Chương I Thông tư 16/2016/TT-BXD: Quy định chung
Số hiệu: | 16/2016/TT-BXD | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng | Người ký: | Bùi Phạm Khánh |
Ngày ban hành: | 30/06/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2016 |
Ngày công báo: | 03/08/2016 | Số công báo: | Từ số 809 đến số 810 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị, Đầu tư | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/08/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 16/2016/TT-BXD hướng dẫn việc tổ chức lại hoạt động, thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách; xây dựng Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, khu vực.
1. Tổ chức lại hoạt động, thành lập Ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động của Ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phạm vi Điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn việc tổ chức lại hoạt động, thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách; xây dựng Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (sau đây viết tắt là Ban QLDA chuyên ngành, khu vực). Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài đã có thỏa thuận về hình thức quản lý dự án thì việc tổ chức quản lý dự án được thực hiện theo thỏa thuận với nhà tài trợ.
2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với người quyết định thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 của Luật Xây dựng, người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách và tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước căn cứ quy định của Luật Xây dựng, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 59/2015/NĐ-CP) và Thông tư này để tiếp tục hướng dẫn tổ chức thực hiện đối với các dự án thuộc phạm vi quản lý trong trường hợp cần thiết.
4. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn khác căn cứ quy định của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này để vận dụng, tổ chức quản lý dự án phù hợp với Điều kiện cụ thể của mình.
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị thành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước: là doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và có tên trong Điều lệ hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
2. Giám đốc quản lý dự án: là chức danh chuyên môn do Giám đốc Ban quản lý dự án bổ nhiệm, miễn nhiệm để trực tiếp quản lý Điều hành đối với một hoặc một số dự án cụ thể được phân công.
3. Người quyết định thành lập Ban quản lý dự án: là người có thẩm quyền thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 của Luật Xây dựng.
4. Ủy thác quản lý dự án: là việc người quyết định đầu tư chấp thuận để chủ đầu tư giao cho Ban QLDA chuyên ngành, khu vực nơi có dự án thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án, bàn giao công trình hoàn thành cho chủ đầu tư theo thỏa thuận hợp đồng được ký kết.
Việc tổ chức lại hoạt động, thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực theo quy định của Luật Xây dựng phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
1. Phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển của Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, kế hoạch đầu tư công trung hạn, chủ trương đầu tư và yêu cầu về tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
2. Đáp ứng các Điều kiện thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực quy định tại Khoản 2 Điều 62 và Khoản 1 Điều 63 của Luật Xây dựng.
3. Không làm gián đoạn tiến độ thực hiện dự án, không làm tăng thêm biên chế Ban quản lý dự án khi được sắp xếp, tổ chức lại hoạt động để thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực. Cán bộ, viên chức trong biên chế Ban QLDA chuyên ngành, khu vực không kiêm nhiệm các chức danh, nhiệm vụ công tác khác ngoài nhiệm vụ quản lý dự án được giao.
4. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động trên cơ sở sử dụng kinh phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt và các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có). Đối với các Ban QLDA chuyên ngành, khu vực được giao quản lý các dự án tại địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn, dự án quy mô nhỏ có yêu cầu lập Báo cáo Kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng, dự án mới phê duyệt nhưng chưa được bố trí vốn thực hiện thì người quyết định thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực, người quyết định đầu tư căn cứ Điều kiện cụ thể để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các Ban quản lý dự án này.
5. Bảo đảm Điều kiện năng lực hoạt động của Ban QLDA chuyên ngành, khu vực khi được tổ chức lại, thành lập theo quy định của pháp luật về xây dựng.
1. Ban QLDA chuyên ngành, khu vực do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập theo quy định tại Điều 17, Điều 18 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP là tổ chức sự nghiệp công lập, hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Ban QLDA chuyên ngành, khu vực do Người đại diện có thẩm quyền của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định thành lập theo quy định tại Điều 17, Điều 18 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP là đơn vị thành viên hạch toán độc lập hoặc là đơn vị hạch toán phụ thuộc sử dụng tư cách pháp nhân của công ty Mẹ để quản lý thực hiện dự án. Ban QLDA chuyên ngành, khu vực được tổ chức lại, thành lập theo Nghị quyết của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị và hoạt động theo cơ chế tự đảm bảo kinh phí hoặc được cấp kinh phí hoạt động trong trường hợp là đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty Mẹ.
3. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án thành lập theo quy định tại Điều 19 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP là tổ chức sự nghiệp trực thuộc chủ đầu tư được thành lập, giải thể và hoạt động theo quyết định của chủ đầu tư phù hợp với Điều kiện thực hiện dự án và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Đối với dự án sử dụng vốn khác, người quyết định đầu tư quyết định hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng phù hợp với yêu cầu quản lý và Điều kiện cụ thể của dự án.
Article 1. Scope and regulated entities
1. Scope: This Circular provides guidance on the establishment and responsibilities of Management Boards of construction projects funded with the State budget and extrabudgetary funds; and introduction of Operation Regulations of field-based and area-based project management boards (hereinafter referred to as “field-based and area-based PMB”). Management of projects funded with ODA, or concessional loans from foreign sponsors shall conform to the agreement signed with the sponsor.
2. Regulated entities: This Circular applies to field-based and area-based PM founders specified in clause 1, Article 63 of the Law on Construction, investment decision-makers, investors and management boards of projects funded with the State budget, extrabudgetary funds and relevant entities.
3. Under the Law on Construction and the Government’s Decree No.59/2015/ND-CP on construction project management dated June 18, 2015 (hereinafter referred to as “ Decree No.59/2015/ND-CP “), Ministries, ministerial-level agencies, Central authorities of political organizations, socio-political organizations, People’s Committees of provinces, economic groups and state-owned corporations shall continue to provide instruction on project management within their administration.
4. Investment decision-makers and investors of projects funded with other sources of finance shall consider applying provisions in the Decree No. 59/2015/ND-CP and guidance hereof to manage their projects according to the reality.
For the purpose of this Circular, terms herein shall be construed as follows:
1. Subsidiary of economic groups or State-owned corporations means a business entity incorporated and operated in accordance with the Law on Enterprises and named in the Charter of the economic group or State-owned Corporation.
2. Project manager means a title of persons appointed to take charge of or execute part or whole project.
3. PMB founder means a person who is competent to establish field-based and area-based PMB under clause 1, Article 63 of the Law on Construction.
4. Management entrustment means the entrustment of project management to field-based or area-based PMBs via under entrustment agreements by the investment decision-maker and investor.
Article 3. Principles for establishment and reorganization of field-based or area-based PMBs
The establishment and operation of field-based or area-based PMBs under the Law on Construction shall:
1. Be conformable to the development orientations and planning, mid-term public investment plans, and policies on public investment and state-owned enterprise investment and restructure.
2. Satisfy all requirements for field-based and area-based PMBs stipulated in clause 2, Article 62 and clause 1, Article 63 of the Law on Construction.
3. Do not interrupt project progress nor make payroll increase Field-based and area-based PMB’s officials on the payroll must not concurrently hold different positions or take charge of tasks other than those designated.
4. Self-arrange operation funds on the basis of project management budget allocated from the approved total investment and other legal proceedings (if any) With respect to field-bases and area-based PMBs of projects in mountainous areas, islands, severely disadvantaged areas, small-scale projects required to have economic-technical reports, or newly approved projects to which capital has not been mobilized yet, the PMB founders and investment decision – makers may provide funding for PMBs according to the reality.
5. Ensure the capacity of established/reorganized field-based /area-based PMBs under the under the Law on Construction.
1. Every field-based or area-based PMB established by the Minister, Head of Ministerial-level agency, president of People’s Committee of provinces or districts under Articles 17 and 18 of the Decree No.59/2015/ND-CP is considered as a public service provider that exercises financial autonomy and finances its recurrent expenditures under the Government's Decree No.16/2015/ND-CP dated February 14, 2015 on public service provider autonomy.
2. Every field-based/ area–based PMB established by the competent person of any economic group or state-owned general corporation under Article 18 and 18 of the Decree No.59/2015/ND-CP shall be considered as a subsidiary whose costs may be independently or dependently accounted. Such member will operate under its parent company’s legal status. Field-based or area-based PMBs may be restructured or established under the Resolution of the Board of Members or Board of Directors and either exercises their financial autonomy or is funded in case of dependent cost-accounting.
3. The PMB of single construction project established under Article 19 of the Decree No.59/2015/ND-CP shall be considered as a service provider under the investor’s authority. Such PMB is established, operated and dissolved under the investor’s Decision and according to the reality and relevant regulations of laws.
4. For construction projects funded with other sources of finance, the investment decision-maker shall have the right to decide form and methods of management according to the project management requirements and project particular progress.