Chương IV Thông tư 16/2016/TT-BXD: Xây dựng quy chế hoạt động của ban qlda chuyên ngành, lĩnh vực
Số hiệu: | 16/2016/TT-BXD | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng | Người ký: | Bùi Phạm Khánh |
Ngày ban hành: | 30/06/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2016 |
Ngày công báo: | 03/08/2016 | Số công báo: | Từ số 809 đến số 810 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị, Đầu tư | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/08/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 16/2016/TT-BXD hướng dẫn việc tổ chức lại hoạt động, thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách; xây dựng Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, khu vực.
1. Tổ chức lại hoạt động, thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Căn cứ quy định của Luật Xây dựng, pháp luật có liên quan và hướng dẫn của Thông tư này, Giám đốc Ban quản lý dự án có trách nhiệm tổ chức soạn thảo, trình người quyết định thành lập Ban quản lý dự án phê duyệt Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Thể hiện đầy đủ chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ làm chủ đầu tư dự án; nhiệm vụ và phạm vi hoạt động quản lý dự án trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức có liên quan và trong nội bộ Ban quản lý dự án.
2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy và nhân sự Ban quản lý dự án phải phù hợp với số lượng, quy mô, tính chất của các dự án được giao quản lý. Hoạt động của Ban quản lý dự án phải được phân định rõ giữa chức năng của chủ đầu tư và thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án.
3. Mỗi chức danh, vị trí công tác trong Ban quản lý dự án phải được quy định rõ về nhiệm vụ công việc, yêu cầu về năng lực chuyên môn và phạm vi trách nhiệm, quyền hạn được giao.
4. Thực hiện tự chủ về tài chính, tự bảo đảm kinh phí thường xuyên đối với các hoạt động của Ban quản lý dự án.
1. Quy chế hoạt động của Ban QLDA chuyên ngành, khu vực gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Căn cứ pháp lý ban hành Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án;
b) Vị trí và chức năng;
c) Nhiệm vụ và quyền hạn;
d) Cơ cấu tổ chức và biên chế;
đ) Kinh phí hoạt động;
e) Chế độ làm việc, đãi ngộ đối với cán bộ, viên chức;
g) Quản lý tài chính, tài sản;
h) Chế độ kiểm soát, đánh giá và trách nhiệm báo cáo, giải trình;
i) Các nội dung cần thiết khác (nếu có).
2. Mẫu Quy chế hoạt động của Ban QLDA chuyên ngành, khu vực tham khảo hướng dẫn tại Phụ lục I của Thông tư này.
1. Để thực hiện chức năng chủ đầu tư và nhiệm vụ quản lý các dự án, tùy số lượng và quy mô dự án, khối lượng công việc được giao mà Ban quản lý dự án có thể có cơ cấu tổ chức gồm: Ban giám đốc, văn phòng dự án, một số phòng (ban) nghiệp vụ để thực hiện chức năng của chủ đầu tư và các phòng (ban) chuyên môn để Điều hành thực hiện dự án. Các phòng (ban) Điều hành dự án được tổ chức theo các dự án được giao quản lý hoặc theo trình tự thực hiện đầu tư xây dựng như: chuẩn bị dự án; giải phóng mặt bằng; quản lý thiết kế, dự toán; quản lý đấu thầu và hợp đồng; giám sát thi công; nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành.
2. Giám đốc Ban quản lý dự án quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng (ban) trực thuộc và mối liên hệ công tác giữa các phòng (ban) này trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Quy định về trách nhiệm, quy trình thực hiện đối với các phòng (ban) Điều hành dự án trong việc báo cáo, giải trình, trình thẩm định, phê duyệt, xử lý các tình huống liên quan đến các dự án được giao quản lý;
b) Làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng (ban) chức năng trong việc tham mưu cho Giám đốc Ban quản lý dự án và phối hợp công việc với các phòng (ban) Điều hành quản lý thực hiện dự án;
c) Tự tổ chức giám sát hoạt động của Ban quản lý dự án để tránh chồng chéo giữa thực hiện chức năng của chủ đầu tư với thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án.
1. Quản lý tài chính của Ban quản lý dự án
a) Thực hiện chế độ tài chính đầu tư xây dựng trong việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư của các dự án được giao làm chủ đầu tư và của các dự án nhận ủy thác quản lý thực hiện;
b) Thực hiện chế độ tài chính, kế toán của đơn vị sự nghiệp có thu hoặc của doanh nghiệp đối với các hoạt động của Ban quản lý dự án.
