Chương II Thông tư 16/2016/TT-BXD: Tổ chức lại hoạt động, thành lập ban qlda chuyên ngành, khu vực
Số hiệu: | 16/2016/TT-BXD | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng | Người ký: | Bùi Phạm Khánh |
Ngày ban hành: | 30/06/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2016 |
Ngày công báo: | 03/08/2016 | Số công báo: | Từ số 809 đến số 810 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị, Đầu tư | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/08/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 16/2016/TT-BXD hướng dẫn việc tổ chức lại hoạt động, thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách; xây dựng Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, khu vực.
1. Tổ chức lại hoạt động, thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc sắp xếp, tổ chức lại hoạt động của các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư thành lập trước ngày Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Tổ chức lại hoạt động của các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách:
a) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án do chủ đầu tư thành lập trước ngày Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành được phép tiếp tục hoạt động cho đến khi hoàn thành dự án, đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Trường hợp cần thiết, tùy thuộc vào yêu cầu, Điều kiện cụ thể của từng Bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp, người quyết định đầu tư có thể sắp xếp, tổ chức lại hoạt động của các Ban quản lý dự án này để hình thành Ban QLDA chuyên ngành, khu vực theo quy định của Luật Xây dựng;
b) Các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án do chủ đầu tư thành lập sau ngày Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành (trừ các Ban quản lý dự án được thành lập theo quy định Khoản 2 Điều 62 của Luật Xây dựng) phải được tổ chức lại hoạt động trên cơ sở thực hiện sáp nhập vào Ban QLDA chuyên ngành, khu vực do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Người có thẩm quyền của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thành lập;
c) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước do đơn vị thành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư nhưng không đủ Điều kiện để thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án thì người quyết định đầu tư đề xuất với Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước để giao cho Ban QLDA chuyên ngành, khu vực của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP;
d) Đối với các dự án thuộc các chương trình Mục tiêu khác nhau được đầu tư xây dựng trên cùng địa bàn hành chính của tỉnh, huyện chủ chương trình Mục tiêu cần thống nhất với UBND cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện việc lồng ghép các dự án để giao cho Ban QLDA chuyên ngành, khu vực của cấp tỉnh, cấp huyện quản lý;
đ) Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài đã có cam kết, thỏa thuận về hình thức quản lý dự án thì việc quản lý dự án được thực hiện theo cam kết, thỏa thuận với nhà tài trợ;
e) Đối với dự án thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC, chủ đầu tư có thể thỏa thuận giao cho tổng thầu EPC quản lý thực hiện dự án theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức bộ phận chức năng để theo dõi, kiểm tra công tác quản lý dự án của tổng thầu EPC.
2. Các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng nhiều dự án do người quyết định đầu tư thành lập đang hoạt động tại một số Bộ ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cần được sắp xếp, tổ chức lại hoạt động để đáp ứng các yêu cầu, Điều kiện đối với Ban QLDA chuyên ngành, khu vực theo quy định của Luật Xây dựng. Việc sắp xếp, tổ chức lại hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng nhiều dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách gồm các nội dung sau:
a) Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư các dự án thực hiện rà soát về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các Ban quản lý dự án hiện có và đề xuất phương án sắp xếp, tổ chức lại hoạt động đối với các Ban quản lý dự án này để báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc tổ chức lại hoạt động của các Ban quản lý dự án;
b) Bổ sung, kiện toàn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của Ban quản lý dự án hiện có làm cơ sở để ra quyết định thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực sau khi đã được sắp xếp, tổ chức lại hoạt động;
c) Tăng cường cơ sở vật chất, bổ sung năng lực hoạt động để đáp ứng yêu cầu về Điều kiện năng lực của Ban QLDA chuyên ngành, khu vực theo quy định tại Điều 64 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP.
3. Căn cứ vào Điều kiện cụ thể của địa phương, UBND cấp tỉnh xem xét, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị được thành lập theo quy định của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị để đảm nhận quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công trình hạ tầng kỹ thuật tại địa phương.
1. Các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh, cấp huyện, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có trách nhiệm thành lập các Ban QLDA chuyên ngành, khu vực theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP để quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách do mình quyết định đầu tư.
Tùy thuộc Điều kiện cụ thể của Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, Người có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 của Luật Xây dựng có thể lựa chọn một hoặc một số Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng đang hoạt động làm nòng cốt để tổ chức lại hoạt động, thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực phù hợp với quy định hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.
2. Thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cấp tỉnh, cấp huyện
a) Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ:
- Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP thành lập các Ban QLDA chuyên ngành, khu vực để quản lý các dự án do mình quyết định đầu tư. Trường hợp đã có doanh nghiệp trực thuộc có chức năng quản lý dự án, người quyết định thành lập Ban quản lý dự án căn cứ Điều kiện cụ thể để xem xét, chuyển đổi mô hình hoạt động của doanh nghiệp hoặc bổ sung chức năng của Ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực để đảm nhận việc quản lý các dự án thuộc phạm vi quản lý của mình. Tùy thuộc số lượng, quy mô dự án được phân cấp quản lý và Điều kiện tổ chức thực hiện cụ thể, Bộ trưởng Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có thể ủy quyền cho Tổng cục trưởng thành lập Ban quản lý dự án trực thuộc để quản lý các dự án được phân cấp cho Tổng cục quyết định đầu tư;
- Các Bộ ngành, cơ quan ngang Bộ căn cứ nhu cầu, quy mô đầu tư xây dựng theo kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm để xem xét, quyết định việc thành Lập các Ban QLDA chuyên ngành, khu vực phù hợp với yêu cầu, Điều kiện tổ chức quản lý thực hiện dự án. Trường hợp chưa có Điều kiện để thành lập Ban quản lý dự án hoặc Ban quản lý dự án được thành lập không đủ Điều kiện năng lực để quản lý tất cả các dự án thuộc phạm vi quản lý thì người quyết định đầu tư giao chủ đầu tư thực hiện ủy thác quản lý dự án cho Ban QLDA chuyên ngành, khu vực tại nơi có dự án để quản lý thực hiện.
b) Đối với cấp tỉnh:
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập các Ban QLDA chuyên ngành, khu vực theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 18 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP gồm: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Riêng đối với các thành phố trực thuộc trung ương, các tỉnh đã có quy hoạch với khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu đô thị mới, khu bảo tồn thiên nhiên với số lượng từ hai (02) khu trở lên thì có thể thành lập thêm Ban QLDA khu vực để quản lý các dự án phát triển hạ tầng tại các khu vực này;
- UBND cấp tỉnh trực tiếp quản lý hoặc ủy quyền cho các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quản lý đối với hoạt động của các Ban QLDA chuyên ngành, khu vực do mình quyết định thành lập.
c) Đối với cấp huyện:
- Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Ban QLDA đầu tư xây dựng khu vực của huyện sau khi có ý kiến chấp thuận của UBND cấp tỉnh để quản lý các dự án do cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư và dự án được UBND cấp tỉnh giao làm chủ đầu tư, trừ các dự án do chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP;
- UBND cấp huyện trực tiếp quản lý đối với hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng của cấp huyện.
3. Thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước:
a) Người có thẩm quyền của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực để quản lý các dự án sử dụng vốn nhà nước do Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định đầu tư. Trường hợp tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã có đơn vị thành viên có chức năng và đủ Điều kiện năng lực để quản lý dự án thì có thể thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại hoạt động của đơn vị thành viên này;
b) Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước xem xét, chấp thuận việc thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực trực thuộc đơn vị thành viên trong trường hợp cần thiết để quản lý các dự án do đơn vị thành viên quyết định đầu tư. Ban QLDA chuyên ngành, khu vực do đơn vị thành viên thành lập phải có đủ Điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng và được tổ chức hoạt động theo hướng dẫn tại Thông tư này;
c) Đối với dự án nhóm A của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Bộ ngành quyết định đầu tư, việc quản lý dự án được giao cho Ban QLDA chuyên ngành, khu vực của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thực hiện trên cơ sở chấp thuận của người quyết định đầu tư.
REORGANIZATION OR ESTABLISHMENT OF FIELD-BASED OR AREA-BASED PMBS
The reorganization of PMBs by the investment decision-maker and investor shall be carried out as follows:
1. Reorganization of PMBs of single construction project funded with State budget and extrabudgetary funds:
a) Every PMB of single construction project that has been set up by investors by the effective date of the law on Construction shall be entitled to operate until the project is finished and comes into operation. According to the particular requirements of specific regulatory authorities and enterprises, the investor may restructure and reorganize such PMB as a field-based or area-based PMB, where necessary.
b) PMBs of single construction project (other than those established in accordance with clause 2, Article 62 of the Law on Construction) established after the effective date of the Law on Construction shall be merged into a field-based or area-based PMB that has been set up by the Minister, Head of Ministerial-level agency, President of People’s Committee of the province/district, competent person of the economic group or State-Owned Corporation.
c) For projects which are funded with the State budget and invested by members of economic groups or State-owned corporation but are not eligible to have their own PMB, the investment decision-maker shall request the Board of Members or Board of Directors of the economic group or State-owned Corporation to have field-based or area-based PMB manage or hire project management consultancy under clause 2, Article 20 of the Decree No.59/2015/ND-CP;
d) For projects invested under investment programs within the administration of the province or district where such program is originally launched, the program owner shall negotiate with the People’s Committee of the province and district about the hire of field-based or area-based PMB for managing their project.
dd) For projects funded with ODA, or concessional loans from foreign sponsors shall conform to the agreement signed with the sponsor.
e) For EPC projects, such projects may be managed by EPC contractors under Article 22 of the Decree No.59/2015/ND-CP. Every investor shall assign specialized teams to supervise and inspect the project management by EPC contractors.
2. PMBs of multiple projects that are established by investment decision-makers and operating in regulatory authorities, economic groups or State-owned corporations shall be re-organized to satisfy field-based or area-based PMB criteria under the Law on Construction. Restructure and reorganization of PMBs of multiple construction projects funded with State budget and extrabudgetary funds are as follows:
a) Every investment decision-maker and investor shall:
Review functions, responsibilities and organizational structures of existing PMBs, and submit proposals for methods of restructuring to the competent person;
b) Completely define functions, rights, responsibilities and organizational structure of the existing PMBs as the basis for establishment of field-based and area-based PMBs thereafter;
c) Upgrade facilities and increase the capacity to meet field-based and area-based PMBs criteria stipulated in Article 64 of the Decree No.59/2015/ND-CP.
3. According to the reality, the People’s Committee of the province shall specifically define the functions, responsibilities and organizational structure of the urban management boards established under the Government’s Decree No.11/2013/ND-CP dated January 14, 2013 on management of urban development investment in respect of civil construction projects and technical infrastructures within the province.
Article 6. Establishment of field-based or area-based PMBs
1. Ministries, ministerial-level agencies, People’s Committees of provinces and districts, economic groups and State-owned corporations shall be responsible for the establishment of field-based and area-based PMBs in accordance with Article 17 of the Decree No. 59/2015/ND-CP for managing projects funded with State budget and extrabudgetary funds.
According to the reality of regulatory authorities and enterprises, competent persons prescribed in clause 1, Article 63 of the Law on Construction may select one or several key PMBs to undergo re-organizing as the basis for the foundation of field-based or area-based PMBs in accordance with clause 2, Article 5 hereof.
2. Establishment of field-based and area-based PMBs by Ministries, Ministerial-level agencies and regulatory authorities of provinces or districts
a) For Ministries and Ministerial-level agencies:
- Professional authorities in charge of construction project management (hereinafter referred to as “professional authority”) prescribed in Article 76 of the Decree No.59/2015/ND-CP shall set up field-based and area-based PMBs that will take charge of managing their projects. In case affiliated enterprises having capable of project management exist, the PMB founder may transform the operating models or assign extra tasks to field-based and area-based PMBs according to the reality. According to the quantity, scale of the project and the reality, the head of professional authority may authorize the Director General to establish PMB that will take charge of managing project invested by the General Directorate.
- Ministries and ministerial-level agencies shall consider establishing field-based and area-based PMBs according to the demand and construction scale under the mid-term public investment plans. In case of absence of PMBs or existence of PMBs but they are not qualified for managing all projects within the administration, the investment decision-maker shall request the investor to entrust a field-based or area-based PMBs at the project location to take charge of project management.
b) For provincial governments:
- People’s Committees of provinces shall establish their field-based and area-based PMBs in accordance with point b, clause 1 of Article 18 of the Decree No.59/2015/ND-CP, including: industrial and civil construction PMBs and urban and agricultural development PMBs.
The centrally-affiliated province and province having at least 02 economic zones, industrial zones, processing export zones, hi-tech parks, new urban complexes, or natural sanctuaries may establish 02 more area-based PMBs to take charge of infrastructure project management.
- People’s Committees of provinces shall directly manage or entrust Department of professional construction project management (hereinafter referred to as “professional department”) to managing field-based and area-based PMBs.
c) For district governments:
- Presidents of People’s Committees of districts shall establish PMBs in charge of managing construction projects decided to be invested by the people's Committee of the district or commune and those in which the People’s Committees of the district is assigned to perform as the investor, except for projects directly managed by the People’s Committees of the district prescribed in clause 1, Article 21 of the Decree No.59/2015/ND-CP;
- People’s Committees of districts shall directly manage the operation of their PMBs.
3. Establishment of field-based and area-based PMBs by economic groups or State-owned Corporations:
a) The competent persons of the economic group or State-owned Corporation have the right to establish field-based and area-based PMBs to manage projects that are funded with State capital and decided to be invested by the Board of Members and Board of Directors. In case subsidiaries of economic group and State-owned Corporation have capable of managing projects, such groups or corporations may establish field-based or area-based PMBs by re-organizing the above-mentioned subsidiaries.
b) The Board of Members and Board of Directors of the economic group of State-owned corporation shall consider approving the establishment of field-based and area-based PMB affiliated to a subsidiary, where necessary, to manage projects decided to invest in by such subsidiary. Field-based or area-based PMBs established by subsidiaries shall meet all criteria prescribed in regulations of laws on construction, and shall comply with provisions hereof;
c) For class-A projects of economic groups or State-owned corporations decided to be invested by regulatory authorities, the field-based or area-based PMB of such economic group or State-owned Corporation shall take charge of managing aforesaid projects if the investment decision-maker approves.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực