maker shall have the right to decide form and methods of management according to the project management requirements and project particular progress.
REORGANIZATION OR ESTABLISHMENT OF FIELD-BASED OR AREA-BASED PMBS
The reorganization of PMBs by the investment decision-maker and investor shall be carried out as follows:
1. Reorganization of PMBs of single construction project funded with State budget and extrabudgetary funds:
a) Every PMB of single construction project that has been set up by investors by the effective date of the law on Construction shall be entitled to operate until the project is finished and comes into operation. According to the particular requirements of specific regulatory authorities and enterprises, the investor may restructure and reorganize such PMB as a field-based or area-based PMB, where necessary.
b) PMBs of single construction project (other than those established in accordance with clause 2, Article 62 of the Law on Construction) established after the effective date of the Law on Construction shall be merged into a field-based or area-based PMB that has been set up by the Minister, Head of Ministerial-level agency, President of People’s Committee of the province/district, competent person of the economic group or State-Owned Corporation.
c) For projects which are funded with the State budget and invested by members of economic groups or State-owned corporation but are not eligible to have their own PMB, the investment decision-maker shall request the Board of Members or Board of Directors of the economic group or State-owned Corporation to have field-based or area-based PMB manage or hire project management consultancy under clause 2, Article 20 of the Decree No.59/2015/ND-CP;
d) For projects invested under investment programs within the administration of the province or district where such program is originally launched, the program owner shall negotiate with the People’s Committee of the province and district about the hire of field-based or area-based PMB for managing their project.
dd) For projects funded with ODA, or concessional loans from foreign sponsors shall conform to the agreement signed with the sponsor.
e) For EPC projects, such projects may be managed by EPC contractors under Article 22 of the Decree No.59/2015/ND-CP. Every investor shall assign specialized teams to supervise and inspect the project management by EPC contractors.
2. PMBs of multiple projects that are established by investment decision-makers and operating in regulatory authorities, economic groups or State-owned corporations shall be re-organized to satisfy field-based or area-based PMB criteria under the Law on Construction. Restructure and reorganization of PMBs of multiple construction projects funded with State budget and extrabudgetary funds are as follows:
a) Every investment decision-maker and investor shall:
Review functions, responsibilities and organizational structures of existing PMBs, and submit proposals for methods of restructuring to the competent person;
b) Completely define functions, rights, responsibilities and organizational structure of the existing PMBs as the basis for establishment of field-based and area-based PMBs thereafter;
c) Upgrade facilities and increase the capacity to meet field-based and area-based PMBs criteria stipulated in Article 64 of the Decree No.59/2015/ND-CP.
3. According to the reality, the People’s Committee of the province shall specifically define the functions, responsibilities and organizational structure of the urban management boards established under the Government’s Decree No.11/2013/ND-CP dated January 14, 2013 on management of urban development investment in respect of civil construction projects and technical infrastructures within the province.
Article 6. Establishment of field-based or area-based PMBs
1. Ministries, ministerial-level agencies, People’s Committees of provinces and districts, economic groups and State-owned corporations shall be responsible for the establishment of field-based and area-based PMBs in accordance with Article 17 of the Decree No. 59/2015/ND-CP for managing projects funded with State budget and extrabudgetary funds.
According to the reality of regulatory authorities and enterprises, competent persons prescribed in clause 1, Article 63 of the Law on Construction may select one or several key PMBs to undergo re-organizing as the basis for the foundation of field-based or area-based PMBs in accordance with clause 2, Article 5 hereof.
2. Establishment of field-based and area-based PMBs by Ministries, Ministerial-level agencies and regulatory authorities of provinces or districts
a) For Ministries and Ministerial-level agencies:
- Professional authorities in charge of construction project management (hereinafter referred to as “professional authority”) prescribed in Article 76 of the Decree No.59/2015/ND-CP shall set up field-based and area-based PMBs that will take charge of managing their projects. In case affiliated enterprises having capable of project management exist, the PMB founder may transform the operating models or assign extra tasks to field-based and area-based PMBs according to the reality. According to the quantity, scale of the project and the reality, the head of professional authority may authorize the Director General to establish PMB that will take charge of managing project invested by the General Directorate.