2. Quản lý tài sản của Ban quản lý dự án
a) Ban quản lý dự án được trang bị tài sản để phục vụ công tác quản lý dự án theo quy định của pháp luật. Tài sản của Ban quản lý dự án phải được sử dụng đúng Mục đích, Tiết kiệm và hiệu quả. Nghiêm cấm việc cho thuê, mượn, biếu, tặng và sử dụng tài sản của Ban quản lý dự án vào Mục đích cá nhân;
b) Ban quản lý dự án định kỳ báo cáo người quyết định thành lập Ban quản lý dự án, người quyết định đầu tư về các tài sản được nhà thầu, nhà cung cấp bàn giao, tặng hoặc để lại cho Ban quản lý dự án để quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật;
c) Tài sản của Ban quản lý dự án phải được đánh giá lại sau khi kết thúc từng dự án; tài sản không cần sử dụng phải được xử lý theo quy định hiện hành.
Căn cứ quy mô, tính chất và Điều kiện của dự án được giao quản lý, người quyết định thành lập Ban quản lý dự án quy định mối quan hệ phối hợp công tác giữa Ban quản lý dự án với cơ quan, tổ chức có liên quan. Cụ thể như sau:
1. Đối với người quyết định thành lập Ban quản lý dự án, người quyết định đầu tư:
a) Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát trực tiếp của người quyết định thành lập Ban quản lý dự án, người quyết định đầu tư của các dự án được giao làm chủ đầu tư trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được người quyết định đầu tư ủy quyền;
b) Trình phê duyệt Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án (kể cả trong trường hợp Điều chỉnh, bổ sung);
c) Trình thẩm định, phê duyệt các nội dung thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư theo nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật;
d) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình triển khai thực hiện các dự án được giao quản lý; đề xuất biện pháp phối hợp xử lý những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình;
e) Giải trình các nội dung cần thiết theo yêu cầu của người quyết định thành lập Ban quản lý dự án, người quyết định đầu tư.
2. Đối với chủ đầu tư ủy thác quản lý dự án, chủ quản lý sử dụng công trình:
a) Thực hiện các quyền, nghĩa vụ đối với chủ đầu tư ủy thác quản lý dự án theo hợp đồng ký kết và theo quy định của pháp luật có liên quan; chịu sự kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư trong quá trình thực hiện các dự án nhận ủy thác quản lý dự án;
b) Tiếp nhận, quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng và tạm ứng, thanh toán, quyết toán với nhà thầu theo ủy quyền của chủ đầu tư;
c) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án của chủ đầu tư theo ủy quyền và theo quy định của pháp luật có liên quan;
d) Phối hợp với chủ quản lý sử dụng công trình khi lập, phê duyệt nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình, tổ chức lựa chọn nhà thầu xây dựng và nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành vào vận hành, sử dụng (kể cả việc bảo hành công trình theo quy định);
đ) Bàn giao công trình hoàn thành cho chủ đầu tư hoặc chủ quản lý sử dụng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng; quản lý công trình xây dựng hoàn thành trong trường hợp chưa xác định được chủ quản lý sử dụng công trình hoặc theo yêu cầu của người quyết định đầu tư.
3. Đối với nhà thầu xây dựng:
a) Tổ chức lựa chọn nhà thầu, đàm phán, ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn theo quy định của pháp luật hoặc theo ủy quyền của chủ đầu tư có dự án được ủy thác quản lý dự án;
b) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với nhà thầu xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;
c) Tiếp nhận, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết các đề xuất, vướng mắc của nhà thầu trong quá trình thực hiện.
4. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước theo phân cấp:
a) Thực hiện (hoặc theo ủy quyền) các thủ tục liên quan đến công tác chuẩn bị dự án, cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật;
b) Trình cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
c) Chủ trì phối hợp với UBND các cấp trong việc thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư;
d) Phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác quản lý hành chính, bảo đảm an ninh, an toàn cộng đồng trong quá trình thực hiện dự án, bàn giao công trình vào sử dụng;
đ) Báo cáo, giải trình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình thực hiện quản lý dự án (khi được yêu cầu), sự cố công trình, an toàn trong xây dựng và đề xuất biện pháp phối hợp xử lý những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình;
e) Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
OPERATION REGULATIONS OF FIELD-BASED AND AREA-BASED PMBS
Article 13. Requirements for field-based and area-based PMB operation regulations
Pursuant to the Law on Construction, relevant laws and this Circular, Directors of PMBs shall submit the PMB operation regulation to the PMB founder to review for approval. The operation regulation shall satisfy the following criteria:
1. The operation regulation shall specify functions, rights and responsibilities as the project investor; responsibilities for project management and scope of work in the liaison with relevant agencies and within the PMB.
2. The organizational structure and personnel shall be appropriate to the project quantity, sale and nature. The responsibilities as investor and project management responsibilities shall be separate.