- Ministries and ministerial-level agencies shall consider establishing field-based and area-based PMBs according to the demand and construction scale under the mid-term public investment plans. In case of absence of PMBs or existence of PMBs but they are not qualified for managing all projects within the administration, the investment decision-maker shall request the investor to entrust a field-based or area-based PMBs at the project location to take charge of project management.
b) For provincial governments:
- People’s Committees of provinces shall establish their field-based and area-based PMBs in accordance with point b, clause 1 of Article 18 of the Decree No.59/2015/ND-CP, including: industrial and civil construction PMBs and urban and agricultural development PMBs.
The centrally-affiliated province and province having at least 02 economic zones, industrial zones, processing export zones, hi-tech parks, new urban complexes, or natural sanctuaries may establish 02 more area-based PMBs to take charge of infrastructure project management.
- People’s Committees of provinces shall directly manage or entrust Department of professional construction project management (hereinafter referred to as “professional department”) to managing field-based and area-based PMBs.
c) For district governments:
- Presidents of People’s Committees of districts shall establish PMBs in charge of managing construction projects decided to be invested by the people's Committee of the district or commune and those in which the People’s Committees of the district is assigned to perform as the investor, except for projects directly managed by the People’s Committees of the district prescribed in clause 1, Article 21 of the Decree No.59/2015/ND-CP;
- People’s Committees of districts shall directly manage the operation of their PMBs.
3. Establishment of field-based and area-based PMBs by economic groups or State-owned Corporations:
a) The competent persons of the economic group or State-owned Corporation have the right to establish field-based and area-based PMBs to manage projects that are funded with State capital and decided to be invested by the Board of Members and Board of Directors. In case subsidiaries of economic group and State-owned Corporation have capable of managing projects, such groups or corporations may establish field-based or area-based PMBs by re-organizing the above-mentioned subsidiaries.
b) The Board of Members and Board of Directors of the economic group of State-owned corporation shall consider approving the establishment of field-based and area-based PMB affiliated to a subsidiary, where necessary, to manage projects decided to invest in by such subsidiary. Field-based or area-based PMBs established by subsidiaries shall meet all criteria prescribed in regulations of laws on construction, and shall comply with provisions hereof;
c) For class-A projects of economic groups or State-owned corporations decided to be invested by regulatory authorities, the field-based or area-based PMB of such economic group or State-owned Corporation shall take charge of managing aforesaid projects if the investment decision-maker approves.
FUNCTIONS, RIGHTS, RESPONSIBILITIES AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF FIELD-BASED AND AREA-BASED PMB
Article 7. Position and functions of field-based and area-based PMB
1. Field-based and area-based PMB position
a) Field-based and area-based PMBs established by the Minister, Head of ministerial-level agencies or president of People’s Committee of provinces or districts are public service providers that exercise their financial autonomy as prescribed in clause 3, Article 3 of this Circular;
b) Field-based and area-based PMBs established by the competent person of any economic group or State-owned enterprise are independent or dependent cost-accounting subsidiaries. Such PMBs may either exercise their financial autonomy or funded by their parent company.
c) Every field-based and area-based PMB shall submit a project management capability declaration to the construction authority where such PMB is headquartered.
d) Field-based and area-based PMBs cooperate with relevant authorities and organizations shall comply with provision in Article 17 hereof.
2. Functions of Field-based and area-based PMBs stipulated in clause 2, Article 63 of the law on construction and clause 3, Article 17 of the Decree No.59/2015/ND-CP are specified as follows:
a)Perform as an investor of a number of designated projects funded with the State budget or extrabudgetary funds; According to the reality, the investment decision-maker shall consider assigning such PMBs to perform as the investor of particular projects;
b) Receive and manage investments of projects under regulations of laws;
c) Exercise rights and fulfill investors’ obligations and PMB stipulated in Articles 68 and 69 of the Law on Construction and relevant regulations of laws;
d) Perform other functions assigned by the PMB founder and take charge of project management as stipulated in Article 8 hereof;
dd) Transfer as-built construction works to the investor and its owner or directly operate the as-built construction works at request of the investor;
e) Manage projects under the entrustment agreement with the other investor and ensure the professional capacity meet all requirements of the designated project.
Article 8. Rights and responsibilities of field-based and area-based PMBs
Pursuant to rights and responsibilities of construction investors and PMBs prescribed in Articles 68 and 69 of the Law on Construction, every field-based and area-based PMB shall:
1. Exercise rights and take on responsibilities of the investor including:
a) Project planning: prepare and submit the project planning which specifies project schedule, workload, mobilized sources, quality and quality evaluation criteria;
b) Construction preparation: go through procedures for construction planning, land and natural resource use, technical infrastructures and environmental protection, fire safety, submit project proposals for approval; receive disbursement and carry out other tasks,
c) Project execution: hire consultants for construction survey and design, submit the design and project estimates competent authority to appraise or self-assess their design and estimates; take charge of and cooperate with relevant agencies to compensate for site clearance and relocation (if any), withdraw and receive land for the project; select contractors and sign construction contract; monitor the project execution; and settle payment under construction contract and other assigned task;
d) Construction works completion and transfer: carry out the acceptance and transfer of as-built construction works; conduct commissioning; settle and finalize construction contract and investments, and maintenance;
dd) Financial management and disbursement: receive and allocate investment capital according to the project progress; and comply with the financial management regulations.
e) Administrative tasks, project coordination and accountability: manage staff of PMB, take charge of administrative tasks such as staff salary, benefits, emulation, awards and discipline ; set up internal communication networks and information confidentiality; provide accurate and timely information and accountability for PMB activities at request of the investor or State competent authorities;
g) Supervision, evaluation and reporting: supervise and assess the investment under regulations of laws; periodically submit project progress reports to the investment decision-maker and State competent authorities.
2. Project management responsibilities are as follows:
a) Carry out project management tasks specified in Articles 66 and 67 of the Law on Construction;
b) Cooperate with involved entities to meet the project progress, quality, and estimated cost and environment protection requirements;
c) Take on other relevant tasks assigned or authorized by the investment decision-maker or investor.
3. Manage the project under the entrustment agreement signed with other investors if it is appropriate for the project management capacity.
4. Carry out construction supervision if it is recognized qualified under regulations of laws.
Article 9. Field-based and area-based PMB organizational structure
1. The PMB founder shall establish the organizational structure and operation of the PMB including a number of important departments such as Director Offices, functional departments and project executive departments. According to project scale, quantity and reality, the Director of PMB shall submit a proposal to organize affiliated departments according to their functions and responsibilities to the PMB founder for determination of quantities and name of such departments.
Organizational structure and liaison among PMB departments shall be specified in Article 15 hereof.
2. Field-based and area-based PMB personnel
a) Key personnel include a Director, deputy Directors, and Chief Accountant appointed by the PMB founder;
b)The PMB director has the rights to recruit, appoint or dismiss PMB officials of all level in accordance with regulations of laws on recruitment, management and allocation of officials and workers working for public service providers and enterprises;
c) Project manager is a professional title. The professional manager is appointed, dismissed and allocated to project executive departments by the PMB Director.
d) PMB staff in charge of specialized fields shall meet requirements for qualifications under regulations of laws on construction; and the project manager shall meet requirements for qualifications under Article 54 of the Decree No.59/2015/ND-CP. For projects invested with ODA, concessional loans from foreign sponsors, PMB key personnel shall acquire an appropriate level of foreign language(s).
3. The number of workers on the PMB payroll and number of field-based and area-based PMB’s workers is determined according to the approved plan for job position and officials by occupational title.
4. Field-based and area-based PMBs exercising their financial autonomy shall be responsible for their functions, organizational structure, personnel management and financial management under the operation regulation approved by the PMB founder under regulations of laws.
5. Field-based and area-based PMBs under entrustment agreements shall follow provisions in Article 12 hereof. In case a field-based or area-based PMB manages more than one project at a time, such PMB has the right to hire qualified entities to perform particular tasks.
Article 10. Operating funding for field-based and area-based PMBs
1. Operating funding for field-based and area-based PMBs is constituted from:
a) Fund for project management costs: The project management cost shall be estimated or determined under regulations of the Ministry of Construction. In case the PMB enters into the entrustment agreement with the investor, the project management cost is determined according to the assigned tasks prescribed in the agreement.
b) Fund drawn from collected fees and charges for project management activities such as bidding, design assessment, construction estimation and other legal proceedings at the rate prescribed by the Ministry of Finance;
c) Fund from legal proceedings and other activities;
d) Fund from the PMB founder and investment decision-maker. Only PMBs prescribed in clause 4, Article 3 hereof are funded. Funding may be made in form of operating cost advance, provision of necessary equipment, training and other form of assistance.
2. In case the project management is entrusted to the field-based or area-based PMB by the investor, the entrusted project management cost shall not exceed that calculated in accordance with regulation of the Ministry of Construction.
3. In case of failure to meet the project progress due to force majeure events or the construction contractor’s fault, the PMB director shall carry the burden of accountability and submit proposals for project management cost adjustment to the investment decision-maker.
Article 11. Procedures for establishment and dissolution of field-based or area-based PMBs
1. PMBs that are established by the Minister, Head of ministerial-level agencies or president of People’s Committee of provinces shall be established or dissolved in accordance with the Government's Decree No.55/2012/ND-CP dated June 28, 2012 on establishment, reorganization and dissolution of public service providers.
2. PMBs of economic groups or State-owned corporations shall be establish and dissolved in accordance with the Resolution of the Board of Members and Board of Directors and charters of the economic group or State Corporation.
Article 12. Entrustment of project management to field-based and area-based PMB
1. Every field-based and area-based PMB shall be entrusted to manage projects by investors who are not qualified for managing their own projects under regulation of laws. The entrustment shall be made in form of an entrustment agreement. In case an individual concurrently plays roles as investment decision-maker, investor and field-based or area-based PMB founder, the project management shall be assigned on the behalf of the investment decision-maker and entrustment agreement.
2. Procedures for project management entrustment are as follows:
a) The investor may submit a request for project management entrustment as a preliminary negotiation to the field-based or area-based PMB where the project is located. The request shall include project description, scope of work and conditions.
b) According to the preliminary negotiation, the investor shall request the investment decision-maker to consider approving the entrustment of project management to the field-based or area-based PMB;
c) The investor shall negotiate and sign the entrustment agreement under regulations of laws on construction.
3. The investor shall send a professional team to supervise the execution of the entrustment agreement and participate in carrying out tasks specified in clause 2, Article 17 hereof.
4. Field-based and area-based PMBs are permitted to provide entrustments services to other investors who:
a) Be able to successfully perform project management tasks assigned by the investment decision-maker within the approved schedule;
b) Meet all requirements for qualifications under regulations of laws on construction;
c) Be entrusted to take charge of project management by the investor under clause 2 of this Article.
OPERATION REGULATIONS OF FIELD-BASED AND AREA-BASED PMBS
Article 13. Requirements for field-based and area-based PMB operation regulations
Pursuant to the Law on Construction, relevant laws and this Circular, Directors of PMBs shall submit the PMB operation regulation to the PMB founder to review for approval. The operation regulation shall satisfy the following criteria:
1. The operation regulation shall specify functions, rights and responsibilities as the project investor; responsibilities for project management and scope of work in the liaison with relevant agencies and within the PMB.
2. The organizational structure and personnel shall be appropriate to the project quantity, sale and nature. The responsibilities as investor and project management responsibilities shall be separate.
3. Rights, responsibilities and required qualifications of each position or title in the PMB shall be clearly defined.
4. The PMB shall exercise the financial autonomy and finance its own recurrent expenditures.
Article 14. Field-based and area-based PMB operation regulations
1. Every field-based and area-based PMB operation regulation includes:
a)Legal basis of the operation regulation;
b) Position and functions;
c) Rights and responsibilities
d) Organizational structure and personnel;
d) Operating funding;
e) Working hours, welfares, benefits for officials
g) Finance and asset management;
i) Supervision, accountability, assessment and reporting regimes
k) Other necessary items (if any)
2. The model operation regulation of field-based and area-based shall be presented in Annex I hereof.
Article 15. Field-based and area-based PMB organizational structure
1. In order to take charge of responsibilities as the investor and carry out project management tasks, according to the project quantity, scale and workload, the PMB may set up a Board of Directors, project offices, functional departments in charge of investor’s responsibilities and specialty departments for project execution ( hereinafter referred to as "project executive department"). The executive office is organized by project or investment stage such as project preparation, site clearance, design and estimation, bidding and contract management, construction supervision; acceptance and transfer.
2. Directors of such PMBs shall specify functions, rights and responsibilities of and liaison among such departments and offices, and their liaison by
a) Defining rights, responsibilities of project executive departments and procedures for reporting, accountability, appraisal, approval and handling of issues arising in connection to designated projects;
b) Specifying rights and responsibilities of functional departments for consulting the Board of Director of the PMB and cooperating with project executive departments;
c) Self-supervising PMB’s activities to prevent repeat of investor's activities.
Article 16. Management of field-based and area-based PMB’s finance and assets
1. Financial management:
a) The PMB shall manage, allocate and effectively use the investments of both projects that they perform as the investor and they are entrusted to manage.
c) The PMB shall exercise financial and accounting regimes as a profitable public service provider or enterprise
2. Asset management:
a) Every PMB is provided with assets for the purpose of project management under regulations of laws. Such provided assets must be effectively used in the right manner and must not be leased, borrowed, donated or used for personal purposes.
b) Every PMB shall periodically submit reports on assets which are provided, transferred or donated by contractors or suppliers to the PMB founder;
c) Such assets shall undergo re-assessment after every single project; non-used assets shall be deal with under the current regulations of laws.
Article 17. Liaison between field-based/ area-based PMBs and relevant entities
According to the project scale and nature, the PMB founder shall establish the liaison between the PMB and relevant agencies. To be specific:
1. Liaison with the PMB founder and investment decision-maker
Every field -based/ area-based PMBs shall:
a) Follow the instruction and be subject to the direct supervision and inspection of the fulfillment of obligations and functions by the PMB founder and investment decision- maker of the project in which the PMB acts as the investor
b) Submit the PMB operation regulation for approval (including amendments and adjustments);
c) Submit the scope of work of the investor to review for approval;
d) Submit periodic or surprise project progress reports and remedial measures for ultra vires issues;
e) Submit the accountability at request of the PMB founder and investment decision-maker.
2. Liaison with the entrusting investor and construction works owner
Every field-based/ area-based PMB shall:
a) Exercise rights and take on responsibilities as the entrusted investor under the entrustment agreement and comply with relevant regulation s of laws; undergo the supervision of the entrusting investor during the execution of the project;
b) Take and manage the investments, make advance and payment to contractors under the investor’s entrustment.
c) Fulfill project management investor's obligations under the entrustment and relevant regulations of laws;
d) Cooperate with the owner to prepare engineering objectives, select construction contracts, and participate in acceptance and transfer of as-built works (including maintenance under regulations of laws);
dd) Transfer as-built works to the investor or owner under regulations of laws on construction; manage the as-built works in case the owner has yet to be indentified at request of the investment decision-maker.
3. Liaison with construction contractors
Every field-based/ area-based PMB shall:
a) Select construction contractors, negotiate and enter construction contracts with the selected contractors under regulations of laws or entrustment of investors whose projects are managed under entrustment agreements.
b) Exercise rights and take on obligations to construction contractors as prescribed in constructions contract and relevant regulations laws;
c) Deal with contractor’s issues or proposals intra vires or request the competent authority to deal with them.
4. Liaison with State regulatory authorities
Every field-based/ area-based PMB shall:
a) Go through relevant procedures for project preparation or application for construction permit under regulation of laws (or under entrustment agreements);
b) Request the construction authority to appraise the project, project design and construction estimates under regulations of laws on construction;
c) Take charge of and cooperate with People’s Committees of all level to carry out site clearance, relocation and compensation;
d) Cooperate with local governments in administrative management, public security and order during the construction and transfer of the construction works;
dd) Submit reports and carry the burden of accountability for project management performance, incidents, safety and ultra vires proposals towards the State competent authority;
e) Undergo the supervision and inspection by the State competent authority under regulations of laws.
Article 18. Responsibilities of Ministry of Construction
The Ministry of Construction shall:
1. Direct, instruct and inspect the re-organization of field-based and area-based PMBs by regulatory authorities, economic groups or State-owned corporations under the Decree No.59/2015/ND-CP.
2. Submit aggregate periodic PMB performance reports to the regulatory authority, economic group or State-owned Corporation.
3. Promptly provide instructions on PMB re-organization, establishment and operation at request of the investor or investment decision-maker.
4. Provide regulatory authorities and enterprises with training courses in construction project management upon request.
5. Cooperating with relevant associates to provide instructions on assessment of PMB capacity and consider granting the practicing certificate to project management consultancies and entities.
Article 19. Responsibilities of field-based and area-based PMB founders, investment decision-makers and investors
1. Every PMB founder shall:
a) Decide to establish, merge and dissolve PMBs in accordance with regulations of laws;
b) Define functions, rights, responsibilities, organizational structure and payrolls of PMBs;
c) Appoint and dismiss the manager and key staff of PMBs;
d) Approve PMB operation regulations;
dd) Supervise and direct PMBs to carry out assigned task and comply with reporting regime under current regulations of laws;
e) Provide funding for PMBs operation and facilities for project management, where necessary;
g) Periodically and surprisingly supervise and inspect the operation of PMBs under provisions hereof;
h) Periodically submit aggregate PMB performance reports to the State regulatory authority in charge of construction by classification.
2. Every investment decision-maker shall:
a) Decide management methods
b) Decide approaches and methods for re-organizing PMBs within the administration in accordance with provision hereof and according to the reality.
3. Every investor shall:
a) Fulfill all responsibilities and take on rights as prescribed in the Law on Construction and relevant regulations of laws;
b) Fulfill all obligations and take on rights stipulated in the entrustment agreement in case the project is under the management of field-based or area-based PMBs;
c) Take delivery of as-built construction works from field-based and area-based PMBs after the acceptance and hold the delivery ceremony under regulations of laws on construction.
Article 20, Transitional provisions
1. Any PMB of single State-invested construction project set up by the effective date of the law on Construction shall be entitled to operate until the project is finished and comes into operation. Any project that is managed under the project management consulting contract signed by the effective date of the Law on Construction shall be entitled to continue until the project is finished and comes into operation.
2. PMBs of single state-invested project that had been established within the period of 01/01/2015 to 05/8/2015 and fail to meet requirements in clause 2, Article 62 of the Law on Construction must change their management models.
3. In case of reorganization and establishment of field-based or area-based PMBs:
The field-based or area-based PMB founders shall re-organize their PMB within their administration under the Decree No. 59/2015/ND-CP and provisions hereof. Field-based and area-based PMBs must be re-organized by October 31, 2016;
1. This Circular enters into force from August 15, 2016.
2. All regulations on construction project management boards prescribed in the Circular No.03/2009/TT-BXD dated March 26, 2009 detailing a number of articles of the Decree No.12/2009/ND-CP dated February 12, 2009 on construction project management, Circular No./2013/TT-BXD dated July 25, 2013 detailing a number of articles of the construction works quality control and Circular No.09/2014/TT-BXD on amendments to a number of articles of Circulars providing guidelines for the implementation of the Government’s Decree No.15/2013/ND-CP dated February 06, 2013 on construction works quality control shall be null and void from the effective date of this Circular.
3. Any issue arising in connection to the implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Construction. /.
|
PP. MINISTER |
(Issued together with the Circular No.16/2016/TT-BXD dated June 30, 2016 by the Ministry of Construction)
[NAME OF FOUNDING ORGANIZATION] |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No: |
…………[Location and date] |
DECISION
On introduction of PMB structure and operation regulation
[COMPETENT AUTHORITY/PERSON]
Pursuant to the Law No.50/2014/QH13 on Construction dated June 18, 2014;
Pursuant to the Government’s Decree No.59/2015/ND-CP dated June 18, 2015 on construction project management;
Pursuant to the Circular …….dated…………….on guideline for the implementation of a number of Articles of the Government's Decree No.59/2015/ND-CP dated June 19, 2015 on PMG structure.
Pursuant to…..
At request………….
HEREBY DECIDES TO:
Article 1. Issue regulations on organization and operation of PMB [name of the PMB]
Article 2.This Decision comes into effect from……………
Article 3. [Name of relevant agencies] shall be responsible for the implementation of this Decision. /.
|
PMB FOUNDER |
MODEL REGULATION
ON PMB STRUCTURE AND OPERATION
(Issued together with the Decision…………..)
I. PMB legal status
1. Name of PMB
- Business name:
- In English (if any):
- Headquarter: House number, street, district, and province
- [Name of PMB] is established under the Decision No............dated..................by...........
- Legal representative: Mr(s)
- PMB registered location:
2. Legal status
- [Name of PMB] is a public service provider affiliated to [name of regulatory authority]. [Name of PMB] exercises its financial autonomy and finances its own recurrent expenditures under the Government’s Decree No. 16/2015/ND-CP. (If the PMB is established by the Chief of the Board of Members or Board of Directors of an economic group or state-owned corporation, please specify if it is a independent cost-accounting member or dependent subsidiary of its parent company, and exercises its financial autonomy or is funded).
- [Name of PMB] legally possesses its own seal and accounts at [name of the State Treasury or commercial bank].
II. Functions, responsibilities and rights of the PMB
1. Functions
[Name of PMB] shall carry out its own particular functions prescribed in the Decision on Establishment of PMB and clause 2, Article 7 of the Circular No………..dated……………by the Ministry of Construction . To be specific:
- Perform as the investor of a number of projects funded with the State budget or extrabudgetary funds allocated by the investment decision-maker;
- Take charge of managing projects entrusted by other investors under entrustment agreements;
- Receive and manage the investments of projects under regulations of laws;
- Take charge of managing projects in which PMB performs as the investor and those under entrustment agreements under regulation of laws.
- Transfer as-built construction works to the investor and owner as the construction is finished.
- Performs other functions assigned by the PMB founder.
2. Rights and responsibilities
Name of PMB] shall take on responsibilities and exercise its rights prescribed Article 8 of the Circular No………..dated……………by the Ministry of Construction . To be specific:
- Responsibilities for project management stipulated in Article 66 of the Law on Construction and relevant regulations of laws are as follows:
…
Responsibilities prescribed in the entrustment agreement signed between the employer and PMB are as follows:
…
Responsibilities for cooperating with relevant agencies and entities and others (if any) assigned by the investment decision-maker are as follows:
…
In addition, [name of PMB] also has rights and responsibilities stipulated in Articled 68 and 69 of the Law on Construction and relevant regulations as follows:
…
II. PMB organizational structure, rights and responsibilities of members of PMB
1. PMB organizational structure and payrolls
11. Project Management Board includes: a manager and deputy managers
- Project manager – Mr.(s):…………………….appointed by……………….[name of PMB founder] shall take on the following responsibilities:…………………………………
- Deputy manager – Mr.(s):…………………….appointed by……………….[name of PMB founder] at request of the project manager shall take on the following responsibilities:…………………………………
- Chief Accountant of the PMB – Mr.(s)………………….appointed by ……………………….[name of PMB founder] shall take on the following responsibilities:………………
1.2. Functional departments include:
- Project management Board offices;
- Departments of Planning
- Technical department
- Department of Finance- Accounting
- Other departments (if any) according to the reality
1.3. Project executive departments
- The PMB have the following project executive departments:
- ……………..[name of Project executive department];
- ……………..[name of Project executive department];
…
-Each project executive department has one project manager who is appointed to directly execute the designated project by the PMB director. Project managers shall meet all qualifications requirements under regulation of laws on construction.
1.4 PMB’s payroll
- The PMB Director shall submit personnel plans or its amendments to the competent authority as the basis for determination the appropriate number of workers;
- The personnel plan and recruitment shall be carried out according to the job demand, position and PMB official job title standards, salary budgets and relevant regulations of laws.
2. Rights and responsibilities of PMB’s members
2.1. Rights and responsibilities of the PMB Director
The PMB director shall:
- Be lawfully responsible for the PMB management and execution towards……………………. [Name of PMB founder] and shall be the PMB’s accountholder;
- Compile and introduce working rules and others related to the PMB’s operation;
- Assign tasks to deputy directors and other members; take charge of recruitment, promotion, appointment, layoff, pay raise, discipline and rewards to Manger, deputy manager and other staff;
- Convene, and chair periodic and surprise internal meetings (if any); expedite, supervise and inspect the performance of PMB departments and staff;
- Sign documents and construction contracts with selected contracted and employment contracts with PMB officials
2.2. Rights and responsibilities of the PMB deputy Director
Every deputy PMB director shall:
- Exercise rights and take on responsibilities assigned or entrusted by the PMB director; submit status reports on assigned task performance;
- Take responsibilities for the assigned task performance towards the PMB Director and founder;
- Attend meetings; make proposals or recommendation for executing tasks;
2.3 Rights and responsibilities of PMB officials
Every PMB official shall:
- Be provided with healthy working environment and professional training courses; and benefit welfares and interests prescribed in regulations of laws;
- Execute and fulfill assigned tasks, comply with laws and current policies and the PMB operation regulation; has the right to refuse assigned tasks if such tasks may affect the PMB’s prestige, reputation or interests after obtaining the prior’s consent of the department manager;
- Have the right to make proposals or measures for fulfilling assigned tasks and developing the PMB
- Take responsibilities for the assigned task performance towards the PMB Director and department manager;
- Store and effectively use the PMB’s assets
IV. PMB working rules
1. PMB working rules
- For PMB Board of Directors:……………………………………………..
- For functional departments and project executive departments:……………………………
- For PMB officials and employees ………………………………………………….
2. Meeting and reporting procedures
- Meeting procedures applied to the investment decision-maker and contractors, and internal meetings
- Regular and periodic reporting procedures applied to the PMB, its departments…………
3. Supervision and inspection
- Supervision and inspection of designated projects…………….;
- Supervision and inspection of PMB operation.................
4. Cooperation
- Cooperation among PMB departments…………………;
- Cooperation between the PMB with functional agencies and organizations of PMB founder and investment-decision maker………………………………..
- Cooperation between the PMB and relevant agencies……………………………………
V.PMB’s assets and finance
1. Financial regulations
- The PMB is a public service provider that exercises its financial autonomy and finances its own recurrent expenditures under the Government's Decree No.16/2015/ND-CP on the autonomy of public service providers (or a dependent or independent cost-accounting subsidiary in case the PMB is established by the economic group of State-owned Corporation);
- The PMB is entitled to register its account at the State Treasuries; and transaction account at commercial banks for financial statement under regulations of laws;
- The PMB has its own accounting department under the Law on accounting to manage and effectively use funding under regulations of laws.
- The PMB shall annually make estimation of proceedings and expenditures open accounting books for keeping track of and managing funding allocation and use; and submit an annual aggregate cost estimate and financial statement to the State competent authority.
2. Sources of finance:
- Investments of entrusted or designated projects;
- Funding for casual tasks (if any)
- Funding from the State budget (if any);
- Project management proceedings including………………..
- Others (if any)
3. Elements of expenditures
- Recurrent expenses, including……………….
- Casual expenses, including……………….
4. Allocation of income
- Establish funds…………………..;
- Give pay raise to workers……………;
- Make payment for lease ...........;
- Allocate PMB funds………..
5. Equipment and asset management...........
VII. PMB’s Liaison
The PMB shall establish the liaison with:
1. The PMB founder and investment-decision maker………………………….. [Name] by
- Undergoing the direct supervision, inspection and direction on execution of assigned tasks by the PMB founder and investment-decision-makers;
- Submitting the PMB operation regulation (including amendments to the operation regulation) to…………………….
- Submitting the scope of work by assigned task of the investor to…………. review for approval under regulations of laws;
- Reporting, proposing and carry the burden of accountability for required issues at request of the PMB founder and investment decision-maker.
- Cooperating with functional organizations and agencies of the PMB founder and investment decision-makers in project management.
2. Entrusting investors and construction works owners…………………….. [Name] by
- Exercising rights and taking on responsibilities towards other investors under the entrustment agreement;
- Cooperating with the owner to prepare engineering objectives, select construction contracts, and participate in acceptance and transfer of as-built works (including maintenance under regulations of laws);
- Transferring as-built works to the investor or owner under regulations of laws on construction; manage the as-built works in case the owner is not identified yet at request of the investment decision-maker.
3. Construction contractors…………………. [Name] by:
- Selecting contractors to perform contracts of projects that the PMB acts as the investor or the PMB is entrusted; negotiating, concluding and executing construction contracts with selected contractors;
- Exercising rights and taking on obligations to construction contractors as prescribed in constructions contract and relevant regulations laws;
- Dealing with contractor’s issues or proposals intra vires or request the competent authority to deal with them during the execution.
5. State regulatory authorities by:
- Going through relevant procedures for project preparation or application for construction permit under regulation of laws (or under entrustment agreements);
- Requesting the construction authority to appraise the project, project design and construction estimates under regulations of laws on construction;
- Taking charge of and cooperating with …………………… [Name of such People’s Committees] in compensation, site clearance and relocation if it is requested;
- Cooperating with local governments………………. [specify name] in administrative management, social security and order during the execution and transfer of construction works;
- Submitting reports and explanations for project management performance, incidents, safety and ultra vires and remedial measures to the State competent authority;
- Undergoing the supervision and inspection by the State competent authority under regulations of laws.
VII. Entry into force
- This operation regulation enters into force from the date of its signature.
- Members of the PMB shall………………
- Relevant agencies [specify name]……………………………shall…………………
- This Operational Regulation may be amended, where necessary, at request of the PMB Director.
|
PMB FOUNDER |