3. Rights, responsibilities and required qualifications of each position or title in the PMB shall be clearly defined.
4. The PMB shall exercise the financial autonomy and finance its own recurrent expenditures.
Article 14. Field-based and area-based PMB operation regulations
1. Every field-based and area-based PMB operation regulation includes:
a)Legal basis of the operation regulation;
b) Position and functions;
c) Rights and responsibilities
d) Organizational structure and personnel;
d) Operating funding;
e) Working hours, welfares, benefits for officials
g) Finance and asset management;
i) Supervision, accountability, assessment and reporting regimes
k) Other necessary items (if any)
2. The model operation regulation of field-based and area-based shall be presented in Annex I hereof.
Article 15. Field-based and area-based PMB organizational structure
1. In order to take charge of responsibilities as the investor and carry out project management tasks, according to the project quantity, scale and workload, the PMB may set up a Board of Directors, project offices, functional departments in charge of investor’s responsibilities and specialty departments for project execution ( hereinafter referred to as "project executive department"). The executive office is organized by project or investment stage such as project preparation, site clearance, design and estimation, bidding and contract management, construction supervision; acceptance and transfer.
2. Directors of such PMBs shall specify functions, rights and responsibilities of and liaison among such departments and offices, and their liaison by
a) Defining rights, responsibilities of project executive departments and procedures for reporting, accountability, appraisal, approval and handling of issues arising in connection to designated projects;
b) Specifying rights and responsibilities of functional departments for consulting the Board of Director of the PMB and cooperating with project executive departments;
c) Self-supervising PMB’s activities to prevent repeat of investor's activities.
Article 16. Management of field-based and area-based PMB’s finance and assets
1. Financial management:
a) The PMB shall manage, allocate and effectively use the investments of both projects that they perform as the investor and they are entrusted to manage.
c) The PMB shall exercise financial and accounting regimes as a profitable public service provider or enterprise
2. Asset management:
a) Every PMB is provided with assets for the purpose of project management under regulations of laws. Such provided assets must be effectively used in the right manner and must not be leased, borrowed, donated or used for personal purposes.
b) Every PMB shall periodically submit reports on assets which are provided, transferred or donated by contractors or suppliers to the PMB founder;
c) Such assets shall undergo re-assessment after every single project; non-used assets shall be deal with under the current regulations of laws.
Article 17. Liaison between field-based/ area-based PMBs and relevant entities
According to the project scale and nature, the PMB founder shall establish the liaison between the PMB and relevant agencies. To be specific:
1. Liaison with the PMB founder and investment decision-maker
Every field -based/ area-based PMBs shall:
a) Follow the instruction and be subject to the direct supervision and inspection of the fulfillment of obligations and functions by the PMB founder and investment decision- maker of the project in which the PMB acts as the investor
b) Submit the PMB operation regulation for approval (including amendments and adjustments);
c) Submit the scope of work of the investor to review for approval;
d) Submit periodic or surprise project progress reports and remedial measures for ultra vires issues;
e) Submit the accountability at request of the PMB founder and investment decision-maker.
2. Liaison with the entrusting investor and construction works owner
Every field-based/ area-based PMB shall:
a) Exercise rights and take on responsibilities as the entrusted investor under the entrustment agreement and comply with relevant regulation s of laws; undergo the supervision of the entrusting investor during the execution of the project;
b) Take and manage the investments, make advance and payment to contractors under the investor’s entrustment.
c) Fulfill project management investor's obligations under the entrustment and relevant regulations of laws;
d) Cooperate with the owner to prepare engineering objectives, select construction contracts, and participate in acceptance and transfer of as-built works (including maintenance under regulations of laws);
dd) Transfer as-built works to the investor or owner under regulations of laws on construction; manage the as-built works in case the owner has yet to be indentified at request of the investment decision-maker.
3. Liaison with construction contractors
Every field-based/ area-based PMB shall:
a) Select construction contractors, negotiate and enter construction contracts with the selected contractors under regulations of laws or entrustment of investors whose projects are managed under entrustment agreements.
b) Exercise rights and take on obligations to construction contractors as prescribed in constructions contract and relevant regulations laws;
c) Deal with contractor’s issues or proposals intra vires or request the competent authority to deal with them.
4. Liaison with State regulatory authorities
Every field-based/ area-based PMB shall:
a) Go through relevant procedures for project preparation or application for construction permit under regulation of laws (or under entrustment agreements);
b) Request the construction authority to appraise the project, project design and construction estimates under regulations of laws on construction;
c) Take charge of and cooperate with People’s Committees of all level to carry out site clearance, relocation and compensation;
d) Cooperate with local governments in administrative management, public security and order during the construction and transfer of the construction works;
dd) Submit reports and carry the burden of accountability for project management performance, incidents, safety and ultra vires proposals towards the State competent authority;
e) Undergo the supervision and inspection by the State competent authority under regulations of laws.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực